MỤC LỤC
Chương 1. TỔNG QUAN NGÀNH DẦU KHÍ VÀ HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ – KHAI THÁC. 2
Chương 2 CÔNG NGHỆKHOAN THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC . 4
2.1 Khoan giếng thăm dò . 4
2.2 Trám xi măng . 5
2.3 Bắn mởvỉa .5
2.4 Lắp đặt thiết bịkhai thá c. 6
2.5 Gọi dòng sản phẩm . 7
2.6 Khảo sát giếng. 7
2.7 Thửvỉa . 8
2.8 Duy trì áp suất vỉa . 9
2.9 Khai thác . 10
Chương 3 CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪHOẠT ĐỘNG THĂM DÒ – KHAI THÁC DẦU KHÍ
VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ . 12
3.1 Mùn khoan và dung dịch khoan. 12
3.2 Nước vỉa:. 19
3.3 Nước thải nhiễm dầu. 20
3.4 Khí đồng hành trong lọc dầu. 24
Chương 4 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 27
28 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2479 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xi măng khác nhau:
- Trám xi măng lót thành giếng hoặc cột ống
- Trám xi măng dưới áp suất gọi là trám lèn chặt qua các lỗ đục thủng ống
- Đặt các nút trám xi măng ở giếng khoan trần
2.3 Bắn mở vỉa
Sau khi trám xi măng cột ống chống khai thác, tầng chứa bị cột ống chống và vành đá xi măng
bít kín, nên phải tiến hành bắn mở vỉa.
Phương pháp bắn mở vỉa phổ biến nhất là dùng đạn nổ tạo áp suất
Có thể thả thiết bị bắn mở vỉa bằng cáp hoặc cần khoan trước khi lắp đặt thiết bị lòng giếng khai
thác, hay thả súng bắn mở vỉa bằng cáp vào trong ống khai thác, hoặc gắn trực tiếp vào đầu cột
ống khai thác. Phương pháp này cho phép tiến hành khai thác nếu dòng chảy được thiết lập ngay
sau quá trình bắn mở vỉa mà không phải dập giếng về sau để lắp đặt thiết bị khai thác lòng giếng
Việc bắn mở vỉa tạo kênh dẫn cho chất lưu chảy vào giếng nhưng cũng có thể gây nhiễm bẩn
thành hệ, giảm độ thấm của đất đá vây quanh…
Vì vậy, công tác bắn mở vỉa đòi hỏi phải được thiết kế hợp lý nhằm khai thác hiệu quả, duy trì áp
suất vỉa và tăng cường hệ số thu hồi dầu.
Quy trình bắn mở vỉa
Gồm ba giai đoạn:
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
1. Súng bắn mở vỉa được hạ đối diện tầng sản phẩm
2. Kích nổ
3. Dòng chất lưu từ vỉa chảy vào giếng
Vị trí bắn mở vỉa
Vị trí bắn mở vỉa thường được xác định như sau:
- Khi vỉa chứa dầu có tầng nước đáy, nên mở vỉa ở phần trên (nóc) của đới sản phẩm
- Khi vỉa chứa dầu có mũ khí, nên mở vỉa ở phần gần đáy của đới sản phẩm
- Khi vỉa chứa dầu vừa có mũ khí và tầng nước đáy, nên mở vỉa ở phần giữa của đới sản phẩm
Các thông số bắn mở vỉa
1. Mật độ lỗ bắn
2. Chiều sâu xâm nhập
3. Đường kính lỗ bắn
4. Góc pha
Phương pháp bắn mở vỉa
1. Các phương pháp kéo thả súng bắn mở vỉa
- Kéo thả bằng cáp trong ống chống
- Kéo thả bằng cáp trong ống khai thác
- Kéo thả bằng ống khai thác
2. Các phương pháp bắn mở vỉa
- Đục bằng đạn
- Đục bằng tia xuyên
- Đục bằng mìn (hoặc bằng đạn lõm)
- Đục bằng tia thủy lực - cát
2.4 Lắp đặt thiết bị khai thác
Sau khi hoàn tất công việc bắn mở vỉa, một cột ống có đường kính nhỏ (cột ống khai thác) sẽ
được lắp vào giếng để làm đường ống dẫn dầu từ đáy giếng lên bề mặt.
