Tiểu luận Chế độ sở hữu đất đai, hình thức sở hữu đất đai và quyền sở hữu đất đai trong pháp luật Việt Nam

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1. Chế độ sở hữu đất đai trong pháp luật Việt Nam 1

2. Hình thức sở hữu đất đai trong pháp luật Việt Nam 3

3. Quyền sở hữu đất đai trong pháp luật Việt Nam 4

a. Chủ thể của quyền sở hữu đất đai 4

b. Khách thể của quyền sở hữu đất đai 4

c. Nội dung của quyền sở hữu đất đai 5

KẾT LUẬN 5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

 

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7213 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chế độ sở hữu đất đai, hình thức sở hữu đất đai và quyền sở hữu đất đai trong pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trong tiến trình lịch sử, phần lớn các cuộc chiến tranh xâm lược đều vì mục đích xâm chiếm đất đai và mở rộng lãnh thổ. Đất đai là thành quả mà phải trải qua nhiều gian khổ, hi sinh, tốn biết bao xương máu mới tạo lập, bảo vệ và giữ gìn được vốn đất đai như ngày nay. Trong lĩnh vực đất đai, vấn đề sở hữu đóng vai trò trung tâm, giữ vị trí hạt nhân chi phối toàn bộ quá trình quản lí và sử dụng đất đai ở nước ta. Nhằm góp phần làm rõ và đem lại những hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này, chúng em xin lựa chọn đề tài: Anh, chị hiểu như thế nào về “chế độ sở hữu đất đai”, “hình thức sở hữu đất đai” và “quyền sở hữu đất đai” trong pháp luật Việt Nam. Đây là lần đầu tiên làm bài tập nhóm tuần môn luật đất đai, do điều kiện thời gian cũng như trình độ am hiểu về vấn đề còn hạn chế, nên bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong nhận được những ý kiến phê bình, đánh giá của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn và đem lại những kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong những lần viết sau. Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn đã giảng giải trong các tiết học và trong các giờ tư vấn để giúp chúng em hoàn thành tốt bài tập này. NỘI DUNG Chế độ sở hữu đất đai trong pháp luật Việt Nam Từ Hiến Pháp năm 1980 cho đến nay, chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam có sự thay đổi căn bản, từ chỗ còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, chúng ta đã tiến hành quốc hữu hóa đất đai và xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai theo nguyên tắc: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” một chế độ sở hữu chuyển từ giai đoạn nền kinh tế tập trung hóa cao độ sang nền kinh tế thị trường có điều tiết, tạo thành sự đặc trưng trong quan hệ đất đai dưới tác động của các quy luật kinh tế thị trường. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta được xây dựng dựa trên những luận cứ khoa học của học thuyết Mác – Lênin về quốc hữu hóa đất đai, những điều kiện thực tiễn đặc thù của nước ta, cũng như kế thừa và phát triển tập quán chiếm hữu đất đai của ông cha ta trong lịch sử. "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân..." là nguyên tắc hiến định, được quy định tại Điều 17 - Hiếp pháp 1980: "Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời... cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân". Đây là cơ sở pháp lí cao nhất xác định rõ toàn dân là chủ sở hữu đối với toàn bộ vốn đất quốc gia. Với tư cách là chủ thể trong quan hệ sở hữu đất đai, nhân dân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Nhưng nhân dân không thể tự mình thực hiện mà chuyển giao các quyền này cho Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân không có mục đích tự thân. Nhà nước chỉ là công cụ là phương tiện để nhân dân thực hiện quyền chủ thể trong quan hệ sở hữu tài sản thuộc sở hữu toàn dân nói chung đất đai nói riêng. "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý". Vì vậy Nhà nước với tư cách đại diện sở hữu toàn dân quản lý đất đai. Toàn bộ đất dù ở đất liền hay ở lãnh hải, dù đất đang sử dụng hay đất chưa sử dụng đều thuộc Nhà nước. Mục đích của quy định "Nhà nước thống nhất quản lý" là nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả, phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế xã hội. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai cũng là quy định cần thiết khi Nhà nước thừa nhận đất đai là hàng hoá đặc biệt, xúc tiến việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản. Trong pháp luật Việt Nam có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và chủ sử dụng đất trong quan hệ đất đai. Thực ra ở đây có mối quan hệ khăng khít giữa Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu đất đai với người sử dụng vốn đất đai của Nhà nước. Tuy đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, vì vậy Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối với người sử dụng đất. Điều đặc trưng ở đây là, tuy cơ chế thị trường, đất đai là tài nguyên quốc gia có giá trị lớn song Nhà nước vẫn có thể xác lập hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất đối với người sử dụng. Nhà nước còn chủ trương xác định giá đất làm cơ sở cho việc lưu chuyển quyền sử dụng đất trong đời sống xã hội. Quyền sử dụng đất hiện nay được quan niệm là loại hàng hóa đặc biệt, được lưu chuyển đặc biệt trong khuôn khổ các quy định của pháp luật. Quy định giá đất trước hết để thực hiện chính sách tài chính về đất đai thông qua các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế, các khoản phí và lệ phí từ đất đai. Đây chính là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước để thực sự coi đất đai là nguồn tài chính có tiềm năng lớn để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, quyền sử dụng đất là một hàng hóa đặc biệt trong thị trường bất động sản. Bởi vậy, thừa nhận thị trường bất động sản đồng thời xây dựng một thị trường chính quy nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước chính là một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai. Việc xác định như vậy hoàn toàn phù hợp với vai trò của Nhà nước vừa là chủ sở hữu đại diện đồng thời là người thống nhất quản lý toàn bộ đất đai vì lợi ích trước mắt và lâu dài. Tóm lại, chế độ sở toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp lý gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận quy định và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai. Hình thức sở hữu đất đai trong pháp luật Việt Nam Ngành luật đất đai gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước Việt Nam. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992 đã có những quy định khác nhau về vấn đề sở hữu đất đai từ đó để xác lập chế độ quản lý và sử dụng đất. Nếu như Hiến pháp năm 1946 xác lập nhiều hình thức sở hữu về đất đai, sau đó đến Luật cải cách ruộng đất năm 1953 còn lại hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu Nhà nước và sở hữu của người nông dân, thì Hiến Pháp năm 1959 đã xác định có ba hình thức sở hữu về đất đai là: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về đất đai… tạo nên sự đặc trưng về quản lí đất đai trong thời kì quan liêu bao cấp. Khi Hiến pháp năm 1980 được ban hành đã quy định chỉ còn một hình thức sở hữu đất đai duy nhất: Sở hữu toàn dân về đất đai. Hình thức sở hữu đất đai này tiếp tục được Hiến pháp năm 1992 khẳng định tại Điều 17. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Đây cũng là hình thức sở hữu duy nhất đối với đất đai ở Việt Nam. Nhà nước thừa nhận sự tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất nhưng đất đai – tư liệu sản xuất quan trọng nhất lại thuộc hình thức sở hữu duy nhất: sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Nhằm xác định cụ thể vị trí, vai trò của Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu đất đai và phương thức thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường thì Luật đất đai năm 2003 đã ra đời và quy định rõ về vấn đề này. Mặc dù từ Hiến pháp 1980 đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý nhưng pháp luật lại chưa quy định rõ về nội dung hình thức sở hữu này. Tại khoản 1 Điều 5 Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Đây là lần đầu tiên vai trò của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu đã được pháp luật quy định rõ. Nhà nước đứng ra thay mặt toàn dân thực hiện các quyền năng cụ thể của chủ sở hữu nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu đó là toàn dân. Bên cạnh đó luật còn xác định rõ vai trò là người đại diện chủ sở hữu, thực hiện việc định đoạt đất đai thông qua các biện pháp của mình. Quyền sở hữu đất đai trong pháp luật Việt Nam a. Chủ thể của quyền sở hữu đất đai Điều 17 Hiến pháp 92, Điều 1 Luật đất đai năm 1993, Điều 5 Luật đất đai năm 2003 quy định Nhà nước là chủ thể đại diện và đặc biệt của quyền sở hữu đất đai, bởi vì đây là quyền duy nhất và tuyệt đối. Nhà nước vừa là chủ sở hữu, vừa là người nắm quyền lực chính trị nên bằng pháp luật qui định những hình thức, những biện pháp để thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu. b. Khách thể của quyền sở hữu đất đai Khách thể của quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai là toàn bộ vốn đất đai nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, bao gồm đất liền, hải đảo và lãnh hải. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân thành các nhóm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. c. Nội dung của quyền sở hữu đất đai Bao gồm những quyền năng của một chủ thể sở hữu đó là: Quyền chiếm hữu; quyền sử dụng; quyền định đoạt. Quyền chiếm hữu đất đai: là quyền của Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước. Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu đất đai trên cơ sở là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai một cách gián tiếp thông qua các hoạt động vừa mang tính kĩ thuật, nghiệp vụ, vừa mang tính pháp lí như đo đạc, khảo sát, đánh giá và phân hạng đất để nắm được hiện trạng, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng địa phương; hệ thống hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và các tài liệu về địa chính khác để nắm được sự phân bố đất đai, kết cấu sử dụng đất ở các địa phương; hoạt động đăng kí quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai…để nắm được biến động đất đai qua các thời kỳ. Tuy nhiên, quyền chiếm hữu đất đai của người sử dụng đất lại mang tính trực tiếp, cụ thể với từng mảnh đất nhất định được xác định rõ diện tích, thời hạn và mục đích sử dụng. Quyền chiếm hữu sử dụng đất đai của Nhà nước là vĩnh viễn, trọn vẹn. Quyền sử dụng đất đai: là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất, mà gián tiếp sử dụng thông các hành vi giao đất, cho thuê đất v.v., đánh thuế việc chuyển quyền sử dụng đất... Nhà nước không mất đi quyền sử dụng khi giao đất cho người sử dụng đất khai thác, sử dụng. Cũng như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đất của NN là vĩnh viễn, trọn vẹn, trên phạm vi cả nước. Quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hạn chế bởi không gian, thời gian và mục đích sử dụng. Quyền định đoạt đất đai: là khả năng của nhà nước quyết định số phận pháp lý của đất đai. Trước đấy, quyền này không được thể hiện rõ ràng trong các luật đất đai, chỉ phần nào được thể hiện dưới dạng liệt kê một số nội dung của chế độ quản lý nhà nước về đất đai. Thực ra mọi nội dung quản lý nhà nước về đất đai không phải đều thể hiện quyền định đoạt của nhà nước mà chỉ có một số nội dung có tính chất quyết định mới thể hiện quyền này. Khoản 2, điều 5, Luật đất đai năm 2003 xác định rõ quyền định đoạt đó như sau: Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. Quy định về hạn mực giao đất và thời hạn sử dụng đất. Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Định giá đất. KẾT LUẬN Đất đai là tư liệu sản xuất, là kết quả của đầu tư lao động, vốn, công sức cải tạo của người lao động, là tài nguyên vô giá không thể thay thế được của một quốc gia trong quá trình tạo ra sản phẩm nuôi sống xã hội. Do đó Nhà nước và mọi công dân phải có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ nguồn tài nguyên này. Trước những đòi hỏi của quy luật phát triển khách quan, chúng ta phải không ngừng củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Đó là yếu tố quyết định và đặc thù trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội Chủ nghĩa. Đây là vấn đề có tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân ta trong công cuộc xây dựng xã hội Chủ nghĩa ở nước ta nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn nữa, Nhà nước xã hội Chủ nghĩa do nhân dân lập nên, đại diện cho nhân dân thực hiện các quyền sở hữu và do đó chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tất yếu phải được quy định và bảo vệ trong luật đất đai cũng như các đạo luật và văn bản khác có liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChế độ sở hữu đất đai, hình thức sở hữu đất đai và quyền sở hữu đất đai trong pháp luật Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan