MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU 3
B. NỘI DUNG 3
I. Khái quát về chế định nguyên thủ quốc gia 3
II. Chế định chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946 4
1. Vị trí, tính chất. 4
2. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước khác. 4
a. Mối quan hệ với Nghị viện: 4
b. Mối quan hệ với Chính phủ 5
c. Mối quan hệ với cơ quan tư pháp. 5
3. Nhiệm vụ và quyền hạn. 5
a. Nhóm các nhiệm vụ và quyền hạn đối với quốc gia: 5
b.Nhóm các nhiệm vụ và quyền hạn đối với 3 công quyền: 5
II. Chế định nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp 1959 5
1. Vị trí, tính chất. 5
2.Mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước khác: 6
3.Nhiệm vụ và quyền hạn: 6
a. Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại. 6
b. Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc phối hợp các thiết chế quyền lực Nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. 6
IV - Chế định nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp 1980 7
1.Về vị trí, tính chất. 7
2. Mối quan hệ với cơ quan nhà nước khác. 8
\a. Mối quan hệ của hội đồng nhà nước với quốc hội. 8
b. Mối quan hệ giữa hội đồng nhà nước với chính phủ (theo Hiến pháp 1980 chính phủ là hội đồng bộ trưởng) là mối quan hệ chặt chẽ. 8
c.Mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân với Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cũng là mối quan hệ quan trọng 8
3. Về nhiệm vụ quyền hạn: 8
V, Chế định Chủ tịch nước theo HP1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi theo nghị quyết số 51/2001/QH10 9
1.Vị trí, tính chất 9
2. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước khác. 9
a) Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội và uỷ ban thường vụ quốc hội(UBTVQH) 9
b) Mối quan hệ của Chủ tịch nước với Chính Phủ: 10
c) Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Toà án nhân dân tối cao. 10
d) Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Viện kiểm sát nhân dân tối cao 11
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước 11
a) Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nước về đối nội và đối ngoại 11
b) Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc thiết lập các thiết chế quyền lực nhà nước trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. 12
b2) Trong lĩnh vực hành pháp, tư pháp 12
VI, Đánh giá 13
C. LỜI KẾT 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5340 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chế định nguyên thủ quốc gia qua các bản Hiến pháp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đội và lực lượng vũ trang; Tặng thưởng huy chương và các cấp danh dự; Ký hiệp ước với các nước; Tuyên bố đình chiến hay tuyên chiến theo quyết định của Nghị viện
b.Nhóm các nhiệm vụ và quyền hạn đối với 3 công quyền:
_ Hành pháp: Bổ nhiệm: Thủ tướng; Các công chức cao cấp khác; Các đại sứ.
_ Lập pháp: Ban hành: Đạo luật; Là thành viên của Nghị viện; Có quyền: Triệu tập phiên họp bất thường; Yêu cầu Nghị viện thảo luận về sự tín nhiệm của Nội các; Phủ quyết tương đối các sự án luật.
_ Tư pháp: Có quyền: Ân xá; Công bố đại xá
II. Chế định nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp 1959
Hiến pháp 1959 chuyển Nhà nước ta sang mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa kiểu Xô Viết. Do áp dụng mạnh mẽ nguyên tắc tập quyền (tuy vẫn còn tồn tại một vài yếu tố dân chủ nhân dân) nên thiết chế Chủ tịch nước được xây dựng lại phù hợp với giai đoạn phát triển mới đó.
1. Vị trí, tính chất.
Thiết chế Chủ tịch nước phát sinh từ Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, cùng Quốc hội thực hiện các chức năng nguyên thủ, điều phối các cơ quan cấp cao trong Bộ máy Nhà nước.
