Mục lục
Lời mở đầu Trang 2
A_ Các điều luật quy định về hôn nhân .3
B_ Phân Tích .4
I,Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân
II,Kết hôn
1. Điều kiện kết hôn
2. Hình thức và thủ tục kết hôn
3. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng
II,Chấm dứt hôn nhân
1. Chấm dứt hôn nhân do vợ hoặc chồng chết trước
2. Ly hôns
C_ Nhận xét .7
I,Những điểm hạn chế
II,Những điểm tiến bộ
II,Nguyên nhân dẫn đến những điểm đặc sắc ,tiến bộ
Kết luận .10
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4678 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chế định hôn nhân trong Quốc triều hình luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chế định hôn nhân trong Quốc triều hình luật
Mục lục
Lời mở đầu …………………………………………………Trang 2
A_ Các điều luật quy định về hôn nhân…………………………..3
B_ Phân Tích………………………………………………………..4
I,Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân
II,Kết hôn
1. Điều kiện kết hôn
2. Hình thức và thủ tục kết hôn
3. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng
II,Chấm dứt hôn nhân
1. Chấm dứt hôn nhân do vợ hoặc chồng chết trước
2. Ly hôns
C_ Nhận xét ……………………………………………………….7
I,Những điểm hạn chế
II,Những điểm tiến bộ
II,Nguyên nhân dẫn đến những điểm đặc sắc ,tiến bộ
Kết luận …………………………………………………………….10
Lời mở đầu
Bộ Quốc triều hình luật là bộ luật hình chính thống và quan trọng nhất của triều đại Nhà Lê (1428-1788);là một thành tựu có giá trị đặc biệt trong trong lịch sử pháp luật Việt Nam .Nó không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật trước đó mà còn đối với cả bộ luật được biên soạn vào thế kỉ XIX : Hoàng Việt Luật lệ do Gia Long ban hành và cả những bộ luật của các nước phong kiến cùng thời trên thế giới .Có thể nói rằng đặc sắc và nổi bật nhất trong Bộ Quốc triều hình luật là chế định về hôn nhân và gia đình .Chế định hôn nhân và gia đình trong Bộ Quốc triều hình luật là một đề tài rộng lớn và đã được rất nhiều nhà khoa học trong nước và ngoài nước chọn làm đề tài nghiên cứu .
Trong khuôn khổ của một bài tập tuần ,với lượng kiến thức và khoảng thời gian có hạn em chỉ xin đề cập đến một khía cạnh nhỏ của nó đó là vấn đề “ Chế định hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật”.
Nghiên cứu về vấn đề này em mong muốn có được kiến thức đầy đủ,vững vàng hơn về các quy định hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật,để tìm ra những điểm hạn chế cũng như những điểm tiến bộ,đặc sắc của chế định hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật từ đó làm sáng tỏ nguyên nhân có được những điểm tiến bộ , đặc sắc như vậy ,góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam
Bài tập này là sự tìm tòi ,nghiên cứu ,là sự cố gắng của em trong suốt thời gian vừa qua ,nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn còn có nhiều sai sót .Vì vậy ,em rất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp xác thực của các thầy cô
Em xin chân thành cảm ơn !
A_Các điều luật quy định về hôn nhân:
Điều 2: (tội thứ 7 trong thập ác) Bất hiếu là…có tang cha mẹ mà lấy vợ ,lấy chồng …
Điều 314 : Người kết hôn mà không đủ sính lễ đến nhà cha mẹ người con gái ( Nếu cha mẹ chết cả ,thì đem đến nhà trưởng họ hay nhà người làng để xin ) ,mà thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì phải biếm một tư và theo lệ sang hèn ,bắt phải nộp tiền tạ cho cha mẹ ( nếu cha mẹ chết cả thì nộp cho trưởng họ hoặc trưởng làng ),người con gái phải phạt 50 roi
Điều 315 : Gả con gái đã nhận đồ sính lễ ( như tiền ,lụa ,vàng ,bạc ,lợn , rượu ) mà thôi không gả nữa thì bị phạt 80 trượng .Nếu đem gả cho người khác mà đã thành hôn rồi thì sẽ bị xử tội đồ làm khao đinh .Người lấy sau biết thế mà vẫn lấy thì bị xử tội đồ ,không biết thì không có tội .Còn người con gái thì phải gả cho người hỏi trước ,nếu người hỏi trước không lấy nữa thì phải bồi thường gấp hai ; người con gái được gả cho người hỏi sau .Nhà trai đã có đồ sính lễ rồi mà không lấy nữa thì phải phạt 80 trượng và mất đồ sính lễ .
