Tiểu luận Chiến lược sản xuất kinh doanh công ty cổ phần vimeco

Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên có trình độ văn hoá chưa đồng đều, một số ít chưa được đào tạo bài bản; cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty còn chưa được oàn thiện vì thế nhiều lúc chưa đáp ứng được nhu cầu của khác hàng; hoạt động marketing chưa tốt chưa đủ người có trình độ hoạt động marketing; chưa sử dụng hết ưu thế mạng lưới phân phối rộng khắp của công ty; bộ máy quản lý chưa gọn nhẹ, hiệu quả hoạt động chưa cao; các hoạt động dịch vụ của công ty chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3638 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chiến lược sản xuất kinh doanh công ty cổ phần vimeco, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP 1. Khái quát về doanh nghiệp. Công ty cổ phần VIMECO được thành lập ngày 24/3/1997. Là Doanh nghiệp Hạng I, thành viên thuộc Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và  xây dựng Việt Nam – VINACONEX. Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần từ ngày 01/01/2003. Ngày 11/12/2006, Cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết tại Trung tâm chứng khoán Hà nội, đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình hội nhập vào thị trường tài chính trong nước cũng như quốc tế. Ngày 29 tháng 5 năm 2008 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần VIMECO. Công ty đang áp dụng quản lí chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001-2000. 2. Chức năng và nhiệ vụ vủa doanh nghiệp.     Khoan cọc nhồi (Đường kính F800 đến F2500)     Đóng và cọc bê tông các loại từ 200x200 đến 500x500         Đóng cọc ống thép F600, cọc ống bê tông li tâm F700.   Đóng cọc cừ Larsen để thi công móng tới L = 24m/cây Thi công cọc bấc thấm. Thi công cọc barret. Khoan đá.         Công trình giao thông, san nền         Công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và cải tạo môi trường     Xây dựng dân dụng       Lắp máy, công trình Công nghiệp Chế tạo kết cấu thép và các sả phẩ cơ khí Sản xuất và cung ứng bê tông thương phẩm Sản xuất và cung ứng đá xây dựng Đầu tư kinh doanh bất động sản 3.Một số đặc điểm chính của doanh nghiệp 1997 : Bắt đầu tham gia thị trường xây dựng và công trình triển khai thi công công trình đầu tiên có giá trị sản lượng và quy mô lớn, đó là Nhà máy xi măng Nghi Sơn. Cùng với việc thành lập Công ty, tháng 3/1997 tham gia thị trường sản xuất và cung cấp bê tông thương phẩm tại thị trường Hà nội. 1998 Triển khai thi công đại trà tại xi măng Nghi sơn, cung cấp bê tông thương phẩm với năng suất trung bình lên tới 2.500 m3/ngày.đêm 1999 Lần đầu tiên triển khai thi công lắp máy tại Trạm nghiền xi măng Nghi Sơn tại Hiệp Phước. 2000 Bắt đầu triển khai thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi và Dự án nâng cấp, cảI tạo Quốc lộ 10 (gói R4 và B2) là Dự án đầu tiên. Dự án kết thúc, VIMECO đã được Bộ Giao thông vận tảI biết đến với tư cách là Nhà thầu có năng lực. Đây cũng là năm đầu tiên VIMECO gia nhập vào Câu lạc bộ 100 tỷ của Tổng công ty VINACONEX với giá trị sản lượng đạt 116 tỷ đồng. 2001 Hoàn thành dự án di chuyển trụ sở làm việc từ Ngọc Hồi về H12 – Thanh Xuân - Hà nội và triển khai dự án xây dựng trạm trộn 100 m3/h ở Tây mỗ. Đây là một bước tiến lớn trong quá trình phát triển của Công ty, đánh dấu một sự thay đổi trong mô hình quản lý của Công ty. 2002 Được nhận Huân chương lao động hạng ba. Bắt đầu tham gia thị trường kinh doanh bất động sản với Dự án Trung Hoà 1 có tổng mức đầu tư là 179 tỷ đồng 2003 Được nhận Cờ thi đua của Chính phủ giành cho đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua và Cờ thi đua của Tổng liên đoàn Lao động Việt nam. Đây cũng là năm đầu tiên, VIMECO chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. 