Chủ tịch nước được xác định là người đứng đầu Nhà nước và không đồng thời là người đứng đầu Chính phủ. Chủ tịch nước thay mặt Nhà nước thực hiện các chức năng thuộc về đối nội, đối ngoại (Điều 61 Hiến pháp 1959). Sự phân định chức năng nguyên thủ giữa Chủ tịch nước, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuyển sang hướng mới. Mọi quyền hạn quan trong đều thuộc về Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước chủ yếu thực hiện các công việc có tính đại diện cá nhân và tham gia nhất định vào các hoạt động của Nhà nước như lập pháp, thành lập các cơ quan Nhà nước, tặng thưởng huân chương, tuyên bố chiến tranh… nhưng đều dựa trên quy định của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2.Mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước khác:
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra với nhiệm kỳ theo nhiệm kì Quốc hội (4 năm). Ngoài ra, do hoàn cảnh lúc bấy giờ: đất nước bị chia cắt, miền Nam không tham gia bầu cử Quốc hội mà chỉ lưu nhiệm đại biểu cũ, nên để đề phòng có người xứng đáng ở cả hai miền nhưng không phải đại biểu Quốc hội, Hiến pháp 1959 đã quy định chọn Chủ tịch nước từ công dân Việt Nam. Tất cả những điều trên được quy định tại Điều 62 Hiến pháp 1959.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước vẫn còn có vai trò khá lớn đối với Hội đồng Chính phủ. Chủ tịch nước đề nghị Thủ tướng để Quốc hội quyết định; căn cứ vào quy định của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ (Điều 63 Hiến pháp 1959); khi thấy cần thiết có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ (Điều 66 Hiến pháp 1959)
3.Nhiệm vụ và quyền hạn:
a. Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại.
_ Tiếp nhận đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài cử đến; cử, triệu hồi đại diện toàn quyền ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
_ Căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hộimà phê chuẩn hiệp ước kí với nước ngoài.
_ Thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc; giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng.
_ Căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà tuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm.
_ Quyết định tặng thưởng huân chương và các danh hiệu vinh dự của Nhà nước.
_Công bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá.
b. Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc phối hợp các thiết chế quyền lực Nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp.
_ Về lĩnh vực lập pháp, Chủ tịch nước có quyền:
+ Trình dự án luật ra trước Quốc hội và dự án pháp lệnh ra trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Điều 15 và 28 Luật Tổ chức Quốc hội 1960)
+ Công bố pháp luật, pháp lệnh. Các đạo luật phải được công bố chậm nhất 15 ngày sau khi Quốc hội đã thông qua.
_ Về lĩnh vực hành pháp, Chủ tịch nước tham gia thành lập Chính phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Quốc phòng.
_ Về lĩnh vực tư pháp và giám sát, đối với các cơ quan như Tòa án Nhân dân tối cao, hay Viện Kiểm sát tối cao, thì theo quy định của Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước hầu như không có nhiệm vụ và quyền hạn gì.
Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hiến pháp 1959 cũng quy định Chủ tịch nước, khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ (Điều 66) hoặc triệu tập và chủ tọa Hội nghị chính trị đặc biệt (Điều 67).
IV - Chế định nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp 1980.
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong phạm vi cả nước. Đất nước ta chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả nước cùng xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, tổ chức và hoạt động Nhà nước cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ và quan điểm về “quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động” mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã xác định.
Chủ tịch nước nằm trong hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước ở trung ương với tên gọi là Hội đồng Nhà nước. Hiến pháp năm 1980 đã “sát nhập” hai chức năng của Ủy ban thường vụ quốc hội với chức năng của Chủ tịch nước là cá nhân trong Hiến pháp 1959 vào một cơ quan duy nhất là Hội đồng Nhà nước.
1.Về vị trí, tính chất.
Tại Hiến pháp 1980 chế định Chủ tịch nước được thay thế bằng chế độ Chủ tịch tập thể dưới hình thức Hội đồng nhà nước.
Hội đồng Nhà nước là cơ quan mới, là kết cấu tổ chức mới của Nhà nước so với hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959. Đây là mô hình tổ chức nguyên thủ quốc gia chung của các nhà nước xã hội chủ nghĩa mà ở đó nguyên tắc tập quyền được vận dụng triệt để. Hiến pháp 1980 dành hẳn Chương VII với 6 Điều (từ Điều 98 đến Điều 103) quy định về Hội đồng Nhà nước.
Điều 98 Hiến pháp 1980 đã khẳng định tính chất của Hội đồng Nhà nước: “Hội đồng nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của quốc hội và là chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.(…)
Hội đồng Nhà nước, thông qua Chủ tịch hội đồng thay mặt cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại
Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.”
2. Mối quan hệ với cơ quan nhà nước khác.
\a. Mối quan hệ của hội đồng nhà nước với quốc hội.
Các thành viên của hội đồng nhà nước được bầu ra trong số các đại biểu quốc hội( điều 99), nhiệm kỳ của hội đồng nhà nước theo nhiệm kỳ của quốc hội( điều 101).
Hội đồng nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn được hiến pháp, luật và nghị quyết của quốc hội giao cho, giám sát việc thi hành hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của quốc hội ( điều 98)
Hội đồng nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước quốc hội (điều 98).
