Tiểu luận Chiến lược sản phẩm cà phê hòa tan Trung Nguyên

MỤC LỤC

---o0o---

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN LÝ THUYẾT 2

CHƯƠNG I: QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM 2

1.1 Quyết định về nhãn hiệu 2

1.1.1 Nhãn hiệu sản phẩm là gì ? 2

1.1.2 Chức năng của nhãn hiệu : 3

1.1.3 Khái niệm và đo lường nhãn hiệu sở hữu 3

1.1.4 Quyết định tạo nhãn hiệu (branding decision) 3

1.1.5 Quyết định bảo trợ nhãn hiệu (brand sponsor decision) 5

1.1.6 Quyết định tên nhãn hiệu (brand name decision) 5

1.1.7 Quyết định chiến lược nhãn hiệu 6

1.1.8 Quyết định định lại vị trí cho nhãn hiệu (brand reponsitioning decision) 7

1.2 Quyết định về bao bì 7

1.2.1 Khái niệm bao bì 7

1.2.2 Chức năng của đóng gói và bao bì: 7

1.3 Quyết định về dán nhãn 8

1.4 Quyết định về dòng sản phẩm 9

1.4.1 Khái niệm dòng sản phẩm: 9

1.4.2 Quyết định độ dài sản phẩm 10

1.5 Quyết định hỗn hợp sản phẩm 11

CHƯƠNG II: HOẠCH ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI 12

2.1 Quyết định về sản phẩm mới 12

2.1.1 Khái niệm: 12

2.1.2 Tại sao cần có sản phẩm mới 12

2.1.3 Bằng cách nào để có sản phẩm mới: 12

2.1.4 Phân loại: 13

2.2 Chiến lược triển khai sản phẩm mới 14

2.2.1 Tạo ý tưởng 14

2.2.2 Sàng lọc ý tưởng 15

2.2.3 Phát triển quan niệm và thử nghiệm 16

2.2.4 Hoạch định chiến lược Marketing cho sản phẩm mới 16

2.2.5 Phân tích tình hình kinh doanh 16

2.2.6 Phát triển sản phẩm 17

2.2.7 Thử nghiệm trên thị trường 17

2.2.8 Thương mại hóa 18

PHẦN ỨNG DỤNG THỰC TIỄN 21

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN VÀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ HÒA TAN TRONG NƯỚC 21