2004 · Bắt đầu tham gia thi công các công trình thuỷ điện như Ngòi Phát – Lào Cai, Buôn Kuôp, Buôn Tou Srah tại Đắc Lắc và Thuỷ lợi – Thuỷ điện Cửa Đạt tại Thanh Hoá. · Ngày 5/7: Khánh thành Trung tâm xuất nhập khẩu xây dựng VIMECO tại Cầu Bươu – Thanh Trì - Hà nội với các ngành nghề kinh doanh mới như chế tạo các sản phẩm cơ khí, chế tạo gioăng phớt thuỷ lực…. · Tháng 9: Khánh thành và đưa vào sử dụng khu văn phòng 5 tầng đã tạo ra cho Công ty một văn phòng làm việc ổn định. Đây là dấu ấn quan trọng trong chặng đường phát triển của Công ty 7 năm qua. Điều này đã khích lệ tinh thần làm việc của tập thể CBCNV Công ty, khẳng định sự phát triển và tăng trưởng bền vững của Công ty trong giai đoạn tới. · Năm thứ 2 liên tiếp được nhận Cờ thi đua của Chính phủ. 2005 · Bắt đầu triển khai thi công Dự án 2,6ha có tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, một bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản với việc đầu tư dự án chuyển từ nhóm B lên nhóm A. · 6/12/2005, Công ty đã tiến hành nổ gương mìn cuối cùng thông Hầm dẫn kiệt phục vụ kịp thời thoát lũ xây dựng Nhà máy thuỷ điện Buôn tua Srah, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực thi công thuỷ điện. · Tiếp tục được Chính Phủ và Tổng liên đoàn Lao động tặng Cờ thi đua. 2006 · Hoàn thành, bàn giao cho khách hàng 141 căn hộ chung cư tại Dự án Trung Hoà I. Dự án chính thức đưa vào sử dụng đồng bộ, VIMECO mở rộng thêm một lĩnh vực kinh doanh, quản lý mới. · Ngày 9/8 thông hầm dẫn nước số 2 và ngày 29/9 hoàn thành việc thông hầm số 1. · Ngày 11/12/2006 là ngày đầu tiên cổ phiếu VIMECO chính thức được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội. 2007 · Ngày 24/3/2007 tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty và vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng 2 do Chủ tịch nước trao tặng. · Ngày 14/4 /2007, tổ chức Đại hội cổ đông thường niên lần thứ IV. Đại hội đã thống nhất cơ cấu nhân sự của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Đ/c Trần Việt Thắng - Bí thư Đảng uỷ Công ty được bầu là Chủ tịch HĐQT. Trong cơ cấu nhân sự nhiệm kỳ này, Tổng công ty chỉ còn bố trí 01 thành viên trong HĐQT thay vì 3 người như nhiệm kỳ trước. Việc bố trí như trên sẽ giúp VIMECO phát huy được quyền tự chủ, năng động, chủ động hơn trong công việc.  · Ngày 25/11/2007, thông hầm dẫn nước số 1, đường hầm cuối cùng của Dự án nhà máy thủy điện Buôn Kuốp, vượt tiến độ 9 ngày. Đây là đường hầm thủy điện dài nhất Việt Nam đến thời điểm này và điều kiện địa chất cũng phức tạp nhất từ trước đến nay. · Ngày 24/12/2007, tăng vốn Điều lệ từ 35 tỉ VNĐ lên 65 tỉ VNĐ. 2008  - Ngày 14/4/2008 tổ chức Đại hội cổ đông thường niên lần thứ 5. Đại hội đa thông qua điều lệ mới của Công ty, Ban nhân sự của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kì 2008-2012, điều chỉnh thời gian và giá của lần phát hành tăng vốn đợt 2 lên 100 tỉ đồng. - Ngày 29 tháng 05 năm 2008 chính thức đổi tên Công ty Cổ phần Cơ giới, lắp máy và xây dựng thành Công ty Cổ phần Vimeco. -Hoàn thành xuất sắc và vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008:    + Sản lượng: 978,8 tỷ    +Doanh thu: 1.082 tỷ    + Lợi nhuận trước thuế: 44,96 tỷ    +Thu nhập bình quân: 4,140 triệu 2009 - Tháng 1/2009, góp vốn