Giữa cột ống chống và cột ống khai thác có đặt một packer để cho lưu chất chảy từ thành qua các
lổ bắn mở vỉa và vào ống khai thác đi lên bề mặt.
Lắp đặt đầu giếng khai thác
Đầu giếng khai thác được lắp đặt phía trên bộ đầu ống chống. Cột ống khai thác trong giếng
được treo từ cây thông khai thác sao cho sản phẩm khai thác chảy theo cột ống khai thác vào cây
thông khai thác.
Sản phẩm khai thác có thể được kiểm soát nhờ các van tiết lưu lắp trên cây thông khai thác
Cây thông khai thác
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
2.5 Gọi dòng sản phẩm
Mục đích
Tạo dòng sản phẩm từ vỉa chảy vào giếng
Yêu cầu
Không làm ảnh hưởng xấu đến các tính chất vật lý của vỉa, đặc biệt vùng cận đáy giếng và môi
trường xung quanh
Không phá vỡ sự phân bố trạng thái ổn định tương đối ban đầu của các lưu chất trong vỉa cũng
như không kích thích sự xâm nhập của các chất lưu không mong muốn
Ưu tiên các phương pháp sử dụng các thiết bị có sẵn trên giàn khoan, hiệu quả cao
Đảm bảo tối đa yêu cầu an toàn lao động
Các phương pháp gọi dòng sản phẩm
- Thay dung dịch
- Sử dụng nitơ lỏng
- Phương pháp gaslift
- Sử dụng hệ bọt
- Khí hóa cột dung dịch
- Bơm phun tia
- Dùng gàu múc hoặc pit tông
Các yếu tố ảnh hưởng đến gọi dòng sản phẩm
- Mức độ hoàn thiện giếng
- Dung dịch khoan mở vỉa sản phẩm
- Xi măng trám
2.6 Khảo sát giếng
Mục đích
- Khảo sát giếng trong thời gian hoạt động của giếng nhằm đánh giá tiềm năng của mỏ (giếng
thăm dò tìm kiếm), đánh giá hiệu quả kích thích vỉa, hiệu quả thay đổi chế độ vận hành…(giếng
đang khai thác)
- Tìm hiểu mối liên hệ thuỷ động lực giữa các giếng trong mỏ, động thái áp suất vỉa của các
giếng nhằm đưa ra các biện pháp thích hợp để duy trì áp suất vỉa và tăng độ thấm của vỉa
- Xác định các thông số của vỉa
- Phân tích và đặt kế hoạch cho công nghệ khai thác các giếng dầu
- Tính trữ lượng
Các phương pháp khảo sát giếng
- Khảo sát hạ áp
- Khảo sát tích áp
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
- Khảo sát bơm ép
- Khảo sát giao thoa
2.7 Thử vỉa
Mục đích của quá trình thử vỉa
Quá trình thử vỉa nhằm xác định các thông số sau:
- Hệ số thấm
- Hệ số skin
- Áp suất ban đầu
- Nhiệt độ vỉa
- Bán kính vỉa
- Sự hiện diện của đứt gãy
Quy trình thử vỉa
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
Các yếu tố ảnh hưỡng tới thử vỉa
- Cấu tạo địa chất
- Mức độ đồng đều của thành hệ
- Sự nhiễm bẩn thành hệ trong quá trình khoan
- Mức độ hoàn thiện giếng
- Hệ số lưu trữ của giếng
- Trang thiết bị
- Khả năng tài chính
Thông tin đầu ra
Mục tiêu ngắn hạn: đối với dòng chảy hướng tâm
- Áp suất vỉa ban đầu
- Độ thấm hữu dụng của lưu chất
- Chiều dày vỉa
- Hệ số skin
- Bán kính ảnh hưởng
Mục tiêu dài hạn
- Xác định thể tích lưu chất trong vỉa
- Diện tích vùng tiềm năng
- Khoảng cách từ đứt gãy (nếu có) đến giếng
- Hình dạng của vỉa
- Loại biên vỉa
2.8 Duy trì áp suất vỉa
Định nghĩa và một số đặc điểm
- Chất lỏng và khí nằm trong vỉa chịu một áp suất nhất định gọi là áp suất vỉa
- Áp suất vỉa ban đầu là áp suất vỉa trước khi đưa vào khai thác. Áp suất vỉa ban đầu luôn tỷ lệ
với độ sâu của vỉa và tương ứng với áp suất thủy tĩnh của cột nước
- Áp suất vỉa là một yếu tố quan trọng khi tính toán phương án khai thác
tối ưu.
