MỤC LỤC:
Trang
Lời mở đầu 1
I.Mục đích nghiên cứu 1
II.Mục tiêu nghiên cứu 1
III.Kết quả nghiên cứu 2
Phần 1:Lý luận chung về phát triển con người 2
1.1Định nghĩa phát triển con người 2
1.2Thước đo phát triển con người HDI 2
Phần 2. Thực trạng và đánh giá các tiêu chí phát triển con người tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay 5
2.1.Đánh giá các tiêu chí cấu thành HDI 5
2.2.Đánh giá phát triển con người qua chỉ số HDI .12
Phần 3: Kết luận về trình độ phát triển con người tại Việt Nam hiện nay và những kiến nghị .15
3.1Trình độ phát triển con người của Việt Nam hiện nay . 15
3.2 Kiến nghị giải pháp nâng cao trình độ phất triển con người ở Việt Nam trong thời gian tới .16
IV.Kết luận: .18
Tài liệu tham khảo .19
Mục lục .20
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 15907 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt Nam qua những năm (2000 đến nay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên cứu này, chúng tôi nghiên cứu về chỉ số phát triển con người (HDI)ở Việt Nam từ thời gian từ 2000 đến nay và các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số HDI,qua đó đánh giá trình độ phát triển con người của nước ta hiện nay. Đánh giá các chỉ số phát triển con người là một việc làm hết sức cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam hiện nay.Trong nghiên cứu cũng như trong giải quyết những vấn đề thực tiễn, việc so sánh chỉ số phát triển con người của Việt Nam với các Quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, từ đó tìm ra những thế mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục, từng bước cải thiện chỉ số phát triển con người… luôn là một công việc có ý nghĩa quan trọng.
III.Kết quả nghiên cứu:
Phần 1: Lý luận chung về phát triển con người
Phần 2. Thực trạng và đánh giá các tiêu chí phát triển con người tại Việt Nam
từ năm 2000 đến nay
Phần 3: Kết luận về trình độ phát triển con người tại Việt Nam hiện nay
và những kiến nghị
IV.Kết luân:
Phần 1: Lý luận chung về phát triển con người :
1.1Định nghĩa phát triển con người:
Chỉ số phát triển con người là căn cứ để so sánh, đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia qua các thời kỳ khác nhau. Báo cáo Phát triển con người năm 1990 của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã nhấn mạnh "Phát triển con người là mục đích cuối cùng, tăng trưởng kinh tế là phương tiện"; đồng thời chỉ rõ “Mục tiêu căn bản của phát triển là tạo ra một môi truờng khuyến khích con người được hưởng cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và sáng tạo” và định nghĩa phát triển con người như là “một quá trình mở rộng phạm vi lựa chọn của người dân”.
1.2Thướcđo phát triển con người HDI
1.2.1Số thước đo:
Tuổi thọ trung bình, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục là những phương diện thể hiện sự phát triển con người của mỗi quốc gia và cũng là những chỉ số thước đo.
Công thức tính các chỉ số thước đo
Để tính các chỉ số trên cần có các giá trị tối thiểu và tối đa (các giá trị biên) được chọn và quy định cho từng chỉ số. Mỗi chỉ số thước đo tính được cho một giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1 khi áp dụng công thức tính chung sau:
Chỉ số thước đo
=
Giá trị thực – giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất
Các giá trị biên để tính chỉ số thước đo
Giới hạn trên
Giới hạn dưới
- Tuổi thọ (năm)
85
25
- Tỷ lệ người lớn biết chữ (%)
100
0
- Tỷ lệ nhập học của các cấp GD (%)
100
0
- GDP thực tế đầu người (PPP$)
40000
100
-Chỉ số thu nhập:
Chỉ số thu nhập tính được khi sử dụng số liệu GDP thực tế bình quân đầu người điều chỉnh theo phương pháp sức mua tương đương (PPP$) phản ánh mức sống hợp lý của con người.
Công thức tính:
Chỉ số thu nhập đầu người
=
lg(GDP/người) – lg(100)
lg(40000) – lg(100)
- Chỉ số tuổi thọ
Chỉ số tuổi thọ bình quân đo thành tựu tương đối về tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh của một quốc gia, giúp phản ánh cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.