1. Công ty cà phê Trung Nguyên 21

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 21

1.2 Tầm nhìn và sứ mạng: 22

1.3 Giá trị cốt lõi: 23

1.4 Định hướng phát triển 23

1.5 Đánh giá tình hình kinh doanh 23

2. Thị trường cà phê hòa tan trong nước 24

CHƯƠNG II: QUYẾT ĐỊNH SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 VÀ PASSIONA DÀNH CHO PHÁI ĐẸP 25

2.1 Ý nghĩa nhãn hiệu 25

2.1.1 Nhãn hiệu café Trung Nguyên 25

2.1.2 Nhãn hiệu café G7 (Sản phẩm cà phê hòa tan G7 3 IN 1) 25

2.1.3 Nhãn hiệu cà phê Passiona 27

2.2 Quyết định về nhãn hiệu 28

2.3 Quyết định về bao bì và đóng gói 28

2.4 Hoạch định phát triển café Passiona 34

KẾT LUẬN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4948 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chiến lược sản phẩm cà phê hòa tan Trung Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sàng lọc ý tưởng. Phát triển quan niệm và thử nghiệm. Hoạch định chiến lược Marketing. Phân tích tình hình kinh doanh. Phát triển sản phẩm. Thử nghiệm trên thị trường. Thương mại hoá. 2.2.1 Tạo ý tưởng Mục tiêu của giai đoạn này là tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Để tránh sai lầm, các ý tưởng sản phẩm mới phải theo định hướng chiến lược của công ty, phục vụ cho mục tiêu chiến lược mà công ty theo đuổi. Các ý tưởng mới có thể được phát hiện từ các nguồn: Nhu cầu và mong muốn của khách hàng Nhà khoa học, kỹ sư, người thiết kế, hoặc chính các nhân viên trong công ty. Toyota công bố rằng hàng năm công nhân viên của họ đã đưa ra hai triệu ý tưởng, tức là khoảng 35 ý kiến về một công nhân viên, và hơn 85% số ý kiến đó được thực hiện. Kodak và một số Công ty Mỹ tặng thưởng tiền và bằng khen cho những công nhân viên nào đề xuất được những công nhân viên nào đề xuất được những ý tưởng hay nhất trong năm. Nảy sinh ý tưởng khi phân tích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, cộng thêm nguồn thông tin thu thập từ nhà phân phối, đại diện bán hàng, nhà cung cấp vật liệu. Mặc dù các ý tưởng này sinh từ nhiều nguồn, song khả năng để có được sự chú ý một cách nghiêm chỉnh thường phụ thuộc vào một người nào đó trong tổ chức giữ vai trò "đầu tàu" về sản phẩm mới. Trừ khi có một người nào đó kiên quyết bảo vệ ý tưởng sản phẩm, còn thì nó không chắc được xem xét một cách nghiêm túc. 2.2.2 Sàng lọc ý tưởng Mục tiêu của bước này là chọn ra những ý tưởng hấp dẫn và có tính thực tế, bằng cách loại bỏ những ý tưởng không phù hợp. Công việc này được giao cho một Ban phụ trách sản phẩm mới. Trên cơ sở các ý tưởng sản phẩm mới, nhóm nghiên cứu sản phẩm mới phải tường trình trước Ban về các nội dung sau đối với mỗi ý tưởng: Mô tả sản phẩm. Thị trường mục tiêu. Đối thủ cạnh tranh. Quy mô thị trường dự kiến, giá cả dự kiến, thời gian và kinh phí cần để phát triển sản phẩm mới, kinh phí tổ chức sản xuất và lợi nhuận dự kiến. Đây cũng là các tiêu chí để đánh giá ý tưởng. Sản phẩm có thỏa mãn nhu cầu hay không. 2.2.3 Phát triển quan niệm và thử nghiệm Những ý tưởng hấp dẫn phải được xác định chi tiết thành những quan niệm về sản phẩm có thể thử nghiệm được. Ta có thể phân biệt ý tưởng sản phẩm, quan niệm sản phẩm và hình ảnh sản phẩm. Ý tưởng sản phẩm là một sản phẩm có thể có mà Công ty có thể cung ứng cho thị trường. Quan niệm sản phẩm là một cách giải thích ý tưởng bằng ngôn ngữ mà người tiêu dùng hiểu được. Hình ảnh sản phẩm là bức tranh cụ thể của một sản phẩm thực tế hay tiềm ẩn mà người tiêu dùng có được. 2.2.4 Hoạch định chiến