thành lập Công ty Cổ phần VIMECO cơ khí và thương mại trên cơ sở Trung tâm xuất nhập khẩu xây dựng VIMECO. - Ngày 10/4/2009,  tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2009, bầu bổ sung thành viên Ban kiểm soát, thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009:     + Sản lượng: 1.030 tỷ     + Doanh thu: 950 tỷ     + Lợi nhuận trước thuế: 46 tỷ     + Thu nhập bình quân: 4,5 triệu CÁC DANH HIỆU, PHẦN THƯỞNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:  Các danh hiệu tập thể TT Hình thức, danh hiệu Số lần Năm 1 Huân chương lao động hạng III 02 2002, 2007 2 Huân chương lao động hạng II 01 2007 2 Cờ thi đua của Chính Phủ 04 2003,2004, 2005,2006 3 Cờ thi đua của Tổng liên đoàn 03 2004, 2005,2006 4 Cờ thi đua của Bộ Xây dựng 02 2001,2002 5 Cờ thi đua của CĐ ngành XD 05 2002,2003,2004,2005,2006 6 Bằng khen của Bộ Xây dựng 02 2000, 2001 7 Bằng khen của CĐ ngành XD 02 2000, 2001 8 Điểm sáng Doanh nghiệp Thủ đô 2000 9 Bằng chứng nhận đơn vị tổ chức tốt điều kiện sống & làm việc của CBCNVC ngành XD 02 2000, 2001 10 Tổ chức Đảng cơ sở trong sạch, vững mạnh 05 Từ 2000-2004 11 Cờ Đảng bộ vững mạnh xuất sắc của Thành uỷ Hà nội 01 2005 Các danh hiệu cá nhân 01 Huân chương lao động hạng 3 cho Đ/c Giám đốc Công ty 04 Bằng khen của Chính phủ 02 Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam 79 Bằng khen của Bộ Xây dựng 20 Bằng khen của Công đoàn ngành Xây dựng 176 Bằng khen của Tổng Công ty 26 Huy chương vì sự nghiệp xây dựng 22 Chiến sỹ thi đua ngành xây dựng 181 Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 01 Chiến sỹ thi đua toàn quốc 01 Doanh nhân giỏi của Thủ đô Hà nội Với đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dặn kinh nghiêm với trang thiết bị máy móc hiện đại, đầy đủ công ty đã chiếm lĩnh được thị phần khá lớn.Không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài,với đông đảo lượng khách hàng trung thành. 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy. 5.Kết quả sản xuất kinh doanh một số năm gần đây của doanh nghiệp. a.Giá trị doanh thu b.Giá trị sản lượng c.Giá trin lợi nhuận trước thuế d.Lương bình quân PHẦN II: HOẠCH ĐINH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP. 1.Những cơ hội và nguy cơ đe dọa tới công ty: a.Những cơ hội. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển,việc xây dựng cơ sở hạ tầng còn rất cần thiết hơn thế nữa nền chính trị ổn định; tốc độ phát triển kinh tế vĩ mô tương đối cao so với khu vựa, chế độ chính sách của Nhà nước ủng hộ quan tâm đến phát triển mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh, nhu cầu tiềm năng của thị trường, các khách hàng của doanh nghiệp, sự ủng hộ của công chúng và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương cũng được quan tâm nhiều hơn, sự thuận lợi về vị trí địa lý giáp hoặc có đường giao thông đến cảng biển tiện lợi cho xuất nhập khẩu…vì thế doanh nghiệp có những cơ hội như mở rộng thị phần, chiếm được lòng tin của khách hang… b.Những nguy cơ đe dọa đến doanh nghiệp Sự đơn giản, lạc hậu của các mặt hàng kinh doanh; trình độ kỹ thuật của sản phẩm; có nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm tàng với doanh nghiệp cả trong và ngoài nước; chi phí vận tải; chi phí giao dịch thông tin còn cao giảm sức cạnh tranh; tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng; các công ty nước ngoài thành thạo chuyên nghiệp hơn trong quảng cáo tiếp thị và các hoạt động xúc tiến bán hàng; bộ máy quản lý hành chính còn quan liêu, chậm đổi mới; chính sách thu hút đầu tư chậm cụ thể hoá để biến thành quyền lợi trực tiếp đối với doanh nghiệp …Vì thế đã có những đe dọa nhất định tới doanh nghiệp.