Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay , để tồn tại bắt buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới mình và luôn phải cố gắng để không bị đè bẹp bới các đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài. Trong khi đó, ngành thông tin la một trong những ngành có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất từ dịch vụ đến công nghệ. Việt Nam là một nước đang phát triển với trình độ công nghệ còn chưa cao, vì vậy , doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất khó khăn trong các cuộc phát triển ra nước ngoài , nhất là những ngành thuộc về truyển thông , thông tin. Nhưng VNPT Global đã chứng minh khả năng kinh doanh tốt với những chiến lược kinh doanh phù hợp bằng kết quả mở rộng hoat động thành sang các nước trên thế giới, khẳng định được Việt Nam đã theo kịp công nghệ. Nói cách khác, các doanh nghiệp Việt Nam với các chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ thâm nhập được thị trường thế giới từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển không chỉ có sản phẩm là hàng gia công , nguyên liệu thô, hàng thủ công , mà còn có cả những ngành công nghệ cao như thông tin.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3360 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chiến lược kinh doanh của một số tập đoàn lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cà phê mới.
Không gian đặc biệt đem lại nguồn cảm hứng cho sáng tạo:
Cùng với triết lý cà phê về sự sáng tạo và phát triển bền vững, không gian quán cà phê sẽ được thiết kế để mang lại cho người yêu cà phê sự thoải mái, tiện dụng để khuyến khích tối đa khả năng tư duy và sáng tạo nhằm đạt được những thăng hoa, thành công trong cuộc sống.Không gian chia sẻ và kết nối những đam mê:
Cho những người đam mê cà phê, quán cà phê Trung Nguyên sẽ là nơi gặp gỡ, sẽ chia những sự vui buồn, thành công trong cuộc sống của tất cả mọi người đến từ khắp nơi trên toàn thế giới. Bất kể họ là ai, da trắng hay da nâu; người giàu hay người ngèo; người đó theo trường phái, tôn giáo nào hay thuộc đảng phái chính trị nào. Tất cả sẽ cùng nhau bên một không gian cà phê nồng ấm sự sẻ chia, sự chân thành để hướng thế giới đến một sự an bình, hài hòa hơn. (Nguyễn Trường - Tổng hợp từ Trungnguyen.com.vn)
BÌNH LUẬN:
Với thời gian thành lập và phát triển ngắn nhưng cà phê trung nguyên đã có những phát triển vượt bậc. Từ một công ty non trẻ cà phê trung nguyên là người tiên phong trong kinh doanh nhượng quyền tại thị trường việt nam. Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần TM & DV G7 tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và 5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với công ty liên doanh VGG hoạt đông tại Singapore. Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao đông qua hệ thống 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước.Với chiến lược trở thành một tập đoàn kinh tế bao gồm 10 công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực: trồng, chế biến, xuất khẩu, chăn nuôi, truyền thông, bất động sản…
Với tham vọng trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.trung nguyên đã và đang tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.
VNPT Global và chiến lược toàn cầu
01/12/2010 02:13 PM
Lễ công bố thoả thuận đầu tư giữa Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế VNPT và Công ty Singapore Technologies Telemedia (ST Telemedia) tại Hà Nội diễn ra vào tháng 3/2010 đã thực sự tạo ra một dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của VNPT Global.
Chắc chắn đôi bên sẽ đạt được mục tiêu trong việc tìm kiếm, đầu tư vào những công ty có tiềm năng kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông trên toàn cầu. Đồng thời VNPT Global sẽ có thêm cơ hội để tiếp cận với những hình thức đầu tư mới, đa dạng hay kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực viễn thông của ST Telemedia ở những thị trường đã và đang phát triển.
Là Công ty thành viên của VNPT, được thành lập vào tháng 1/2008 bởi ba cổ đông: VNPT - với số vốn góp chi phối, MobiFone và VNPost - mỗi đơn vị 5% vốn góp; Công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế VNPT – gọi tắt là VNPT Global hiện là một trong “những cánh tay” nối dài chủ lực của VNPT nhằm vươn xa, tỏa rộng ra khắp các châu lục. Tính đến nay, tuy mới tròn 2 năm nhưng VNPT Global đã có được 05 công ty thành viên, có trụ sở đặt ở nước ngoài: 02 đặt tại Mỹ (Deluxe Telecom LLC và VNPT Global US); Singapre (VNPT GS Ttd.); Hong Kong (VNPT Global HK Ltd.) và Cộng hòa Séc (VNPT – GC).
