Trong các DNNN, đặc biệt là các tổng công ty lớn, ngoài ba vai diễn chính là nhà nước, hội đồng quản trị và các nhà quản lý, còn xuất hiện thêm nhiều vai diễn khác như đảng ủy công đoàn, các đoàn thể khác. Những vai diễn này nhiều khi lại làm mờ đi nhân vật chính. Mỗi vai diễn trong DNNN phải thỏa mãn mục tiêu của tất cả các vai diễn còn lại. Nếu gộp cả chi phí đại diện bằng tiền và chi phí đại diện “ẩn” thì con số sẽ vô cùng lớn. Vì thế, không có gì lạ khi giá thành ở các DNNN luôn cao hơn so với các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân và hầu như không thể nào đảo ngược được tình trạng này. Giá cả sản phẩm, dịch vụ của các DNNN thuộc các lĩnh vực cấp nước, điện lực. có một điều lạ là luôn đi theo một lộ trình tăng giá.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chi phí đại diện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý là người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp nên họ có thể thực hiện những hành vi hay quyết định nhằm tối đa hoá lợi ích cho cá nhân mình nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư.
¬ Xung đột cũng nằm trong việc phân chia phần lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra. Chủ sở hữu và nhà đầu tư, một cách hợp lý, hưởng phần lớn lợi nhuận. Đội ngũ điều hành, hưởng một mức lương nhất định, phụ cấp, tiền thưởng và họ có thể không hài lòng với điều này khi lý luận rằng ngoài lượng tư bản ban đầu bỏ ra, nhóm cung cấp tài chính không còn đóng góp gì thêm cho doanh nghiệp. Trong khi đó, chính họ, những người quản lý với năng lực và danh tiếng của mình, đang ngày đêm gắn bó với hoạt động vận hành và làm nên thành công cho doanh nghiệp. Từ đó, ban quản lý doanh nghiệp không nổ lực hết mình, gian lận, nghỉ việc tạo ra những thất lớn trong doanh nghiệp.
¬ Chính sách về tiền lương, tiền thưởng nhưng vẫn chưa thật sự động viên, chưa khuyến khích Ban giám đốc cũng như các thành viên Ban kiểm soát.
¬ Dòng tiền tự do của doanh nghiệp khá cao vượt mức cần thiết và sự mất cân đối trong dòng tiền của doanh nghiệp.
¬ Sự minh bạch và công bố thông tin chưa được thực hiện tốt. Mặc dù các báo cáo tài chính đều được kiểm toán theo quy định, tuy nhiên thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho bên kiểm toán chưa thật sự đầy đủ, còn khuất lấp.
1.3/ Cách tính chi phí đại diện :
¬ Mô hình Tobin’s Q :
- Đây là tỷ số đo lường mức độ ảnh hưởng như thế nào của sự quản lý công ty nhằm làm tăng giá trị thị trường của nó bằng việc thu nhận nhiều vốn tới doanh nghiệp. Nó được xem là đại diện cho chi phí đại diện. Những công ty với những vấn đề đại diện sẽ làm phát sinh chi phí đại diện, một khi sự thừa tiền mặt và những cơ hội đầu tư kém sẽ được phản chiếu ở công ty có tỷ số Tobin’s Q thấp.
Q = (MVE + DEBT)/TA
MVE : Là tích số của giá 1 cổ phần công ty với số lượng cổ phần tồn tại
DEBT : Là tổng số nợ công ty
TA : Là giá trị sổ sách tổng tài sản của công ty
+ Nếu Q > 1, khi đó thị trường chứng khoán đã định giá lớn hơn giá trị sổ sách của nó à các nhà quản lý sẽ tăng giá thị trường của công ty bằng cách đạt được nhiều vốn hơn.
+ Nếu Q < 1, thị trường chứng khoán đã định giá vốn nhỏ hơn giá trị sổ sách à các nhà quản lý sẽ không thu hồi được phần vốn đã mất đi.