Công thức tính:
Chỉ số tuổi thọ trung bình =
Tuổi thọ trung bình - 25
85 - 25
Chỉ số giáo dục
Chỉ số về giáo dục được dùng làm thước đo trình độ dân trí làm nên CLCS của dân cư bao gồm các chỉ tiêu về tỷ lệ người lớn biết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số năm đến trường, tỷ lệ người mù chữ...
Công thức tính:
Chỉ số giáo dục = 2/3 tỉ lệ số người lớn biết chữ + 1/3 tỉ lệ nhập học cấp giáo dục
1.2.2HDI – Chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển con người
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI) là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người phản ánh các thành tựu chung của một quốc gia theo 3 ba phương diện của sự phát triển con người:
- Một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh, được đo bằng tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh.
- Kiến thức, được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với quyền số 2/3) và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học (với quyền số 1/3).
- Một mức sống hợp lý, được đo bằng GDP thực tế đầu người (PPP$).
Để tính được chỉ số HDI, cần phải tính từng chỉ số cho ba phương diện trên. Chỉ số HDI tính được là giá trị trung bình của các chỉ số thước đo:
HDI = 1/3 (chỉ số tuổi thọ bình quân + chỉ số giáo dục + chỉ số GDP bình quân đầu người)
Về mặt trị số:
Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục, GDP và HDI đều nhận giá trị từ 0 đến 1. Giá trị của các chỉ số này càng gần tới 1 có nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng càng cao (với 1 là thứ hạng cao nhất), trái lại, các chỉ số càng gần 0 có nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng càng thấp.
.
Mức sống Sức khỏe
Học vấn
GDP Tuổi
bình thọ
HDI
quân trung
đầu bình
người
Tỉ lệ Tỉ lệ
người nhập
biết chữ học các cấp
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc của HDI [3]
Phần 2. Thực trạng và đánh giá các tiêu chí phát triển con người tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay
2.1Đánh giá các tiêu chí cấu thành HDI
2.1.1Tiêu chí thu nhập
-Mức độ thu nhập:
GDP bình quân đầu người trên cơ sở cân bằng sức mua (PPP USD) và GDP bình đầu người thực tế (USD) từ năm 2000-2009
năm
GDPbìnhquânđầungười(PPPUSD)
GDP bình quân đầu người thực tê
2000
1.689
391
2001
1.860
413
2002
1.996
440
2003
2.070
492
2004
2.300
552
2005
2.490
636
2006
2.745
723
2007
3.071
835
2008
3.331
1024
2009
3.445
1060
2010
3.541
1168
-Qua bảng ta thấy giai đoan 2000-2008 gần 10 năm tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN liên tục giữ ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2000-2008 là 7,56%/năm. Tốc độ tăng kinh tế cao, trong khi tốc độ tăng dân số được kìm hãm, đã dẫn đến mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người mỗi năm một tăng. Nếu năm 2000, GDP trên đầu người của VN chỉ khoảng trên 300USD, thì đến năm 2007, GDP/người đã đạt 1024USD, tăng trên 3 lần. Năm 2008, GDP trên đầu người đạt 1.024 USD/người, với mức thu nhập này,đây là mốc quan trọng củaVN lần đầu tiên thoát ra khỏi nhóm nước nghèo (nhóm nước có thu nhập thấp nhất: GDP/người dưới 935 USD). GDP trên đầu người năm 2009 đạt 1.060 USD, Việt Nam phấn đấu GDP trên đầu người năm 2010 đạt 1.200 USD.
-Các thành tựu đạt được:
Theo kết quả điều tra mức sống dân cư của Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân 1 nhân khẩu/tháng của khu vực nông thôn năm 2001-2002 là 275,13 nghìn đồng, năm 2003-2004 tăng lên 378,09 nghìn đồng, tăng 37,42% (mức tăng của khu vực thành thị là 31,09%) và đại bộ phận người dân bắt đầu có tích lũy.