Điều 316 : Các quan ty ở trấn ngoài mà lấy đàn bà con gái ở trong hạt mình thì xử phạt 70 trượng ,biếm ba tư và bãi chức
Điều 317 : Người nào đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy chồng hoặc cưới vợ thì bị xử tội đồ ,người nkhacs biết mà vẫn kết hôn thì xử biếm ba tư và đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa
Điều 318 : Trong khi ông bà cha mẹ đang bị xử tù tội mà lấy vợ lấy chồng thì đều xử biếm ba tư và đôi vợ chồng phải li dị .Nếu ông bà cha mẹ cho phép thì chỉ được làm lễ thành hôn mà không được bày ra cỗ bàn ăn uống ,trái luật thì xử biếm một tư
Điều 319 : Người vô lại lấy cô dì,chị em gái ,kế nữ ( con gái riêng của vợ) ,lấy người thân thích đều phỏn theo luật gian dâm mà trị tội
Theo “Thiên nam dư hạ tập “ ,chương điều lệ , có điều “Lệ giá thú phi loại” nói rằng : Cùng họ trong vòng 5 bậc tang phục và cùng họ mà đã xa không có tang phục ,là đồng tính ,cùng là con cô con cậu , đôi con gì ,con thấp không ngang , đều cấm ,nếu là cháu cậu cháu cô thì không cấm ,kẻ vô loại lấy cô,gì ,chị em gái ,kế nữ ,cùng người thân thích đều xử theo tội gian dâm
Điều 320: Tang chồng đã hết mà người vợ muốn thủ tiết ,nếu ai không phải là ông bà cha mẹ mà ép gả cho người khác thì xử biếm ba tư và bắt phải li dị ,người đàn bà phải trả về nhà chồng cũ ;người đàn ông lấy người đàn bà ấy thì không phải tội
Điều 321 :Vợ cả ,vợ lẽ tự tiện bỏ nhà chồng đi ,thì xử tội đồ làm xuy thất tỳ , đi rồi lấy chồng khác thì phải xử tội đồ làm thung thất tỳ ,người và gia sản phải trả về nhà chồng cũ .Người biết mà cứ lấy làm vợ thì bị xử tội đồ ,không biết không có tội
Điều 322 : Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn ,nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép ngưòi con gái được kêu quan mà trả đồ lễ .Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả đồ lễ ,trái luật thì xử phạt 80 trượng
Điều 323 :Các quan và thuộc hạ lấy đàn bà con gái hát xướng làm vợ cả ,vợ lẽ , đều xử phạt 70 trượng ,biếm ba tư ,con cháu các quan viên mà lấy những người phụ nữ nói trên thì xử phạt 60 trượng và đều phải li dị
Điều 324 : Là anh,là em ,là học trò mà lấy vợ của em ,của anh ,của thầy đã chết , đều xử tội lưu ,người đàn bà bị xử giảm một bậc ; đều phải li dị
Điều 333 : đã gả con gái rồi ,sau vì thấy người chồng nghèo khó mà bắt con gái về thì xử phạt 60 trượng ,biếm hai tư ,con gái phải bắt trở về nhà chồng .Nếu con rể lấy chuyện phi lí mà mắng nhiếc cha mẹ vợ , đem việc thưa quan sẽ cho li dị
Điều 334 : Các quan ty mà cùng với những người tù trưởng ở nơi biên trấn kết làm thông gia thì phải tội đồ hay lưu và phải li dị ,nếu lấy trước rồi thì xử đoán khác
Điều 338 : Những nhà quyền thế mà ức hiếp để lấy con gái kẻ lương dân thì xử phạt ,biếm hay đồ
Điều 339 : Những người mối lái đem đàn bà con gái có tội đương trốn tránh ,làm mối cho người ta làm vợ cả ,vợ lẽ thì xử tội nhẹ hơn tội của chính người đàn bà ấy một bậc ,người không biết thì không phải tội
B_ Phân tích
Từ những điều luật quy định về hôn nhân ở trên ,có thể rút ra những nội dung chính về chế định hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật như sau :
I,Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân :
Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân của bộ luật là :hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng.
