Tiểu luận Chế độ sở hữu theo quy định của hiến pháp 1992

MỤC LỤC

I. Đặt vấn đề: 1

II. Giải quyết vấn đề: 1

1. Sở hữu toàn dân: 1

a. Chủ thể của sở hữu toàn dân: 1

b. Khách thể của sỏ hữu toàn dân: 2

c. Cơ sở pháp lý để hình thành sở hữu Nhà nước: 2

2. Sở hữu tập thể: 4

3. Sở hữu tư nhân: 6

4. So sánh các loại hình sở hữu ở Việt Nam theo Hiến pháp 1992 7

5. Đánh giá: 8

III. Kết thúc vấn đề: 10

Danh mục tài liệu tham khảo 11

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3658 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chế độ sở hữu theo quy định của hiến pháp 1992, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề: Sở hữu, trước hết đó là những quan hệ kinh tế được hình thành (tích luỹ) trong quá tình sản xuất, trao đổi, phân phối các lợi ích vật chất và tinh thần. Việc phân tích các chế độ sở hữu của một xã hội cho phép chúng ta xác định cơ cấu kinh tế - xã hội, địa vị kinh tế - xã hội của một giai cấp, tầng lớp trong xã hội cũng như những mối quan hệ qua lại giũa các hình thức sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu cơ sở hạ tầng, bản chất giai cấp của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, việc phân tích, tìm hiểu các chế độ sở hữu trong hiến pháp hiện hành là rất quan trọng nhằm hiểu hơn chính vì vậy, nhóm C1-1 xin chon đề tài: Chế độ sở hữu theo quy định của hiến pháp 1992. II. Giải quyết vấn đề: Trong công cuộc đổi mới, chúng ta thừa nhận nền kinh tế hang hoá nhiều thành phần dựa trên nhiều hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân… Sở hữu toàn dân: Sở hữu toàn dân là sở hữu trong đó toàn thể nhân dân là chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu toàn dân hay còn gọi là sở hữu nhà nước bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân lao động cho nên những gì thuộc sở hữu nhà nước đều được sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Chủ thể của sở hữu toàn dân: Nhà nước CHXHCN Việt Nam là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân nên Nhà nước là chủ thể duy nhất của sở hữu toàn dân. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân được Nhà nước giao vốn, các tư liệu sản xuất, các phương tiện làm việc… để quản lý và sự dụng. Nhà nước không giao cho các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và cá nhân quyền sở hữu mà chỉ giao cho quyền sử dụng. Khi sử dụng không đúng mục đích hoặc trái quy định của pháp luật, Nhà nước có thể chuyển giao quyền sử dụng từ cơ quan, tổ chức này cho cơ quan tổ chức khác… Tuy nhiên, để tài sản thuộc sở hữu Nhà nước được bảo tồn và sử dụng có hiểu quả, Nhà nước quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể cho cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân trong việc sử dụng. Khách thể của sỏ hữu toàn dân: Khách thể của sở hữu toàn dân rất đa dạng. Theo điều 17 Hiến pháp 1992 thì: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các nghành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kĩ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”. Như vậy, phạm vi khách thể Nhà nước rất rộng, trong tất cả các lĩnh vực : Như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải… Có trong tay phần lớn tư liệu sản xuất chủ yếu trên tất cả lĩnh vực của nền kinh tế, Nhà nước có ưu thế đặc biệt để điều hành nền kinh tế. Mặt khác khách thể của sở hữu Nhà nước là không hạn chế và ngoài những khách thể nói trên, Nhà nước còn có các loại tài sản khác mà mà pháp luật quy định là của Nhà nước. Cơ sở pháp lý để hình thành sở hữu Nhà nước: Những tài sản thuộc sở hữu Nhà nước được hình thành bằng nhiều cách, trên những cơ sở pháp lý khác nhau như: Thứ nhất, bằng con đường tiếp thu những tài sản của Nhà nước, chế độ cũ để lại. Thứ hai, bằng con đường tịch thu, trưng thu tài sản của bọn việt gian, tư sản mại bản,của bọn làm ăn phi pháp hoặc những tài sản mà Nhà nước quy định thuộc quyền sở hữu của Nhà nước như các di sản văn hoá… Thứ ba, bằng con đường thu thuế, Nhà nước ban hành các luật thuế để quy định các loại thuế, nghĩa vụ nộp thuế và mức độ thu cụ thể đối với từng loại đối tưọng. Thuế là nguồn thu lớn nhất, thường xuyên vào ngân sách hằng năm. Thứ tư, bằng con đường quốc hữu hoá những cơ sở kinh tế của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản cũng như tuyên bố quốc hữu hoá đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu như ruộng đất, sông hồ, hầm mỏ… Nhà nước có những khách thể nhất định. Thứ năm, trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, các hình thức sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể có thể chuyển hoá thành sở hữu Nhà nước thông qua các hìng thức: công tư hợp doanh, liên doanh… Thứ sáu, sở hữu Nhà nước còn hình thành bằng con đường tích luỹ. Thứ bảy, sở hữu Nhà nước còn được hình thành bằng sự giúp đỡ không hoàn lại của các nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và trên thế giới… Xu hướng phát triển: Hiện nay trong công cuộc đổi mới, sở hữu Nhà nước đang điều chỉnh theo hai hướng. Một là, xác định những khu vực, đơn vị được coi là then chốt, chủ yếu nhất như các cơ sở công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo máy… phải củng cố và mở rộng sở hữu Nhà nước. Mặt khác, phải thu hẹp sở hữu Nhà nước ở những ngành, lĩnh vực, đơn vị kinh tế làm ăn kém hiệu quả hoặc chưa thực sự cần thiết dưới nhiều hình thức như: chuyển quyền sở hữu, bán đấu thầu… Hai là, thực hiện phân cấp quản lí tài sản thuộc sở hữu Nhà nước nhằm mục đích bảo toàn và phát tiển số tài sản này. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua chúng ta đã tiến hành rộng rãi việc giao vốn cho các đơn vị kinh tế quốc doanh, trên cơ sở đó tăng cường trách nhiệm trong việc sử dụng vốn của các đơn vị kinh tế quốc doanh. Sở hữu tập thể: Là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình góp vốn, góp sức cùng hợp tác xã sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi để thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ. Chủ thể của sở hữu tập thể: Chủ thể của sở hữu tập thể là các hợp tác xã như hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã thủ công nghiệp, tập đoàn sản xuất… Như vậy, so với chủ thể của sở hữu Nhà nước (chỉ có một) thì sở hữu tập thể có một phạm vi rộng hơn và ngày càng tăng. Các tổ chức knh tế đặc biệt là các hợp tác xã không còn là một tập thể được thành lập theo mệnh lệnh để thực hiện mệnh lệnh ngay trong nội bộ đối với các thành viên mà là một đơn vị hợp doanh của các tập thể theo tinh thần tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi (theo điều 20 Hiến pháp 1992: “Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả”. Khách thể của sở hữu tập thể: Bao gồm vốn, những tư liệu sản xuất (trâu, bò, nông cụ, máy móc, nhà xưởng…) và những tư liệu dùng trong sinh hoạt ( nhà ở, câu lạc bộ, bàn ghế, phương tiện đi lại…). Cơ sở pháp lí để hình thành sở hữu tập thể: Sở hữu tập thể cũng được hình thành bằng nhiều cách, trên những cơ sở pháp lí khác nhau như: Thứ nhất, sở hữu tập thể được hình thành trước hết bằng cách đóng góp tự nguyện của các thành viên trong tổ chức như: Vốn, trâu bò, nông cụ, nhà xưởng, máy móc… Điều 20 Hiến pháp 1992. Thứ hai, sở hữu tập thể được hình thành bằng cách nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất, kinh doanh, để có tích luỹ, mở rộng sản xuất. Thứ ba, sở hữu tập thể được hình thành bổ sung nhờ sự giúp đỡ của nhà nước cũng như các tổ chức khác, cá nhân trong nước và nước ngoài . Xu hướng phát triển: Hiện nay quá trình đổi mới hợp tác xã đang gắn liền với việc hoàn thiện quyền tự chủ của các hộ xã viên . Cùng với quá trình củng cố hợp tác xã, bản thân mỗi hợp tác xã với tư cách là chủ thể cảu sở hữu tập thể cũng biến đổi về quy mô từ nhiều hợp tác xã nhỏ thành một hợp tác xã lớn và ngược lại . Những tập thể mà hoạt động chủ yếu là sản xuất, kinh doanh ( như các hợp tác xã ) không chỉ mua sắm thêm các trang thiết bị dung trong sinh hoạt . Còn những tập thể mà hoạt động chủ yếu không phải là sản xuất kinh doanh ( như các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức công đoàn …) cũng mở rộng phạm vi khách thể của mình, mua sắm các thiết bị sản xuất kinh doanh . Như vậy, phạm vi khách thể của sở hữu tập thể ngày càng được mở rộng, phát triển. Cùng với việc đổi mới hệ thống chính trị của xã hội cũng như sự phát triển của nền kinh tế, nhà nước ngày càng chú trọng giúp đỡ cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội hoạt ddoongj có hiệu quả .( Điều 25 Hiến pháp 1992: “ Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn , công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ Quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn , tài sản và cac quyền lợi khác của các tổ chức ,cá nhân nước ngoài .Doanh nghiệp có vốn đầu tư nứoc ngoài không bị quốc hữu hoá . Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước ”. Sở hữu tư nhân: Sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình trong đó có vốn, tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu của hộ cá thể, tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân . Quyền sở hữu của cá nhân đối với tài sản còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu tư nhân có đầy đủ ba yếu tố :chủ thể , khách thể, nội dung quyền sở hữu tư nhân . Quyền sở hữu của cá nhân công dân được pháp luật công nhận và bảo vệ . dây là quyền bất khả xâm phạm, không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình . Chủ thể của hình thức sở hữu tư nhân : Chủ thể của sở hữu tư nhân là từng cá nhân . Như vậy ,phạm vi chủ thể của sở hữu tư nhân cũng rất rộng . b. Khách thể của sở hữu tư nhân : Là những tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân, tài sản đó có thể là những tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng. Phạm vi khách thể của sở hữu tư nhân được quy định tại Điều 58 Hiến pháp 1992 : “ Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp , của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác ”. Vì vậy, cũng giống như sở hữu tập thể, khách thể của sở hữu tư nhân bao gồm : Vốn, những tư liệu dùng trong sản xuất và trong sinh hoạt như nông cụ , máy móc, nhà xưởng, các phương tiện đi lại …Những tư liệu sản xuất như : Ruộng, đất, hầm mỏ, sông hồ, tài nguyên trong long đất … không thể là sở hữu tư nhân . c. Cơ sở pháp lý để hình thành sở hữu tư nhân : Sở hữu tư nhân được hình thành bằng nhiều cách khác nhau trước hết là được hình thành bằng con đường thu nhập hợp pháp .Bằng sức lao động của cá nhân , hộ cá thể, xí nghiệp tư doanh có quyền được hưởng những thành quả do lao động của chính mình làm ra. Sở hữu tư nhân còn được hình thành bằng con đường thừa kế, tiết kiệm để dành của cá nhân, hộ cá thể, xí nghiệp tư doanh. Hình thức sở hữu tư nhân hiện nay còn khá phổ biến và còn tồn tại lâu dài trong nền kinh tế quốc dân . Thông qua cách mạng trong quan hệ sản xuất, sở hữu tư nhân cũng dần dần được chuyển hoá thành các hình thức sở hữu khác ( Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể ). d. Xu hướng phát triển : Từ vị trí mới, kinh tế tư nhân đang tạo thành một đối chứng hiện thực năng động để các khu vực kinh tế khác đối chiếu và luôn tự đổi mới tự hoàn thiện . Khu vực kinh tế tư nhân ,sỏ hữu tư nhân góp phần khơi dậy một bộ phận quan trọng tiềm năng của đất nước tăng nguồn nội lực ,tham gia nền kinh tế quốc dân; đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp phần thu hút một bộ phận lớn lực lượng lao động vào đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài , mở rộng thị trường thế giới . So sánh các loại hình sở hữu ở Việt Nam theo Hiến pháp 1992 Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân là 3 chế độ sở hữu được nhà nước ta công nhận tại Hiến pháp 1992. Chúng có những điểm giống và khác nhau để hỗ trở cho nhau trong quá trình phất triển kinh tế ở Việt Nam. Sở hữu toàn dân là sở hữu của nhân dân lao động về tư liệu sản xuất và tài nguyên quan trọng của đất nước. Còn sở hữu tập thể là sở hữu chng của những người lao động trong một tổ chức kinh tế tập thể và sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Về chủ thể, chủ thể của sở hữu toàn dân là tập thể nhân dân lao động mà đại diện là Nhà nước, và cũng là chủ thể duy nhất. Còn chủ thể của sở hữu tập thể là các hợp tác xã sản xuất kinh doanh đó có thể là nhiều chủ thể và chủ thể của sở hữu tư nhân là một cá nhân, một nhóm người, một hộ gia đình. Về khách thể, khách thể của sở hữu toàn dân làtư liệu sản xuất, tài nguyên quan trong của một quốc gia. Còn khách thể của sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân có phạm vi bị hạn chế hơn đó là khách thể chỉ là vốn, tư liệu sản xuất, tài sản mà tập thể mua sắm hoặc tài sản hợp pháp của tư nhân. Về cơ sở pháp lí của sự hình thành sở hữu toàn dân thì rất phong phú được hình thành từ bảy nguồn chính, trong đó có những con đườn là nguồn đặc trưng chỉ có ở sở hữu toàn dân như thu thuế, tíêp thu tài sản ở nhà nước cũ, chế độ cũ, tịch thu trưng