Tiểu luận Chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay và hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Tài sản chung sau khi được chia thì đó sẽ trở thành tài sản riêng của vợ và chồng, họ có toàn quyền đối với khối tài sản riêng của mình, có đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Vợ chồng tự quản lý tài sản riêng của mình, nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán bằng tài sản riêng (Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GD 2000). Như vậy có thể coi việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chính là căn cứ xác lập quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng. Như vậy thì việc quy định “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”. Là hợp lý và có cơ sở, phù hợp với các quy định của luật dân sự về các căn cứ xác lập quyền sở hữu. Như đã quy định: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình” tuy nhiên thì ngay cả khi quyền sở hữu được xác lập với tài sản tài sản riêng do được chia từ khối tài sản chung trong thời kì hôn nhân thì quyền sở hữu với tài sản riêng của vợ chồng vẫn bị hạn chế theo quy định của khoản 4 và khoản 5 điều 33 Luật HN&GĐ. Bởi lẽ, chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, không ảnh hưởng đến các quan hệ nhân thân, vợ chồng phải cùng nhau chăm no, xây dựng gia đình vì vậy đây là quy định hợp lý và cần thiết nhằm đảm bảo cho đời sống gia đình được duy trì ổn định, hạnh phúc.

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3575 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay và hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là điều cần thiết, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đời sống kinh tế xã hội và phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân. + Thứ nhất, trong cuộc sống gia đình, nhiều khi không thể tránh khỏi những căng thẳng, bất hoà giữa vợ chồng, dẫn đến tình trạng không muốn chung sống cùng nhau. Nhưng vì nhiều lí do, trong đó chủ yếu vì con cái nên họ không muốn ly hôn. Quy định chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là một giải pháp hợp lý nhằm tối thiểu hoá những xung đột, mâu thuẫn của vợ chồng trước hết trong quan hệ tài sản, sau đó là những quan hệ nhân thân khác, đồng thời giữ được hoà khí cũng như tạo ra sự ổn định nhất định giữa các thành viên khác trong gia đình. + Thứ hai, trên cơ sở kế thừa những quy định tiến bộ của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, quy định tại Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình còn nhằm đảm bảo quyền tự chủ của vợ chồng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế xã hội nhất định. Với tư cách là công dân, vợ hoặc chồng đều có quyền thực hiện các quyền năng hợp pháp của mình (quyền tự do kinh doanh, quyền tham gia các giao dịch dân sự). Để tránh những hậu quả không tốt có thể xảy ra, ảnh hưởng đến kinh tế chung gia đình, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vợ chồng được tự do thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình thì pháp luật quy định vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung cho vợ chồng ngay trong thời kì hôn nhân còn tồn tại. + Thứ ba, quy định này đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Hiện nay, việc duy trì và phát triển đời sống gia đình đã thúc đẩy vợ chồng tham gia rộng rãi vào các giao dịch dân sự. hoạt động này mang lại lợi ích cho vợ chồng, cũng như phát sinh nghĩa vụ của vợ chồng với bên thứ ba tham gia giao dịch. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người thứ ba cần phải biết quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản để xác định phạm vi giao dịch, mức độ tài sản của vợ chồng trong việc thực hiện nghĩa vụ. Quy định này nhằm tạo ra sự công bằng, hợp lý, bảo đảm sự an toàn về tài sản không những cho người thứ ba mà còn cho cả gia đình. 1.3 Các trường hợp chia tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định tại điều 18 Luật hôn nhân và gia đình 1986 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại là trường hợp đặc biệt, chỉ khi có lí do chính đáng thì mới được chia. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng quy định này rất khó khăn khi xác định thế nào là có lí do chính đáng và quy định phải được Toà án chấp nhận là sự can thiệp khá sâu vào tính tự nguyện, thoả thuận. Kế thừa Luật 1986, Luật hôn nhân và gia đình 2000 đã đưa ra các trường hợp cụ thể. + Đầu tư kinh doanh riêng. Đầu tư kinh doanh riêng là khái niệm tương đối rộng và tương đối khó xác định. Đó có thể là việc thành lập một doanh nghiệp tư nhân, việc tham gia thành lập một công ty với tư cách là một thành viên sáng lập hoặc việc tham gia vào một kế hoạch hợp tác kinh doanh. Dự án đầu tư kinh doanh có thể đang được thực hiện. nhưng cũng có thể chỉ mới được chuẩn bị thực hiện, thậm chí đang trong giai đoạn thai nghén hình thành. Việc đầu tư kinh doanh được coi là một lí do chính đáng bởi để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thì chắc chắn cần phải có một khối tài sản thuộc sở hữu của người đầu tư để giao dịch. Việc tài sản đem đầu tư là tài sản thuộc sở hữu chung sẽ gây nhiều phức tạp cho việc thực hiện giao dịch, bởi việc định đoạt tài sản đó cần có sự thỏa thuận của các đồng sở hữu chủ, nếu như người kia không quan tâm đến việc kinh doanh hoặc thậm chí phản đối việc kinh doanh đó thì việc thỏa thuận sẽ rất mất thời gian, thậm chí rắc rối và khó thực hiện trong khi hoạt động kinh doanh thì cần phải nhanh chóng để “chớp thời cơ”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh nhằm phát triển kinh tế gia đình và đất nước, Luật Hôn nhân và Gia đình qui định rằng đây là một lí do chính đáng để vợ chồng có thể chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Hơn nữa, nhiều hoạt động kinh doanh cũng được coi là mạo hiểm nên cần tách riêng một khoản tài sản để nếu việc kinh doanh bị thua lỗ thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sự tồn tại của gia đình. Nói chung là việc chia tài sản này nhằm để một người có tài sản riêng để thực hiện các giao dịch bảo đảm vay vốn kinh doanh, để giúp thực hiện các giao dịch đỡ phức tạp hơn, bảo đảm cuộc sống của gia đình không bị ảnh hưởng nặng nề khi việc kinh doanh thua lỗ. Việc chia tài sản chung cũng có thể được yêu cầu ngay cả trong trường hợp người có nhu cầu đầu tư kinh doanh không có ý định đưa tài sản được chia vào khai thác trong khuôn khổ hoạt động đầu tư, mà chỉ muốn chứng tỏ với mọi người về tiềm lực vật chất trong tay mình, nhằm củng cố lòng tin cậy của các đối tác có quan hệ làm ăn với mình. + Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng Theo Bộ luật Dân sự, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng là việc thực hiện nghĩa vụ mà chỉ một người (vợ hoặc chồng) phải thực hiện còn người kia (chồng hoặc vợ) không phải liên đới thực hiện. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng này chỉ nhằm để thực hiện đúng nghĩa vụ phải thực hiện, chứ có mục đích nhằm để phát sinh lợi (vì nếu nhằm để phát sinh lợi thì sẽ thuộc trường hợp chia để đầu tư kinh doanh riêng). Nghĩa vụ dân sự riêng bao gồm các trường hợp thực hiện nghĩa vụ phát sinh do giao dịch do một bên thực hiện trước thời kì hôn nhân hoặc không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Nghĩa vụ dân sự riêng thường phải phát sinh trước khi chia tài sản chung. Có như vậy việc chia tài sản chung mới là cần thiết để cho một trong hai người có thể thực hiện được nghĩa vụ này. Tuy nhiên cũng có trường hợp nghĩa vụ riêng là nghĩa vụ trong tương lai. Bởi vậy, việc chia tài sản chung cũng có thể được tiến hành nhằm bảo đảm việc thực hiện một nghĩa vụ mà ở thời điểm tài sản chung được phân chia, chỉ nằm trong dự tính của vợ chồng. Tuy nhiên nó phải có tầm quan trọng nhất định thì mới được coi là chính đáng. Luật chỉ dự liệu trường hợp chia tài sản để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng chứ không hề dự liệu việc chia tài sản để thực hiện trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm hành chính với hình phạt tiền. + Lí do chính đáng khác. Trường hợp này là do luật chưa dự liệu hết được các trường hợp. Thực tế là không hề có một chuẩn mực nào để đánh giá sự chính đáng trong lí do của việc chia tài sản chung. Tính chất chính đáng hay không chính đáng chỉ được đánh giá khi có tranh chấp và sự việc được đưa ra trước Toà án. Trong khung cảnh của luật hiện hành, một khi vợ chồng thống nhất ý chí về sự cần thiết của việc chia tài sản chung và cả về cách chia, thì trong quan hệ giữa vợ chồng, vấn đề chính đáng hay không chính đáng của lý do chia tài sản không được đặt ra. Bởi như ta thấy, sự thoả thuận giữa vợ chồng về việc chia