lược Marketing cho sản phẩm mới Người quản trị sản phẩm mới phải hoạch định một chiến lược Marketing để tung sản phẩm đó ra thị trường. Chiến lược Marketing này sẽ được xác định chi tiết hơn trong những giai đoạn tiếp sau. Kế hoạch chiến lược Marketing gồm ba phần. Phần thứ nhất mô tả quy mô, cơ cấu và hành vi của thị trường mục tiêu, dự kiến định vị của sản phẩm. Phần thứ hai mô tả mức tiêu thụ và thị phần, các chỉ tiêu lợi nhuận dự kiến trong một vài năm đầu tiên. Phần thứ ba của kế hoạch Marketing trình bày chỉ tiêu mức tiêu thụ và lợi nhuận lâu dài và chiến lược Marketing mix theo thời gian. 2.2.5 Phân tích tình hình kinh doanh Sau khi ban lãnh đạo đã xây dựng được quan niệm sản phẩm và chiến lược Marketing thì họ có thể đánh giá tính hấp dẫn của dự án kinh doanh. Việc cần tiến hành tiếp theo là chuẩn bị những dự đoán về mức tiêu thụ, chi phí và lợi nhuận để xác định xem chúng có thoả mãn những mục tiêu của Công ty hay không. Công ty phải phân tích điểm hòa vốn để xem tại đó, công ty cần bán bao nhiêu sản phẩm để hòa vốn với giá cả và cơ cấu vốn cho trước. Nếu công ty xác định là có thể dễ dàng đạt được điểm hòa vốn thì quan niệm sản phẩm đó sẽ được chuyển sang giai đoạn phát triển sản phẩm. Khi có những thông tin mới thì tiến hành phân tích lại tình hình kinh doanh. Những ước toán này gồm Ước tính mức tiêu thụ Ước tính mức tiêu thụ lần đầu Ước tính mức tiêu thụ thay thế Ước tính mức tiêu thụ lặp lại Ước tính mức chi phí và lợi nhuận 2.2.6 Phát triển sản phẩm Ở bước này, khái niệm (quan niệm) sản phẩm được chuyển qua cho bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) hoặc chế tạo để được phát triển thành một sản phẩm cụ thể. Bộ phận R&D sẽ sản xuất mô hình sản phẩm điển hình (prototype) bao gồm những thuộc tính chủ yếu trong khái niệm sản phẩm mà được đánh giá là khách hàng đang cần như màu sắc, kích thước, bao bì, cân nặng, vv.. Việc phát triển được một nguyên mẫu thành công phải mất nhiều ngày, tuần, tháng, thậm chí nhiều năm. 2.2.7 Thử nghiệm trên thị trường Mục đích của thử nghiệm tại thị trường là để biết được khách hàng và nhà phân phối về việc sử dụng và mua sản phẩm thật sự và thị trường này có rộng lớn hay không? Việc thử nghiệm trên thị trường có thể cung cấp những thông tin có giá trị về người mua, các đại lý, hiệu quả của chương trình Marketing, tiềm năng của thị trường và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho thử nghiệm thị trường phải thỏa đáng để sản phẩm tung ra thị trường không vướng phải sai lầm. 2.2.8 Thương mại hóa Thời điểm (trả lời câu hỏi Khi nào?) Trong việc thương mại hoá một sản phẩm mới, thời điểm tung ra thị trường có thể là cực kỳ quan trọng. Giả sử, một Công ty hầu như đã hoàn tất việc phát triển một sản phẩm mới và nghe nói có một đối thủ cạnh tranh sắp kết thúc việc phát triển sản phẩm của mình. Công ty phải đứng trước ba cách lựa chọn: 1. Tung ra thị trường trước tiên: Công ty tham gia thị trường đầu tiên thường có được "ưu thế của người chủ động" là nắm chắc được những người phân phối và khách hàng chủ chốt và giành được vị trí dẫn đầu về tiếng tăm. Kết quả nghiên cứu của A.Mc Kinsey cho thấy rằng, người đầu tiên tung sản phẩm mới ra thị trường, cho dù phải chi vượt ngân sách, vẫn tốt hơn là người đến muộn hơn, nhưng đảm bảo ngân sách. Mặt khác, nếu sản phẩm đó được tung ra thị trường trước khi chi hết ngân sách, thì sản phẩm đó có thể có một hình ảnh không hoàn mỹ. 2. Tung ra thị trường đồng thời: Công ty có thể xác định