Theo tính toán từ các số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu người tính bằng USD, nếu năm 2000 nước ta mới đạt 391USD, đứng thứ 10 khu vực, thứ 44 châu Á, thứ 177 thế giới, tức là còn là một trong hơn 20 nước có mức GDP bình quân đầu người thấp nhất thế giới, thì đến năm 2003 đã đạt 492 USD, tương ứng đứng thứ 7, thứ 39, thứ 142. Đến nay, với con số hơn 1.000 USD/người, năm 2008 đã đánh dấu mốc phát triển của nền kinh tế VN chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình dưới với GDP bình quân đầu người khoảng từ 936 đến 3.705 USD
Năm 2009, Việt Nam đã chuyển từ nước nghèo sang nước có thu nhập trung bình.
-Những vấn đề còn tồn tại
Mặc dù, năm 2008 là năm đánh dấu Việt Nam thoát ra khỏi nhóm nước nghèo nhưng theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới tháng 10/2008 thì Việt Nam đứng hạng 170 về thu nhập bình quân đầu người tính theo tỷ giá VNĐ/USD, và đứng thứ 156 về thu nhập bình quân tính đầu người theo phương pháp sức mua tương đương (PPP) trong tổng số 207 nước, vùng lãnh thổ.Các chỉ số xếp hạng về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, và chỉ số phát triển giáo dục của Việt Nam đều có vị trí xếp hạng thấp trong các nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, do bị ảnh hưởng bởi lạm phát nên GDP trên đầu người tính theo sức mua tương đương ở Việt Nam còn cao hơn nhiều so với thực tế. Lạm phát đã làm giảm sức mua của người nghèo và làm tăng bất bình đẳng về thu nhập giữa thành thị và nông thôn,giữa các vùng trong nước.
-Kết luận về chỉ tiêu thu nhập
Khi thu nhập tăng, đời sống của người dân được đảm bảo về cả tinh thần lẫn vật chất, khi thu nhập giảm tác động tiêu cực đến chất lượng dân số. Sự bất bình đẳng trong thu nhập và phân phối thu nhập đang có xu hướng gia tăng giữa các vùng nông thôn,vùng sâu vùng xa với thành thị . Thu nhập tăng và phân phối thu nhập tiến đến sự hợp lí luôn luôn là cái hướng đến của toàn xã hội.
Chúng ta nhận thấy thu nhập bình quân đầu người ở nước ta ngày càng gia tăng, điều này được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm dần theo các năm và mức sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Đó là kết quả mà chúng ta đạt được nhờ vào các chính sách chú trọng phát triển hài hòa giữa các vùng miền.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải chú trọng đến các chính sách phát triển toàn diện để tránh rơi vào những cái “bẫy” thu nhập trung bình như các nước Đông Nam Á khác.
2.1.2Tiêu chí tuổi thọ
- Mức tuổi thọ:Có cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe là một tiêu chí để đánh giá về sự phát triển của con người. Và chỉ số tuổi thọ đã được chọn làm thước đo cho tiêu chí này. Chỉ số tuổi thọ được tính như sau:
Chỉ số tuổi thọ trung bình T =
(Với quy ước: 85 là giá trị cực đại và 25 là giá trị cực tiểu của tuổi thọ)
Tuổi thọ bình quân trung bình của Việt Nam :
năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tuổi thọ trung bình
68,2
68,6
69,0
70,5
70,8
71
Nước
Tuổi thọ
T
Ghí chú
Singapore
79,4
0,907
> VN
Hàn Quốc
77,9
0,882
> VN
Brunây
76,7
0,862
> VN
Malayxia
73,7
0,812
=VN
Thái Lan
71,5
0,776
< VN
Trung Quốc
72,5
0,792
< VN
Philippin
71
0,767
< VN
Việt Nam
71,5
0,812
Inđônêxia
69,7
0,745
< VN
Ấn Độ
63,7
0,645
< VN
Mianma
60,8
0,596
< VN
Việt Nam trong so sánh với một số nước ASEAN và châu Á 2005
Ở bảng ,Việt Nam hơn được Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Ấn Độ, Mianma.