tài sản chung không chịu sự giám sát của Toà án, trừ trường hợp có đơn yêu cầu của người thứ ba về việc ngăn chặn hoặc chế tài những vụ chia tài sản chung nhằm trốn tránh việc thực hiện những nghĩa vụ tài sản của bản thân vợ hoặc chồng. Nói cách khác, vấn đề có hay không có lý do chính đáng chỉ được đặt ra một khi giữa vợ và chồng không có sự nhất trí, đồng thuận về việc chia tài sản chung. Trên thực tế, có những trường hợp vợ chồng sống với nhau về già tính tình không hợp và có nhiều mâu thuẫn. Do vậy, cả hai cùng thoả thuận chia tài sản chung và sống li thân. Dù không phải là chia tài sản chung để đầu tư kinh doanh, nhưng đây cũng là một dạng của chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại thuộc trường hợp có lí do chính đáng theo quy định của pháp luật. Luật hôn nhân gia đình tôn trọng vấn đề này vì việc chia tài sản chung và ở riêng là có sự thoả thuận và nhất trí của hai vợ chồng, nhằm ổn định cuốc sống mỗi bên. Mặc dù họ chia tài sản và không còn sống chung, nhưng hôn nhân của họ vẫn tồn tại trước pháp luật. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý, đó là lí do chính đáng phải là lí do hết sức đặc biệt. Việc toà án cho phép chia tài sản chung phải được đánh giá kĩ lưỡng về bản chất và mức độ trầm trọng của các nguyên nhân làm rạn nứt gia đình. Nếu không đánh giá đúng lí do chính đáng sẽ dẫn tới việc lạm dụng các quy định của pháp luật, nhằm mục đích không chính đáng, làm phản tác dụng và giảm giá trị của quy phạm pháp luật. Ngoài trường hợp nêu trên, có thể coi những trường hợp ngoại lệ sau là có lí do chính đáng : _ Vợ, chồng được xác định mất tích. _ Một bên có hành vị phá tán tài sản hay hoang phí tài sản chung  của gia đình mà bên kia ngăn cản nhưng không được. _ Một trong hai người bị tịch thu tài sản do phạm tội. _ Mâu thuẫn vợ chồng, tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài nhưng vì danh dự, vì con cái mà không li hôn. 1.4 Những phát sinh từ việc chia tài sản chung để kinh doanh riêng Thứ nhất theo quy định tại khoản 1 điều 29 thì vợ chồng có thể chia tài sản chung để tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh bằng thỏa thuận hoặc quyết định của tòa án, tuy nhiên khi nghiên cứu quy định của luậ thì có thấy một số vướng mắc, xuất phát từ điều 57 hiến pháp 1992 và điều 50 BLDS (công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật ) việc ghi nhận quyền chia tài sản chung của vợ chồng để đầu tư kinh doanh là cụ thể hóa một trong những quyền hiến định của công dân, bảo đảm nguyên tắc tự chủ tự định đoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh mặt khác quy định này cũng hướng tới bảo vệ lợi ích chung của gia đình, tránh những rủi ro có thể phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống chung của gia đình. Tuy nhiên nếu vì nhu cầu kinh doanh riêng mà vợ chồng chia hết tài sản chung thì lúc này trách nhiệm của mỗi bên trong việc đảm bảo đời sống chung xẽ như thế nào? Rõ ràng đây là một quy định chưa thật sự chặt chẽ của pháp luật có thể dẫn tới tình trạng biệt sản trong thời kỳ hôn nhân vì vậy việc chia tài sản sẽ dẫn tới vợ chồng chỉ chú tâm vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà sao nhãng trách nhiệm của mình đối với sự ổn định của gia đình trong đời sống chung. Thứ hai theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 8 nghị định 70 thì thu nhập sau khi chia tài sản chung của vợ chồng xẽ là tài sản riêng trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đây có nghĩa là kể từ khi chia toàn bộ tài sản chung chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng coi như chấm dứt trên thực tế. Tuy nhiên quy định này lại có phần mâu thuẫn với khoản 1 điều 7 luật HN&GĐ vì xuất phát từ tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân thì tài sản do bất cứ vợ hay chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung. Và nữa về thu nhập của vợ chồng sau khi chia tài sản riêng có 2 loại 1 là liên quan đến tài sản chia, 2 là không liên quan gì đến tài sản chia nhưng nghị định 70 không giải quyết điều này và vẫn cho nó là tài sản riêng theo em phần tài sản thu được không liên quan đến tài sản đã chia là tài sản chung của vợ chồng. Thứ ba tại khoản 2 điều 29 luật HN&GĐ năm 2000 và điều 11 nghị định 70/2001 quy định những trường hợp thỏa thận chia tài sản chung của vợ chồng bị coi là vô