à Đây là tỷ số đơn giản, dễ tính toán, đo lường chi phí đại diện tương đối chính xác, số liệu dễ thu thập,… tuy nhiên số liệu có được đòi hỏi phải minh bạch, chính xác thì mới có thể đưa ra kết luận chính xác về chi phí đại diện
¬ Mô hình doanh số hàng năm với tổng tài sản :
- Đây là tỷ số đo lường mức độ ảnh hưởng như thế nào của việc quản lý về sử dụng tài sản của công ty. Ang, Cole, và Wuh Lin áp dụng tỷ số này để đo lường chi phí đại diện. Nó được tính toán bằng tỷ số doanh số hàng năm với tổng tài sản. Tỷ số này của một công ty thì thấp hơn một công ty có nhiều kinh nghiệm về chi phí đại diện
- Nếu tỷ số này thấp, công ty đã không sử dụng hết công suất của tài sản và phải hoặc tăng doanh số hoặc bố trí lại một vài tài sản.
- Nếu tỷ số này cao, công ty đã sử dụng tài sản có hiệu quả.
à Đây là tỷ số đơn giản dễ tính toán…Tuy nhiên cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây :
+ Nó sẽ cực đại khi sử dụng tài sản cũ hơn bởi vì giá trị sổ sách của chúng sẽ thấp so với các tài sản mới hơn.
+ Các công ty với việc đầu tư tương đối nhỏ cho tài sản cố định, như các công ty bán lẻ hoặc bán buôn, khuynh hướng có tỷ số này cao khi so sánh với các công ty đầu tư lớn vào tài sản cố định.
¬ Mô hình hồi quy :
- Theo như mô hình của Jacky Chow So thì các biến được sử dụng trong mô hình bao gồm các biến sau :
+ Biến chi phí đại diện, có 3 loại biến : biến tỷ số chi phí, tỷ số hữu dụng của tài sản và dòng tiền trên tài sản. Tỷ số chi phí đo bằng tổng chi phí hoạt động chia cho doanh thu, nó phản ánh khả năng kiểm soát chi phí của người quản lý doanh nghiệp; tỷ số hữu dụng của tài sản được đo bằng doanh thu trên tổng tài sản. Trong khi tỷ số chi phí thì tương quan thuận với chi phí đại diện thì tỷ số hữu dụng của tài sản tương quan ngược với chi phí đại diện. Khi mà những nhà quản lý đưa ra những quyết định đầu tư xấu, mua những tài sản không hữu dụng, hoặc là chăm lo quá mức đến tiền lương bổng thì doanh nghiệp có một tỷ số hữu dụng tài sản thấp à Chi phí đại diện cao .
+ Biến kiểm soát nội bộ, có 2 loại biến : quyền sở hữu và tỷ số nợ trên tài sản được sử dụng để nghiên cứu tác động của việc điều hành doanh nghiệp. Trong khi đó tỷ số nợ cho biết được cơ cấu vốn của doanh nghiệp có phù hợp với tình hình của doanh nghiệp hay không, điều này rất quan trọng vì khi doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả nhưng tỷ số nợ quá cao, lúc này doanh nghiệp gánh chịu rủi ro rất lớn, có thể bị phá sản.
+ Biến điều khiển bên ngoài, có 3 loại biến : thời gian doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng lâu nhất; số lượng ngân hàng doanh nghiệp đang giao dịch và tuổi của công ty. Thời gian dài nhất doanh nghiệp liên hệ với ngân hàng và số lượng ngân hàng được dùng như sự đại diện giám sát việc điều hành doanh nghiệp của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Các ngân hàng thường xuyên yêu cầu các nhà quản lý doanh nghiệp nộp báo cáo kết quả một cách trung thực. Kết quả là các nhà quản lý sẽ bị thúc đẩy điều hành doanh nghiệp một cách có lợi và hiệu quả à Giảm trực tiếp chi phí đại diện giữa người chủ doanh nghiệp và người quản lý.