Hiện VNPT Global đang tích cực mở rộng mạng lưới viễn thông của VNPT trên phạm vi toàn cầu, gồm các POP đa dịch vụ, dự án di động có hạ tầng (MNO), mạng di động ảo (MVNO),… POP đầu tiên được VNPT Global xây dựng vào tháng 12/2008 là POP Internet tại HongKong.
Thông qua các POP, VNPT Global cung cấp các dịch vụ viễn thông, gồm: dịch vụ thoại, dữ liệu và các gói dịch vụ giá trị gia tăng cho các đối tượng mục tiêu như các doanh nghiệp và tổ chức bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, tổ chức và công ty nước ngoài có mối quan hệ hợp tác, kinh doanh với Việt Nam và những cá nhân có nhu cầu. Việc ký kết thỏa thuận đầu tư 10% cổ phiếu của VNPT Global của ST Telemedia vào tháng 7/2008 (được công bố vào tháng 3/2010) đã giúp ST Telemedia trở thành nhà đầu tư, đồng thời là cổ đông chiến lược của VNPT Global.
Gian nan khởi sự
Người ta thường nói: “Vạn sự khởi đầu nan”, điều đó chẳng sai với VNPT Global. Khi mới thành lập, đội ngũ nhân sự của công ty rất mỏng, chỉ có 5 cán bộ, nhân viên. Và cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khác khi vươn ra thị trường nước ngoài, kinh nghiệm kinh doanh trong môi trường toàn cầu vừa yếu vừa thiếu. Thêm vào đó là môi trường pháp lý quốc tế rất phức tạp. Ngoài ra, việc kinh doanh trên thương trường quốc tế có rủi ro cao do sự khác biệt về văn hóa, khoảng cách địa lý, cách thức kinh doanh, ...
Tuy nhiên, về căn bản, vẫn có nhiều thuận lợi đối với đơn vị. Trước hết, với mục tiêu vươn ra thị trường quốc tế, từ lâu VNPT đã có những bước đi vững chắc để nâng tầm cũng như uy tín của thương hiệu; mở rộng địa bàn kinh doanh các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet ra thị trường các nước, đó là những thuận lợi cơ bản mà VNPT Global được thừa hưởng. Kế đến là, với sự bùng nổ về thông tin, sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và chuyển hướng sang băng thông rộng trong vài năm gần đây, cộng với việc mở rộng địa bàn, đối tác roaming của hai mạng di động VinaPhone và MobiFone, đã tạo cơ hội cho hầu hết người Việt ở nước ngoài, thương nhân và du khách nước ngoài có mối liên kết, giao lưu với Việt Nam có được sự trao đổi, gắn kết với Việt Nam một cách thường xuyên thông qua các dịch vụ của VNPT. Cuối cùng, đó là cơ hội và thời cơ để VNPT hiện diện tại các quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ cho phép tại Quyết định thí điểm thành lập Tập đoàn cũng như trong nhiều chỉ đạo điều hành khác của Chính phủ.
Đến chiến lược toàn cầu
Trao đổi với Tạp chí Xã hội Thông tin, Ông Vũ Phi Long, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc VNPT Global cho hay, mục tiêu của VNPT Global là trở thành công ty hàng đầu của VNPT trong việc đầu tư, kinh doanh lĩnh vực viễn thông ở thị trường quốc tế và bằng mọi cách phải kinh doanh thành công.
Theo đó, VNPT Global hướng đến việc: xây dựng mạng viễn thông toàn cầu của VNPT; cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng viễn thông, dịch vụ contact center cho khách hàng của VNPT tại nước ngoài; phát triển các dịch vụ nội dung số tiên tiến cho các mạng di động tại Việt Nam và cộng đồng người Việt ở nước ngoài nhằm tối đa hoá giá trị lợi nhuận cho các đối tác và cổ đông. Trước mắt, tập trung vào việc đầu tư xây dựng các dự án viễn thông tại nước ngoài, đồng thời tìm kiếm để đầu tư và kinh doanh vào các dự án mới tại nước ngoài thuộc các lĩnh vực: dịch vụ nội dung, thông tin di động, dịch vụ mạng băng rộng…
Trên cơ sở đó, phát triển các dịch vụ thoại (bán buôn, bán lẻ) và dịch vụ IP (IP transit, IP VPN, Internet Access, Peering...). Còn ở địa bàn trong nước, VNPT Global nhắm tới việc kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động và mạng băng rộng; dịch vụ contact center; các hoạt động thương mại (về các sản phẩm, dịch vụ) và đầu tư vào các dự án công nghệ khi có điều kiện.
