Tiểu luận Chiến lược của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai giai đoạn 2010-2015

MỤC LỤC

A. LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA CÔNG TY 2

1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI 2

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3

1.2. Triết lý kinh doanh 5

1.3. Tầm nhìn. 6

1.4. Ngành nghề kinh doanh và tình hình công ty con 6

1.5. Thành tích đạt được 6

2. Kết quả hoạt động kinh doanh 6

2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của HAGL từ năm 2006 đến quý 2 năm 2011 7

2.2. Vị thế của công ty so với các công ty khác trong cùng ngành 7

3. Chiến lược phát triển: 8

PHẦN II 10

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2011- 2015 10

2.1 SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU CỦA TẬP ĐOÀN. 10

2.1.1 Sứ mệnh. 10

2.1.2 Mục tiêu. 10

2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH. 11

2.2.1 Môi trường vĩ mô. 11

2.2.1.1 Kinh tế. 11

2.2.1.2 Chính trị - luật pháp. 14

2.2.1.3 Công nghệ. 15

2.2.1.4 Xã hội. 16

2.2.1.5 Tự nhiên. 16

2.2.2. Môi trường vi mô. 17

2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh. 17

2.2.2.2 Khách hàng. 21

2.2.2.3 Nguồn cung ứng vật liệu. 22

2.2.2.4 Hàng thay thế. 23

2.3 PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011- 2015 25

2.3.1 Xây dựng phương án chiến lược. 25

2.3.1.1. Phân tích SWOT. 25

2.3.2. Phân tích các phương án chiến lược. 27

2.3.2.1. Phân tích danh mục vốn đầu tư. 27

2.3.3 Lựa chọn chiến lược cấp công ty giai đoạn 2011 – 2015. 30

2.4. CHIẾN LƯỢC SBU VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG. 30

2.4.1. Đồ gỗ. 30

2.4.1.2. Chiến lược nghiên cứu và phát triển 32

2.4.2. Căn hộ cao cấp. 32

2.4.2.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung 32

2.4.2.2 Chiến lược phát triển cho giai đoạn cạnh tranh 32

2.4.3 Cao su 33

2.4.3.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung. 33

2.4.3.2. Chiến lược cạnh tranh 35

2.4.3.3. Chiến lược sản phẩm 36

2.4.3.4. Chiến lược nguồn nhân lực 37

2.4.3.5. Chiến lược Marketing 39

2.4.3.6. Chiến lược quản trị chi phí trong sản xuất và đầu tư 42

C. KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 9835 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chiến lược của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai giai đoạn 2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, mẫu mã đẹp. Nền kinh tế mở cửa, thị hiếu người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao, trong khi đó công nghệ của công ty chưa đáp ứng. Đây thực sự là thách thức lớn của công ty, đặc biệt là sản phẩm gỗ. Đối với sản phẩm gỗ: Công nghệ ở mức trung bình, không có cải tiến kỹ thuật, chủ yếu là thủ công, thành phẩm chủ yếu ở dạng thô nên giá thành thấp, cạnh trang không cao. Đối với sản phẩm căn hộ cao cấp: Công nghệ chủ yếu là thuê, xây dựng dạng đấu thầu thi công. Đối với cao su: công ty đưa vào hoạt động các nhà máy chế biến hiện đại đảm bảo chất lượng sản phẩm. 2.2.1.4 Xã hội. Dân số: Sự biến đổi cơ cấu dân cư, sự tăng dân số, hàng loạt vấn đề có thể phát sinh từ sự mất cân bằng giới tính.