2/ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN PHÁT SINH TRONG MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CỤ THỂ :
2.1/ Trong Công Ty Cổ Phần :
ĐHĐCĐ
¬ Sơ đồ quản lý trong công ty cổ phần:
HĐQT
Ban kiểm soát
Giám đốc, TGĐ
- Công ty cổ phần được sở hữu bởi các cổ đông, đó là những nhà đầu tư đã góp vốn thông qua việc nắm giữ cổ phần, giấy chứng nhận góp vốn của các công ty này. Mặc dù các cổ đông là những người nắm quyền sở hữu công ty nhưng không hẳn là người trực tiếp quản lý hết. Thay vì tham gia quản lý trực tiếp thì những cổ đông này sẽ bỏ phiếu để lựa chọn một hội đồng quản trị. Một trong số thành viên hội đồng quản trị có thể làm chức danh quản lý cao nhất là tổng giám đốc hoặc tổng giám đốc có thể chọn từ bên ngoài không phải là cổ đông của công ty. Hội đồng quản trị đại diện quyền lợi cho các cổ đông và bổ nhiệm các chức danh quản lý cao nhất của công ty. Sự mâu thuẫn giữa mục tiêu của các cổ đông từ nhà quản lý đã tạo ra những vấn đề về người chủ - người đại diện. Các cổ đông là người chủ còn các nhà quản lý chuyên nghiệp là người đại diện cho họ. VD : Các cổ đông sẽ yêu cầu các nhà quản lý chuyên nghiệp làm sao để gia tăng giá trị của công ty nhưng các nhà quản lý không làm theo yêu cầu đó và đôi lúc thu vén riêng để làm giàu cho mình chứ không làm giàu cho công ty và các cổ đông.
- Chi phí đại diện có thể phát sinh trong trường hợp ngược lại, đa phần trong công ty cổ phần chủ tịch hoặc các thành viên hội đồng quản trị kiêm luôn chức vụ giám đốc hay tổng giám đốc, có sự tập trung quyền lực vào tay quá lớn. Một khi cơ chế giám sát không hiệu quả thì rất dễ dẫn đến sự lạm dụng quyền, thu vén cho bản thân họ. Rõ nét nhất là trong các công ty cổ phần chi phối của nhà nước, chi phí đại diện khá cao do công ty vừa tốn chi phí giám sát theo dõi ban giám đốc vừa tốn chi phí ràng buộc để ban giám đốc hướng đến mục tiêu chung và công ty sẽ mất mát các khản phụ trội khá lớn do những hoạt động làm lợi từ ban giám đốc. VD : Lãnh đạo công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội dùng 16,360 tỷ đồng tiền vốn kinh doanh mua cổ phiếu trên thị trường OTC là những tiếng chuông cảnh báo về tình trạng quản trị công ty còn nhiều thiếu xót, cơ chế giám sát còn hạn chế hay chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần mía đường La Ngà đem 17,7 tỷ đồng đầu tư mua cổ phiếu của 10 công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán tập trung.
- Chi phí đại diện còn phát sinh khi dòng tiền thu được từ việc phát hành cổ phần quá lớn trong khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (là chính) lại bị âm quá mức dẫn đến sự mất cân đối về dòng tiền trong hoạt động của công ty. Dòng tiền thu về quá lớn dẫn đến dòng tiền tự do vượt mức cần thiết, việc sử dụng lượng tiền này như thế nào ? Dùng để chi trả nợ đến hạn hoặc chi trả cổ tức và ai sẽ làm nhiệm vụ này. Điều này làm chi phí đại diện rất dễ nảy sinh vì nếu Ban giám đốc thực hiện nhiệm vụ trên sẽ thực hiện những vụ thâu tóm lãng phí hoặc đầu tư vào những dự án kém hiệu quả.