- Áp suất vỉa sẽ quyết định chiều và lưu lượng di chuyển của chất lưu trong vỉa
- Nếu áp suất vỉa đủ lớn, ta có thể sử dụng phương pháp khai thác tự phun, nếu áp suất vỉa suy
giảm mạnh, cần có những biện pháp duy trì áp suất vỉa.
- Với cùng độ thấm của đất đá, áp suất vỉa hay chính xác hơn là độ chênh áp giữa vỉa và đáy
giếng sẽ quyết định đến phương pháp và lưu lượng khai thác
Duy trì áp suất vỉa
Mục đích
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
- Nâng cao lưu lượng khai thác
- Nâng cao hệ số thu hồi dầu
Phương pháp
- Duy trì áp suất vỉa bằng bơm ép nước
- Duy trì áp suất vỉa bằng bơm ép khí
2.9 Khai thác
Phương pháp khai thác tự phun
Dòng chất lưu từ vỉa chảy vào giếng là do sự chênh áp giữa áp suất vỉa và áp suất đáy giếng, điều
đó đòi hỏi cần 1 năng lượng dưới dạng chênh áp
Phương pháp khai thác cơ học
- Gaslift
- Bơm li tâm điện chìm (Electric Submersible Pumping)
- Bơm phun tia (Hydraulic Jet Pump)
- Bơm cần hút (Rod Pump)
a. Phương pháp khai thác bằng gaslift
Phương pháp bơm khí cao áp (khí đồng hành, khí mỏ) vào giếng hoà trộn với chất lỏng trong
giếng để giảm tỷ trọng và đưa chúng lên bề mặt có tên chung là phương pháp GASLIFT
Phương pháp khai thác gaslift liên tục
Nguyên lí hoạt động: Khí nén được đưa vào giếng một cách liên tục và dòng sản phẩm khai thác
cũng được đưa lên bề mặt một cách liên tục.
Khí nén có thể được đưa vào giếng theo khoảng không vành xuyến giữa cột ống chống khai thác
và ống khai thác (ống nâng), còn hỗn hợp sản phẩm khai thác theo ống khai thác lên bề mặt (hoặc
ngược lại).
Phạm vi ứng dụng: áp dụng với các giếng sau đây
- Có lưu lượng Qkt lớn
- Sản phẩm có cát hay bị ngậm nước
- Sản phẩm có μ cao, dòng chảy có to lớn
- Có tỷ suất khí cao ( sản lượng giếng có thể bé )
Phương pháp khai thác gaslift định kì
Nguyên lý làm việc: Dựa trên sự vận chuyển các nút chất lỏng, thường là kết hợp quá trình dịch
chuyển và khí hoá các nút chất lỏng từ đáy giếng lên bề mặt bằng khí nén cao áp diễn ra không
liên tục mà theo
một chu kỳ nhất định.
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
Khí nén từ khoảng không vành xuyến đi vào ống nâng, qua mộthay nhiều van gaslift với một lưu
lượng đủ lớn để duy trì vận tốc đi lên của các nút chất lỏng và giảm thiểu lượng chất lỏng rơi
xuống.
Phạm vi ứng dụng: áp dụng đối với các giếng sau:
- Có Pd thấp nhưng hệ số sản phẩm cao
- Hệ số sản phẩm K thấp
- Mực chất lỏng thấp, giếng sâu
- Có Qkt nhỏ
b. Phương pháp khai thác bằng bơm li tâm điện ngầm
Nguyên tắc hoạt động: Năng lượng bổ sung dưới dạng điện năng được cung cấp từ bề mặt theo
hệ thống cáp điện 3 pha làm quay động cơ điện gắn ở phần dưới của bơm đặt trong giếng.
Nguyên lý hoạt động của tổ hợp máy bơm điện ngầm dựa trên sự biến đổi các dạng năng lượng
trong quá trình chất lỏng qua nhanh một trục. Động cơ điện quay làm cho các cánh dẫn của máy
bơm quay theo, lực ly tâm xuất hiện và xảy ra quá trình chuyển hóa năng lượng có vận tốc lớn
sang dạng năng lượng có áp suất cao.