… Sự tăng lên về số lượng và quy mô vốn đầu tư của các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu về nhà cửa, văn phòng tăng cao. Thu nhập: Thu nhập bình quân tăng lên, mua nhà hoặc tự xây dựng, nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng cao, tiền lương tối thiểu còn thấp, sự leo thang của giá cả tiêu dùng… Một chính sách tiền lương đúng đắn có ảnh hưởng đến thái độ, động cơ, tinh thần làm việc của người lao động. Tăng lương thì người lao động sẽ làm việc tốt hơn và doanh nghiệp sẽ giữ chân được lao động. Tuy nhiên, chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng, chi phí đóng bảo hiểm cho nười lao động cũng tăng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh của các đơn vị này. Văn hóa: 2.2.1.5 Tự nhiên. Khí hậu, thủy văn, địa hình, rừng núi, sông ngồi, hệ động thực vật, tài nguyên khoáng sản thiên nhiên. Có thể nói Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào là điều kiện để công ty khai thác và hoạt động bên cạnh đó công ty đang chuyển sang đầu tư khai thác tài nguyên của Lào và Camphuchia. Việc tận dụng và khai thác tốt nguồn tài nguyên 3 nước đông dương đem lại sự phát triển bền vững và ổn định cho công ty trong thời gian tới. Các yếu tố môi trường vĩ mô gồm nhóm các yếu tố môi trường kinh tế, nhóm các yếu tố môi trường xã hội, nhóm các yếu tố thuộc về hệ thống chính trị, về sự lãnh đạo và quản lý của nhà nước, nhóm yếu tố công nghệ và yếu tố tự nhiên; Các nhóm yếu tố này có mối quan hệ với nhau gây ảnh hưởng dây chuyền mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. => Như vậy, trong các yếu tố về môi trường vĩ mô thì chỉ có yếu tố chính trị, pháp luật và điều kiện tự nhiên là thuận lợi, còn về mặt kinh tế, công nghệ thì yếu tố thách thức đối với công ty. Từ đây, nếu công ty giải quyết tốt các thử thách này thì công ty sẽ có những bước tiến vững chắc và thành công. 2.2.2. Môi trường vi mô. 2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm đồ gỗ. Hiện nay Việt Nam có trên 300 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trong đó đáng kể là những doanh nghiệp như Công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An, công ty cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành… Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế như Malaysia, Indonesia, Trung Quốc… Về dòng sản phẩm này một số đối thủ mạnh hơn như: Công ty TNHH Khải Vy (Khai Vy Corporation) ở Tp.HCM là một điển hình. Xây dựng nhà máy chế biến gỗ đầu tiên vào năm 1995 và kim ngạch xuất khẩu chỉ 7,2 triệu đôla Mỹ vào năm 1997, hiện kim ngạch xuất khẩu của công ty đã lên hơn 30 triệu đôla Mỹ mỗi năm. Hiện công ty đã có ba nhà máy chế biến gỗ ở Bình Định và Tp.HCM, với tổng diện tích nhà xưởng lên đến 70.000 mét vuông, có hơn 3.500 công nhân và năng lực sản xuất đạt 240 container (loại 40 feet) đồ gỗ mỗi tháng. Đầu năm nay, Khải Vy còn nhận được vốn đầu tư của Công ty Tài chính quốc tế (IFC), như một nguồn lực bổ sung kịp thời. Công ty Pisico ở Bình Định có ba nhà máy chế biến gỗ: Là một công ty rất năng động trong sản xuất và kinh doanh đồ gỗ ở khu vực miền Trung. Công ty TNHH TrườngThành ở Bình Dương có đến bảy nhà máy chế biến gỗ ở Gia Lai, Bình Dương, TPHCM và cả ở Lào với hơn 5.000 công nhân. Năm nay kim ngạch xuất khẩu của Trường Thành cũng đạt tới 30 triệu đôla Mỹ. Nhóm bốn công ty lấy Thương hiệu Scansia của Na Uy, bao gồm hai liên doanh với Scansia là Scansia Pacific, IFC và ba công ty 100% vốn của Scansia là Scanviwood, ScansiaViet và Scansia sofa. Cả nhóm bốn công ty nói trên sản xuất kinh doanh hàng đồ gỗ trong nhà (indoor), ngoài trời (outdoor, garden furniture) và đồ nội thất làm bằng kim loại, có năng lực sản xuất 1.500 container sản phẩm mỗi năm và toàn bộ sản phẩm được xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu 20-25 triệu đôla Mỹ. Với ba công ty chế biến gỗ có công suất sản xuất 180-200 container sản phẩm gỗ sân vườn