- Những thành tựu đạt được:
.Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho ngườilao động nói chung và phụ nữ nói riêng đã được quan tâm hơn, tình hình sức khỏe nhân dân có nhiều cải thiện.Vì vậy trong thời gian qua, Việt Nam có chỉ số tuổi thọ tương đối có sự lạc quan. Tính ra trong 5 năm, từ năm 2000 đến năm 2005, ta đã nâng tuổi thọ bình quân lên 6 tuổi.
Việt Nam cũng có thứ hạng cao về tuổi thọ trên thế giới (T = 0,812, tuổi thọ bình quân 71,5 xếp thứ 56/177 nước). Theo số liệu mới mà chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra trong báo cáo toàn cầu sáng ngày 5/10/2009 tại Bangkok, Thái Lan thì tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam đã là 72,83 đứng thứ 54 thế giới.
Đạt được thành tựu như vậy là do nước ta đã làm tốt công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Cuộc khảo sát năm 2002 cho thấy: Cứ 1000 ca sinh ra ở Việt Nam chỉ có 39 trẻ bị tử vong (nhóm dân nghèo), có 14 trẻ bị tử vong (nhóm dân giàu). Chết dưới 5 tuổi thì trong số 1000 trẻ có 53 trẻ chết (nhóm dân nghèo) và 16 trẻ chết (nhóm dân giàu). Các con số tương ứng ở Inđonexia là: (78, 23, 109, 29). Đạt đến thành tựu này còn có sự tác động gián tiếp của kinh tế và giáo dục. Trình độ học vấn của bố mẹ tăng lên và điều kiện sinh hoạt vật chất được cải thiện cũng làm giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi.
- Những vấn đề tồn tại:
-Tuy đã đạt được một số thành tựu nhưng hệ thống y tế nước ta vẫn có rất nhiều bất cập.Mạng lưới chăm sóc y tế ở nông thôn yếu kém.
-Các bệnh nhân ở khắp nơi đổ dồn về các thành phố lớn, dẫn đến tình trạng quá tải.
-Thủ tục khám chữa bệnh còn rườm rà, nhất là đối với những người sử dụng Bảo hiểm y tế, họ phải đến bệnh viện nhiều ngày mới hoàn tất một quy trình khám chữa bệnh.
-Bên cạnh đó, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang là vấn đề nhức nhối trong thời gian qua.
-Ngoài ra, sự quản lý của nước ta đối với mặt hàng thuốc còn lỏng lẻo. Các phòng khám chữa bệnh tư nhân cũng cần được kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Tất cả những vấn đề trên cần sớm được hoàn thiện và giải quyết trong thời gian tới.
- Kết luận về chỉ tiêu tuổi thọ:
Chỉ số tuổi thọ đo lường thành tựu tương đối về tuổi thọ ở một nước. Chỉ số này của Việt Nam là đáng lạc quan. Ta có thể thấy, Việt Nam chỉ có GDP tính theo đầu người xếp thứ 123 và HDI xếp thứ 105 trên thế giới nhưng lại có thứ hạng về tuổi thọ khá cao. Tuổi thọ trung bình năm 2005 của nước ta là 71,5 xếp hạng 56 và nay là 72,8xếp hạng 54 trên thế giới. Chỉ số tuổi thọ T = 0,812 và nó đã có phần giúp cải thiện chỉ số và thứ hạng 105/177 của HDI. Trong thời gian tới, nước ta cần tiếp tục phát huy những điểm mạnh này, đồng thời khắc phục những bất cập còn đang tồn tại.Để đến 2020 tuổi thọ trung bình đạt mục tiêu la 75 tuổi.
2.1.3Tiêu chí giáo dục
Các chỉ tiêu giáo dục :
Giáo dục và chỉ số giáo dục là thành phần cơ bản trong HDI
Chỉ số giáo dục được tính từ hai nhân tố :
Nhấn tố a biểu thị cho số biết chữ của người lớn ( 15+ tuổi )
Nhân tố b biểu thị cho số đi học của thanh thiếu niên ( từ 16 – 24 tuổi )
a, b đều tính ra %.