thời điểm tung ra thị trường đồng thời với đối thủ cạnh tranh đó. Nếu đối thủ cạnh tranh vội vã tung ra thị trường thì Công ty cũng làm như vậy. Nếu đối thủ cạnh tranh tranh thủ thơi gian, thì Công ty cũng tranh thủ thời gian, làm thêm giờ để hoàn thiện sản phẩm của mình. Công ty có thể muốn cả hai cùng gánh chịu chi phí quảng cáo về việc tung sản phẩm mới. 3. Tung ra thị trường muộn hơn: Công ty có thể hoãn tung sản phẩm của mình ra thị trường cho đến khi đối thủ cạnh tranh đã xâm nhập thị trường. Trong trường hợp này có ba lợi thế tiềm ẩn. Đối thủ cạnh tranh sẽ phải gánh chi phí đào tạo thị trường. Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có thể bộc lộ những thiếu sót mà người đi sau có thể tránh. Công ty có thể biết được quy mô của thị trường. Ví dụ, công ty EMI của Anh là người đi tiên phong về kỹ thuật quét cắt lát bằng máy tính, nhưng GE đã giành mất thị trường, bởi vì nó hoàn hảo hơn rất nhiều về năng lực sản xuất và mạnh hơn nhiều về phân phối cho các bệnh việc. Quyết định thời điểm có liên quan đến những vấn đề phụ kèm theo. Nếu sản phẩm mới thay thế một sản phẩm cũ của công ty, thì Công ty có thể hoãn việc tung ra thị trường cho đến khi tiêu thụ hết số sản phẩm cũ còn tồn kho. Nếu sản phẩm có tính thời vụ cao thì có thể giữ lại cho đến đúng thời vụ của nó. Tóm lại, cần phải suy nghĩ kỹ về thời điểm tung ra thị trường. Khu vực thị trường (trả lời câu hỏi ở đâu?) Công ty sẽ phải quyết định tung sản phẩm mới ra tại một địa bàn, một khu vực, nhiều khu vực hay thị trường toàn quốc, thị trường quốc tế. Có một số Công ty có đủ lòng tin, vốn, và năng lực để tung sản phẩm mới ra thị trường toàn quốc hay toàn cầu. Họ sẽ xây dựng kế hoạch chiếm lĩnh thị trường theo thời gian. Những công ty nhỏ thì chọn lấy một thành phố hấp dẫn và mở một chiến dịch chớp nhoáng để xâm nhập thị trường. Họ cũng xâm nhập các thành phố khác dần dần, mỗi lần một thành phố. Những Công ty lớn thì từng sản phẩm ra toàn bộ khu vực rồi sau đó chuyển sang khu vực tiếp sau. Những công ty có mạng lưới phân phối toàn quốc như các hãng ô tô chẳng hạn sẽ tung model sản phẩm mới của mình trên thị trường cả nước. Khi áp dụng Marketing vết dầu loang Công ty phải đánh giá mức độ hấp dẫn của các thị trường. Các thị trường dự kiến có thể liệt kê thành hàng, hay thành cột theo tiêu chuẩn mức độ hấp dẫn. Những tiêu chuẩn xếp hạng chủ yếu là tiềm năng của thị trường, danh tiếng địa phương của Công ty, chi phí thiết lập kênh thông tin, chi phí về các phương tiện truyền thông, ảnh hưởng của các khu vực đó đối với các khu vực khách, và tình hình cạnh tranh. Bằng cách này Công ty xếp thứ tự được những thị trường hàng đầu và xây dựng một kế hoạch chiếm lĩnh dần từng địa bàn. Những khách hàng triển vọng của thị trường mục tiêu (Cho ai?) Trong phạm vi những thị trường lấn chiếm, Công ty phải hướng mục tiêu phân phối và khuyến mãi của mình vào những nhóm khách hàng triển vọng quan trọng nhất. Những khách hàng triển vọng hàng đầu đối với một sản phẩm tiêu dùng mới, trong trường hợp lý tưởng, phải có những đặc điểm sau: Họ phải là những người chấp nhận sản phẩm sớm, sử dụng nhiều, hướng dẫn dư luận và có thể đạt được chi phí thấp. Có một vài nhóm có đầy đủ tất cả những đặc điểm này. Căn cứ vào những đặc điểm vừa nêu, Công ty có thể xếp hạng các nhóm khách hàng triển vọng khác nhau rồi chọn nhóm tốt nhất làm mục tiêu. Mục đích là tạo ra được mức tiêu thụ mạnh càng sớm càng tốt để động viên lực lượng bán hàng và thu hút thêm những khách hàng triển vọng khác. Nhiều công ty đã ngạc nhiên khi biết được ai thực sự đã mua sản phẩm của mình và vì sao. Lò vi ba chỉ phát triển nhảy vọt sau khi bỏng ngô rang bằng lò vi ba phát triển. Chiến lược tung ra thị trường (Làm như thế nào?) Công ty phải xây dựng một kế hoạch hành động để tung sản phẩm mới ra những thị trường lấn chiếm. Ví dụ: Vào tháng Năm năm 1986 hãng Polaroid đã tung ra máy ảnh cho hình ngay Spectra với ngân sách quảng cáo trong năm đầu tiên là 40 triệu USD. Các panô quảng cáo được dựng tại 25 thị trường như là một phần của chiến dịch chọc ghẹo, rồi tiếp đến là một chiến dịch ấn phẩm và truyền hình dồn dập nhằm làm cho 90% công chúng mục tiêu của Spectra phải xem tới 25 lần. Để sắp xếp trình tự và phối hợp nhiều hoạt động liên quan đến việc tung sản phẩm mới ra thị trường, ban lãnh đạo có thể dùng phương pháp sơ đồ mạng như phương pháp đường tới hạn. PHẦN ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN VÀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ HÒA TAN TRONG NƯỚC 1. Công ty cà phê Trung Nguyên Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc. 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: • 16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột (Sản xuất và kinh doanh trà, cà phê ) • 1998:Trung Nguyên xuất hiện ở TP.HCM bằng khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên. • 2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản • 2001: Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan. • 2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời • 2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển. • 2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại VN, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm • 2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với công suất rang xay là 10,000tấn/năm và cà phê hòa tan là 3,000tấn/năm. Đạt chứng nhận EUREPGAP (Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lượng cà phê ngon) của thế giới. Chính thức khai trương khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng. Phát triển hệ thống quán cà phê lên đến con số 1.000 quán cà phê và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan. • 2006: Đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh phát triển nhượng quyền ở quốc tế. Ra mắt công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) có trụ sở đặt tại Singapore. 1.2 Tầm nhìn và sứ mạng: Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục. Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt. 1.3 Giá trị cốt lõi: Khơi nguồn sáng tạo Phát triển và bảo vệ thương hiệu Lấy người tiêu dùng làm tâm Gầy dựng thành công cùng đối tác Phát triển nguồn nhân lực mạnh Lấy hiệu quả làm nền tảng Góp phần xây dựng cộng đồng 1.4 Định hướng phát triển Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản, chăn nuôi và truyền thông trong năm 2007. Hiện nay tập đoàn đã bao gồm các công ty: Công ty Cổ Phần TM&DV G7 (G7Mart), Công ty Vietnam Global Gateway (VGG) và các công ty sản xuất cà phê… Tập đoàn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông suốt, bao gồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh thành từ nay đến 2010, song lĩnh vực chủ đạo của Tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê. Công ty cổ phần Trung Nguyên và công ty Cổ phần TM&DV G7 (G7Mart) đang ráo riết chuẩn bị lộ trình lên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam và Singapore.Ngoài ra, Trung Nguyên sẽ xây dựng một trung tâm cà phê thế giới như một thiên đường cà phê thế giới tại Buôn Ma Thuột, dự án đã bắt đầu được khởi động trong năm 2007. 