1.nguyên tắc hôn nhân không tự do :Hôn nhân hầu hết xuất phát từ quyền lợi của gia đình và dòng họ với mục đích duy trì sự giao kết giữa các dòng họ ;thờ phụng tổ tiên và kế truyền dòng dõi tông tộc .Nội dung của nguyên tắc hôn nhân không tự do là vấn đề hôn nhân được đặt dưới sự xem xét của người gia trưởng ,loại trừ sự tự do cá nhân của hai bên tham gia hôn nhân .Việc ly hôn bị coi là bắt buộc khi quyền lợi của gia đình ,dòng họ bị đe dọa (thất xuất:không có con , ác tật ,ghen tuông,lắm lời ,dâm đãng ,trôm cắp ,không kính cha mẹ hoặc tam bất khứ : đã để tang nhà chồng ba năm ,khi lấy nhau nghèo mà sau giàu ,khi lấy nhau có bà con mà nay bỏ thì không có bà con để trở về )
2,Nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ và chồng :Các quy định trong bộ Quốc triều hình luật đề cao uy quyền tuyệt đối của người chồng và thừa nhận vị trí lệ thuộc của người vợ
3, Đề cao quyền của cha mẹ ,chồng ,vợ cả : Khuôn mẫu lí tưởng của trật tự gia đình là sự phục tùng tuyệt đối của người dưới với người trên
II,Kết hôn
1, Điều kiện kết hôn :Trong quan hệ kết hôn ,luật quy định các điều kiện để có thể kết hôn là : có sự đồng ý của cha mẹ (Điều 314) và không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn như : Không được kết hôn giữa những người họ hàng thân thích (Điều 319);Cấm kết hôn khi đang có tang cha mẹ hay tang chồng (Điều 317);Cấm kết hôn khi ông ,bà,cha,mẹ đang bị giam cầm ,tù tội (Điều 318);một số trường hợp khi cuộc kết hôn đó có thể gây ảnh hưởng đến vương quyền ,trật tự đẳng cấp xã hội ,xâm phạm những nguyên tắc đạo đức chủ yếu và trật tự xã hội (Điều 324,316,323,334,338,339)
Tuy nhiên Bộ Quốc triều hình luật không quy định tuổi kết hôn ,mặc dù trong Thiên Nam dư hạ tập (phần Lệ Hồng Đức hôn giá )có viết : “Con trai 18 tuổi,con gái 16 tuổi mới có thể thành hôn”
2,Hình thức và thủ tục kết hôn : Được quy định tại các điều 314, 315, 322 .Hình thức và thủ tục kết hôn có hai giai đoạn là đính hôn và thành hôn .Các quy định trong bộ luật cho thấy cuộc hôn nhân chỉ có giá trị pháp lí từ sau lễ đính hôn .Ví dụ điều 315 quy định : “Gả con gái đã nhận đồ sính lễ mà lại thôi không gả nữa thì phải phạt 80 trượng …còn người con gái phải gả cho người hỏi trước” .Tuy nhiên ,nếu trong thời gian từ lễ đính hôn đến khi thành hôn mà một trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từ hôn .
Cuộc hôn nhân có giá trị thực tế sau lễ thành hôn .Bộ Quốc triều hình luật không quy định thủ tục thành hôn ,có lẽ do nhà làm luật dành vấn đề này cho phong tục tập quán ,hoặc do thủ tục thành hôn cũng đã được quy định tỉ mỉ trong Lệ Hồng Đức hôn giá
Với việc quy định kết hôn phải qua đính hôn rồi đến thành hôn mà không cần phải lập văn tự hôn thú ,nhà làm luật triều Lê đã rất chú trọng đến phong tục tập quán của người Việt
3,Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi kết hôn :Vợ và chồng có nghĩa vụ chung sống với nhau tại một nơi và phải thực hiện đày đủ quan hệ vợ chồng .Hành vi “ bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại”của người chồng là vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ quan hệ vợ chồng ,vì vậy người chồng bị “mất vợ”(nếu đã có con thì hạn 1 năm ) ;người vợ có nghĩa vụ chung thuỷ với chồng ,nghĩa vụ để tang chồng và có quyền được giảm hình phạt theo quan phẩm của chồng
4,Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng : Quốc triều hình luật,phần chế định hôn nhân không có một điều khoản cụ thể nào quy định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng nhưng qua các điều 374,375,376 và một số điều luật khác ta có thể thấy Bộ luật thừa nhận 3 loại tài sản ruộng đất của vợ chồng cùng song song tồn tại :
_Tài sản ruộng đất của vợ
_Tài sản ruộng đất của chồng
_Tài sản ruộng đất của vợ chồng cùng tạo nên trong thời kỳ hôn nhân
Đồng thời với việc quy định về quyền sở hữu ruộng đất như trên ,Bộ Quốc triều hình luật còn quy định quyền thừa kế tài sản ruộng đất giữa vợ và chồng .Khi người vợ hoặc người chồng chết,người còn sống vẫn được giữ nguyên quyền sở hữu cá nhân đối với tài sản ruộng đất của riêng mình .Còn tài sản ruộng đất của hai vợ chông cùng làm nên trong thời kỳ hôn nhân được chia làm 2 phần bằng nhau,vợ và chồng mỗi người một phần.Phần của người chết được chia cho những người thừa kế cùng với tài sản ruộng đất riêng của người chết .Vấn đề tài sản giữa vợ và chồng sau khi ly hôn không được Bộ Quốc triều hình luật quy định một cách rõ ràng
III,Chấm dứt hôn nhân
Bộ Quốc triều hình luật quy định hôn nhân chấm dứt khi một trong hai trường hợp :do một bên vợ hoặc chồng chết trước ,do ly hôn .