Mặc dù rất “trẻ” cả về “tên, tuổi” lẫn đội ngũ lao động, thế nhưng VNPT Global hiện là doanh nghiệp cổ phần có nhiều tiềm năng và cơ hội, đang vươn tầm và “chắp cánh” để cùng các đơn vị khác của VNPT vươn tới những miền đất mới./.
Theo : Đăng Hưng
Ngày : 30/04/2010
BÌNH LUẬN:
Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay , để tồn tại bắt buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới mình và luôn phải cố gắng để không bị đè bẹp bới các đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài. Trong khi đó, ngành thông tin la một trong những ngành có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất từ dịch vụ đến công nghệ. Việt Nam là một nước đang phát triển với trình độ công nghệ còn chưa cao, vì vậy , doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất khó khăn trong các cuộc phát triển ra nước ngoài , nhất là những ngành thuộc về truyển thông , thông tin. Nhưng VNPT Global đã chứng minh khả năng kinh doanh tốt với những chiến lược kinh doanh phù hợp bằng kết quả mở rộng hoat động thành sang các nước trên thế giới, khẳng định được Việt Nam đã theo kịp công nghệ. Nói cách khác, các doanh nghiệp Việt Nam với các chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ thâm nhập được thị trường thế giới từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển không chỉ có sản phẩm là hàng gia công , nguyên liệu thô, hàng thủ công , … mà còn có cả những ngành công nghệ cao như thông tin.
Tuy nhiên , VNPT Global chỉ là một số rất ít công ty phát triển thành công ở môi trường nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải cố gắng hơn nữa và đoàn kết giúp đỡ nhau để thâm nhập thị trường đầy cạnh tranh bên ngoài. Muốn như thế, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược dài hạn và ngắn hạn cho chính mình .
Là người chủ/người quản lý doanh nghiệp, bạn cần phải có một chiến lược để thành công. Chiến lược kinh doanh nhìn về tương lai xa hơn của công ty. Các ông chủ/người quản lý công ty rất dễ quên và bỏ qua chiến lược kinh doanh bởi vì họ rất bận rộn với công việc hiện tại. Trong trường hợp này, bạn không thể biết làm thế nào để định vị được công việc kinh doanh của bạn và hiện nó đang ở vị trí nào. Với kỹ năng chiến lược tốt, bạn sẽ đặt ra các mục tiêu thực tế và biết một cách rõ ràng về cách để đạt được chúng trong tương lai. Là người chủ/người quản lý doanh nghiệp, bạn không thể ủy thác cho người khác xây dựng chiến lược kinh doanh. Bạn phải quyết định tương lai của doanh nghiệp hoặc là nó sẽ mất đi vị trí trên thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh.
Phân tích SWOT
Các yếu tố của môi trường bên trong đối với một doanh nghiệp có thể được phân loại thành các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), các yếu tố bên ngoài có thể được phân thành các cơ hội (O) và thách thức(T). Sự phân tích này đối với môi trường chiến lược được gọi là phân tích ma trận SWOT.
Phân tích ma trận SWOT cung cấp thông tin hữu ích trong việc hài hòa các nguồn lực và năng lực của công ty đối với môi trường cạnh tranh mà công ty đang hoạt động. Như vậy, đây là một công cụ trong lựa chọn chiến lược.
Điểm mạnh: Điểm mạnh của một doanh nghiệp là các nguồn lực và năng lực mà có thể được sử dụng như là một cơ sở trong việc phát triển lợi thế cạnh tranh.
Điểm yếu: Không có các điểm mạnh nói trên có thể được xem là các điểm yếu của doanh nghiệp.
Cơ hội: Bối cảnh bên ngoài có thể tạo cho doanh nghiệp cơ hội mới để tăng trưởng và phát triển.