1.5 Đánh giá tình hình kinh doanh Những bước tiến của Cà phê Trung Nguyên có thể khiến bất cứ ai cũng phải thán phục. Chỉ trong vòng 10 năm ngắn ngủi, "thuyền trưởng" Đặng Lê Nguyên Vũ đã đưa Trung Nguyên thành nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam với tốc độ tăng trưởng liên tục 37%/năm. Thương hiệu Cà phê Trung Nguyên đã được biết đến ở khắp 64 tỉnh, thành cả nước, đồng thời có mặt ở 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2008, đánh dấu một bước phát triển mới, quan trọng đối với hệ thống quán Nhượng Quyền Trung Nguyên. Bằng việc thay đổi về hệ thống nhận diện thương hiệu cho hệ thống quán, Trung Nguyên đã cho ra đời một mô hình quán mới, đẹp hơn và sang trọng hơn, một không gian thực sự dành riêng cho những người yêu cà phê. Tháng 9/2008, tại sân bay Changi Singapore, Trung Nguyên đã cho ra đời mô hình cà phê mới, hoàn toàn khác biệt về hình thức những vẫn có sự kế thừa những nét đặc trưng và tính văn hóa cao của hệ thống hiện tại. Mô hình mới đã nhận được sự đánh giá rất cao của những người yêu cà phê và những người bạn lớn của Trung Nguyên. Tiếp theo chuỗi sự kiện đó là hàng loạt những quán cà phê theo mô hình này đã tiếp tục ra đời và tạo nên một làn sóng mới về quán nhượng quyền Trung Nguyên. 2. Thị trường cà phê hòa tan trong nước Nếu như trước năm 2000, thị trường cà phê hoà tan còn khá nghèo nàn về chủng loại sản phẩm và ít được nhà đầu tư quan tâm thì trong những năm gần đây, thị trường này trở nên hoạt động sôi nổi với nhiều cái tên mới trong và ngoài nước, hoạt động cạnh tranh khốc liệt không những về sản phẩm mà còn cả các chiêu thức quảng cáo, tiếp thị và phân phối. Theo nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới – Worldbank (WB), ước tính tiềm năng tiêu thụ cà phê của người Việt lên tới 70.000 tấn/ năm. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện hàng chục thương hiệu cà phê hòa tan khác nhau. Ngoài các tên tuổi quen thuộc như: Vinacafe, Nescafe, Trung Nguyên, còn có vô số nhãn hiệu của các doanh nghiệp nhỏ như: Thái Hòa, An Thái, Phú Thái, CADA, VICA… Các hãng đều tranh nhau tung hàng triệu USD cho những chiến dịch tiếp thị “bom tấn” để giành thị phần mới. 3. Nescafe - Đối thủ cạnh tranh Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995, Nescafe đã nhanh chóng chiếm lĩnh tới 60% thị trường cà phê hòa tan Việt Nam. Hiện nay, thị phần của Nescafe đã giảm xuống còn khoảng 40% nhưng vẫn là một đối thủ đáng gờm với tất cả các nhãn hiệu cà phê hòa tan khác. Có thể điểm qua một số điểm mạnh yếu của Nescafe như sau: Điểm mạnh: Được công ty mẹ Nestle – một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới về dinh dưỡng, sức khoẻ và sống khoẻ - hỗ trợ về tài chính. Có mặt từ rất sớm nên Nescafe đã chiếm được một thị phần không nhỏ trong thị trường cà phê hòa tan ở Việt Nam, đồng thời đã tranh thủ được sự tín nhiệm của khách hàng. Luôn có sự sáng tạo cho ra sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm. Điểm yếu: Là một công ty nước ngoài nên gặp khó khăn trong việc nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng Việt. Các sản phẩm vẫn mang tính quốc tế chứ chưa thực sự phù hợp với “gu”thưởng thức của người Việt CHƯƠNG II: QUYẾT ĐỊNH SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 VÀ PASSIONA DÀNH CHO PHÁI ĐẸP 2.1 Ý nghĩa nhãn hiệu 2.1.1 Nhãn hiệu café Trung