G = 2*a/3 + 1*b/3
Việt Nam trong so sánh với một số nước ASEAN và châu Á 2004
Nước
Giáo dục
Ghi chú
a (%)
b (%)
G
Singapore
92,5
87,3
0,908
> VN
Hàn Quốc
99
96
0,980
> VN
Brunây
92,7
77,7
0,877
> VN
Malayxia
88,7
74,3
0,839
> VN
Thái Lan
92,6
71,2
0,855
> VN
Philippin
92,6
81,3
0,888
> VN
Ấn Độ
61
63,8
0,620
< VN
Inđônêxia
90,4
68,2
0,830
> VN
Mianma
89,8
49,5
0,764
< VN
Trung Quốc
90,9
69,1
0,837
> VN
Việt Nam
90,3
63,9
0,812
- Những thành tựu đạt được :
Giáo dục ở nước ta xét về tỷ lệ người biết chữ chung (15 tuổi trở lên) có thứ hạng tương đối cao và giá trị không nhỏ (90,3%). Với giá trị này ta xếp thứ 56 trên bản đồ thế giới (Gruzia thứ nhất 100%). Indonexia đứng trên Việt Nam với 90,4% đứng thứ 55. Burkinafaso giá trị 23,6% xếp thứ 177 cuối bảng. Đây là kết quả những nỗ lực một thời gian dài của công tác xóa mù chứ và phổ cập tiểu học.
- Những vấn đề còn tồn tại: Thưc tế cho thấy GDP bình quân đầu người theo USD hoặc USD theo PPP, Việt Nam còn ở mức thấp và chi cho giáo dục từ GDP cũng chưa nhiều. Đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước đều đặn tăng lên, hiện nay gần 15% nhưng tính từ GDP chỉ có 2,3% (theo số liệu UNDP). Nếu tính đầu tư cho giáo dục trên đầu người thì nước ta ở mức rất thấp.
Tỷ lệ 63,9 % học ở hệ chính quy là một tỷ lệ quá thấp. Với kết quả này Việt Nam
đang đứng thứ 121/177 nước. Ta rơi vào vùng các nước chậm phát triển về giáo dục của khu vực châu Á trong tỷ lệ này.
Hạng
Nước
USD
PPP
Chênh lệch so với Việt Nam tính theo GDP (lần)
1
Singapo
772.7
889.4
16.7
2
Hàn Quốc
363.8
610.4
13.5
3
Malaixia
208.4
720.48
11.5
4
Thái Lan
103.0
350.50
6.6
5
Phillipin
32.1
133.4
2.5
6
Ấn Độ
19.74
109.4
2.05
7
Trung Quôc
22.74
105.3
1.9
8
Việt Nam
10.02
53
-Kết luận về chỉ tiêu giáo dục :
Thành tựu giáo dục nhìn chung là cao. Sự tiến bộ của G không thật sự ổn định và có phần chậm chạp Phấn đấu giữ vững được thành quả G khi đã có một mặt bằng nào đó (ở nước ta lấy ngưỡng là 0.84) và phát triển thành quả này có độ tăng tiến liên tục đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Giáo dục không có biện pháp mở rộng quy mô và tăng cường chất lượng, ngay lập tức đã có sự thiểu phát. Những biện pháp cần được thực hiện ngay, chứ không thể chờ đợi cho nền kinh tế phát triển mới lo tới vấn đề hết sức quan trọng này.
Tuy nhiên, chỉ số giáo dục của Việt Nam đã có những đóng góp nhất định vào chỉ số HDI. Ta có thể thấy với chỉ số G = 0,815 và thứ hạng 93 nó đã có phần nào đó giúp cải thiện chỉ số và thứ hạng của HDI với thứ hạng 105/177. Nói tóm lại, Việt Nam vẫn là vùng trũng về lĩnh vực giáo dục ở châu Á.
2.2Đánh giá phát triển con người qua chỉ số HDI
-Xu thế của HDI
Từ năm 2000 tới năm 2008, HDI của Việt Nam tăng 1.16% hàng năm từ 0.561 (1995) lên tới 0.733 (2007). Điều đáng mừng là các thành tố của HDI đều tăng.