Như vậy hội đồng nhà nước(chủ tịch nước tập thể) chỉ là cơ quan chấp hành của quốc hội. Còn ở Hiến pháp 1946 nghị viện nhân dân ( đóng vai trò như quốc hội) cũng trọn ra chủ tịch nước nhưng chủ tịch nước lúc bấy giờ không phải là người chấp hành cho nghị viện nhân dân(cơ quan quyền lực nhà nước) mà là người đứng đầu cơ quan hành chính. Nhưng chủ tịch nước có vai trò, quyền hạn rất lớn ( theo điều 50: “ chủ tịch nước không phải chịu một tội nào, trừ khi phản bội tổ quốc”).
b. Mối quan hệ giữa hội đồng nhà nước với chính phủ (theo Hiến pháp 1980 chính phủ là hội đồng bộ trưởng) là mối quan hệ chặt chẽ.
Hội đồng nhà nước có nhiệm vụ giám sát hội đồng bộ trưởng (khoản 7 điều 100), đình chỉ các quyết định, nghị quyết, nghị định của hội đồng bộ trưởng trái với hiến pháp (khoản 8 điều 100). Còn hiến pháp 1946 thì chủ tịch nước là người đứng đầu chính phủ. Theo Hiến pháp 1946 thì chủ tich nước cũng có những chức năng như giám sát hoạt động, đình chỉ…. Ngoài ra chủ tịch nước còn có vai trò thống nhất hoạt động của chính phủ.
c.Mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân với Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cũng là mối quan hệ quan trọng
Trên cơ sở phối kết hợp các cơ quan trong cơ cấu nhà nước, hội đồng nhà nước phối hợp chặt chẽ với tòa án và viện kiểm sát tối cao. Đồng thời có nhiệm vụ giám sát công tác của hai cơ quan này
Hội đồng nhân dân còn có thẩm quyền cử, bãi miễn các phó chánh án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân của Toa án nhân dân tối cao, các phó viện trưởng ,kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hiến pháp 1946 chưa có cơ quan viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bắt đầu từ Hiến pháo 1959 mới xuất hiện cơ quan này.
3. Về nhiệm vụ quyền hạn:
Theo Điều 98 - Hiến pháp 1980 quy định: “Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nên Hội đồng Nhà nước có hai chức năng: chức năng của cơ quan thường trực Quốc hội và chức năng của nguyên thủ quốc gia tập thể.
Với hai chức năng trên, quyền hạn của Hội đồng Nhà nước là tương đối lớn. Có thể nói, cơ chế quyền lực của Hội đồng Nhà nước là tổng số quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội và của Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1959.
Nhóm quyền hạn của cơ quan thường trực của Quốc hội: Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội và vì thế có những quyền hạn:
Thông qua hai nhóm quyền hạn trên của Hội đồng nhân dân, ta thấy xu hướng Hiến pháp 1980 là đề cao quyền lực của cơ quyền quyền lực: Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội. Từ đó các hoạt động của Nhà nước đều được trực tiếp thực hiện bởi cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất - Quốc hội.
Văn bản mà Hội đồng Nhà nước ban hành là pháp lệnh và nghị quyết. Nhưng phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng Nhà nước biểu quyết tán thành (Điều 102). Có thể thấy rằng Hội đồng Nhà nước là cơ quan quyết định văn bản, công bố pháp lệnh và nghị quyết, được quyền tự quyết định văn bản ban hành.
V, Chế định Chủ tịch nước theo HP1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi theo nghị quyết số 51/2001/QH10
1.Vị trí, tính chất
Theo Điều 101 HP1992 quy định rất rõ vị trí tính chất của Chủ tịch nước: ”Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước. Thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Sự hiện diện của thiết chế Chủ tịch nước cá nhân góp phần tăng cường tính phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quuyền lực nhà nước trong thời kì đổi mới.
2. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước khác.
a) Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội và uỷ ban thường vụ quốc hội(UBTVQH)
Mối quan hệ của Chủ tịch nước với Quốc hội
+ Chủ tịch nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm (trong số đại biểu QH)
+ Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước
+ Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội
+ Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước trái với HP, Luật, Nghị quyết của Quốc hội.
+ Chủ tịch nước có quyền yêu cầu UBTVQH triệu tập kì họp bất thường của Quốc hội.
+ Đại biểu quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước trước Quốc hội tại kì họp, trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước UBTVQH hoặc tại kì họp sau của Quốc hội hoặc trả lời bằng văn bản.