Nguyên Logo sản phẩm cà phê diễn đạt một phong cách hiện đại. Khối không gian ba chiều được khắc nổi trên nền của biển hiệu cùng tông màu nhưng khác sắc xảo. Cấu trúc hình tháp thể hiện khát khao vươn lên, đặt trên nền nâu biểu lộ một nền tảng vững chắc cho sự phát triển Logo mũi tên là hình ảnh cách điệu của nhà rông Tây Nguyên - nơi khơi nguồn của cà phê Trung Nguyên, hình mũi tên hướng thẳng lên trời thể hiện ý chí chinh phục đỉnh cao, khát vọng vươn lên, phát triển vượt bậc. Ba vạch trắng trên logo là hình ảnh cách điệu của lối lên nhà sàn, thể hiện văn hóa của công ty luôn muốn duy trì bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, là cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi vạch trắng tượng trưng cho một yếu tố thiên, địa, nhân… Bảng hiệu của Trung Nguyên với sắc nâu là chính vì đó là màu của đất, của cà phê, của cội nguồn dân tộc. Tất cả đó là thương hiệu Trung Nguyên đậm chất văn hóa truyền thống Việt trên thương trường quốc tế. 2.1.2 Nhãn hiệu café G7 (Sản phẩm cà phê hòa tan G7 3 IN 1) Từ trước đến nay, Việt Nam, một đất nước xuất khẩu cà phê đứng thứ nhì thế giới lại chỉ xuất khẩu cà phê bột hoặc cà phê thô. Thị trường cà phê hòa tan hầu như bị bỏ ngỏ cho các tập đoàn cà phê thế giới thống lĩnh... Nhận ra điều bất hợp lý này, Trung Nguyên đã quyết định tham gia vào thị trường cà phê hòa tan với sản phẩm cà phê hòa tan G7. Sản phẩm có các ưu thế như giúp người dùng tiết kiệm thời gian, sản phẩm có tính năng động, trẻ trung phù hợp với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ (lớp người tiêu dùng mới) hiện nay. G7 là chữ viết tắt cho “Group of Industrial Contries” gồm 7 quốc gia phát triển trên thế giới: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Canada, Đức, Ý. Trung Nguyên chọn thương hiệu G7 vì đó là những thị trường mục tiêu định hướng cho sản phẩm cà phê hòa tan của Trung Nguyên vươn tới. Logo G7 thể hiện tính quốc tế của cái tên, đủ tạo sự chú ý để vươn ra thế giới. Ngay trên logo của sản phẩm đã có chữ coffee để khẳng định là sản phẩm cà phê. Và G7 luôn đi đôi với sự bảo trợ của Trung Nguyên với hàng chữ made in Vietnam để khẳng định sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam. G7 là loại cà phê hòa tan đầu tiên do con người Việt Nam thực hiện bắt đầu từ khâu gieo hạt, trồng trọt, thu hoạch, trải qua quá trình chế biến sản xuất với nguyên liệu tốt nhất, công nghệ sản xuất hiện đại nhất và bí quyết phương Đông độc đáo đã chắt lọc được những gì tinh túy nhất từ hạt cà phê đem lại hương vị thơm ngon độc đáo khác biệt hẳn so với các sản phẩm mang thương hiệu khác. Sản phẩm cà phê G7 đang phát triển nhanh chóng, ngày càng thể hiên sức mạnh thương hiệu của mình, nâng cao vị thế cạnh tranh. + Tự phục vụ: Khách hàng dễ dàng nắm bắt đầy đủ thông tin về sản phẩm thông qua những nội dung, thông số được in trên bao bì sản phẩm, từ đó có sự so sánh với các sản phẩm cùng loại và đưa ra quyết định cuối cùng đúng đắn nhất. + Tăng mức giàu sang: Mang thương hiệu Trung Nguyên, cà phê G7 là một sản phẩm khá nổi tiếng, được ủng hộ và tin dùng bởi đông đảo khách hàng trong và ngoài nước. Bên cạnh các sản phẩm với giá cả cạnh tranh, Trung Nguyên cũng có những sản phẩm cao cấp thể hiện đẳng cấp cũng như có thể làm hài lòng những khách hàng kén chọn và sành uống nhất. + Ấn tượng về công ty và nhãn hiệu: Điểm nổi bật nhất trên hộp là dòng chữ “ Thứ Thiệt từ Buôn Ma Thuột ( cô đặc gấp 2 lần)”, “ The No.1 Coffee” thể hiện sự đẳng cấp của