Nhờ vậy mà sản phẩm từ đáy giếng đi vào miệng máy máy bơm và đẩy lên bề mặt đến hệ thống
thu gom và xử lý.
c. Phương pháp khai thác bằng bơm phun tia
Tổ hợp máy bơm phun tia dựa trên sự biến đổi các dạng năng lượng: từ áp suất cao ( thế năng)
sang vận tốc cao ( động năng) và ngược lại. Dòng chất lỏng công tác ( áp suất cao khoảng 200 atm
= 2940 psi ) được bơm xuống từ miệng giếng theo cột ống khai thác đi qua rãnh dẫn đến đầu phun
tia
d. Phương pháp khai thác bằng bơm cần hút
Nguyên lý hoạt động: theo hai pha
- Pha đi lên : năng lượng truyền lên mặt đất thông qua hệ thống truyền xung lực kéo pittông đi
lên, áp suất dưới pittông giảm và lúc này do áp suất của cột chất lỏng ngoài vành xuyến đẩy vào
nên van hút mở, sự xuất hiện chênh lệch áp suất làm chất lỏng khai thác từ ngoài sẽ chảy vào máy
bơm. Trong khi đó van đẩy sẽ đóng lại do ứng suất của cột chất lỏng nằm trên pittông.
- Pha đi xuống: Năng lượng lúc này là do năng lượng của chính toàn bộ hệ thống cần truyền và
chất lỏng chứa trong cột ống khai thác đẩy pittông chuyển động đến điểm cuối cùng của xi lanh
máy bơm. Lúc này thì van hút đóng và van đẩy mở.
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
Chương 3
CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ – KHAI THÁC DẦU KHÍ VÀ
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
3.1 Mùn khoan và dung dịch khoan
3.1.1 Định nghĩa
Mùn khoan và dung dịch khoan được xem là một trong các chất thải có khả năng gây ô nhiễm
nặng nề và đáng quan tâm nhất trong hoạt động thăm dò – khai thác dầu khí, đặc biệt trong giai
đoạn tiến hành khoan.
Mùn khoan là hỗn hợp các mẩu đất đá vụn từ quá trình khoan và một phần cặn của dung dịch
khoan.
Dung dịch khoan là dung dịch được tuần hoàn hoặc bơm từ bề mặt vào cần khoan, đi qua choòng
khoan và quay lại bề mặt bằng khoảng không vành xuyến trong công tác khoan.Gồm:
9 Dung dịch sét dùng trong điều kiện địa chất không phức tạp lắm, có tác dụng làm sạch đáy
lỗ khoan, làm lạnh dụng cụ phá đá, làm chắc thành lỗ khoan, tránh sự lắng đọng mùn khoan khi
ngưng tuần hoàn, tránh sự xâm nhập của dầu, khí, nước vào lỗ khoan.
9 Nước lã dùng để khoan qua đất đá tương đối ổn định. Khi khoan, nước lã hòa lẫn với mùn
khoan tạo thành dung dịch tự nhiên (khoan qua đá vôi, dolomit tạo thành dung dịch cacbonat,
khi khoan qua anhydrit thạch cao, dung dịch sun phát).
9 Dung dịch nhũ tương sét: nhũ tương dầu hay sản phẩm của dầu trong dung dịch sét. Loại
dung dịch này ngăn cản các hạt mùn khoan dính nhau và hạn chế việc tạo “nút” đất đá nên
người ta thường dùng để khoan trong vùng dễ bị sập lở, kẹt mút. Dung dịch này có khả năng
làm giảm độ mòn của choòng và giảm công suất quay cột cần khoan do chúng bôi trơn tốt hơn
các loại rửa khác.
9 Dung dịch gốc dầu: Môi trường phân tán là dầu (diesel...) và chất phân tán là bitum hay các
chất hữu cơ khác (đóng vai trò chất tạo cấu trúc, ổn định dung dịch). Dùng để khoan qua vùng
dầu có áp lực vỉa thấp, tạo điều kiện thoát dầu khi khai thác chúng, loại dung dịch này có độ
nhớt cao, tỷ trọng nhỏ hơn 1.