1,Hôn nhân chấm dứt do vợ hoặc chồng chết trước :Hậu quả pháp lí: _Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt .Cần lưu ý là quan hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt ngay nếu người chết là vợ ,còn nếu người chết là chồng thì nó chỉ chấm dứt sau khi mãn tang.Quy định này được đặt ra một cách gián tiếp trong các điều 2 và điều 320 . Đây là quy định nhằm mục đích đề cao “tiết hạnh” của người phụ nữ ,phù hợp với đạo đức phong kiến và tư tưởng Nho giáo
_Quan hệ tài sản :giải quyết theo tinh thần nhân ái ,có tính đến quyền lợi của cá nhân , đặc biệt là người goá phụ .Tài sản chủ yếu là điền sản .
2,Ly hôn: Về trường hợp ly hôn ,có ba nhóm sau :
* Nhóm buộc phải li hôn do đã vi phạm các quy định cấm kết hôn (Điều 317,318,323,324,334)
*Nhóm ly hôn do lỗi của người vợ : Điều 310 quy định người chồng phải ly hôn khi người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt hết ân nghĩa vợ chồng ) như thất xuất .Theo tinh thần của điều luật này ,người chồng buộc phải bỏ vợ dù vợ ,chồng có muốn hay không .Như vậy với điều luật này cũng như chế tài thất xuất ,các nhà làm luật nhằm đặt quyền lợi ,danh dự của đại gia đình lên trên hết ,trên quan hệ hôn nhân
*Nhóm ly hôn do lỗi của người chồng :Các điều 308,333 quy định người vợ có quyền trình quan xin li hôn khi : Chồng bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại ,nếu có con thì 1 năm ( có quan xã làm chứng và trừ trường hợp người chồng có việc phải đi xa ) hoặc chồng mắng nhiếc cha mẹ vợ một cách phi lí
Thủ tục ly hôn : Hai bên vợ chồng tự viết (hoặc nhờ người khác viết)giấy ly hôn ;hai bên cùng kí ;viết chữ giáp lai ;mỗi người giữ một bản ;chia tay (không cần sự cho phép của nhà chức trách )
Hậu quả pháp lí :_Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt
_Con cái và tài sản sau khi li hôn không được quy định cụ thể
C_ Nhận xét
I,Những điểm hạn chế :
Giống như các bộ luật phong kiến khác,các quy định về hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật thể hiện rõ bản chất giai cấp của nó.Mục tiêu hàng đầu của nó là để bảo vệ vương quyền địa vị và quyền lợi của giai cấp phong kiến,củng cố trật tự xã hội và gia đình gia trưởng phong kiến .Nó là sự pháp điển hoá tư tưởng chính trị và đạo đức Nho giáo .
So với luật pháp hiện đại ,luật pháp phong kiến Việt Nam vẫn chưa phân ra rõ ràng các ngành Luật dân sự,Luật hình sự ,Luật kinh tế…tất cả các vi phạm trong xã hội đều bị xem là tội phạm , đều phải chịu hình phạt và được xếp vào Hình luật .Chính vì vậy chế định hôn nhân cũng không được xem là dân luật mà được xếp vào hình luật và phải chịu những hình phạt nặng nề như đồ ,biếm …
II,Những điểm tiến bộ
Tuyvậy không thể phủ nhận các đặc điểm đặc sắc và tiến bộ của nó như :
1,Các chế định về hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật thể hiện tính dân chủ sâu sắc,thể hiện quyền bình đẳng giữa người vợ và người chồng , tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ .
So với Bộ Hoàng Việt Luật Lệ (năm 1811) ra đời sau hàng thế kỉ ,có thể thấy Bộ Quốc triều hình luật chưa có tính khái quat hoá cao và phân ngành chưa rõ như Hoàng Việt luật lệ .Tuy nhiên,sự bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong Quốc triều hình luật lại tốt hơn.Như giáo sư Vũ Văn Mẫu đã viết “ Bao nhiêu sự tân kỳ mới lạ trong Bộ luật triều Lê đã không còn lưu lại một chút dấu tích nào trong Luật nhà Nguyễn .Không còn những điều khoản liên quan đến …chế độ tài sản của vợ chồng”
Bộ Quốc triều hình luật tiếp thu nhiều thành tựu lập pháp của Trung Hoa ,chịu ảnh hưởng của cả luật pháp Nhà Đường và Nhà Minh .Tuy vậy,các quy định về hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật vẫn có sự tiến bộ hơn.So sánh với Luật phong kiến Trung Quốc và các nước Đông Á khác ta thấy rằng :
*,Về nhân thân : Quốc triều hình luật quy định rằng : Người con gái có quyền trả lại sính lễ khi biết người con trai sắp cưới bị ác tật hoặc tù tội (điều 322) ,Người vợ có quyền ly dị nếu người chồng lăng mạ ,mắng nhiếc cha mẹ vợ (điều 333) . Đặc biệt ,Bộ luật còn quy định nếu người chồng bỏ bê vợ mình vì bất cứ lí do gì ( trừ khi thi hành công vụ )mà kéo dài tới 5 tháng hoặc 1 năm (nếu đã có con),thì người vợ có thể kiện chồng . Những quy định này không có trong Luật phong kiến Trung Quốc , các nước Đông Á ,cũng như các văn bản cổ Luật trước hay sau triều Lê .
Ngay cả khi Luật bắt buộc người chồng phải bỏ vợ ngoài ý muốn chủ quan , điều 310 quy định “vợ ,nàng dâu phạm điều “thất xuất” mà người chồng ẩn nhẫn không bỏ thì phải tội biếm…” .Tuy nhiên ,sẽ không thể ly hôn nếu như khi phạm điều “thất xuất” người vợ đang ở trong ba trường hợp “tam bất khứ”.
*,Về tài sản : Theo Điều 78 của Đại Thanh Luật Lệ ,khi người phụ nữ đi lấy chồng thì tất cả tài sản mình tự tạo lập hay nhận của cha mẹ ruột mình , đều phải sáp nhập vào gia sản của nhà chồng .Nếu ly dị hay cải giá ,người phụ nữ phải rời nhà chồng với hai bàn tay trắng ,không lấy được các tài sản riêng của mình .Trái lại ,Quốc triều hình luật cho phép người phụ nữ có chồng tiếp tục làm chủ tài sản riêng của mình .Khi ly dị hay cải giá ,người phụ nữ có quyền lấy lại các tài sản riêng của mình
So sánh với Luật Phương Tây cũng thấy được điểm tiến bộ của Bộ Quốc triều hình luật khi tôn trọng và bảo vệ cho địa vị và quyền lợi của người phụ nữ
Về tài sản : Trong khi Quốc triều hình luật cho phép vợ và chồng hoàn toàn bình đẳng về hôn sản thì tại Mỹ ,mãi tới năm 1890,nhiều tiểu bang mới sửa đổi và còn áp dụng học lý Femme Couverte của Thông luật ,theo đó người vợ là vật sở hữu của chồng và không có quyền pháp lí đối với lợi tức do chính bà kiếm ra cũng như đối với con cái và tài sản của bà ,trừ khi hai vợ chồng kí hôn khế trước, đặt tài sản của họ dưới chế độ giám hộ (trust)
Như vậy , ở thế kỉ 15 ,Bộ Quốc triều hình luật của Việt Nam đã thừa nhận người phụ nữ có quyền tư hữu tài sản ngang hàng với người chồng thì mãi đến thế kỉ 18 ở Châu Âu và thế kỉ 20 ở Mỹ quyền này mới được đề cập tới
Một điểm tiến bộ đáng chú ý trong chế định hôn nhân của Quốc triều hình luật mà hầu như các bộ Luật khác trên thế giới đều không có được đó là trong Bộ Quốc triều hình luật ,hình phạt cho người phụ nữ phạm tội thường nhẹ hơn người đàn ông
2, Các điều luật quy định về vấn đề hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật ở một mức độ nhất định đã bảo vệ và quan tâm đến đời sống dân thường , đặc biệt là những người nghèo khổ .