mỗi tháng của công ty. Và doanh thu năm 2009 là 440 tỷ đồng. hiện công ty đang đứng vị trí thứ 4. Có thể thấy sản phẩm của công ty đang nằm trong top 5 của ngành có chung dòng sản phẩm và đối tượng khách hàng. Ba doanh nghiệp xếp trên đang rất mạnh và họ gần như tập trung hóa đầu tư. Bất động sản. Trong mấy năm trở lại đây, thị trường bất động sản Việt Nam vận hành theo chu kỳ đặc biệt sốt 1 thời gian ngắn rồi rét sau đó trong một thời gian dài, cụ thể là bong bóng bất động sản năm 2007, và các cơn sốt nhỏ tại thị trường Hà Nội . . . Mảnh đất thị trường bất động sản màu mỡ thế là các công ty đều nhảy qua làm trong ngắn hạn cung vượt cầu và giá thành tương đối cao làm cả thị trường bất động sản êm ấm trong một thời gian dài. Hơn nữa, các đối thủ cạnh tranh gay gắt từ giá thành cho đến chất lượng, từ các công ty trong nước đến các tập đoàn nước ngoài. Các công ty cạnh tranh lớn như Cty LD Phú Mỹ Hưng, Cty Kinh Doanh Nhà Một Thành Viên, công ty Vạn Phát Hưng …Và hàng loạt các công ty mới như Cty TNHH TM-XD Lê Thành, Cty CP BĐS Hưng Phú . . . Hiện nay, HAGL đã là một thương hiệu mạnh về nguồn cung sản phẩm căn hộ cao cấp nhưng so với các đối thủ lớn khác thì HAGL còn hạn chế về các mặt quỹ đất xây dựng, thiết kế tổng quan, hệ thống phân phối ....Nếu so với Phú Mỹ Hưng đã tạo cho mình một đô thị mới, thành một khu, một cộng đồng Phú Mỹ Hưng thì HAGL chỉ mới xây dựng các căn hộ rải rác, nhiều vị trí.....Đa dạng sản phẩm như Vạn Phát Hưng có nhà biệt thự, nền đất và căn hộ, nhiều sự lựa chọn còn HAGL chỉ là căn hộ và căn hộ. Một số đối thủ cạnh tranh đến từ nước ngoài thật sự lớn mạnh về nhiều mặt. Nguồn tài chính của các công ty này khá vững mạnh và ổn định. Ngoài ra với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, các công ty này có nhiều mặt mạnh như: Hệ thống quản lý chuyên nghiệp, tầm nhìn kinh doanh khá xa và rộng ... Tuy nhiên, họ cũng gặp khó khăn không ít về vấn đề thủ tục pháp lý tại Việt Nam đặc biệt trong vấn đề sở hữu đất đai và thời hạn thuê đất. Ngược lại, các công ty mới tham gia trong nước có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên lượng cung sản phẩm có thể tăng tuy nhiên có thể làm mất ổn định trong phân khúc thị trường này. Nguồn tài chính chưa thật sự vũng mạnh và ổn định nên gây trở ngại về tiến độ giao nhà. Cao su. Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của HAGL về quỹ đất ở Lào là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Rubber Group; VRG) là tập đoàn đa sở hữu, trong đó Nhà nước sở hữu chi phối về vốn, trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Cao su Việt Nam. Các ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam bao gồm: Trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến mủ cao su; Công nghiệp cao su : Sản xuất, mua bán sản phẩm công nghiệp, cao su, nguyên phụ liệu ngành công nghiệp cao su; Trồng rừng và sản xuất, mua, bán các sản phẩm nguyên liệu (mủ cao su), gỗ thành phẩm; Các công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam gồm: Các tổng công ty, các công ty con do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ; các công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; các công ty liên kết do Tập đoàn năm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Với diện tích trên, năm 2009, tập đoàn đã khai thác 299.129 tấn mủ cao su, vượt kế hoạch năm là 12.365 tấn. Tổng doanh thu năm qua của tập đoàn đạt 31.844,5 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 8.914,3 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 