Chỉ số HDI của Việt Nam qua các năm
Chỉ số HDI và các chỉ số thành phần của Việt Nam
Năm
Tính cho năm
Giá trị HDI
Thứ hạng
2000
1998
0,671
108/174
2001
1999
0,682
101/162
2002
2000
0,688
109/173
2003
2001
0,688
109/175
2004
2002
0,691
112/177
2005
2003
0,704
108/177
2006
2004
0,709
109/177
2007
2005
0,733
105/177
PGS Đặng Quốc Bảo tổng hợp từ Báo
cáo phát triển con người các năm từ 2000 đến 2007
Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 của LHQ cho thấy, Việt Nam hiện có chỉ số phát triển con người HDI ở hạng trung bình, với chỉ số là 0,733. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước Đông Nam Á trong khu vực thì Việt Nam vẫn còn khoảng cách quá xa để bắt kịp. Khoảng cách chỉ số HDI của Việt Nam với các nước phát triển còn rất lớn.
HDI của Việt Nam năm 2000 thứ 6/10, năm 2002 xuống đứng thứ 7/10, năm 2003 lên đứng thứ 6/10, năm 2005, 2006, 2007, 2008 đứng thứ 7/11.
Nước
2000
2005
2007
Xếp hạng
Việt Nam
0,711
0.704
0.733
116
Inđônêxia
0,692
0,728
0.734
111
Trung Quốc
0,732
0,777
0.772
92
Thái Lan
0,761
0,781
0.783
87
Malaixia
0,790
0,811
0.829
66
Hàn Quốc
0,892
0,921
0.937
26
Singapore
x
0,922
0.944
25
So sánh tương quan HDI Việt Nam với các quốc gia ĐôngNam Á
Chỉ số
Thứ hạng
Tuổi thọ
(năm)
Biếtchữngườlớn (15+ tuổi) (%)
Đi học từ 6 -
24 tuổi
(%)
GDP bình quân
PPP (USD)
HDI
Nước
đứng
đầu bảng xếp hạng
Nhậtthứ nhất(82,tuổi)
0,954
Gruzia thứ nhất(100%)
Australia thứnhất(113%)
Luxembourg thứ nhất (60.228)
Icelandthứ nhất Băngđảo 0,968)
Nước
đừng trên Việt Nam
Macedonia thứ 55 (73,8 tuổi)0,817
Inđônêxia thứ56(90,4%)
Nambia thứ120(64,7%)
Vanuatu thứ
121(3225)
Ensanvado thứ 104 (0,735)
Thứ hạng và giátrịcủa Việt Nam
Việt Nam thứ 56 (73,7 tuổi)
0,812
ViệtNamthứ57(90,3%)
ViệtNam thứ121 (63,9%)
ViệtNamthứ122 (3071)
Việt Nam thứ 105 (0,733) (*)
Nước
đứng cuốibảng xếp hạng
Zămbia
thứ 177
(40,5 tuổi)
Burkinafaso
thứ177(23,6%)
Nigerthứ 177(22,7%)
Cônggo thứ177(714)
Siera Leon
thứ177(0,336)
Thứ hạng HDI và các chỉ số thành phần HDI của Việt Nam trong so sánh thế giới
Việt Nam đồng hạng với Angiêri.
Hiện trạng Việt Nam và Angieerri như sau:
Nước
HDI
Tuổi thọ
Biết chữ (%)
Đi học(%)
GDP
bình quân sức mua
Việt Nam
0,733
73,7
90,3
63,9
3.071
Angiêri
0,733
71,7
69,9
73,7
7.062
Như vậy, ta có thể thấy Việt Nam là một trong những nước rất chú trọng vào việc ưu tiên phát triển con người. Mặc dù GDP bình quân đầu người thấp (2 lần so với Angiêri) nhưng vẫn đạt được chỉ số phát triển con người tương đương. Đây có thể coi là một trong những thành tựu đáng kể trong việc phát triển con người tại Việt Nam hiện nay. Điều đó chứng tỏ, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã hướng vào sự phát triển con người - vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Tuy nhiên cũng có nhiều vấn đề còn tồn tại
-Tuy Việt Nam nằm trong số 100 nước luôn cải thiện được chỉ số HDI trong suốt thời gian từ 2000 đến nay nhưng tốc độ tăng HDI của ta có chiều hướng sụt giảm tương đối
-Thứ bậc HDI của nước ta trên thế giới, ở châu Á và trong khu vực vẫn còn ở mức thấp. HDI của Việt Nam còn thấp hơn mức trung bình 0,741 của thế giới, mức 0,768 của các nước châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn mức trung bình 0,716 của các nước phát triển con người trung bình.