Thách thức: Sự thay đổi của môi trường bên ngoài cũng có thẻ mang lại nhiều thách thức cho doanh nghiệp
Chiến lược S-O: theo đuổi các cơ hội phù hợp nhất với những điểm mạnh của doanh nghiệp
Chiến lược W-O: vượt qua những điểm yếu để theo đuổi cơ hội
Chiến lược S-T: xác định rõ cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng các lợi thế của mình để giảm thiệt hại đối với những thách thức bên ngoài
Chiến lược W-T: thiết lập một kế hoạch phòng thủ để ngăn ngừa điểm yếu của doanh nghiệp khỏi những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
Chiến lược kinh doanh của Đồng Tâm Long An
30/11/2010 04:51 PM
Trước khi trở thành một tập đoàn mạnh ngành sản xuất vật liệu xây dựng và trang trí nội thất như ngày nay, Đồng Tâm Group cũng đã trải qua bao nỗi thăng trầm.
Năm 1699, ông Võ Thành Lân đã sáng lập ra doanh nghiệp đồng tâm, với sản phẩm ban đầu là gạch bông lót nền. Đến năm 1976, cơ sở đồng tâm cùng với nhiều đơn vị sản xuất gạch bông khác sáp nhập, lấy tên là Tổ hợp Đồng Hiệp.
Sau một thời gian sản xuất bị gián đoạn đến năm 1986, ông Võ Quốc Thắng – con trai ông Võ Thành Lân, cùng các thành viên trong gia đình tái lập cơ sở sản xuất và phát triển doanh nghiệp Đồng Tâm, mở rộng sản xuất, kinh doanh trong ngành vật liệu xây dựng và trang trí nội thất.
Năm 1993, cơ sở Đồng Tâm phát triển thành Công ty TNHH Sản xuất – Xây dựng – Thương mại Đồng TÂm. Năm 1994 thành lập Công ty liên doanh Gạch Ceramic Đồng Tâm – đến nay đổi tên thành Công ty cổ phần Đồng Tâm Dotalia.
Năm 2002, thành lập Công ty cổ phần Thành Phát - Long An (nay là công ty cổ phần Đồng Tâm) có trụ sở đặt tại số 25 Quốc lộ 1A, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Năm 2006, Công ty cổ phần Thành Phát - Long An chính thức đổi thành Công ty cổ phần Đồng Tâm. Đến tháng 10/2006, có trụ sở chính của Công ty TNHH Sản xuất – Xây dựng – Thương mại Đồng TÂm dời về thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời công ty đầu tư mới dây chuyền sản xuất ngói màu theo công nghệ của Italia.
Năm 2007 là năm tư duy đột phá trong lĩnh vực đầu tư của Công ty cổ phần Đồng Tâm miền Bắc triển khai xây dựng Khu liên hợp sản xuất vật liệu xây dựng trang trí nội thất tại Hải Dương và đầu tư xây huyền sản xuất ngói màu hiện đại theo công nghệ của Italia và sáp nhập các công ty thành viên trong hệ thống Đồng Tâm Group bằng cách thông qua việc mua lại cổ phần hoặc vốn góp của các công ty…
Năm 2008, Đồng Tâm cùng với các doanh nghiệp khác phải đương đầu với những khó khăn chung của nền kinh tế thị trường lan rộng ra khắp toàn cầu, nền kinh tế trong nước phải đối đầu với tình trạng lạm phát rồi lại giảm phá, giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng đột biến. Mặc dù phải đối đầu với nhiều khó khăn thách thức nhưng Ban điều hành Công ty cổ phần Đồng Tâm đã nỗi lực tìm tòi, học hỏi, với tư duy đột phá tìm ra phương án sản xuất kinh doanh khả thi làm tiến triển trong những năm về sau.
Năm 2009, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đồng Tâm quyết định tái cấu trúc doanh nghiệp, chuẩn bị cho bước nhảy vọt phát triển thương hiệu Đồng Tâm ra tầm khu vực thế giới. Cũng trong năm 2009, kỷ niệm 40 năm ngày sáng lập thương hiệu Đồng Tâm, Hội đồng quản trị Công ty tiếp tục phát huy học thuyết tư duy đột phá, tái cấu trúc doanh nghiệp theo mô hình của tập đoàn lớn, hợp lý hóa tất cả các hoạt động sản suất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí quản lý, hạn chế hàng tồn kho, tối đa háo nguồn vối lưu động, tiếp tục triển khai dự án B.I.C (Best in Class – là dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ chọn FPT, Đồng Tâm thực hiện thí điểm)...Đặc biệt với sự sắp xếp, bổ sung nhân sự trong ban điều hành với sự bổ nhiệm Tổng Giám đốc là người có nhiều năm kinh ngiệm quản lý một tập đoàn lớn của châu Âu, cộng với sự nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ, tay nghề cao, Công ty cổ phần Đồng Tâm đã hoàn tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh 2009, làm nền tảng để Công ty đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 và những năm tiết theo.
