Quan hệ thừa kế theo pháp luật phát sinh khi cuộc hôn nhân có con , cả vợ và chồng đều chết nhưng không để lại di chúc hay di ngôn .Khi đó 1/20 gia sản được giành cho việc hương hỏa giao cho người thừa tự quản lý phần còn lại chia cho các con theo nguyên tắc: con vợ cả phải được phần hơn con vợ thứ; con trai và con gái được chia phần bằng nhau.Người con bất hiếu bị dố mẹ từ thì không được hưởng thừa kế.Các nguyên tắc này thể hiện rõ nét tính tiến bộ của pháp luật.Đó là cộng nhận quyền sở hữu tài sản và quyền được thừa kế của người phụ nữ.Vấn đề bình đẳnng giới được thể hiện rõ nét khi con gái được hưởng thừa kế bằng con trai .Tuy nhiên còn chút yếu tố nho giáo khi phân biệt con vợ cả và con vợ lẽ là điều không thể tránh khỏi.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4945 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chế định thừa kế trong bộ Quốc Triều Hình Luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tuần II
Môn : Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Họ và tên : Nguyễn Hữu Hòa
Mã số : QT31A024
Khoa : Quốc tế
Đề 41 : Chế định thừa kế trong bộ Quốc Triều Hình Luật
Bài làm :
Q
uốc Triều Hình Luật được soạn thảo vào thời vua Lê Thánh Tông và được coi là bộ luật kinh điển của pháp luật trung cổ Việt Nam. Dù có tên là “hình luật” nhưng bộ luật chi phối hầu hết các quan hệ về dân sự và hình sự , hành chính … do đó không thể không có các chế định về thừa kế. Trong quốc triều hình luật các chế định về thừa kế nằm trong các chương: Điền sản,Điền sản mới tăng thêm, Luật hương hỏa .Các nội dung điều chình vấn đề thừa kế trong Quốc Triều Hình Luật rất nhiều và chi tiết .Vì vậy trong khuôn khổ bài viết này em chỉ có thể đi vào vấn đề theo hướng “Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ của các chủ thể được hưởng thừa kế ”
V
ới thừa kế theo di chúc thì thừa kế sẽ là cơ sở xác lập quyền sở hữu tài sản. Nghĩa là người hưởng thừa kế có thể sử dụng ,mua bán,cho tặng,hay thừa kế với tài sản đó. Người hưởng thừa kế có trách nhiệm phải tuân thủ hoàn toàn theo di chúc: nếu làm sai lệnh của cha mẹ và chúc thư hoặc cố tình tranh chấp thì sẽ mất phần mình(điều 388 , 354 – Quốc Triều Hình Luật ).Đây là điểm thể hiện tư tưởng của nhà làm luật : “gìn giữ sự trường tồn của dòng họ, sự hòa thuận thương yêu nhau giữa anh chị em trong gia đình” (giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam _ ĐH Luật Hà Nội, trang 294)
Phần quan trọng nhất của các chế định thừa kế là về thừa kế theo pháp luật.Pháp luật phong kiến xác định tài sản chung của hai vợ chồng được tạo thành từ 3 nguồn :thê gia điền sản,phu gia điền sản và tần tảo điền sản (tài sản do hai vợ chồng cùng tạo ra). Theo nguyên tắc chung thì vợ (chồng) không hưởng thừa kế của nhau.Khi người chồng chết thì người vợ sẽ là người nắm giữ gia sản.Nhưng trong trường hợp một người chết mà cuộc hôn nhân không có con (chưa có con, có con nhưng đã chết, không nhận con nuôi) thì vợ (chồng) sẽ được chia gia sản và hưởng thừa kế.Thực tế người được hưởng thừa kế chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng chứ không có quyền định đoạt số phận tài sản(Điều 375,376).Ta thấy cách chia tài sản giữa vợ và chồng trong hai trường hợp là ngang nhau.Điểm khác là người vợ khi đi lấy chồng mới thì phải trả lại cho cho nhà chồng cũ tài sản thừa kế (nếu không thì tài sản đó được sử dụng một đời).Trường hợp người chồng đi lấy vợ khác thì không phải trả lại tài sản được thừa kế nhưng khi người đó chết thì phần tài sản đó vẫn phải trả lại cho nhà vợ (sử dụng trong một đời). Quy định về sử dụng tài sản thừa kế trong vòng một đời là một ý tưởng rất hay.Vừa thể hiện đạo nhân,giúp cho người còn sại ổn định được cuộc sống vừa tránh được sự thất thoát tài sản của các gia tộc.
Trường hợp đặc biệt là khi cuộc hôn nhân không có con.Có một người chết .Nhưng đây lại là lần hôn nhân thứ 2 của người đã khuất.Cuộc hôn nhân trước người đó có con.Cách chia như sau : người vợ(chồng) sau sẽ được nhận số tài sản bằng 1/3 gia sản của người đã khuất nếu chỉ có 1 người con hoặc được hưởng ngang bằng những người con khác nếu có từ hai người con chồng trở lên.Tất nhiên là người vợ (chồng) này sẽ không có quyền định đoạt tài sản được thừa kế.Quyền và nghĩa vụ của người vợ(chồng) còn sống về cơ bản là giống trường hợp trên.