-Một trong những yếu tố làm cho HDI của Việt Nam còn ở mức thấp là do chỉ số GDP bình quân đầu người còn quá thấp. Đó chính là điều cần được quan tâm bởi nó là tiền đề để thực hiện chăm sóc sức khỏe và nâng cao chỉ số giáo dục. Hơn nữa, thứ bậc HDI của Việt Nam tăng lên cũng chủ yếu là nhờ sự tăng lên của chỉ số GDP bình quân đầu người. Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế để sớm đưa nước ta ra khỏi nước kém phát triển được coi là mục tiêu hàng đầu
-Mặt khác, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cũng còn nhiều hạn chế. Nhiều mục tiêu như số giường bệnh, số cơ sở y tế, số cán bộ y tế... tính trên 1 vạn dân tăng chậm; có loại, có năm còn bị giảm. Sản xuất thuốc trong nước mấy năm bị giảm; việc quản lý giá thuốc còn yếu kém nên giá thuốc mấy năm nay tăng cao hơn nhiều so với giá tiêu dùng. Bên cạnh đó, chỉ số giáo dục cao, nhưng chủ yếu là xét trên số lượng (tỷ lệ biết chữ...), trong khi chất lượng giáo dục từ phổ thông đến đại học còn thấp, chạy theo số lượng nhiều hơn là chất lượng...
Phần 3: Kết luận về trình độ phát triển con người tại Việt Nam hiện nay và những kiến nghị
Trình độ phất triển con người ở Việt Nam hiện nay.
Báo cáo
Tuổi thọ
GDP
Giáo dục
HDI
Năm
Tính cho năm
Tuổi thọ bình quân trung bình (năm)
Chỉ số
GDPbình quânđầu người(PPP USD)
Chỉ số
Tỷlệ biếtchữ củangười lớn (%)
SốnămHọc tr.bìnhhoặc tỷlệđi học6 - 24 tuổi (%)
Chỉ số
Giá trị chỉ số phát triển con người
Thứ hạng so với các nướccó trong báo cáo
Theo
%
Theo số thập phân
2000
1998
67,8
0,71
1.689
0,47
92,2
63
83
0,83
0,671
108/174
2001
1999
67,8
0,71
1.860
0,49
93,1
67
84
0,84
0,682
101/162
2002
2000
68,2
0,72
1.996
0,50
93,4
67
84
0,84
0,688
109/173
2003
2001
68,6
0,73
2.070
0,51
92,7
64
83
0,83
0,688
109/175
2004
2002
69,0
0,73
2.300
0,52
90,3
64
82
0,82
0,691
112/177
2005
2003
70,5
0,76
2.490
0,54
90,3
64
82
0,82
0,704
108/177
2006
2004
70,8
0,76
2.745
0,55
90,3
63
81
0,81
0,709
109/177
2007
2005
73,7
0,812
3.071
0,572
90,3
63,9
81.5
0,815
0,733
105/177
Chỉ số HDI và các chỉ số thành phần của Việt Nam
-Trong những năm qua, chất lượng dân số ở nước ta được nâng lên không ngừng. Theo báo cáo phát triển con người của UNDP, Việt Nam được coi như một ví dụ thành công tiêu biểu cho nhóm các nước đang phát triển về khả năng tương tác cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển con người. Theo báo cáo Phát triển con người 2010 của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam hiện đứng thứ 113/169 trong bảng xếp hạng về chỉ số phát triển con người (HDI), tức là chỉ cao hơn năm ngoái một bậc.