- Vấn đề thông tin bất cân xứng tồn tại giữa người sở hữu và CEO là một dạng điển hình của dạng chi phí này. Người đại diện (nhà quản trị doanh nghiệp) chính là người làm việc thay mặt cho người sở hữu, nói cách khác là các cổ đông của doanh nghiệp. Thông thường cổ đông của doanh nghiệp không hoặc rất ít có điều kiện giám sát thường xuyên từng hành động của người quản trị. Đây là một điểm dễ làm phát sinh tình trạng thông tin bất cân xứng.
- Theo Ross và Westerfield (tác giả cuốn Corporate Finance, phiên bản thứ 7): khi doanh nghiệp mang một khoản nợ, sẽ có xung đột lợi ích phát sinh giữa cổ đông (người nắm giữ cổ phiếu) và trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp có phát hành trái phiếu). Xung đột phát sinh ở chỗ người sở hữu (cổ đông công ty) thường muốn theo đuổi những chiến lược hoạt động có tính "ích kỷ", điều này làm phát sinh chi phí đại diện. Những chiến lược "ích kỷ" này thường tốn kém do chúng làm giảm giá trị thị trường của toàn doanh nghiệp, chẳng hạn một chiến lược kinh doanh với mức độ rủi ro cao; hoặc một chiến lược nhắm vào đầu tư những tài sản có độ rủi ro thấp hơn kỳ vọng của trái chủ (trái chủ với mức đầu tư của mình vào doanh nghiệp, ở dạng cho vay, có những kỳ vọng riêng về mức độ rủi ro trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích tối đa cho mình); hoặc cũng có thể là chiến lược nhằm vắt kiệt lợi ích mà tài sản hiện tại của công ty có thể sinh ra phục vụ cho mục đích của cổ đông. - Các nhà đầu tư, cổ đông bên ngoài không được công ty cung cấp đầy đủ thông tin nên sự giám sát từ bên ngoài bị hạn chế dẫn tới thông tin bất cân xứng ngày một nghiêm trọng à chi phí đại diện khó giải quyết. Vd : Khi công ty phát hành cổ phiếu thì phải cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tư từ bản cân đối kế toán, báo cáo thu nhập đến bản báo cáo tài chính hay công bố những khả năng quản lý của công ty. Nhưng thực tế sẽ có những công ty cố tình “che lấp” các khoản nợ và thổi phồng lợi nhuận. Và cho tới khi nào công ty tuyên bố phá sản thì mọi thông tin mới được làm rõ.
- Trong công ty cổ phần thường có chính sách về tiền lương, thưởng khá phức tạp và không ổn định so với doanh nghiệp Nhà nước. Mức lương chính thường cố định, các khoản thu nhập khác như thưởng và khoản khác có thể thấp (cao) hơn so với tiền lương (tùy thuộc vào quyết định của mỗi công ty), tỷ lệ sở hữu cổ phần rất hạn chế. Cơ chế thù lao chưa có tính khuyến khích cao, một khi giám đốc phấn đấu đem về công ty nhiều lợi ích mà công sức họ bỏ ra quá nhiều so với phần mà họ nhận được sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong mục tiêu về lợi ích giữa giám đốc và chủ sở hữu. Bên cạnh đó thu nhập của các thành viên ban kiểm soát rất thấp làm họ dễ xa rời công việc.
à Tóm lại vẫn còn nhiều công ty cổ phần bị thua lỗ, phá sản, chủ yếu do những mâu thuẫn về thông tin và mục tiêu trong nội bộ công ty ví dụ như mâu thuẫn giữa ban lãnh đạo và Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và cổ đông, sự yếu kém trong quản lý, giám sát, sự thiếu năng động và xem nhẹ vai trò chi phí đại diện nên làm phát sinh chi phí đại diện khá lớn.