Hiện nay, Đồng Tâm Group có 15 Công ty thành viên, trong đó có 6 nhà máy hoạt động sản xuất với công suất hàng năm là 15 triệu m2 gạch ốp lát, 15 triệu viên ngói màu, 1,8 triệu lít sơn và 90.000 m2 cửa nhựa uPVC. Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống 20 Chi nhánh và 15 Trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm trên phạm vi cả nước.
Trong chiến lược kinh doanh, Đồng Tâm Group luôn luôn lấy lĩnh vực sản xuất và kinh doanh truyền thống là vật liệu xây dựng – trang trí nội thất làm nền tảng phát triển cho toàn hệ thống, tạo thế đứng vững chắc cho Công ty phát triển sang các lĩnh vực khác.
Với kinh nghiệm và uy tín trên thương trường, Công ty sẽ tập trung nguồn lực để duy trì và chiếm lĩnh thị phần trong nước, phát triển để trở thành thương hiệu hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng – trang trí nội thất, Công ty Đồng Tâm còn đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản như: phát triển khu công nghiệp; Khu dân cư; xây dựng nhà để kinh doanh;v.v…với nhiều dự án đầu tư có qui mô đầu tư lớn. Các án lớn sắp triển khai sẽ mang lại lợi nhuận tăng thêm cho Công ty bắt đầu kể từ năm 2011 trở đi. Công ty cũng đang tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác khác để khai thác những lợi thế và ưu điểm của các bên trên tinh thần hợp tác cùng phát triển.
Sau 40 năm hình thành và phát triển, thương hiệu Đồng Tâm ngày càng được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm vì chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ ngày càng chuyên nghiệp. Ngày nay, Đống Tâm Long An đã trở thành một trong những doanh nghiệp có chiến lược phát triển bền vững hàng đầu tại Việt Nam.
Với những kết quả và thành tựu quan trọng như vậy nên trong thời gian qua, Đồng Tâm Group đã luôn được Đảng và Nhà nước các cấp xét tặng thưởng danh hiệu thi đua cao quý hàng năm./.
Theo Thái Chuyên ngày 27/09/2010 15:52
BÌNH LUẬN:
Hiện nay Công ty cổ phần Đồng Tâm là một công ty có nhiều sản phẩm được người tiêu dùng ưu chuộng và đã chiếm lĩnh được thị phần kinh doanh khá lớn trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới, phát triển để trở thành thương hiệu hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng – trang trí nội thất. Ngoài ra, công ty còn mở rộng vào việc đầu tư vào bất động sản với những dự án với quy mô lớn.Đồng Tâm Group luôn luôn lấy lĩnh vực sản xuất và kinh doanh truyền thống là vật liệu xây dựng – trang trí nội thất làm nền tảng phát triển cho toàn hệ thống, tạo thế đứng vững chắc cho Công ty phát triển sang các lĩnh vực khác và hoạt động sản xuất với công suất lớn hơn nhiều tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn và sản phẩm tạo ra cũng nhiều hơn. Thế nhưng Công ty cổ phần Đồng Tâm còn đưa ra giải pháp là hợp tác, liên doanh với các đối tác khác để tạo ra những lợi thế và những cái tinh hoa nhất để tạo ra sản phẩm trên cả tuyệt vời cho khách hàng và là nơi đáng tin ậy của người sử dụng, tạo ra được tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi. Chiến lược kinh doanh đúng đắn của công ty đã tạo ra uy tín về thương hiệu và chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Như vậy, Công ty cổ phần Đồng Tâm thành công ở thị trường trong nước cũng như ở thị trường thế giới và trong tương lai không xa công ty sẽ thành công hơn nữa.
Chiến lược kinh doanh của Apple
30/11/2010 03:55 PM
Chiến lược mà Apple sử dụng khác hẳn với đối thủ cạnh tranh từ các khâu như lập website, giới thiệu các sản phẩm iPhone mới, chăm sóc khách hàng cũng như là quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quan trọng là phải đẹp: Trong tất cả những dòng sản phẩm của Apple, ngay cả đến các chi tiết, mọi thứ gần như hoàn hảo và bắt mắt từ thiết kế, đóng gói thậm chí đến cả những mẫu quảng cáo trên truyền hình. Apple đã dành cả một khoảng thời gian lớn để tạo sự nổi bật trước đối thủ cạnh tranh. Và nếu là doanh nghiệp nhỏ, bạn cũng có thể làm được điều này.