Để khắc phục những đe dọa đó thì doanh nghiệp cần chú ý tới những hoạt động của mình. 2.Những thế mạnh và điểm yếu trong kinh doanh của công ty. a.Những điểm mạnh của doanh nghiệp. - Thi công các công trình Hạ tầng kĩ thuật Khu đô thị, Khu công nghiệp, các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện. - Gia cố xử lí nền móng bằng các loại cọc bê tông cốt thép, cọc nhồi, cọc cát, cọc bấc thấm, cọc ống thép, cừ thép Larsen, tường vây, cọc barret... - Cung ứng bê tông thương phẩm, vật liệu xây dựng, các loại phụ gia theo yêu cầu. - Gia công, lắp đặt kết cấu thép: nhà máy xi măng, nhà dân dụng, sản xuất các đốt cẩu tháp, thùng trộn xe bê tông, cửa chống cháy, cốt pha hầm… - Gia công, lắp đặt thiết bị, vật tư: Hợp tác với Hãng MORRIS (Anh) sản xuất cầu trục các loại từ 5 đến 30 tấn; Hợp tác với Hãng KEOSAN (Hàn Quốc) sản xuất các dây chuyền nghiền sàng đá; Hợp tác với Hãng KYC (Nhật Bản) sản xuất các Trạm trộn bê tông thương phẩm; Liên doanh với ECONOMOS (Áo) sản xuất gioăng phớt thuỷ lực chất lượng cao với mọi hình dáng, kích thước theo yêu cầu. - Đầu tư, kinh doanh bất động sản. - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị. - Đào tạo thợ bậc cao phục vụ cho nhu cầu của Công ty, đáp ứng nhu cầu xã hội, hợp tác xuất nhập khẩu thợ có tay nghề cao,… b.Những điểm yếu của doanh nghiệp Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên có trình độ văn hoá chưa đồng đều, một số ít chưa được đào tạo bài bản; cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty còn chưa được oàn thiện vì thế nhiều lúc chưa đáp ứng được nhu cầu của khác hàng; hoạt động marketing chưa tốt chưa đủ người có trình độ hoạt động marketing; chưa sử dụng hết ưu thế mạng lưới phân phối rộng khắp của công ty; bộ máy quản lý chưa gọn nhẹ, hiệu quả hoạt động chưa cao; các hoạt động dịch vụ của công ty chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng… 3.Định hướng kinh doanh và mục tiêu của doanh nghiệp. a.Định hướng kinh doanh trong tương lai. Doanh nghiệp vẫn kinh doanh các loại sane phẩm như bê tông,thi công lắp đặt công thình,đầu tư kinh doanh bất động sản… Doanh nghiệp sẽ mở rộng thị phần vói những khách hàng tin cậy trên khắp cả nước. Để đạt được những mục tiêu đề ra thì tấ cả những thành viên trong doanh nghieeoj phải không ngừng cố gắng,cần có những chiế lược kinh doanh cụ thể và hợp lý nhất. b.Mục tiêu dài hạn trong kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu,lợi nhuận phải tăng 20% so với những năm trước. Không chỉ hoạt động trong nước mà doanh nghiệp còn đẩy mạnh ra thị trường nước ngoài,tăng cường lượng khách hàng tin cậy… 4.Phân tích ma trận SWOT và hình thành các phương án chiến lược kinh doanh. Trên cơ sở những thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của doanh nghiệp đã được phân tích ở trên chúng ta có thể biết và hình thành các phương án chiến lược khác nhau của doanh nghiệp. Trong thực tế có sự kết hợp phức tạp hơn, ví dụ cơ hội với thời cơ để khắc phục điểm yếu hoặc cơ hội với thời cơ để đề phòng nguy cơ.  Bước sang giai đoạn mới với nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức. Để có thể tồn tại và phát triển một cách ổn định, không còn con đường nào khác là phải đổi mới tư duy Quản trị Doanh nghiệp.     Chúng ta phải luôn tự hỏi: tại sao Doanh nghiệp chúng ta cần tồn tại và phát triển? đâu là mục tiêu chúng ta đang hướng tới ? và chúng ta chọn biện pháp gì để đạt mục tiêu đó.     