3.2 Kiến nghị giải pháp nâng cao trình độ phất triển con người ở Việt Nam trong thời gian tới.
Để nâng cao trình độ phát triển con người Việt Nam, nhóm dựa vào việc phân tích tháp nhu cầu của Maslow. Tháp nhu cầu gồm 8 bậc:
1.Nhu cầu cơ bản ( basic needs )
2.Nhu cầu về an toàn(safety needs)
3.Nhu cầu về xã hội(social needs)
4.Nhu cầu về được quý trọng(esteem needs)
5.Nhu cầu về nhận thức(cognitive needs)
6.Nhu cầu về thẩm mỹ((aesthetic needs)
7.Nhu cầu được thể hiện mình(self-actualizing needs)
8.Sự siêu nhiệm(transcendence)
Để nâng cao trình độ phát triển con người nhóm chú trọng vào 3 nhóm nhân tố sau đây:
1Nâng cao thu nhập đầu người
2Nâng cao chất lượng y tế
3Nâng cao chất lượng giáo dục
Sau đây là các giải pháp cụ thể.
1.Các giải pháp tăng thu nhập đầu người:
Trong chính sách tăng GDP, Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến.
-Chính phủ cần đề ra giải pháp về kinh tế vĩ mô để kiềm chế lạm phát ,ổn định kinh tế.
- Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo: Cần có các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế cho hộ nghèo,các vùng sâu ,vùng xa trong bối cảnh hội nhập; cần phải có giải pháp đồng bộ, quy định chặt chẽ cho người có thu nhập thấp trong vấn đề nhà ở như chính sách bán trả góp với thời gian dài hạn không tính lãi suất…
-Trước những khó khăn và thách thức của "bẫy thu nhập trung bình", Việt Nam cần có các chính sách đa dạng hoá loại hình bảo hiểm nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của các nhóm dân số, thúc đẩy các hình thức hoạt động kinh tế cho người cao tuổi nhằm đảm bảo thu nhập và các điều kiện về đời sống…
2.Nâng cao chất lượng y tế
-Nâng cao chất lượng cho các bệnh viện cơ sở bằng việc củng cố cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đội ngũ thầy thuốc.
-Nâng cao chất lượng điều trị ở các bệnh viện
-Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thiết bị y tế theo hướng đào tạo theo nhu cầu: xác định nhu cầu, xây dựng định biên, chuẩn hóa cán bộ chuyên trách về trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế trong toàn ngành,
-Cải cách thủ tục trong khám chữa bệnh cho bớt rườm rà, đồng thời hoàn thiện luật Bảo hiểm y tế.
-Chính phủ cần tăng chi cho ngành y tế kết hợp huy động nguồn lực kinh tế, xã hội hóa công tác phòng và khám chữa bệnh nhằm chia sẻ với nhà nước tăng thêm dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.
3.Nâng cao chất lượng giáo dục
-Phải có các biện pháp vừa tinh tế, vừa khẩn trương cho vấn đề số lượng cần huy động được nhiều hơn số đi học tại các trường tiểu học, trung học, cao đẳng đại học ở hai hệ chính quy và không chính quy.
-Nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách đổi mới phương thức dạy và học, để học sinh nhận thức nhanh hơn, sáng tạo và có tính tự giác chủ động hơn trong quá trình tham gia bài học.
-Phổ cập giáo dục cho các đối tượng chưa biết chữ (đặc biệt với các đối tượng ở vùng đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu vùng xa và người dân tộc thiểu số).
-Ngoài ra chính phủ cần tăng ngân sách cho giáo dục nhằm cải thiện cơ sở vật chất và hỗ trợ những đối tượng khó khăn cũng như nâng cao chất lượng hơn trong giảng dạy.
IV.Kết luận:
Nhìn chung chỉ số HDI của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được thành tưu lớn.Việt Nam được đánh giá là nước tiến nhanh nhất trong các nước Đông - Nam Á (ASEAN) về tăng chỉ số HDI..Từ một nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt Nam qua những năm (2000 đến nay).doc