Hãy lưu ý tới hình thức bên ngoài, cách bố trí sắp đặt cũng như mục đích sản phẩm của công ty.Những tấm hình lớn sẽ tác động đến thị giác của người tiêu dùng và họ sẽ muốn tìm hiểu thêm các thông tin về sản phẩm cũng như về công ty.
Thông điệp đơn giản :Apple luôn luôn khắc ghi và thực hiện lời khuyên của các chuyên gia về marketing đó là hãy giữ những thông điệp tiếp thị thật đơn giản. Thông điệp đơn giản là phải dễ hiểu, dễ nhớ và dễ chia sẻ. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là thiếu đi ý nghĩa chiều sâu của thông điệp. Điều này sẽ khơi gợi mong muốn hiểu rõ bản chất của thông điệp qua việc sử dụng sản phẩm của khách hàng. Tạo cho người tiêu dùng sự thích thú :Hãy nhìn vào các công ty con của Apple và bạn sẽ thấy khá nhiều điều thú vị. Họ tiếp cận khách hàng một cách thân thiện.
Hãy nhình nhanh vào website của Apple và bạn sẽ thấy rằng Apple hoàn toàn tin vào một câu nói nổi tiếng "một bức tranh có giá trị cả ngàn lời nói". Với một khối lượng thông tin và nội dung được đăng tải hằng ngày. Chắc chắn, bạn sẽ đồng ý với điều đó. Chiến lược của Apple không phải là nói cho bạn về những điểm yếu của họ là gì (trong trường hợp bạn không tin vào sản phẩm), mà chiến lược của họ là chia sẻ với khách hàng lời nhận xét của những người khác, những người đang sử dụng và nói về sản phẩm của họ. Điều đó sẽ khách quan và đáng tin cậy hơn.
Để áp dụng ý tưởng trên, các doanh nghiệp nên khuyến khích các khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của bạn. Cách tốt nhất để làm được điều này là thường xuyên tiếp cận những mong muốn và nhu cầu của khách hàng rồi cung cấp cho họ những sản phẩm tốt nhất. Thay vì những kiểu quảng cáo truyền thống mang tính tức thời trong các tháng, trong tuần là đơn thuần thông báo về sản phầm thì Apple đã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để mọi khách hàng đều biết đến thương hiệu của mình chẳng hạn như các bài báo viết về chất lượng sản phẩm, các thông tin chi tiết về sản phẩm mới chứ không chỉ chỉ gói gọn trong một thông cáo báo chí.
Và kết quả là, hàng nghìn người đều biết đến các sản phẩm của Apple.
Các phương tiện truyền thông đại chúng thực sự có một sức mạnh rất lớn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Ví dụ như Apple, bạn có thể làm điều này bằng cách hãy cung cấp cho họ một số thông tin mới và độc nhất để họ nói về bạn. Tạo sự trải nghiệm duy nhất cho khách hang: Mọi tương tác của khách hàng đều được Apple lên kế hoạch cẩn thận. Những phút bạn ghé thăm website của họ cũng giống như là bạn bước vào một trang web hoàn toàn khác. Nếu bạn thăm một trong những cửa hàng của họ, bạn sẽ cảm thấy như mình đang ở trong một bữa tiệc vui vẻ và thoải mái. Và cuối cùng, khi bạn mua sản phẩm, thậm chí là đóng gói thì bạn đã là một thành viên của câu lạc bộ Apple.