2.418 tỷ đồng. Tính đến nay, tổng diện tích cao su của tập đoàn là 272.334ha, trong đó có 32.115ha trồng tại Lào và Campuchia. Hiện. Tập đoàn Cao su Việt Nam có 27 công ty thành viên, quản lý hơn 155.000 héc-ta cao su với lượng mủ sản xuất đạt 330.000 tấn/năm. Năm 2010, Tập đoàn Cao su Việt Nam hướng đầu tư ra nước ngoài để phát triển diện tích trồng cao su với mục tiêu đạt 100.000 hec-ta vào năm 2012 tại Campuchia, Lào và Myanma. Tập đoàn này cho biết, có thể tính đến chuyện đầu tư sang cả Nam Phi. Việc phát triển 100.000 hec-ta cao su tại thị trường nước ngoài, theo Tập đoàn Cao su Việt Nam, là mục tiêu “trong tầm tay”, vì Tập đoàn đã đạt thỏa thuận thuê đất trồng cao su với giá thấp, 7 USD/hec-ta/năm, trong thời gian 70 năm tại Campuchia (khoảng 10.000 héc-ta được trồng trong năm 2009), từ 30 - 50 USD/héc- ta/năm tại Lào (đã trồng được hơn 21.000 hec-ta cao su trong năm 2009) và đang đàm phán với Myanma về giá và thời gian thuê đất tại nước này. Ngoài ra còn có một số đối thủ khác: Công ty cao su Đồng Nai: Sản phẩm chung của công ty tập trung vào 3 lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; trong đó sản phẩm chính của công ty tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp là cao su thiên nhiên sơ chế gồm nhiều chủng loại : SVR L, SVR 3L,SVR CV50, SVR CV60, SVR GP, SVR 5, SVR10, SVR20, SVR10CV, LATEX 60% HA,LA . . . .Chiếm khoảng 96% doanh thu hàng năm của công ty và chiếm khoảng 10% tổng sản lượng cao su của Việt nam. Công ty Cao su Hà Tĩnh chọn hình thức khác là hợp tác đầu tư. Mới đây, đã nhận được giấy phép cho dự án đầu tư trồng cao su trên diện tích 600 hec-ta tại Campuchia. DN Việt Nam có nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật từ trồng trọt đến chăm sóc và khai thác mủ cao su sau này cho lực lượng lao động là thanh niên trong tỉnh cũng như người dân vùng dự án. Dự án này được triển khai vào tháng 4/2010. Dự kiến, giai đoạn 1 trồng từ 50 - 60 héc-ta cao su, đồng thời tiếp tục chuẩn bị điều kiện đất trồng cho giai đoạn 2 sẽ được thực hiện từ năm 2011. 2.2.2.2 Khách hàng. Đồ gỗ. Năm 1995, HAGL đã có lô hàng đồ gỗ đầu tiên xuất qua thị trường Châu Âu. Và cho đến hiện tại, với hơn 500 mẫu mã hàng hóa trong nhà và ngoài trời, sản phẩm của HAGL đã có mặt ở các thị trường từ Châu Âu, Châu Đại Dương đến Châu Á. Nhu cầu, thi hiếu khách hàng ngày càng cao: Do đời sống kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng làm cho mức sống dân cư. Do đó các sản phẩm không chỉ bảo đảm về mặt chất lượng mà còn phải cải thiết về mẫu mã, hình dáng bên ngoài, phù hợp với từng loại đối tượng khách hàng. Tiện ích sản phẩm lên hàng đầu: Sản phẩm không chỉ đẹp bền mà còn phải tiện ích, hữu dụng, dễ lau dọn, dễ bảo quản, không chiếm quá nhiều diện tích, nhiều công dụng…. Tâm lý chuộng hàng ngoại: Mặc dù cùng chất lượng, mẫu mã nhưng người tiêu dùng vẫn chọn hàng ngoại vì mẫu mã đẹp và đa dạng, uy tín thương hiệu, hệ thống phân phối cũng là một thế mạnh nổi trội, chi phí dành cho quảng cáo, tổ chức mạng lưới phân phối. Bất động sản. Hiện công ty đang nhắm đến đối tượng là những người có thu nhập cao, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, những người làm việc tại các trung tâm thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng ... . Đối với phân khúc này thì khách hàng đòi hỏi cao về căn hộ của mình như các tiện ích đi kèm, nội thất bên trong, khu vui chơi giải trí và nếp sống chung cư. Về mặt này thì công ty chưa đáp ứng tốt như diện tích công viên cây