Mối quan hệ của Chủ tịch nước với UBTVQH
+ Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của UBTVQH. Quy định này nhằm mục đích tạo điều kiện để Chủ tịch nước theo sát ý kiến của UBTVQH khi thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Đồng thời cũng để Chủ tịch nước có thể đóng góp ý kiến của mình.
+ Pháp lệnh nghị quyết của UBTVQH phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được thông qua.Tuy nhiên Chủ tịch nước có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH về các vấn đề được quy định tại điểm 8 và điểm 9 điều 91 HP1992 trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua. Nếu pháp lệnh nghị quyết đó vẫn được UBTVQH biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất (theo điểm 7 Điều 103).
Đây là một quyền hạn mới được bổ sung mà Hội đồng nhà nước theo HP1980 không có. Quyền này khác với quyền phủ quyết của tổng thống của một số nước khác trên thế giới.
b) Mối quan hệ của Chủ tịch nước với Chính Phủ:
Quan hệ giữa Chủ tịch nước và chính phủ luôn là mối quan hệ gắn bó mật thiết
+ Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu ,bãi nhịêm,miễn nhiệm Thủ tướng.
+ Chủ tịch nước căn cứ nghị quyết củaQuốc hội hoặc UBTVQH bổ nhiệm ,miễn nhiệm,cách chức Phó thủ tướng,Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
+ Chính phủ mời Chủ tịch nước tham dự phiên họp của Chính phủ, trình Chủ tịch nước quyết định vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
+ Thủ tướng Chinhs phủ đôn đốc kiểm tra việc thực hiện những quuyết định của Chủ tịch nước.các báo cáo công tác của Chính phủ trước Chủ tịch nước phải được Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số.
Như vậy việc xác định mối quan hệ này thể hiện sự tăng cường vai trò của Chủ tịch nước đối với bộ máy hành pháp và bảo đảm sự phối hợp gắn bó giữa Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ.
c) Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Toà án nhân dân tối cao.
Với HP1992 Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao. Các chức vụ khác từ phó Chánh án toà án nhân dân tối cao đến thẩm phán toà án nhân dân cấp huyện, từ Chánh án toà án quân sự trung ương đến thẩm phán toà án quân sự khu vực đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm
_ Trong thời gian Quốc hội không họp Chánh toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBTVQH và Chủ tịch nước.
_ Chánh án toà án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án tử hình xin ân giải.
d) Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Viện kiểm sát nhân dân tối cao
+ Chủ tịch nước đề nghị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Trong thời gian Quốc hội không họp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước UBTVQH và Chủ tịch nước.
+ Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải được uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Nếu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không nhất trí với ý kiến đa số thành viên uỷ ban kiểm sát thì có thể có quyền báo cáo với UBTVQH và Chủ tịch nước.
+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án tử hình xin ân giảm.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước
Điều 103, 104, 105, 106 HP1992 và khoản 19 Điều 1 của nghị quyết số 51/2001/QH10 cùng một số các điều khoản khác có liên quan ( Như Điều 135, Điều 139) đã quy định khá rõ ràng và chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. Có thể phân chia các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thành hai nhóm:
a) Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nước về đối nội và đối ngoại
Chủ tịch nước ở nước ta cũng như hầu hết các nguyên thủ quốc gia đều được quy định quyền này. Đó là:
_ Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam, tiếp nhận Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài.Tiến hành đàm phán, kí kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác.Trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế đã trực tiếp kí.Quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định. Ở đây tuỳ từng mức độ quan trọng của điều ước hoặc theo quy định và điều ước mà quyết định Chủ tịch nước hay Quốc hội phê chuẩn.
_ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam.
_ Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
_ Căn cứ vào nghị quyết của UBTVQH, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp, trong trường hợp UBTVQH không thể họp được, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương
_ Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp đại sứ, những hàm, cấp Nhà nước trong các lĩnh vực khác, quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng Nhà nước và danh hiệu vinh dự Nhà nước.
_ Công bố quyết định đại xá và ra quyết định đặc xá
b) Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc thiết lập các thiết chế quyền lực nhà nước trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp.
b1)Trong lĩnh vực lập pháp
+ Công bố Hiến pháp, luật và pháp lệnh.
Theo quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Chủ tịch nước còn công bố nghị quyết của Quốc hội tương tự như đối với luật,công bố hoặc đề nghị xem xét lại nghị quyết của UBTVQH tương tự như đối với pháp lệnh.Tuy nhiên chỉ công bố những nghị quyết nhất định có tính quy phạm.
+ Đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH về các vấn đề được quy định tại điểm 8 và điểm 9 điều 91 HP1992 trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua. Nếu pháp lệnh nghị quyết đó vẫn được UBTVQH biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất
b2) Trong lĩnh vực hành pháp, tư pháp
+ Đề nghị Quốc hôị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ,Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Ngoài ra, Chủ tịch nước còn một số nhiệm vụ quyền hạn khác nữa như đề nghị danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh trình quốc hội phê chuẩn, tham dự các phiên họp của UBTVQH, khi cần thiết có thể tham gia các phiên họp của Chính phủ.Và Chủ tịch nước còn ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình.
Hiến pháp 1992 cũng chỉ mới quy định rất khái quát nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước và mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan Nhà nước ở cấp Trung ương. Vấn đề đặt ra là sự nghiên cứu toàn diện, đi từng bước vững chắc, vừa làm vừa rút kinnh nghiệm để cụ thể hoá dần dần các quy định của HP, làm cho thể chế Chủ tịch nước ngày càng phát huy được vị trí, chức năng quan trọng của mình trong bộ máy Nhà nước và đời sống xã hội
VI, Đánh giá
Chế định chủ tịch nước là một trong những chế định quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước ta. Trong các bản hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 qua từng giai đoạn phát triển chế định chủ tịch nước lại có nhiều sự khác nhau phù hợp với từng điều kiện của tổ chức bộ máy nhà nước ở mỗi giai đoạn đó. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và phát triển của tổ chức nhà nước ta là một quá trình thống nhất, nhất quán cho nên sự đổi mới, phát triển đều dựa trên những nguyên tắc, ưu điểm của thiết chế trước đó. Đó là sự kế thừa và phát triển của chế định chủ tịch nước qua các bản hiến pháp, trước khi làm rõ về sự kế thừa và phát triển của chế định chủ tịch nước qua các bản hiến pháp ta có thể khái quát sự giống và khác nhau giữa các bản hiến pháp của nước ta theo bảng sau:
TCPL
Hiến pháp
1946
Hiến pháp 1959
Hiến pháp 1980
Hiến pháp 1992
Giống nhau
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho quốc gia tham gia vào các quan hệ đối nội, đối ngoại.
Chủ tịch nước không bổ nhiệm thủ tướng, thủ tướng cũng không chịu trách nhiệm trước chủ tịch nước mà chỉ chịu trách nhiệm báo cáo. Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thủ tướng; bổ nhiệm các phó thủ tướng, bộ trưởng, tham dự các phiên họp của chính phủ khi cần thiết. Do đó chủ tịch nước đóng vai trò quan trọng đối với chính phủ
Thiết chế
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước
Hội đồng nhà nước
Chủ tịch nước
Cách thức thành lập
Do nghị viện nhân dân bầu chọn trong nghị viện
Do quốc hội bầu trong công dân
Do Quốc hội bầu
Do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội
Vị trí
Đứng đầu nhà nước, trực tiếp điều hành chính phủ
Đứng đầu nhà nước không trực tiếp điều hành chính phủ
Là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là chủ tịch tập thể của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đứng đầu nhà nước
Nhiệm kỳ
5 năm, không theo nhiệm kỳ của nghị viện nhân dân
4 năm, theo nhiệm kỳ của Quốc hội
5 năm, theo nhiệm kỳ của Quốc hội
Quyền hạn
Quyền hạn khá lớn, có thực quyền, không phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Có sự gắn bó chặt chẽ với Chính phủ
Phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội,
Phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội,
Phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội,
Mối quan hệ với các cơ quan khác
Có sự gắn bó chặt chẽ với cơ quan hành pháp – chính phủ
Có sự gắn bó hơn với Quốc hội nhưng nghiêng về chính phủ
có sự gắn bó chặt chẽ với Quốc hội, nghiêng về cơ quan lập pháp
Là sự kết hợp, vừa gắn bó với Quốc hộ vừa gắn bó với chính phủ
Từ sự phân tích trên ta có thể đưa ra một số dánh giá nhận xét như sau:
Thứ nhất, trong hiến pháp 1946 chế định chủ tịch nước được xây dựng một cách độc đáo, vừa đảm bảo quyền lực nhà nước thống nhất và cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân, vừa tăng cường hiệu quả hoạt động cho chính phủ, phù hợp với yêu cầu kháng chiến kiến quốc lúc bấy giờ.