Quan hệ thừa kế theo pháp luật phát sinh khi cuộc hôn nhân có con , cả vợ và chồng đều chết nhưng không để lại di chúc hay di ngôn .Khi đó 1/20 gia sản được giành cho việc hương hỏa giao cho người thừa tự quản lý phần còn lại chia cho các con theo nguyên tắc: con vợ cả phải được phần hơn con vợ thứ; con trai và con gái được chia phần bằng nhau.Người con bất hiếu bị dố mẹ từ thì không được hưởng thừa kế.Các nguyên tắc này thể hiện rõ nét tính tiến bộ của pháp luật.Đó là cộng nhận quyền sở hữu tài sản và quyền được thừa kế của người phụ nữ.Vấn đề bình đẳnng giới được thể hiện rõ nét khi con gái được hưởng thừa kế bằng con trai .Tuy nhiên còn chút yếu tố nho giáo khi phân biệt con vợ cả và con vợ lẽ là điều không thể tránh khỏi.
Thừa kế cho con nuôi cũng được quy định rất chặt chẽ trong Luật Hồng Đức.Nguyên nhân là: ngoài lí do hai vợ chồng nhận con nuôi vì không có con ; các gia đình khá giả thường nhận thêm con nuôi là con của bạn bè thân thiết , anh chị em để tạo sự thân thiết, khuyếch trương thanh thế… Từ cơ sở đó nên quy định để con nuôi được chia tài sản với những người con khác là có giấy tờ nhận con nuôi,và trong dó có ghi rõ là sẽ chia tài sản cho.Ngay cả trong trường hợp này thì con nuôi cũng chỉ được chia bằng nửa phần con đẻ.Việc chia bằng nửa con đẻ lại phải phụ thuộc vào mẹ nuôi là vợ cả hay vợ thứ… Người con nuôi được công nhận quyền thừa kế “hai mang”(điều 380,381).Ở nhà mẹ đẻ thì họ được hưởng thừa bằng 4/5 những người con khác(theo lệnh ra năm Quang Thuận thứ IV).Về khoản thừa tự thì người con nuôi chỉ được lo việc thừa tự cho cha mẹ nuôi nếu không có con đẻ và ở với cha mẹ nuôi từ bé.
Người trông coi việc hương hỏa là một thành phần thừa kế đặc biệt.Thờ cúng người đã khuất vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam nhằm tưởng nhớ người đã khuất . Người chết không thể không có người thờ cúng. Đây là nguyên nhân trực tiếp sinh ra thành phần thừa kế này.Người nhận tài sản thừa kế dành cho việc hương hỏa được gọi là người thừa tự. Người này phải là người có đủ năng lực để đảm bảo thực hiện việc thờ cúng(không tàn phế, không phạm tội bất hiếu).Và thứ tự dược hưởng thừa kế hương hỏa là: người con trai trưởng ,cháu trưởng ,con trai thứ,con gái, nếu không thì giao cho một người trong họ lo...Thực tế người được hưởng thừa kế trong trường hợp này cũng chỉ được sử dụng và hưởng hoa lợi , lợi tức từ tài sản.Một phần tài sản mới tăng thêm sẽ được sử dụng lại vào việc thờ cúng.Hậu quả tất yếu của quy định này là phẩn điền sản hương hỏa sẽ bị “đóng băng” . Tổng diện tích dành cho hương hỏa ngày càng tăng trong khi đất đai ngày càng bị chia nhỏ.Giải quyết vấn đề này nhà làm luật thời Lê đã dựa vào tập quán của người dân “chỉ thờ cúng trong vòng 5 đời” nên sau 5 đời thì điền sản hương hỏa sẽ thuộc về người thừa tự hiện tại hoặc trở thành ruộng đất chung của dòng họ.Đây là cách giải quyết rất hay.
C
ác chế định về thừa kế trong bộ Quốc Triều Hình Luật có tư tưởng rất tiến bộ và cơ bản là đáp ứng được các nhu cầu phân chia tài sản của người dân.Cách giải quyết các vấn đề của nhà làm luật thời Lê mang tính sáng tạo cao với kĩ thuật lập pháp tốt.Có nhân định rằng: tư tưởng về thừa kế trong Quốc Triều Hình Luật đã rất gần với các tư tưởng thừa kế hiện đại .Tuy nhiên sự tiến bộ khi chia điền sản đều cho các con, kể cả con gái đã dẩn tới quá trình chia nhỏ điền sản mạnh.Hệ quả này rất không tốt cho chế độ sở hữu đương thời khi mà các địa chủ muốn có nhiều ruộng đất để trở nên giàu có hơn…
Danh sách tài liệu tham khảo
QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT- lịch sử hình thành nội dung và giá trị. Chủ biên: TS Lê Thị Sơn. nhà xuất bản KHXH- HÀ NỘI 2004
QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT- luật hình triều Lê. Nhà xuất bản pháp lý- HÀ NỘI 1991.
Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam. Trường Đại Học Luật Hà Nội. Nhà xuất bản công an nhân dân Hà Nội-2002
Web :
Web: .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập kỳ- lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam - Chế định thừa kế trong bộ Quốc Triều Hình Luật.doc