xanh quá ít, tiện ích về dịch vụ giữ trẻ, tập luyện thể dục thể thao chưa đáp ứng được . . . Nhóm khách hàng này được đánh giá là khá lý tưởng với khả năng tài chính mạnh cũng như có nhu cầu về nhà ở thật sự.Tuy nhiên, hiện nhu cầu căn hộ đối với người thu nhập trung bình khá ( khoảng 10-15triệu/tháng) là rất lớn. Nếu trong thời gian tới, công ty phát triển sản phẩm dành cho đối tượng này thì thị phần căn hộ của công ty sẽ tăng cao và thu về lợi nhuận lớn. Cao su Thị trường chính cho xuất khẩu cao su VN là Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ. Sản lượng cao su tiêu thụ trong nước chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng toàn quốc, chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất nệm mút, xăm lốp ô tô, giày dép,… Gần một nửa sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới (hơn 45%) được tiêu thụ tại nước là Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia. Số liệu thống kê sơ bộ 2 tháng đầu năm 2010 của các nước này cho thấy xu hướng đang tăng mạnh. Nhập khẩu cao su tự nhiên của Trung Quốc tăng 63%, cao su tổng hợp tăng 118% so với cùng kỳ năm trước. Con số này tương ứng là 34% và 17% đối với thị trường Malaysia. Mức tiêu thụ tại Ấn Độ trong 2 tháng đầu năm 2010 cũng tăng 17% do nhu cầu phát triển ngành sản xuất lốp xe. Điều này đã khiến Ấn Độ ngày càng phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của VN trong các năm qua. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng được đánh giá là thị trường có nhiều biến động thất thường nhất. Khi có những tác động nhỏ về cơ chế, chính sách từ phía chính phủ, ngay lập tức nhu cầu và giá cao su cũng biến động theo. 2.2.2.3 Nguồn cung ứng vật liệu. Thuận lợi Trồng rừng nguyên liệu và bảo vệ môi trường đang ngày được các cấp chính quyền quan tâm thích đáng. Nguồn lực này một phần bổ sung nguyên liệu đầu vào tạo điều kiện phát triển bền vững. Giao thông ngày càng được hoàn thiện, tạo thuận lợi trong việc cắt giảm chi phí bên cạnh đó thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu về đỗ gỗ nội thất và gia dụng tăng cao. Các sản phẩm gỗ cho công trình gồm: Ván sàn gỗ, kệ bếp, lan can làm chủ yếu từ nguyên gỗ dầu, cam e phục vụ cho các công trình căn hộ cao cấp. Những sản phẩm này là sự kết hợp giữa gỗ và đá theo phong cách Hoàng Anh Gia Lai . Bên cạnh đó, hàng Việt ngày càng được khẳng định. Trên thị trường (VLXD) hiện nay, các thương hiệu trong nước như Gạch men Thanh Thanh, Đồng Tâm, Mỹ Xuân, Gạch ngói Đồng Nai, Sứ vệ sinh Thiên Thanh, Nhựa Bình Minh… đã và đang được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ chất lượng cao và giá cả hợp lý. Trong đó, các sản phẩm như gạch ceramic, ngói, đá granit… dần dần thay thế hàng ngoại nhập. Thực tế cho thấy, hầu hết những thiết bị, công nghệ sản xuất VLXD được nhập vào VN trong vòng hơn 10 năm trở lại đây đều là các loại hiện đại từ nhiều nước như Ý, Đức, Nhật, Hàn Quốc nên chất lượng hàng VLXD trong nước không hề thua kém so với hàng ngoại nhập. Giá vật liệu xây dựng cũng biến động bất thường. Do đó, khi tính toán thời điểm xây dựng, công ty cần tập trung chú ý đến giá đầu vào. Khó khăn Rừng tự nhiên Việt Nam có xu hướng tăng về diện tích nhưng chất lượng tăng rất chậm; năng suất thấp. Hiện nay nguồn cung ứng vật liệu xây dựng đa dạng nhưng cũng rất phức tạp: mặt hàng Trung Quốc rất rẻ, đa dạng nhưng chất lượng thì thấp. Tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho sản xuất còn gay gắt, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 