Ví dụ cụ thể gần đây nhất là : Công ty Dệt may Gia Định (cổ đông nhà nước chiếm 30% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết) có báo cáo gửi UBND TP phản ánh những sai phạm của Bông Bạch Tuyết (vào tháng 10 / 2008 ). Theo đó, Dệt may Gia Định cho rằng Bông Bạch Tuyết lập và công bố thông tin sai lệch, không minh bạch trong báo cáo tài chính, vi phạm về quản trị công ty; hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, ban kiểm soát và kế toán trưởng công ty này có sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, để giám đốc hành chính-nhân sự chiếm dụng tiền công ty mua đất...
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có văn bản cho rằng việc duy trì điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM của Bông Bạch Tuyết không đạt, hoạt động kinh doanh của công ty luôn trong tình trạng thua lỗ (trừ năm 2005); đã niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng công ty công bố thông tin không nghiêm túc, vi phạm quy chế công bố thông tin... Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết luận hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành công ty đã thiếu trách nhiệm, không trung thực trong việc lập và công bố các báo cáo tài chính. Ngoài ra, công ty còn thu 7,2 tỷ đồng tiền mua cổ phiếu của một số cá nhân nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán, vi phạm quy chế phát hành. Khi số cổ phiếu này không phát hành được, số tiền trên được chuyển thành khoản nợ phải trả của công ty.
(Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết tiền thân là nhà máy Cobovina Bạch Tuyết, được thành lập năm 1960. Đây là nhà máy sản xuất các sản phẩm bông y tế và băng vệ sinh phụ nữ. Trên cơ sở nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận để lại, ngày 10/3/2002, Công ty đã tăng vốn từ 11,4 tỷ đồng lên 68,4 tỷ đồng (được chia thành 6.840.000 cổ phần). Trong đó Nhà nước 2.052.000 cổ phần (30%). Cổ đông nội bộ 2.850.228 cổ phần (41,67%) với 180 cổ đông. Cổ đông bên ngoài 1.937.772 cổ phần (28,33%) với 102 cổ đông. Cổ đông sáng lập: Gồm Nhà nước và Cổ đông nội bộ, có 181 cổ đông, chiếm 71,67% vốn cổ phần. Năm 2007, Công ty tiếp tục phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng để tiến hành triển khai thực hiện khai thác các lô đất và một số dự án chiến lược khác. Liên tục trong 11 năm liền 1997-2007, Công ty được người tiêu dùng bình chọn danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, Thương hiệu nổi tiếng và là sản phẩm chủ lực của Ngành Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.)
2.2/ Trong Doanh Nghiệp Nhà Nước :
- Đối với công ty Nhà nước độc lập có quy mô vốn lớn, cơ cấu bộ máy quản lý gồm có : Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám dốc, các phó giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch hội đồng quản trị đứng đầu có trọng trách quản lý tài sản Nhà nước. Chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm nhiệm chức vụ tổng giám đốc nhưng thành viên khác của Hội đồng quản trị có thể kiêm chức vụ này không có đầy đủ quyền năng quyết định (gồm quyền sử dụng, chuyển nhượng và định đoạt) mà chỉ là một số quyền nhất định. Thường họ không có tiền trong doanh nghiệp nên thường gọi là những ông “chủ giả”. Nhưng những ông chủ này tiêu tiền như thật. Còn tổn giám đốc là người làm công ăn lương 100%. Về doanh nghiệp họ cũng là “ông chủ” nhưng không có vốn, vốn của Nhà nước, lãi Nhà nước được, lỗ Nhà nước chịu. Do đó họ luôn có tâm lý rằng dù nộp nhiều tiền cho ngân sách cùng lắm cũng chỉ được khen thưởng. có thể nói sự phân định trên cũng đã làm bất cân xứng mọi thông tin về mục tiêu giữa người chủ và người quản lý.
- Sở hữu trong công ty nhà nước mang tính chất rất phân tán. Việc quản lý, sử dụng nó hoàn toàn qua nhiều cấp những người đại diện sở hữu. Sở hữu toàn dân được giao cho chính phủ quản lý, chính phủ sau đó lại giao cho người đại diện sở hữu khác (bộ, ngành). Sau đó lại được giao cho người đại diện khác (Hội đồng quản trị). Cuối cùng Hội đồng quản trị giao cho Tổng giám đốc với vai trò điều hành việc sử dụng nguồn vốn trên. Do vậy, khả năng kiểm soát của người chủ sở hữu đối với người đại diện cũng xa vời và khó khăn.