9 Dung dịch muối bão hòa: Dùng để khoan qua các vỉa muối khoáng hay các lớp đất đá liên
kết bằng các loại muối khoáng có thể hòa tan được. Khi khoan qua loại muối nào thì dùng dung
dịch bão hòa là loại muối đó. Dung dịch muối khoáng không bị đóng băng ở nhiệt độ âm do đó
người ta dùng dung dịch này để khoan qua vùng đóng băng quanh năm.
9 Khí nén: Dùng để rửa lỗ khoan ở vùng không có nước, vùng đóng băng hay vùng dễ mất
nước rửa. Dùng không khí tự nhiên, khí thải của động cơ đốt trong... sẽ tăng tốc độ cơ học
khoan từ 2 đến 5 lần so với dùng các loại nước rửa. Phương pháp này bị hạn chế trong các vùng
có nước áp lực.
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
Chức năng của dung dịch khoan
9 Rửa lỗ khoan, nâng mùn khoan lên khỏi giếng
9 Giữ mùn khoan lơ lửng khi ngưng tuần hoàn
9 Làm mát, bôi trơn bộ khoan cụ
9 Giữ thành lỗ khoan không bị sập lở, tránh mất nước rửa và hiện tượng dầu-khí-nước vào lỗ
khoan
9 Gây tác dụng lý hóa khi phá hủy đất đá
9 Truyền năng lượng cho turbin khoan
Sau khi thải, các thành phần tan sẽ hoà tan vào trong nước, trong khi đó các chất không tan sẽ tạo
huyền phù làm tăng độ đục của nước, dẫn đến giảm độ khúc xạ ánh sáng làm ảnh hưởng tới quá
trình quang hợp của thực vật. Sự sa lắng mũi khoan lẫn dầu sẽ gây nên những biến đổi về thành
phần của trầm tích và tích tụ hydrocarbon. Trong khu vực xung quanh giàn khoan, các sinh vật
nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể bị chết. Ngoài ra việc thải mùn khoan
và dung dịch khoan còn ảnh hưởng đến sự tích tụ kim loại nặng trong trầm tích, trong mô của một
số loài sinh vật đáy. Tại các giàn khoan tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí: theo đúng quy
định nêu trong Quy chế Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác,
tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan, cặn dầu và dầu thải, các dung dịch
khoan thải nền dầu, các chất rắn chứa dầu từ các giàn khoan ngoài khơi phải thu gom, vận chuyển
vào đất liền để xử lý theo quy định (trừ mùn khoan từ giếng sử dụng dung dịch khoan nền dầu sau
khi xử lý đến dưới mức 10g dầu/1kg mùn khô được phép thải xuống vùng biển cách bờ trên 3 hải
lý=5,4 km).
3.1.2 Xử lý dung dịch khoan
3.1.2.1. Tách chất rắn ra khỏi dung dịch khoan:
Trong quá trình tuần hoàn, dung dịch khoan bị nhiễm các chất như: mảnh cắt, khí, nước,…
làm cho chất lượng dung dịch bị thay đổi. Để phục hồi lại tính chất ban đầu của dung dịch khoan,
người ta tiến hành làm sạch dung dịch khoan.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể và đặc điểm nhiễm bẩn của dung dịch mà người ta có thể sử
dụng những phương pháp và thiết bị khác nhau: thủy lực, cơ học, hóa lý,…
a) Phương pháp thủy lực
Nguyên tắc làm việc
− Dung dịch từ miệng lỗ khoan sẽ di chuyển dọc theo máng lắng.
− Tốc độ di chuyển của dung
dịch trong máng chậm, các hạt mùn
lớn có thể lắng xuống.
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
− Khi tới tấm chắn, do tiết diện bị thu hẹp, tốc độ dòng chảy tăng, dung dịch va đập vào tấm
chắn và cấu trúc dung dịch yếu đi.
− Hạt mùn sẽ lắng xuống đáy máng.
b) Phương pháp cơ học
Nguyên tắc làm việc: dùng các lưới kim loại có kích thước mắt lưới phù hợp để lọc dung
dịch. Phương pháp này áp dụng để tách mùn của dung dịch nặng vì mùn trong dung dịch nặng khó
tách hơn dung dịch thường bằng phương pháp thủy lực do lực đẩy Archimedes.