20%, còn lại phải nhập từ các nước; Mỹ, Canada,... Do đó, nguồn nguyên liệu ổn định cho việc sản xuất và xuất khẩu chưa được tự chủ. 2.2.2.4 Hàng thay thế. Đồ gỗ Sản phẩm gỗ nói chung và mặt hàng đồ gỗ nội thất nói riêng ngày càng trở nên rất cần thiết cho cuộc sống, lao động, học tập. Tuy nhiên, do nguồn gỗ ngày càng khan hiếm, ý thức về bảo vệ môi trường của khách hàng ngày càng tăng nên bên cạnh việc sử dụng đồ gỗ thuần túy thì một xu hướng đang gia tăng là sử dụng đồ gỗ có kết hợp những chi tiết bằng vật liệu khác như: kim loại, kính, nhựa, da, vải,... Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, công ty cần chú ý đến việc kết hợp nhiều nguyên phụ liệu rẻ tiền, dồi dào: mây, tre, đay,... Bất động sản. Hiện tại các thành phố lớn, nhu cầu về nhà ở rất cao nên những mặt hàng thay thế không ảnh hưởng lớn đối với phân khúc căn hộ cao cấp nhưng nó cũng có những ảnh hưởng nhất định, cụ thể: Đất dự án: Ngày càng nhiều sản phẩm nhà liên kế, đất nền dự án được tung ra ngoài thi trường nhưng những sản phẩm này có giá tương đối cao. Tại các thành phố lớn, quỹ đất ngày càng thu hẹp tuy nhiên do làn sóng nhập cư đã tạo ra áp lực rất lớn đến chính quyền địa phương nên nhiều dự án nhà chung cư giá rẻ đã ra đời. Về quy hoạch tổng thể, đối với một thành phố cụ thể số lượng nhà chung cư (nhà cao tầng) phải được khống chế nên các dự án nhà cao cấp trong tương lai sẽ gặp trở ngại trong khâu xin phép xây dựng. Căn hộ trung bình với diện tích 50-60 m2: đây là những sản phẩm có cạnh tranh cao, nhu cầu rất lớn vì có giá trị phù hợp với người dân. Gần đây đã xuất hiện dòng sản phẩm mới (chưa chính thức, đang trong giai đoạn thăm dò và xin phép Bộ Xây dựng) là căn hộ diện tích nhỏ 20~30m2. Loại sản phẩm này tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm chung cư cao cấp nhưng có ảnh hưởng như phân tích ở trên. Cao su. Cao su tổng hợp là chất dẻo được con người chế tạo với chức năng là chất co giãn. Một chất co giãn là vật chất có đặc tính cơ học là chịu được sức phải thay đổi hình dạng hơn phần lớn các vật chất khác mà vẫn phục hồi hình dạng cũ. Cao su tổng hợp được dùng thay thế cao su tự nhiên trong rất nhiều ứng dụng, khi mà những đặc tính ưu việt của nó phát huy tác dụng. Khi nguồn cung thiếu hụt, giá cao su tự nhiên tăng rất nhiều công ty bắt đầu tìm kiếm các phương pháp sản xuất cao su nhân tạo nhằm cạnh tranh với sản phẩm thiên nhiên. 2.3 PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011- 2015 2.3.1 Xây dựng phương án chiến lược. 2.3.1.1. Phân tích SWOT. SWOT O - Cơ Hội 1.Các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh. 2.Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam được đánh giá cao về mặt chất lượng. 3.Thị trường bất động sản sẽ nóng trở lại vào năm 2012 – 2013. 4.Nhu cầu về căn hộ và văn phòng cho thuê được dự báo vẫn còn rất lớn. 5.Thị trường cao su đang phát triển mạnh. 6.Các lĩnh vực kinh doanh đều là những ngành thiết yếu nên có cơ hội tăng trưởng mạnh khi nền kinh tế phục hồi trong những năm tới. 7.Việt Nam ổn định về chính trị và kinh tế đang phát triển nhanh. T – Đe dọa 1.Áp lực thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu, chi phí nhập khẩu tăng 2.Mức độ cạnh tranh ngày càng cao trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng và đồ gỗ. 3.Nguồn cung của thị trường căn hộ cao cấp và căn hộ nói chung tăng mạnh trong những năm tới. 4.Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho ngành sản xuất ô tô bị trì trệ ảnh hưởng tới giá cao su tự nhiên. S – Điểm mạnh 1.Trình độ lao động có công nghệ và kỹ thuật cao. 2.Thương hiệu sản phẩm có uy tín cao và đã được khẳng định tại Việt Nam. 3.Hệ thống quản lý chuyên nghiệp và hiệu quả. 4.Tiềm năng về tài chính và quan hệ ngân hàng. 5.Hội đồng quản trị năng lực chuyên môn cao. 6.Lĩnh vực kinh doanh đa dạng có định hướng. S – O Kết hợp S1,S2,S6 và O2,O4,O5: S1.Trình độ lao động có công nghệ và kỹ thuật cao. S2.Thương hiệu sản phẩm có uy tín cao và đã được khẳng định tại Việt Nam. S6.Lĩnh vực kinh doanh đa dạng có định hướng. O2.Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam được đánh giá cao về mặt chất lượng. O4.Nhu cầu về căn hộ và văn phòng cho thuê được dự báo vẫn còn rất lớn. O5.Thị trường cao su đang phát triển mạnh. S – O Kết hợp T1,T2,T3 và S1,S3,S4 S1.Trình độ lao động có công nghệ và kỹ thuật cao. S3.Hệ thống quản lý chuyên nghiệp và hiệu quả. S4.Tiềm năng về tài chính và quan hệ ngân hàng. T1.Áp lực thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu, chi phí nhập khẩu tăng. T2.Mức độ cạnh tranh ngày càng cao trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng và đồ gỗ. T3.Nguồn cung của thị trường căn hộ cao cấp và căn hộ nói chung tăng mạnh trong những năm tới. W – Điểm yếu 1.Kiểm soát chi phí đầu vào chưa thật hiệu quả. 2.Hoạt động Marketing chưa mạnh. 3.Công ty chưa tập trung nhiều vào việc phát triển thị phần miền Bắc. 4.Cty còn ảnh hưởng của việc kinh doanh gia đình và cơ cấu phức tạp. Kết hợp W – O W1,W4 và O1,O7 W1.Kiểm soát chi phí đầu vào chưa thật hiệu quả. W4.Cty còn ảnh hưởng của việc kinh doanh gia đình và cơ cấu phức tạp. O1.Các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh. O7.Việt Nam ổn định về chính trị và kinh tế đang phát triển nhanh. Kết hợp W - T W2,W3 và T1,T2 W2.Hoạt động Maketing chưa mạnh W3.Công ty chưa tập trung nhiều vào việc phát triển thị phần miền Bắc. T1.Áp lực thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu, chi phí nhập khẩu tăng T2.Mức độ cạnh tranh ngày càng cao trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng và đồ gỗ. Kết hợp S – O : Chiến lược phát triển thị trường. Kết hợp S – T : Chiến lược phát triển sản phẩm. Kết hợp W – O: Chiến lược kết hợp về phía sau. Kết hợp W – T: Chiến lược liên doanh, liên kết. 2.3.2. Phân tích các phương án chiến lược. 2.3.2.1. Phân tích danh mục vốn đầu tư. Xây dựng ma trận GE cho sản phẩm cao su. Ma trận sự hấp dẫn ngành cao su thiên nhiên Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm số Giá trị Qui mô thị trường 0.15 5 0.75 Tăng trưởng thị trường 0.15 4 0.6 Tỷ suất lợi nhuận bình quân 0.15 4 0.6 Số lượng đối thủ cạnh tranh 0.1 4 0.4 Vốn 0.1 3 0.3 Số lượng nhà cung cấp 0.05 2 0.1 Các chính sách ưu đãi 0.1 4 0.4 Sự phát triển công nghệ của ngành 0.05 2 0.1 Tính chu kì của nhu cầu 0.05 3 0.1 Số lượng các sản phẩm thay thế 0.1 4 0.4 Tổng cộng 1 3.8 Đánh giá: Với điểm số 3.8 ngành cao su thiên nhiên có độ hấp dẫn khá cao Ma trận vị thế cạnh tranh ngành cao su thiên nhiên Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm số Giá trị Thị phần 0.15 2 0.3 Chất lượng sản phẩm 0.15 4 0.6 Khả năng phân phối 0.15 4 0.6 Uy tín nhãn hiệu 0.1 5 0.5 Giá thành đơn vị sản phẩm 0.05 4 0.2 Công nghệ sản xuất 0.1 3 0.3 Hiệu quả quảng cáo 0.1 3 0.3 Quy mô sản xuất 0.05 5 0.25 Khả năng tài chính nội bộ 0.05 5 0.25 Khả năng R&D 0.1 4 0.4 Tổng 1 3.5 Đánh giá: SBU1 có vị thế cạnh tranh trung bình trong ngành Ma trận GE. Cao Vị thế cạnh tranh Trung bình Trung bình Yếu Mạnh Thấp Sức hấp dẫn của ngành 5 1 2 6 3 4 7 5 8 9 