thu tài sản của bọn việt gian, tư sản mại bản…Còn sở hữu tập thể thì hình thành ba con đường chính là đóng góp tự nguyện, nâng cao hiệu quả kinh tế, sự giúp đỡ của nhà nước. Còn sở hữu tư nhânthì được hình thành bằng nhiều cách như thu nhập hợp pháp, của cải để dành, tặng cho, kế thừa… Về vai trò và xu hướng pháp triển của các chế độ sở hữu: Sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể giữ vai trò nền tảng, đặc biệt sở hữu toàn dân giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Còn sở hữu tư nhânlà một bộ phận giúp thúc đẩy nền kinh tế phất triển, nó còn tồn tại lâu dài và khá phổ biến. Đánh giá: Sự kế thừa và pháp triển các hình thức sở hữu của Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980. Những năm trước đây từ quan điểm cho rằng nền kinh tế XHCN dựa trên chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất với hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể dẫn đến quan điểm cho rằng: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể xoá bỏ triệt để chế độ tư hữu là cơ sở nền kinh tế XHCN, mà có nền kinh tế XHCN tức là có CNXH. Do đó các nước đi theo con đường CNXH trước đây đều xây dựng nền kinh tế với hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, và coi đó là công cuộc xây dựng CNXH. Ở đây đã có sự nhầm lẫn giữa mục đích và phương tiện để xây dựng CNXH. Chế độ sở hữu công cộng chỉ có thể là phương tiện để đi lên CNXH chứ không thể là mục đích của CNXH. Hiến pháp 1980 của Nhà nước CHXHCN Việt Nam ghi nhận có hai hình thức sở hữu, đó là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể mở rộng tràn lan trong điều kiện thấp kém của lực lượng sản xuất. Và tổ chức quản lí đã triệt tiêu động lực và trach nhiêm của người lao động. Chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể đã không phát huy được tính ưu việt của nó như chúng ta mong muốn mà lại làm phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, gây lãng phí thất thoát, tham ô tài sản Nhà nước và tài sản tập thể. Tài sản của nhà nước dường như vô chủ. Bên cạnh đó hình thức sở hữu tư nhân lại không được ghi nhận, chin điều này làm kim hãm sự phát triển của kinh tế. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, chúng ta đang xây dựng và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Nhiều thành phần kinh tế đương nhiên dẫn đến đa hình thức sở hữu, do vậy Hiến pháp 1992 không bảo hộ và ghi nhận các hình thức sở hữu của cá thành phần kinh tế khác. Dựa trên sự thừa nhận hai hình thưc sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể của Hiến pháp 1980, Hiến pháp1992 còn ghi nhận hình thức sở hữu tư nhân, không những thừa nhận mà còn còn phát triển. Điều 21 HP 1992 nêu rõ: “ Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân đựợc chọn hình thức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh”. Thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại phát triển của sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuấtlà một bước tiến trong chế độ kinh tế nước ta. Khi mà việc tồn tại nhiều hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất còn là khách quan phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nước ta trong giai đoạn hiện nay mà đã chủ trương xoá bỏ tư hữu, phát triển sở hữu toàn dân, nhất là các thành phần kinh tế xã hội, thừa nhận và bảo hộ sở hữu tư nhân là nhăm giải phóng mọi năng lực sản xuất, hỗ trợ, bổ xung cho kinh tế XHCN. III. Kết thúc vấn đề: Chế độ sở hữu trong hiến pháp hiện hành là một vấn đề quan trọng việc nghiên cứu nó có ý nghĩa to lớn trong việc tìm hiểu chế độ kinh tế nước ta hiện nay. Trên đây là một số ý kiến của nhóm C1-1 về đề tài đã phân tích. Do sự hạn chế của kiến thức và đựợc tìm hiểu qua giáo trình, luật và các tài liệu tham khảo khác nên bài làm còn có nhiều thiếu sót mong có sự đánh giá và ý kiến của quý thầy cô. Danh mục tài liệu tham khảo Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam. Nxb CAND. Hà Nội 2009. Hiến pháp 1992,1980. 3. Bình luận Khoa học Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992,nxb khoa học – xã hội 1995. 4. Hiến pháp 1946, và sự kế thừa phát triển trong các hiến pháp Việt Nam, nxb Chính trị quốc gia. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập hiến pháp- Chế độ sở hữu theo quy định của hiến pháp 1992.doc
Tài liệu liên quan