9 Sàng rung (shale shaker): là thiết bị tách hạt mùn được sử dụng rất phổ biến. Chuyển động
rung của sàng do động cơ truyền qua hệ thống dây đai. Trên sàng rung có hệ thống lưới lọc.
Kích thước mắt lưới tùy thuộc tốc độ khoan, lưu lượng bơm và đặc điểm thành hệ khoan qua.
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
c) Phương pháp ly tâm
Nguyên tắc làm việc: tạo dòng chảy của dung dịch dạng xoáy, lực li tâm sẽ tách hạt mùn ra
khỏi dung dịch. Phương pháp này có thể tách các hạt mùn kích thước nhỏ hơn 0,1 mm.
9 Máy tách cát – máy tách bùn: hoạt động theo nguyên tắc trên. Dòng dung dịch được bơm
vào máy theo ống tiếp tuyến với thân máy và bị thu hẹp tiết diện để tăng vận tốc dòng chảy
xoáy ốc. Hạt mùn có khối lượng và kích thước lớn sẽ bị tách khỏi dung dịch.
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
3.1.2.2. Tách khí ra khỏi dung dịch
a) phương pháp cơ học
Khí trong dung dịch khoan có thể bị tách bằng cách cho dòng dung dịch chảy trên mặt
thoáng và va đập vào các vách ngăn. Trên giàn, người ta dùng thiết bị tách khí hoạt động theo
nguyên tắc sau:
− Dung dịch chứa khí được hút vào máy tách khí qua một ống lồng hình trụ bởi áp
suất chân không tạo ra do máy bơm hoặc máy thổi.
− Các cánh quạt đẩy gắn ở cuối ống trụ để tăng tốc cho dung dịch, đẩy dung dịch va
chạm với vách ngăn.
− Khí tách ra do chuyển động hỗn loạn và va chạm của dung dịch sẽ được bơm chân
không hút và thải ra ngoài.
− Dung dịch sạch khí rơi xuống và cũng được bơm ra khỏi máy tách khí bằng máy
bơm ly tâm chống sục khí.
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
b) Phương pháp hóa lý:
Cho vào dung dịch một số chất làm giảm độ bền chắc của lớp bảo vệ chung quanh bọt khí,
làm cho các bọt khí dính lại với nhau, nổi lên trên mặt thoáng và vỡ ra.
Bọt khí kích thước càng lớn thì sức căng bề mặt càng nhỏ, do đó càng kém bền vững.
Phương pháp hóa lý được sử dụng hạn chế vì giá thành rất cao.
- Hệ thống làm sạch dung dịch khoan khỏi mùn khoan để sau đó đổ xuống biển hay chở vào bờ,
gồm:
+ Sàng rung để tách mùn khoan khỏi dung dịch khoan có hóa chất phụ gia:
+ Bộ phận tách cát khỏi dung dịch khan.
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
+ Bộn phận khử khí khỏi dung dịch khoan.
+ Lò điện hình tang trống để xử lý nhiệt mùn khoan có chứa các hợp chất hóa học
3.1.2 Xử lý mùn khoan lẫn dung dịch khoan
- Hiện nay, từ các giàn khoan ngoài khơi Đông Nam Việt Nam, chất thải được chứa vào thùng
và được vận chuyển bằng tàu biển về cảng Vũng Tàu và chuyển về điểm lưu giữ chất thải dầu khí
tại Núi Dinh (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) do Vietsovpetro chịu trách nhiệm quản lý. Bãi thải Núi Dinh
(kích thước 50m x 30 m x 8m) được thiết kế bằng bêtông, cách xa khu dân cư, cấu trúc nền địa
chất vững chắc do đó không có khả năng gây ô nhiễm tầng đất và nước bên dưới. Tuy nhiên, do
lưu giữ cả chất thải ở dạng lỏng sệt đã nhiều năm, hiện nay bãi thải này đã quá đầy, lại không có
mái che, khi trời mưa đã chảy tràn gây ô nhiễm môi trường xung quanh, gây khiếu kiện tại địa
phương và bị các phương tiện truyền thông đại chúng phê phán. Vietsovpetro đã có kế hoạch xây
dựng lò đốt xử lý chất thải dầu khí công suất 3,2 tấn giờ nhằm xử lý triệt để các chất thải dầu khí.
3.1.3. Quy định về hệ thống thu gom, tháo thải và xử lý các dung dịch khoan và mùn khoan.
3.1.3.1. Quy định về hệ thống thu gom và xử lý các dung dịch khoan và mùn khoan
Để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong khi khoan dung dịch khoan và mùn khoan gây ra, trên các
công trình khan trên biển phải có các thiết bị sau:
- Hệ thống kiểm tra mức dung dịch khoan tại các thùng chứa với tín hiệu chỉ thị mức dung dịch đã
đầy đặt trong tầm nhìn của kíp trưởng khoan. Người kíp trưởng phải biết được mức dung dịch
khoan trong các thùng chứa.
- Hệ thống kiểm tra thường xuyên sự xuất hiện khí trong dung dịch khoan từ giếng khoan ra. Đồng
hồ đo khí để chỉ sự xuất hiện khí cần đặt trị vị trí của kíp trường. Người kíp trưởng phải biết được
cụ thể hàm lượng của khí đó.
- Hệ thống thu gom các dung dịch tràn ra hoặc rơi vãi trên mặn sàn khoan ở khu vực khan, nơi pha
chế dung dịch v.v... (gồm khay hứng, máng và thùng chứa).
- Thiết bị để bảo quản và vận chuyển các vật liệu dạng lỏng hay dạng bột, thiết bị pha và bảo quản,
dung dịch rửa giếng khoan.
- Các máy bơm chứa dung dịch khoan phải có các máng thoát về phía thùng chứa
Thùng chứa để chứa các dung dịch khoan lẫn mùn khoan có hóa chất phụ gia, rồi đưa lên tàu để
chở đến các bể chứa và xử lý mùn khoan trên bờ. Dung tích các thùng cần tương ứng với khối
lượng mùn khoan tối đa sinh ra trong suốt thời gian giàn khoan làm việc tự hành.
- Thùng để chứa bao bì đựng bột đất sét, xi măng, hóa chất, phụ gia mà sau đó chở lên bờ để tận
dụng hoặc hủy bỏ
3.1.3.2. Quy định về việc tháo thải các dung dịch khoan mùn khoan.
Cấm đổ xuống biển tất cả các dung dịch khoan, mùn khoan, dung dịch xử lý giếng khoan lẫn dầu
hoặc có hóa chất độc hại.
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
Trong trường hợp sau có thể đổ dung dịch khoan hoặc mùn khoan xuống biển:
- Trong khi khoan các lớp địa tầng trên, nếu dung dịch khoan không pha thêm hóa chất.
- Mùn khoan sau khi đã làm sạch khỏi dung dịch khoan và được khử độc.
3.2 Nước vỉa:
3.2.1. Nguồn gốc
Nước vỉa là nước từ các tầng chứa (vỉa) dầu khí được đưa lên cùng với dầu hoặc khí trong quá
trình khai thác.
Trong các chất thải lỏng từ hoạt động dầu khí ngoài khơi, thì nước vỉa chiếm một khối lượng hơn
cả.
3.2.2. Thành phần
Thành phần nước vỉa gồm các muối tan, hydrocarbon, kim loại, chất diệt khuẩn và chất ức chế ăn
mòn... các chất phụ gia bơm vào trong quá trình xử lý và các chất rắn lơ lửng.
3.2.3. Phương pháp xử lý
Nước vỉa sau khi được dẫn qua thiết bị tách dầu - nước cho đến khi đạt hàm lượng thải cho phép sẽ
được thải xuống biển.
Nước vỉa đã được xử lý, trong một số trường hợp có chứa hàm lượng tương đối cao một số phụ gia
tan trong nước, đặc biệt là chất diệt khuẩn và chất ức chế ăn mòn. Các chất này mặc dù bị phân
huỷ nhanh trong hệ thống xử lý song vẫn có thể phần nào làm tăng độ độc hại của nước vỉa.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ các chất độc hại trong nước vỉa thường thấp hơn ngưỡng
gây độc nên nước vỉa không gây độc tức thời; sau khi thải nước vỉa có khả năng phân tán và pha
loãng rất nhanh, các ảnh hưởng gây độc lên sinh vật biển là không đáng kể; ảnh hưởng lên quần
thể sinh vật đáy chỉ được nhận thấy ở vùng nước nông cửa sông.
Nước vỉa sau khi được tách ra khỏi dòng dầu hoặc khí được dẫn đến thiết bị tách dầu - nước để xử
lý đạt hàm lượng thải cho phép (TCVN quy định hàm lượng dầu còn lại trong nước vỉa thải không
được lớn hơn 40 mg/l) trước khi thải. Việc thải nước vỉa được thiết kế sao cho vừa tăng khả năng
phân tán vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp chất độc tính còn lại sau khi xử lý được bay hơi
thêm. Việc làm này có thể loại bỏ được tác động do việc thải nước vỉa gây ra.
3.2.4. Biện pháp đề xuất để quản lí chất thải
- Giảm tại nguồn khối lượng và độ độc hại tương đối của chất thải sinh ra trong nước vỉa như
muối tan, hydrocarbon, kim loại, chất diệt khuẩn và chất ức chế ăn mòn... các chất phụ gia. Điều
chỉnh các thành phần phụ gia theo một tỉ lệ hợp lí nhằm làm giảm dư lượng không cần thiết trong
nứoc vỉ.
- Tái sử dụng hoặc tái chế tới mức tối đa lượng dầu, khí, chất phụ gia có thể thu lại được.
- Áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại tối ưu hoá quá trình sản xuất để tăng hiệu quả tách dầu,
giảm tối đa lượng chất thải phát sinh ở giai đoạn xả bỏ nước vỉ.
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
- Sử dụng các biện pháp pha loãng được tính toán hợp lí để đưa chất thải vào môi trường theo cách
làm giảm tối đa tác động xấu của chúng
- Xác định loại chất thải nguy hại có trong nước vỉa mà khó phân huỷ, có tác động xấu khi thải ra
môi trường để thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý hoặc tiêu huỷ.
3.3 Nước thải nhiễm dầu
3.3.1. Nguồn phát sinh
Hoạt động thăm dò khai thác: bao gồm nước làm mát, nước dằn, nước rửa… tiếp xúc với
dầu.
Tồn trữ và vận chuyển dầu trên biển: Thường xảy ra nhất là các sự cố tràn dầu do:
- Tàu chở dầu bị hỏng, do va chạm
- Đường ống dẫn dầu bị rò rỉ gây phát tán dầu
- Chuyển dầu qua lại giữa các phương tiện thỉnh thoảng gặp sự cố, sơ xuất làm dầu bị
mất, …
Hoạt động vệ sinh súc rửa tàu dầu :nước thải nhiễm dầu do quá trình vệ sinh, súc rửa, vệ sinh
máy móc, thiết bị.
3.3.2. Đặc trưng nước thải nhiễm dầu.
Có hàm lượng dầu cao từ hàng chục đến hàng trăm ppm: nước thải sinh ra khi súc rửa bồn
chứa . Đặc trưng của loại nước thải này là có hàm lượng dầu và cặn vô cơ cao.
Trạng thái của dầu tuỳ thuộc vào công nghệ súc rửa bồn:
− Nếu quá trình súc rửa chỉ dùng nước thì dầu trong nước thải chủ yếu ở dạng tự do
và nhũ tương cơ học.
− Nếu quá trình súc rửa có sử dụng chất tẩy rửa thì ngoài 2 trạng thái nêu trên còn có
dạng nhũ hoá học.
Nước thải nhiễm dầu ít hơn (khoảng 200ppm): các loại nước thải nhiễm dầu còn lại. Trạng thái
dầu ở loại nước thải này chủ yếu là dạng tự do và nhũ cơ học, hàm lượng chất rắn vô cơ cũng khá
cao do quá trình di chuyển.
Tóm lại: Đặc tính chung của tất cả các loại nước thải này là thành phần dầu ô nhiễm ở dạng
phân tán, hoà tan hoặc nhũ cơ học và khả năng xử lý chúng bằng phương pháp cơ học cho hiệu quả
cao.
3.3.3. Phương pháp xử lí nước thải nhiễm dầu.\
3.3.3.1 Xử lí nước thải nhiễm dầu
Nước thải nhiễm dầu trên các giàn khoan, tàu thuyền có thể được thu gom rồi xử lí tại hệ
thống phân ly tách dầu đạt TCVN là 15 mg/l trước khi thải xuống biể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí.pdf