- Hơn nữa doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp vận hành theo nền hành chính. Do lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước chỉ là người được Nhà nước cử để quản lý và kinh doanh vốn nên mọi quyết định trong doanh nghiệp đều tuân thủ quy trình hành chính. Một giám đốc doanh nghiệp Nhà nước nói rằng : “Muốn mua sắm hoặc đầu tư vào cái gì dù lớn hay nhỏ vẫn phải làm tờ trình đợi phê duyệt, gọi thầu, đấu thầu, tuyển dụng, điều chỉnh, bổ nhiệm cán bộ đều phải vận hành theo cơ chế trên à Chi phí đại diện trong doanh nghiệp Nhà nước là rất lớn.
- Trong các DNNN, đặc biệt là các tổng công ty lớn, ngoài ba vai diễn chính là nhà nước, hội đồng quản trị và các nhà quản lý, còn xuất hiện thêm nhiều vai diễn khác như đảng ủy công đoàn, các đoàn thể khác. Những vai diễn này nhiều khi lại làm mờ đi nhân vật chính. Mỗi vai diễn trong DNNN phải thỏa mãn mục tiêu của tất cả các vai diễn còn lại. Nếu gộp cả chi phí đại diện bằng tiền và chi phí đại diện “ẩn” thì con số sẽ vô cùng lớn. Vì thế, không có gì lạ khi giá thành ở các DNNN luôn cao hơn so với các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân và hầu như không thể nào đảo ngược được tình trạng này. Giá cả sản phẩm, dịch vụ của các DNNN thuộc các lĩnh vực cấp nước, điện lực... có một điều lạ là luôn đi theo một lộ trình tăng giá.
- Chi phí đại diện xuất hiện trong doanh nghiệp nhà nước không chỉ là việc chi trả tiền lương, thưởng, các tổn thất có thể nhìn thấy trước mắt, mà còn những chi phí ẩn đằng sau mà do sức ỳ tâm lý, sự lề mề, thụ động gây ra. Ví dụ: Petro Vietnam, tập đoàn hàng đầu hiện được coi là quả đấm thép của nền kinh tế, có tuổi đời hơn 20 năm, nhưng thời gian qua, tập đoàn này chỉ làm được mỗi việc là hút dầu thô lên để bán. Còn việc xây dựng nhà máy lọc dầu nhằm đa dạng hóa sản phẩm đang là chuyện của tương lai.
- Xu hướng không sử dụng hết và sử dụng kém hiệu quả các thông tin “được cung cấp” cũng rất phổ biến. Quốc hội, Chính phủ không có đủ thông tin cần thiết về toàn bộ khu vực doanh nghiệp nhà nước; các bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh không có đủ thông tin về từng doanh nghiệp nói riêng và tất cả các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý nói chung; Hội đồng quản trị các tổng công ty không có đủ thông tin cần thiết về từng đơn vị thành viên và toàn bộ tổng công ty. Giám đốc công ty không có đủ thông tin cần thiết về từng chi nhánh, đơn vị kinh doanh trực thuộc…
Vd : Pjico là một công ty cổ phần, tuy nhiên, sở hữu nhà nước chiếm đa số.Với cơ cấu sở hữu nhà nước chiếm tuyệt đối như vậy, có thể thấy Pjico mang tính chất sở hữu nhà nước. Tại hội đồng quản trị của Pjico, các thành viên chủ chốt đa số là đại diện của các công ty vốn nhà nước như Petrolimex, VCB, VSC…Cơ chế quản lý nội bộ của chủ sở hữu đối với người điều hành chưa cao. Vì thế, người điều hành Pjico qua mặt HĐQT một vụ bồi thường có nhiều khúc mắc trị giá tới 3,8 tỷ đồng. Người bị ảnh hưởng trực tiếp từ vụ bê bối này của người điều hành là các cổ đông. Tại Pjico, cổ đông chủ yếu là nhà nước và các cổ đông tư nhân. Do vậy, có thể nhận thấy sự thất thoát rất lớn từ nguồn vốn nhà nước mà căn bản là đi từ nguồn đóng góp, thuế của nhân dân, vào tay một số người, làm mất tính hiệu quả của đồng vốn.