sản phẩm cũng như thể hiện khát vọng đưa Trung Nguyên trở thành sản phẩm cà phê đứng đầu. + Cơ hội phát minh: Một số sản phẩm được bảo quản trong những hộp kim loai (sắt tây, hộp nhôm) sang trọng có khả năng tái sử dụng cao. 2.1.3 Nhãn hiệu cà phê Passiona Ở một phân khúc hoàn toàn mới mẻ - cà phê dành cho phụ nữ - Trung Nguyên lại sử dụng tên cá biệt cho nhãn hiệu Passiona, mang những hàm ý thật sâu sa với những mong muốn cao đẹp. Tên gọi Passiona xuất phát bởi từ tiếng Anh “Passion” mang nghĩa “đam mê”, Passiona gửi gắm thông điệp “Đam mê là lẽ sống” hướng đến thúc đẩy, cổ vũ cuộc sống thành công và hạnh phúc cho phụ nữ thời hiện đại. Đồng thời, Passiona được ký hiệu viết tắt bởi ba chữ cái P.S.A - đại diện cho sự kết hợp của đam mê – thành công – khát vọng (passion – success – ambition). Trung Nguyên tin rằng, sự ra đời của Passiona sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ sử dụng cà phê của người dân Việt Nam, thúc đẩy hành vi tiêu dùng nội địa và phát triển thị trường tiêu thụ cà phê nội địa, qua đó giúp ngành cà phê Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam chung ngày càng phát triển. Trái với lọat bao bì mới có biểu tượng hình mặt trời mọc trong buổi bình minh trên nền màu nâu truyền thống của cà phê, hoà lẫn với màu đất đỏ bazan của vùng núi đồi Tây Nguyên tạo nên sự liên tưởng rất gần gũi nhưng không kém phần sáng tạo của Trung Nguyên như một thông điệp của cà phê Trung Nguyên muốn gửi đến khách hàng - bắt đầu một ngày mới, một sự khởi đầu mới đầy năng động và thành công bằng một ly cà phê truyền thống Trung Nguyên trong một không gian đầy chiều sâu nhiều cảm xúc, Passiona lại mang hình ảnh vầng trăng khuyết trong một góc phố đêm đầy tĩnh mịch và lãng mạn. Qua đó, Trung Nguyên muốn đi sâu vào những ước mơ, những mong đợi trong tâm hồn sâu kín của khách hàng, muốn cùng khách hàng chia sẻ những trăn trở, những thao thức và thăng hoa cùng những cảm xúc đầy sáng tạo của khách hàng. Biểu tượng mặt trăng cũng là một sự kết nối liên tục với hình ảnh mặt trời, một nhịp điệu cuộc sống không ngừng giữa ngày và đêm thể hiện mong muốn của Trung Nguyên luôn luôn đi cùng và chia sẻ cùng khách hàng. Mặt khác, Passiona là loại sản phẩm dành cho nhóm đối tượng khách hàng rất đặc biệt là những khách hàng nữ là nên Trung Nguyên cũng muốn tạo sự khác biệt rõ ràng cho sản phẩm này. 2.2 Quyết định về nhãn hiệu Với 2 dòng sản phẩm chính là cà phê rang xay và cà phê hòa tan, Trung Nguyên có tất cả 4 nhãn hiệu. Đó là: Cà phê Trung Nguyên, cà phê 777, cà phê hòa tan G7 và cà phê hòa tan Passiona. Trung Nguyên đã sử dụng chiếc lược mở rộng nhãn hiệu theo đường thẳng cho cà phê hòa tan G7 với các sản phẩm: G7 3 in 1; G7 2 in 1; G7 hòa tan đen và G7 Capuchino. G7 3 in 1 có thành phần chính là cà phê, đường, sữa. G7 2 in 1 có thành phần chính là cà phê và đường. G7 hòa tan đen là cà phê không đường. G7 Capuchino là loại cà phê kết hợp bột kem và các nguyên liệu cao cấp khác, mang tới một loại cà phê hòa tan Capuchino theo phong cách Ý. Tất cả các sản phẩm đều được bảo quản trong gói nhỏ trọng lượng 18g. Cùng mang nhãn hiệu G7 nhưng các sản phẩm đã được thay đổi về mùi vị nhờ việc thêm vào các thành phần đường, sữa và các nguyên liệu thảo mộc khác nhau, mang lại những trải nghiệm khác nhau cho người sử dụng. Với định vị “cà phê mạnh”, Trung Nguyên đã mang lại c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiến lược sản phẩm cà phê hòa tan Trung Nguyên.doc
Tài liệu liên quan