hiệu tuy nhiên các văn bản này lại không quy định hay hướng dẫn việc giải quyết hậu quả của việc chia tài sản chung bị vô hiệu. Giả sử rằng công việc kinh doanh của người chồng bị thua lỗ mới tiến hành chia tài sản chung để tránh rủi ro đối với toàn bộ tài sản, bằng việc làm như vậy vợ chồng xẽ tránh được việc phải sử dụng toàn bộ tài sản để thực hiện nghĩa vụ khi mà luật chưa có quy định hay hướng dẫn về vấn đề này thì để trục lợi hai người có thể hoàn toàn thỏa thuận để chia tài sản, khi biết rằng việc chia tài sản là vi phạm pháp luật người vợ tiến hành tẩu tán tài sản đã chia khi đó quyền lợi của người thứ ba tiến hành giao dịch với tài sản người vợ sẽ được giải quyết như thế nào? Việc khôi phục tài sản đã được chia tính từ thời điểm nào? 2. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân: 2.1 Về quan hệ nhân thân. Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt các quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Mặc dù có sự phân chia tài sản giữa vợ và chồng nhưng quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại, vì vậy thì các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng không hề hay đổi, vợ chồng tiếp tục phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó. Thực tế cho thấy, nhiều cặp vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân nhằm mục đích tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh riêng vì không muốn ảnh hưởng đến lợi ích gia đình, mặt khác là đảm bảo đời sống ổn định của gia đình, đây là điểm tích cực cần khuyến khích. Do vậy cũng cần khẳng định rằng, việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không phải là gián tiếp quy định chế định ly thân. Mặt khác, luật HN&GĐ không quy định chế độ ly thân. Về quan hệ tài sản. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định được quy định tại Điều 30 Luật HN&GĐ 2000.Về vấn đề này cũng được hướng dẫn cụ thể trong Điều 8 nghị định 70/2001. Như vậy, từ các quy định trên ta thấy được 1 số điểm quan trọng sau: 2.2.1 Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ xác lập quyền sở hữu riêng của vợ chồng với tài sản đã được chia: Tài sản chung sau khi được chia thì đó sẽ trở thành tài sản riêng của vợ và chồng, họ có toàn quyền đối với khối tài sản riêng của mình, có đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Vợ chồng tự quản lý tài sản riêng của mình, nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán bằng tài sản riêng (Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GD 2000). Như vậy có thể coi việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chính là căn cứ xác lập quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng. Như vậy thì việc quy định “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”. Là hợp lý và có cơ sở, phù hợp với các quy định của luật dân sự về các căn cứ xác lập quyền sở hữu. Như đã quy định: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình” tuy nhiên thì ngay cả khi quyền sở hữu được xác lập với tài sản tài sản riêng do được chia từ khối tài sản chung trong thời kì hôn nhân thì quyền sở hữu với tài sản riêng của vợ chồng vẫn bị hạn chế theo quy định của khoản 4 và khoản 5 điều 33 Luật HN&GĐ. Bởi lẽ, chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, không ảnh hưởng đến các quan hệ nhân thân, vợ chồng phải cùng nhau chăm no, xây dựng gia đình vì vậy đây là quy định hợp lý và cần thiết nhằm đảm bảo cho đời sống gia đình được duy trì ổn định, hạnh phúc. Vấn đề cần quan tâm đối với vấn đề này là xác định tài sản riêng theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 – NĐ70/2001: “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.” Nếu theo quy định này thì những thu nhập như tiền lương, tiền thưởng, tiền công lao động… mà vợ chồng có từ trước khi chia tài sản chung vốn là tài sản chung thì sau khi chia tài sản chung thì sẽ trở thành tài sản riêng nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác. 2.2.2. Vợ, chồng vẫn có quyền sở hữu với khối tài sản chung thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất. Theo quy định của điều 30 Luật HNGD 2000: “phần tài sản còn lại  không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.” và cũng theo quy định của Khoản 1 Điều 8 – NĐ 70/ 2001: “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.” Như vậy theo quy định của pháp luật thì tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân bao gồm: Phần tài sản chung không chia và hoa lợi lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung đó. Nếu ta xét theo quy định của Khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ 2000: “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.” Và so sánh với khoản 2 Điều 8 – NĐ70 “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.” Như vậy, ta có thể thấy rằng tài sản chung của vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân còn bao gồm cả những tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Đối với tài sản chung thì vợ chồng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định tại điều 28 Luật HN&GĐ 2000. Như đã phân tích ở phần trên thì quy định tại khoản 2 điều 8 NĐ70/2001 là có phần trái với quy định của điều 27 Luật HNGĐ 2000 và bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý. Do vậy cần quy định thêm những thu nhập của vợ chồng sau khi chia tài sản riêng không liên quan đến tài sản riêng là tài sản chung. Ví dụ như tiền lương, tiền thưởng, tiền công lao động… của vợ chồng không liên quan đến việc tiến hành sản xuất kinh doanh từ phần tài sản riêng là tài sản thuộc hình thức sở hữu chung của vợ chồng. Vấn đề đặt ra trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất mà vợ hay chồng có được sau khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng? Điều 27 Luật HNGĐ 2000 quy định “Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng”. Trong khi những quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng thì chưa quy định cụ thể vấn đề quyền sử dụng đất của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Vì vậy vấn đề này cần được xem xét theo hướng “ quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là tài sản chung nếu không liên quan đến kết quả của hoạt động lao động sản xuất kinh doanh từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng” Khi tiến hành chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm ảnh hưởng đến quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế. 3. Vấn đề khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng. Vấn đề khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng được quy định cụ thể tại điều 9 và điều 10 nghị định 70/2001: Việc quy định vấn đề khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng tại Nghị định 70/2001 là hợp lý. Tuy nhiên vẫn có một số vướng mắc Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt hình thức sở hữu chung của vợ chồng chỉ có sự khôi phục khi đã chấm dứt. Ngay cả khi chia hết tài sản chung thì sau đó tài sản chung của vợ chồng vẫn có thể được hình thành. Ví dụ như được tặng cho chung, thừa kế chung…. vì khi hôn nhân tồn tại thì theo pháp luật nước ta thì khi nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung thì tài sản chung đó sẽ tuân theo chế độ pháp tài sản pháp định tức là tài sản chug hợp nhất. Việc khôi phục chế độ tài sản chung thực chất là đem tài sản riêng của mỗi người góp vào tài sản chung. Như vậy, chế độ sở hữu chung của vợ chồng không còn là sở hữu chung hợp nhất nữa mà là sở hữu chung theo phần. Điều đó mâu thuẫn với các quy định về sở hữu trong hệ thống pháp luật nước ta làm phức tạp thêm các mối quan hệ của vợ chồng về tài sản. Để phát huy được những ưu điểm của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chúng ta phải nhanh chóng củng cố những quy định chưa hợp lý này, và có những quy định thật chặt chẽ. 4. Những hạn chế trong chế định chia tài sản chung của vợ và chồng trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay và hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này: Thứ nhất: Việc pháp luật HN&GĐ chỉ công nhận vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền khởi kiện của người thứ ba trong trường hợp này không được thừa nhận (Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000), là hoàn toàn phù hợp về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, nếu áp dụng qui định này vào thực tiễn vẫn còn vấn đề bất cập cần phải có sự vận dụng linh hoạt hơn. Theo luật hiện hành, khi vợ, chồng có nghĩa vụ tài sản riêng thì nghĩa vụ tài sản đó được thực hiện bằng tài sản riêng của họ, tài sản chung của vợ chồng không sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này trừ khi vợ chồng có thoả thuận (Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000). Vấn đề đặt ra là, rất có thể người có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản. Trong trường hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người có quyền (chủ nợ) về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán nợ, thì quyền lợi của họ được đảm bảo như thế nào? Theo em, pháp luật cần qui định rõ: Trong trường hợp người có quyền có đủ chứng cứ cho rằng, vợ chồng không có thoả thuận hoặc không yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người có quyền có thể yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để lấy phần tài sản của người vợ hoặc người chồng có nghĩa vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ. Yêu cầu của người có quyền sẽ không được Toà án công nhận, nếu việc chia tài sản chung ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích gia đình của người có nghĩa vụ hoặc bản thân vợ, chồng có nghĩa vụ có đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ. Thứ hai: Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ qui định, vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu không có hoặc không thoả thuận được. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa quy định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi việc chia tài sản chung đó thuộc thẩm quyền của Toà án. Do đó, trong thực tiễn áp dụng, Toà án sẽ gặp khó khăn khi vận dụng căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trước đây, Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định: “Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo qui định ở Điều 42 (nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn) của Luật này”. Trên cơ sở kế thừa qui định trên của Luật HN&GĐ năm 1986, theo em cần thiết phải quy định một giải pháp như sau: Khi chia tài sản chung, Toà án căn cứ vào lý do, mục đích chia tài sản chung để quyết định phạm vi tài sản chung được chia. Việc chia tài sản chung căn cứ vào các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn quy định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ; nếu tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất thì áp dụng các quy định tại các điều 97, 98 và 99 của Luật HN&GĐ. Thứ ba: Qui định trong thời kỳ hôn nhân, nếu có lý do chính đáng vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản mà không quy định trách nhiệm của họ đối với gia đình sau khi chia tài sản chung là một quy định quá “mở”. Giả sử, ngay sau khi kết hôn với lý do kinh doanh riêng, vợ chồng có thoả thuận toàn bộ tài sản chung được chia, tài sản của ai làm ra thuộc về người đó, thì khi đó lợi ích gia đình được đặt ở vị trí nào? Nếu thoả thuận này được thực hiện thì quan hệ hôn nhân chỉ còn tồn tại về mặt nhân thân, còn quan hệ tài sản giữa vợ chồng đã được dân sự hóa, bản chất của hôn nhân XHCN vì thế không được thực hiện. Theo em, để phát huy được mục đích, ý nghĩa của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cần bổ sung vào khoản 1 Điều 6 Nghị định số 70 một nội dung bắt buộc trong văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng là: Tài sản bảo đảm cho các nhu cầu chung của gia đình. Ngoài ra cũng cần quy định cụ thể: Trong trường hợp vợ chồng không thoả thuận được việc bảo đảm các nhu cầu chung của gia đình, thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Toà án quyết định mức đóng góp của các bên trên cơ sở nhu cầu thực tế của gia đình và khả năng kinh tế của các bên hoặc quyết định không chia toàn bộ tài sản chung, phần tài sản chung không chia được sử dụng cho nhu cầu của gia đình. Thứ tư: Luật HN&GĐ năm 2000 và Nghị định số 70 quy định các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà không có lý do chính đáng thì bị Toà án tuyên bố là vô hiệu. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ lại không quy định ai là người có thể yêu cầu Toà án hủy bỏ thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong trường hợp thỏa thuận này vi phạm các điều kiện được qui định tại Điều 29 Luật HN&GĐ hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình, đến việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Mặt khác, Luật HN&GĐ cũng chưa quy định hậu quả pháp lý của việc Tòa án tuyên bố v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay và hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.doc
Tài liệu liên quan