Mục tiêu của chúng ta có phải chỉ là hoàn thành công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đáp ứng mọi yêu cầu của Chủ đầu tư ? Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Các Doanh nghiệp khác cũng có thể làm như vậy và họ có thể còn làm tốt hơn. Chúng ta có gì khác biệt để cạnh tranh với họ?     Có mục tiêu đúng, chọn được biện pháp đúng, tất thành công. Mục tiêu hướng tới đã sai thì dù biện pháp có tốt, mọi người có cố gắng đến đâu cũng không thể có kết quả tốt.      Muốn xác định được mục tiêu chính xác, phải có thông tin đúng và kịp thời. Nếu không, chúng ta sẽ là những người mù trong kinh tế thị trường.     Đây là vấn đề mà mỗi thành viên trong Công ty từ Người Lãnh đạo cao nhất đến từng Công nhân trên công trường phải luôn suy nghĩ.     “Không có doanh thu thì không có lợi nhuận”, chúng ta chỉ có thể tồn tại và phát triển khi chúng ta có việc làm.     Tôi mong rằng, mọi thành viên trong Công ty đều là những chuyên gia tiếp thị tuyệt vời. Chúng ta tiếp thị bằng những sản phẩm tốt nhất, giá cả hợp lí nhất, chế độ hậu mãi tốt nhất và bằng khả năng cao nhất mà chúng ta có thể làm.     Quản lí kém không thể mong chờ có thu nhập cao.     Khách hàng xứng đáng được hưởng đúng với giá trị đồng tiền mà họ đã phải bỏ ra.     Và mỗi thành viên Chúng ta cũng cần xứng đáng với những gì mà mình được hưởng.     Tôi kêu gọi, mọi thành viên VIMECO hãy nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tính kỉ luật cao ở mỗi vị trí công tác được giao. Thường xuyên suy nghĩ, đóng góp nhiều ý kiến giúp Ban Lãnh đạo luôn cải tiến, đổi mới Doanh nghiệp.     Mục tiêu hiện nay của Chúng ta sẽ là:  Xây dựng những Con người biết làm việc  và biết cách làm hài lòng khách hàng./. Ma trận SWOT của công ty Những điểm mạnh (S) 1. Thế mạnh về con người:đội ngũ cán bộ chuyên ngiệp,nhiêt tình với công việc. 2. Có hệ thống phân phối rộng,ở khắp cả 3 miền Bắc,Trung,Nam 3. Có nguồn vốn lớn, ổn định. 4. Chất lượng sản phẩm, thi công tốt ổn điịnh được quản lý theo IS9001-2000. 5. Nhãn hiệu sản hẩm có uy tín… Những điểm yếu (W) 1. Cơ sở vật chất còn nghèo. 2. Hoạt động marketing chưa thực sự tốt,chủ yếu là nhận làm theo đơn đath hàng,chưa chú tới việc giới thiệu công ti mình. 3. Danh mục sản phẩm không tập trung. 4. Bộ máy quản lý cồng kềnh. Các cơ hội (O) 1. Chính trị ổn định. 2. Kinh tế đất nước phát triển đều. 3. Mạng lưới thông tin hiện đại. 4. Thu nhập dân cư ổn định. 5. Hệ thống pháp luật ổn định. S/O 1. Phát triển sản phẩm (S2, O2)/ 2. Xâm nhập thị trường (S2, O4) 3. Mở rộng thị trường trong nước (S2, O3) W/O 1. Phát triển thị trường (W4, O2) 2. Chiến lược phòng thủ (W5, O4) Các nguy cơ (T) 1. Đầu tư nước ngoài giảm S/T 1. Phát triển sản phẩm có chất lượng tốt (S4; T5) 2. Tăng cường liên doanh liên kết W/T 1. Chiến lược giữ vững thị trường hiện tại (W1; T1) 5.Lựa chọn chiến lược kinh doanh cho tương lai của doanh nghiệp. Một số chiến lược mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để phát triển doanh nghiệp trong những năm tới là: - Chiến lược phát triển sản phẩm      CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG - Biết lắng nghe và khơi dậy nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng.     - Muốn có sản phẩm tốt, cần phải có con người tốt - Mục tiêu đã sai thì không có biện pháp đúng.    - Liên tục cải tiến, canh tân không ngừng. - Chữ tín cùng sự hài lòng của khách hàng là nền tảng cho sự ổn định  bền vững. - Chiến lược phát triển thị trường - Chiến lược xâm nhập thị trường - Chiến lược liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước khác. - Chiến lược phòng thủ, suy giảm… PHẦN III: CÁC VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC Các mục tiêu ngắn hạn của doanh ngiệp. Các chỉ tiêu Các năm Thực hiện 2005 2006 2007 2008… 2010 Doanh thu (tỷ đồng) 340,3 420,1 690,0 960,7 1207,2 Chi phí kinh doanh (tỷ đồng) 124,6 190,4 301,7 426,6 589,3 Lợi nhuận (tỷ đồng) 215,7 229,7 388,3 534,1 617,9 Thuế và nộp NS (tỷ đồng) 17,0 23,6 78,4 92,1 103,6 Tỷ lệ loại bỏ thiết bị cũ (%) 6,2 8,9 11,3 24,9 3,7 Tỷ lệ nhập thiết bị mới (%) 32 20 9,2 6,3 2,6 Tỷ lệ CBCNV qua đào tạo (%) 15,3 17,8 21,4 24,7 25,0 Lương bình quân (triệu đồng/tháng) 2 3,5 4 5 5,5 2.Phân bổ các nguồn lực để thực hiện. Chủ yếu tập chung vào sản xuất những loại hàng có doanh thu lớn như kinh doanh bất động sản…bên cạnh đó cũng không bỏ qua những mặt hàng truyền thống của doanh nghiệp.Nguồn nhân lực và tiền vốn chủ yếu được tộp chung vào những ngành,những mặt hàng kinh doanh chính phù hợp với doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng. 3.Hoạt động marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có các giải pháp tăng cường hoạt động marketing trong kinh doanh như tăng cường nghiên cứu thị trường; tăng cường lao động có đủ kinh nghiệm hoạt động marketing; hướng dẫn các thị trường xuất khẩu bằng các hoạt động quảng cáo, xúc tiến xuất khẩu.... 4.Các vấn đề về tài chính. Nguồn vốn sẽ được doanh nghiệp huy động từ những cổ đông, vay nợ ngân hàng... Nhân viên kế toán cần lập những bản báo cáo tài chính nhanh chóng và chính xác giúp doanh nghiệp lên được kế hoạch thu chi trong từng kỳ một cách hợp lý nhất. 5.Nghiên cứu và phát triển. Thông qua nghiên cứu để đưa những khoa hoc kĩ thuật vào sản xuất là việc không thể thiếu cuat mỗi doanh nghiệp,cần áp dụng chúng một cách kịp thời và hợp lý.Phải tiếp thu những khoa học tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất và thi công công trình… 6. Các đề xuất cụ thể của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước; các ngành và các địa phương có liên quan: Các cơ qua quản lý nhà nước và địa phương có liên quan cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong địa bàn được hoat động dễ dàng hơn.Phải có những biện pháp bảo vệ các doanh nghiệp trong đia bàn... Đối với doanh nghiêp cần phải có những chiến lược phát triển dài gạn cụ thể như: - Chiến lược thị trường và sản phẩm. Không chỉ hoạt động trong phạm vi thị trường xây lắp mà còn vươn ra chiếm lĩnh các thị trường khác như: vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng... - Chiến lược tài chính. Phát triển công tác huy động vốn cổ phần.Đảm bảo mức lợi nhuận để tái đầu tư và phát triển, tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài. - Chiến lược đấu thầu. Tùy đặc điểmcụ thể của từng gói thầu mà đẩy mạnh chiế lược theo hướng ưu thế giá, ưu thế về công nghệ, ưu thế tài chính, hay ưu thế về thương hiệu có sẵn. - Chiến lược về con người. Con người luôn là chìa khóa cho mọi cánh cửa phát triển, vì thế chiến lược về con người không chỉ dừng lại ở đào tạo chuyên môn mà còn phải có đạo đức trong kinh doanh và tuyệt đối trung thành với Tổng Công Ty. Để thực hiện được các chiến lược đó yêu cầu tổng công ty phải tổ chức tốt việc nghiên cứu thị trường , thực hiện tốt vấn đề đổi mới công nghệ , hoàn thiện cơ chế tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực. THE END

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiến lược sản xuất kinh doanh công ty cổ phần vimeco.doc
Tài liệu liên quan