Tính duy nhất trong trải nghiệm khách hàng là một trong những thành công của chiến dịch marketing của hãng. Một khi bạn trở thành thành viên của câu lạc bộ thì chắc chắn bạn sẽ quay lại và mua sản phẩm một lần nữa. Điều quan trọng nhất mà chúng ta cần hết sức lưu tâm đó là hãy tạo ra những trải nghiệm chưa từng có cho khách hàng, từ đó hãy để những khách hàng trung thành cũng như các phương tiện truyền thông giúp bạn bán hàng. Đó chính là cách mà Apple đã làm. Họ để các khách hàng sử dụng sản phẩm của mình sau đó mời họ phát biểu cảm tưởng của mình. Căn cứ vào đó họ sẽ tạo ra những sản phẩm tốt có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng và thu được những phản hồi rất tốt từ người sử dụng.Bạn có biết rằng, các hãng như Nokia hay Sony Ericson đều có những sản phẩm điện thoại di động với những chức năng hiện đại như nghe nhạc hay kết nối Internet nhưng sản phẩm tương tự của Apple cho đến nay vẫn là sản phẩm được ưa chuộng nhất? Nếu lãnh đạo công ty giỏi và có uy tín, chắc chắn mọi việc sẽ tiến triển tốt đẹp. Ít nhất, nhiều khách hàng sẽ nhìn vào đó, Apple đã chiếm được trái tim của họ. Steve Jobs, CEO của tập đoàn Apple luôn đưa ra những sản phẩm mới trước các khách hàng và cũng luôn thể hiện là một người rất quan tâm đến mọi hoạt động của công ty. Điều đó cũng thể hiện rằng CEO là một người có tài, nhiệt tình và thân thiện. Kể từ khi Steve lên nắm quyền điều hành, mọi công việc đều diễn ra rất tốt và chính đó đã thể hiện được cá tính của ông.
Tạo lập uy tín và luôn đi trước một bước : Cách đây khoảng 5 năm, sau khi chiếm lĩnh thị trường MP3. Apple có thể đã tự tin với những thành công của mình. Thế nhưng đó không phải là những gì mà hãng này đã làm. Họ tiếp tục sáng tạo, nghiên cứu và tiếp thị nhiều sản phẩm mới bởi Apple không muốn đứng sau những cái tên như SanDisk, Microsoft, Creative, Samsung, hay bất cứ một thương hiệu nào khác. Một trong những cách tốt nhất để bạn có thể đạt được những nỗ lực marketing của mình là luôn đi đầu trong các dòng sản phẩm bằng cách chiếm lĩnh thị trường lớn. Và không còn sự lựa chọn nào khác đó là bạn phải thật sự nổi bật. Nhận thấy điều này, Apple đã một lần nữa, chinh phục được thế giới tiêu dùng bằng iPhone .Bạn có biết LG, Samsung, HTC, và Nokia, tất cả đều có những tiện ích tương tự như iPhone? Và 3G hiện nay cũng còn có các chức năng hơn hẳn iPhone. Trong kinh doanh, có rất nhiều thách thức và phải cạnh tranh với các đối thủ lớn. Tạo lập uy tín và luôn đi trước một bước là một chiến lược giúp các công ty trụ vững trên thương trường. Để tạo được uy tín với khách hàng đòi hỏi một quá trình lâu dài, và không phải dễ dàng. Nhưng đây là điều thật sự quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự thành công của một công ty. Hãy nhìn tên các sản phẩm của Apple: iPod, iPhone, iMac v.v… Không phải cái tên nào cũng hoàn hảo nhưng tất cả chúng đều dễ nhớ phải không? Và hãy thử so sánh những cái tên này với tên của các bộ phận máy móc. Đây cũng là một điểm mà chúng ta nên học tập từ Apple. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem họ có gặp khó khăn nào trong việc khi nhớ hoặc truy cập địa chỉ website cũng như diễn đàn chung của doanh nghiệp mình không để từ đó có những bước đi vững chắc và xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp.
Trích từ
Theo lời của Steve Job, CEO của tập đoàn Apple .
Bài viết vào thứ 2 ngày 05/04/2010
BÌNH LUẬN:
Từ khi bắt đầu của bất kỳ hành động thị trường của Apple, các chiến lược của công ty là tập trung vào được một disrupter thị trường, và đến lượt một hãng sản xuất thị trường, bằng cách tập trung không ngừng vào kinh nghiệm của khách hàng. Và không chỉ tập trung với các sản phẩm hiện có hoặc dịch vụ, sản phẩm mới và dịch vụ được thiết kế, phát triển, và không ngừng theo đuổi để làm hài lòng các khách hàng cuối cùng. Các bạn đã viếng thăm một cửa hàng Apple? Có lẽ đó là thời gian bạn đã làm.The Apple innovation difference on how to squeeze every last penny out of some process or on reducing costs, such as what “Lean” and “Six Sigma” advocates . Instead, the Apple corporate focus as driven by the CEO was , and how to direct that energy into improving revenue and profitability by addressing the frustrations (or needs /wants) of customers. The Apple innovation difference is where the role of CEO is fixated on customer centered innovation. Customer experience with Apple products was t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược quốc tế của công ty P&G.doc