2.3/ Trong họat dộng tín dụng :
- Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Cấp tín dụng là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chính của các ngân hàng. Có thể hiểu cấp tín dụng một các đơn giản là việc ngân hàng cho khách hàng “vay” một khoản tiền hoặc uy tín của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả “khoản vay” nêu trên cho ngân hàng cộng với khoản “lãi” kèm theo.
- Việc “vay mượn” giữa ngân hàng và khách hàng được lập thành hợp đồng tìn dụng. Cũng giống như các hợp đồng tài chính khác, hợp đồng tín dụng là một dạng hợp đồng không hoàn chỉnh. Để một hợp đồng được thực hiện đầy đủ thì các bên liên quan trong hợp đồng phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, không giống như các hợp đồng hoàn chỉnh, việc thực hiện các hợp đồng không hoàn chỉnh gặp nhiều khó khăn hơn vì có rất nhiều tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực thi hợp đồng mà các bên không lường trước được. Cũng do chính vấn đề này mà trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một bên có nhiều thông tin hơn có thể có những hành vi gây tổn hại đến bên ít thông tin hơn. Đây chinh là vấn đề bất cân xứng về thông tin trong các hoạt động của nền kinh tế.
- Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin về dự án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn khách hàng. Do đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, bản thân các tổ chức tín dụng phải xử lý thông tin bất cân xứng để hạn chế lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại nhằm cho vay đúng người đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng vay vốn có hành vi đúng đắn nhằm đảm bảo việc thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng đã cấp ra.
- Trong một nền kinh tế, hầu như không một ngân hàng nào có đủ khả năng tự mình xử lý được vấn đề thông tin bất cân xứng mà cần phải có một cơ sở hạ tầng và những điều kiện cần thiết cho nền kinh tế đó nhằm tránh xảy ra những vấn đề về hệ thống ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.
3. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHI PHÍ ĐẠI DIỆN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN :
3.1/ Giảm chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và hạn chế những khoản mất mát phụ trội :
¬ Để giảm chi phí giám sát, chi phí ràng buộc phải gia tăng sự giám sát bên trong và bên ngoài, việc gia tăng sự giám sát này có thể làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng bù lại hiệu quả rất lớn :
Ø Tăng cường sự giám sát, ràng buộc bên trong : Cần nâng cao vai trò đại diện của Hội đồng quản trị vì Hội đồng quản trị có trách nhiệm tối cao đại diện quyền lợi của các cổ đông. Để Hội đồng quản trị làm tốt vai trò đại diện, gia tăng sự giám sát đối với Ban giám đốc, cần lưu ý :
+ Không nên để chủ tịch hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ tổng giám đốc hoặc giám đốc điều hành
+ Có sự cân bằng giữa số lượng thành viên quản trị điều hành và số lượng thành viên quản trị không điều hành trong Hội đồng quản trị. Quá trình bổ nhiệm vị trí chủ tịch hội đồng quản trị phải được thực hiện công khai minh bạch.
+ Hội đồng quản trị nên có sự tham gia của các thành viên độc lập
- Nâng cao vai trò giám sát của Ban kiểm soát vì Ban kiểm soát có trách nhiệm thay mặt cho các cổ đông giám sát tất cả các hoạt động của công ty, Ban giám đốc và Hội đồng quản trị. Ngoài ra, Ban kiểm soát nên là người không tham gia điều hành, có phẩm chất đạo đức tốt, uy tín có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn.
- Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ công ty hiệu quả sẽ đảm bảo chắc chắn mang lại lợi ích về quản lý và kinh tế to lớn cho công ty. Do đó phải có các thành phần sau :
+ Môi trường kiểm soát nội bộ : là môi trường trong đó mọi hoạt động kiểm soát nội bộ được triển khai, môi trường này tốt nếu công ty ban hành các văn bản, quy tắc, chuẩn mực phòng ngừa Ban giám đốc và nhân viên lâm vào tình thế xung đột quyền lợi với công ty; có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty hợp lý; không đặt ra những chuẩn mực tiêu chí thiếu thực tế hoặc những danh sách ưu tiên, ưu đãi lương thưởng bất hợp lý.
+ Đánh giá rủi ro có chất lượng : Ban giám đốc cần phải quan tâm và khuyến khích nhân viên phát hiện, đánh giá, phân tích và bình luận tác hại của các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn
+ Chất lượng hoạt động kiểm soát : công ty đề ra các định mức xác định về tài chính và các chỉ số căn bản, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất phù hợp với mục tiêu đề ra, tổng hợp và thông bào kết quả sản xuất đều đặn và đối chiếu các kết quả với các định mức, chỉ số định trước để điều chỉnh bổ sung kịp thời.
+ Hệ thống thông tin và truyền tin nhanh chóng phải kịp thời và chính xác.
+ Hệ thống giám sát và thẩm định : đây là quá trình theo dõi và đánh giá chất lượng kiểm soát nội bộ để đảm bảo việc này được triển khai phải điều chỉnh và cải thiện liên tục.
- Hoàn thiện hệ thống kế toán và kiểm toán nội bộ tại công ty. Xây dựng bộ máy kế toán chặt chẽ, nâng cao trình độ cho nhân viên kế toán. Việc tuyển dụng kế toán trường nên do Hội đồng quản trị tuyển chọn.
Ø Tăng cường sự giám sát ràng buộc từ bên ngoài : là sự giám sát của các tổ chức định chế tài chính, nhà đầu tư, các cổ đông của công ty, các cơ quan quản lý của Nhà nước…
- Giám sát thông qua thị trường chứng khoán : các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phải tuân thủ một số quy định bắt buộc, giám sát bởi nhiều cơ quan, công ty này còn chịu sự giám sát của các cổ đông. Như vậy để có sự giám sát hữu hiệu từ các cổ đông cần phải trang bị kiến thức về chứng khoán, tài chính kiểm toán…
- Các tổ chức định chế tài chính cũng góp phần không nhỏ trong việc giám sát hoạt động của các công ty. Vì khi công ty hoạt động cần quan hệ với các tổ chức này trên phương diện vay mượn vốn. Do đó công ty cần phải cung cấp đầy đủ thông tin cho các tổ chức này.
- Giám sát của các cơ quan thuế : cần bổ sung và nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên thuế, xây dụng và hoàn thiện các quy định văn bản Pháp luật về kế toán thuế sát với thực tế.
¬ Hạn chế những khoản mất mát phụ trội như các khoản vay mượn, hợp đồng kinh tế, chuyển nhượng tài sản, phát hành cổ phần hoặc mua lại cổ phần đã phát hành… vì những khoản này có thể đem đến rủi ro bất lợi cho công ty. Để hạn chế những khoản mất mát phụ trội từ rủi ro do giao dịch liên quan cần lưu ý :
- Các giao dịch với bên liên quan có giá trị lớn thì cần có sự phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông với đại đa số phiếu thuận.
- Các giao dịch với bên liên quan có giá trị nhỏ thì cần có sự phê chuẩn của Hội đồng quản trị.
- Tất cả các giao dịch với các bên liên quan phải dựa trên cơ sở “giao dịch khách quan cùng có lợi”.
- Bất cứ người nào tham gia hoặc có quan hệ với, hoặc một cách nào đó có lợi ích th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chi phí đại diện.doc