Không ít các điều luật trừng phạt nghiêm khắc những người quyền quý,lợi dụng chức quyền ức hiếp ,nhũng nhiễu dân đinh .Chẳng hạn như điều 338 quy định : “Những nhà quyền thế mà ức hiếp để lấy con gái kẻ lương dân thì xử phạt ,biếm hay đồ” …Những quy định như thế này góp phần làm cho đời sống nhân dân được ổn định , trật tự xã hội được duy trì bền vững
3, Chế định hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật thể hiện tính dân tộc sâu sắc,mang đậm nét phong tục tập quán cũng như những nét tinh hoa Việt
Các quy định về hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật rất phù hợp với hoàn cảnh , điều kiện kinh tế xã hội cũng như phong tục tập quán của người Việt lúc bấy giờ. Chẳng hạn như trong các điều 314,315,322,quy định về hình thức kết hôn phải thông qua đính hôn rồi đến thành hôn mà không cần phải lập văn tự hôn thú ,cho thấy rằng các nhà làm luật triều Lê đã rất chú trọng đến phong tục tập quán của người Việt
4,Hình thức thể hiện của các chế định hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật rất tiến bộ ,các hình thức và thủ tục kết hôn cũng như chấm dứt hôn nhân được quy định rõ ràng cụ thể ,nhanh gọn và tinh tế .Chẳng hạn như thủ tục ly hôn rất đơn giản là hai bên vợ chồng viết giấy ,viết giáp lai và cùng kí sau đó mỗi bên giữ một tờ (Việc ly hôn được sự đồng ý của hai bên và được chứng nhận bằng văn bản )
III,Nguyên nhân dẫn đến những điểm đặc sắc ,tiến bộ trong chế định hôn nhân của Bộ Quốc triều hình luật
Trước hết là do bộ Luật này là sản phẩm lập pháp của triều Lê mà chủ yếu thuộc thời Lê sơ. Đây là thời kỳ chế độ phong kiến Đại Việt phát triển rực rỡ nhất ,trong đó nhà nước không chỉ bảo vệ địa vi thống trị và quyền lợi của giai cấp phong kiến mà còn đại diện cho lợi ích của cộng đồng dân tộc và nhân dân .Nguồn gốc bình dân và sự ý thức về sức mạnh của nhân dân trong cuộc chiến tranh giải phóng đã đưa tập đoàn phong kiến Lê sơ lên địa vị thống trị là một yếu tố cơ bản quyết định tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc của Bộ Quốc triều hình luật nói chung cũng như chế định vè hôn nhân nói riêng
Hai là ,do nhà làm luật triều Lê có trình độ kĩ thuật làm luật cao ,có sự nhìn nhận đúng về đặc điểm của xã hội Đại Việt và phong tục tập quán của người Việt thời bấy giờ , đồng thời có được một ý niệm rằng luật pháp của nhà nước chỉ có hiệu lực và hiệu quả thực tế khi nó phù hợp với xã hội và con người nước Việt .Bởi vậy chế định về hôn nhân trong bộ Quốc triều hình luật được xây dựng với nhiều nét đặc sắc riêng của luật pháp Đại Việt
Kết Luận
Những phân tích ở trên đã chứng minh rằng Quốc triều hình luật nói chung cũng như chế định hôn nhân của bộ luật này nói riêng là một tinh hoa mà ông cha ta đã để lại .
Do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về trật tự gia đình gia trưởng và do bị chi phối bởi bản chất giai cấp nên Chế định hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật còn có những hạn chế nhất định ,nhưng không thể vì thế mà phủ nhận những điểm đặc sắc và tiến bộ của Bộ luật này .Việc tìm ra những điểm hạn chế ,những điểm tiến bộ cũng như làm sang tỏ nguyên nhân dẫn đến những điểm tiến bộ của chể định Hôn nhân trong Bộ Quốc triều hình luật, ở một mức độ nào đó sẽ góp phần làm hoàn thiện hơn luật pháp Việt Nam hiện đại
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam_Trường Đại học Luật Hà Nội
2.Bách Khoa tri thức phổ thông
3.Quốc Triều Hình Luật -Ban A314 Viện Hán Nôm Hà Nội
4.Almanach-Những nền văn minh thế giới
5.Phần mềm Libol -Trường Đại học Luật Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ch7871 2737883nh hn nhn trong Qu7889c tri7873u hnh lu78531.doc