5 1 SBU1 nằm ở vị trí số 2 trong ma trận GE, có vị thế cạnh tranh trung bình trong ngành, và ngành cao su thiên nhiên có độ hấp dẫn khá cao à chiến lược đầu tư để tăng trưởng. Xây dựng ma trận BCG cho hai sản phẩm gỗ và căn hộ cao cấp. Đơn vị Doanh số tỷ đồng Số đối thủ Doanh số của 3 doanh nghiệp dẫn đầu (tỷ đồng) Thị phần tƣơng đối Mức tăng trưởng 1 2 3 4 5 6 Gỗ 860 14 860 550 430 7.9 8 Căn hộ 3.371 22 6800 4700 4500 5.1 18 Ma trận BCG. STAR QUESTION MARKS DOG CASH COW Tỷ lệ tăng trưởng của thị trường % Thị trường tương đối 20 18 10 8 10 7.9 5.1 5 0 SBU 2: Sản phẩm gỗ - MGR: 8%, RMS: 7.9 SBU 3: Sản phẩm căn hộ cao cấp - MGR: 18%, RMS: 5.1 Sản phẩm gỗ nằm trong phần bò sữa: Chiến lược Giữ ( Hold): tối đa hóa khả năng sinh lời và sản sinh tiền, kéo dài thời kì, đầu tư đưa ra sản phẩm mới, loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả, giữ giá ổn định. Ở thời kì này, gỗ đã là mặt hàng chủ lực, gắn liền với thương hiệu công ty, vì vậy quảng cáo, khuyến mãi chỉ ở hình thức nhắc nhở, hệ thống kênh phân phối duy trì ở thị trường trọng điểm. Doanh thu cao, lợi nhuận cao dùng để đầu tư vào những sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng thị trường cao. Sản phẩm căn hộ cao cấp nằm trong phần ngôi sao: Chiến lược marketing hiếu chiến, giá không cao nhất, mở rộng diện mặt hàng, mở rộng kênh phân phối để tăng thị phần. 2.3.3 Lựa chọn chiến lược cấp công ty giai đoạn 2011 – 2015. Dựa vào ngành nghề, thị trường, sản phẩm công ty đang kinh doanh, bảng thay đổi chiến lược như sau: Sản phẩm Thị trường Ngành Cấp độ ngành Công nghệ Hiện tại Mới Hiện tại Mới Hiện tại Hiện tại Hiện tại Chiến lược tăng trưởng tập trung. 2.4. CHIẾN LƯỢC SBU VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG. 2.4.1. Đồ gỗ. Gỗ là sản phẩm truyền thống của công ty, và các sản phẩm gỗ đang trong thời kỳ gặt hái. Sản phẩm đã khẳng định được vị trí của mình trong thị trường cũng như đang ở vị thế dẫn đầu trong ngành. Trong nhiều năm liền Hoàng Anh Gia Lai Group được đánh giá là một trong những nhà sản xuất đồ gỗ hàng đầu cả nước và được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Doanh thu đồ gỗ xuất khẩu hiện chiếm khoảng 73% trên doanh thu đồ gỗ và tỷ lệ này sẽ giảm dần vì khi triển khai xong hệ thống phân phối nội địa sẽ thúc đẩy tăng doanh thu nội địa trong nước. Tuy đã đến giai đoạn chín muồi của sản phẩm nhưng vẫn còn vấp phải một số yếu tố: Số lượng các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ đang tăng lên rất nhiều cả về số lượng lẫn quy mô hoạt động. Nguồn gỗ ngày càng khan hiếm và ý thức bảo vệ môi trường của khách hàng ngày càng tăng nên xu hướng sử dụng các sản phẩm thay thế đồ gỗ kết hợp với các vật liệu khác. Năng lực cạnh tranh trong việc xuất khẩu gỗ vẫn còn yếu,... Vì vậy để phát triển ổn định trên thị trường, HAGL cần đưa ra chiến lược phát triển thị trường thị trường và liên doanh, liên kết trong sản xuất và xuất khẩu với các doanh nghiệp khác, tiến hành đầu tư theo chiều sâu, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm và chú trọng phát triển hệ thống phân phối.. Từ đó, các chiến lược chức năng để hổ trợ: Đẩy mạnh công tác maketting, đa dạng hóa mẩu mã sản phẩm … 2.4.1.1. Chiến lược Marketing Mở rộng mạng lưới Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua đã cho thấy bên cạnh việc tập trung chủ yếu vào xuất khẩu thì cần để ý đến thị trường trong nước, phải vừa đảm bảo hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai tap nhom 1 hoang anh gia lai.doc
Tài liệu liên quan