Thứ hai, trong Hiến pháp 1959 chủ tịch nước lúc này là khâu phối hợp giữa quốc hội và chính phủ, đây chính là sự phát triển trong chế định chủ tịch nước theo hiến pháp 1959 so với hiến pháp 1946, sự phát triển này là phù hợp với việc bộ máy nhà nước ta giai đoạn đó đã chuyển sang chế độ Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chủ tịch nước vẫn còn nghiêng nhiều về chính phủ, đây chính là điểm kế thừa vị trí của chủ tịch nước đối với chính phủ của Hiến pháp trước.
Thứ ba, trong Hiến pháp 1980 chế định chủ tịch nước đã được xoá bỏ và thay vào đó là chế định chủ tịch tập thể. Chế định hội đồng nhà nước đã giúp các quyết định đưa ra được chắc chắn hơn, tránh ngẫu nhiên, bộ máy bớt được một số khâu và đơn giản các thủ tục làm việc…Việc xây dựng chế định hội đồng nhà nước còn thể hiện nguyên tắc tập quyền đã được vận dụng triệt để, điều đó thể hiện bộ máy nhà nước ta đã hoàn thành quá trình xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình chủ nghĩa xã hội thuần tuý. Tuy nhiên sự thay đổi này cũng mang lại nhiều hạn chế: các quyết định đưa ra chậm chạp, không phân định được hoạt động tập thể của cơ quan thường trực và chức trách cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động đại diện nhà nước.
Thứ tư, hiến pháp 1992 ra đời đã kế thừa được những ưu điểm của Hiến pháp 1946 và 1959 vừa kế thừa được những mặt tích cực mà hiến pháp 1980 có được, đó là sự gắn bó giữa Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội với chủ tịch nước trong thực hiện chức năng nguyên thủ Quốc gia. Hiến pháp 1992 còn là sự phát triển, thể hiện sự đổi mới mang tính tiến bộ. Cụ thể: Hiến pháp 1992 đã tách chủ tịch nước thành một thiết chế riêng chứ không phải là một cơ cấu nằm trong Quốc hội như hiến pháp 1980 hoặc gắn với hành pháp như như hiến pháp 1946, 1959 và một số nguyên thủ quốc gia của đa số các nước tư bản. Ngoài ra chủ tịch nước còn bổ sung thêm một số quyền hạn mới như: quyền đề nghị xem xét lại một số pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về các vấn đề quy định tại các điểm 8, 9 của điều 91 Hiến pháp 1992…Sự đổi mới đó quán triệt nguyên tắc: Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền hành pháp, tư pháp, lập pháp.
Từ sự phân tích trên ta có thể nhận thấy chế định Chủ tịch nước ta hiện nay nghiêng về cơ quan lập pháp hơn hành pháp, điều này thể hiện ở chỗ: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và chính thức hóa hoạt động của Quốc hội… Nhiều thẩm quyền mang tính hành pháp được giao cho ngành lập pháp còn chủ tịch nước chỉ như là người chính thức hóa, ví dụ như: Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội công bố quyết định tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ra lệnh tổng động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp…Như vậy chủ tịch nước theo Hiến pháp hiện hành – Hiến pháp năm 1992 là một thiết chế riêng song vẫn nghiêng về phía Quốc hội, gắn bó chặt chẽ với Quốc hội chứ không gắn với Chính phủ như ở Hiến pháp 1946 và 1959 hoặc thuộc về hành pháp như nguyên thủ quốc gia ở đa số các nước tư bản cũng không chỉ mang tính hìnhthức như ở các nước theo chính thể quân chủ:
Với những Nhà nước được tổ chức theo chính thể quân chủ thì nguyên thủ quốc gia được gọi là hoàng đế hoặc nữ hoàng. Chức năng của hoàng đế hoặc nữ hoàng chỉ nặng về vai trò tượng trưng. Mọi hoạt động của hoàng đế chỉ nhằm một mục đích là chính thức hóa về mặt nhà nước các hoạt động đã rồi của Nghị viện, Chính phủ. Với thông lệ đã hình thành một tập tục : “Nhà vua không bao giờ làm sai”, hoàng đế không phải chịu trách nhiệm trước bất cứ vấn đề gì, trừ trường hợp hữu hạn theo quy định của từng nước như tội phản bội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NHÓM HIẾN PHÁP LẦN 2.doc