Theo Bộ Công thương, cường độ năng lượng trong công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5-1,7 lần (tức là để làm ra một giá trị sản phẩm như nhau, nước ta phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5-1,7 lần). Tỷ lệ giữa tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của Việt Nam lên đến 2 lần, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là dưới 1.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp sản xuất xi măng, thép, sành sứ, đông lạnh. của nước ta có thể đạt trên 20%; lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể lên tới trên 30%; khu vực sinh hoạt và hoạt động dịch vụ tiềm năng tiết kiệm cũng không nhỏ. Chi phí bỏ ra để tiết kiệm 1 kWh điện năng ít hơn nhiều so với chi phí đầu tư để sản xuất ra 1 kWh trong các nhà máy điện
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chính phủ tăng giá điện sẽ làm giảm nguy cơ thiếu điện hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho vùng xa được sử dụng điện.Việc tăng giá điện sẽ khuyến khích người tiêu dụng chuyển sang sử dụng các thiết bị bằng nguồng năng lượng khác.
Vệc tăng giá điện sẽ khiến những người tiêu dùng dùng các thiết bị tiêu thụ ít điện .
Bài làm
Chương 1:Lý luận chung về cung cầu về điện
I . Lý thuyết , vai trò của điện năng
1) Điện là một khái niệm tổng quát dùng để chỉ các hiện tượng mà nguyên nhân là do các điện tích đứng yên hay chuyển động cũng như điện trường và từ trường do chúng tạo nên. Các điện tích có điện tích âm (như là electron, còn gọi là điện tử), và dương (như là proton và các ion dương). Các hạt tích điện cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu hút nhau, các lực tương ứng là lực đẩy và lực hút.
2) Vai trò của điện
Điện là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người và là một yếu tố đầu vào không thể thiếu được của hoạt động kinh tế. Khi mức sống của người dân càng cao, trình độ sản xuất của nền kinh tế ngày càng hiện đại thì nhu cầu về năng lượng cũng ngày càng lớn, và việc thỏa mãn nhu cầu này thực sự là một thách thức đối với hầu hết mọi quốc gia. Ở Việt Nam, sự khởi sắc của nền kinh tế từ sau Đổi Mới làm nhu cầu về điện gia tăng đột biến trong khi năng lực cung ứng chưa phát triển kịp thời. Nếu tiếp tục đà này, nguy cơ thiếu điện vẫn sẽ còn là nỗi lo thường trực của ngành điện lực Việt Nam cũng như của các doanh nghiệp và người dân cả nước.
a) Trong thiên nhiên
Hiện tượng thiên nhiên liên quan đến điện năng được biết đến nhiều nhất là sét. Trong hiện tượng này có sự tham gia của cả điện tích âm và điện tích dương.
Một số loài cá có khả năng tạo ra một hiệu điện thế cao với chức năng tự vệ, hoặc chúng có khả năng thu được các tín hiệu điện từ các con mồi.
2) Trong cuộc sống
Điện thường được hiểu là hiệu điện thế hay dòng điện, nhưng nhiều khi không chính xác, vì các tác dụng của điện cần được giải thích qua ảnh hưởng của dòng điện và hiệu điện thế. Trong đời sống ngày này, điện năng có vai trò hết sức quan trọng, có mặt hầu như khắp mọi nơi, trong tất cả mọi lĩnh vực, ứng dụng rộng rãi nhất là dùng điện để thắp sáng.
Điện có các mức độ ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể con người tùy theo cường độ. Dòng điện có cường độ nhỏ thường được dùng trong việc chữa bệnh, chúng có giá trị khoảng vài mA. Dòng điện có cường độ lớn hơn (trên 10 mA) là rất nguy hiểm đối với cơ thể con người, trên 50 mA có thể dẫn đến tử vong. Các súng shock điện có cường độ dòng điện lớn dạng xung lượng, nên thường làm cho nạn nhân đau đớn, không kiểm soát được các cơ, đối với người có thể trạng kém, có thể dẫn đến bất tỉnh, hay sự ngừng đập của tim. Dòng điện loại này cũng được dùng trong các ghế điện.
3) Việc cung cấp điện
a) Tạo ra điện
Phần lớn lượng điện hiện tại được sản xuất bởi máy phát điện tại các nhà máy điện. Điện năng có thể được tạo ra từ các nguồn năng lượng sơ cấp khác nhau, nhung chúng có chung cách hoạt động là dùng hiện tượng cảm ứng điện từ.Trong pin và ắc quy điện năng tạo ra bởi các phản ứng hóa học.Trong các tế bào nhiên liệu, điện năng có được qua các quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa.
b) Truyền tải điện
Điện năng thường được truyền tải thông qua sự chuyển động của dòng electron trong các vật cứng. Dây dẫn từ chất có điện trở nhỏ (độ dẫn điện cao) thường được sử dụng, điển hình là bạc, đồng hay nhôm. Hao hụt trong quá trình truyền tải là không thể tránh khỏi, điển hình là hiện tượng nóng lên của dây dẫn. Sự hao hụt này trong truyền tải điện năng khoảng cách xa có thể giảm khi tăng hiệu điện thế của dòng điện. Ví dụ ở Việt Nam có đường dây 500 kV Bắc - Nam có hiệu điện thế 500 kV; tại một số quốc gia như Canada, Nga hay Nhật,... hiệu điện thế các đường dây truyền tải có giá trị đến 1500 kV.
4) Cầu về điện
Tình hình cung - cầu điện năng ở Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng điện ở Việt Nam trong 20 năm trở lại đây đạt mức rất cao, khoảng 12-13%/năm - tức là gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế.Với nhu cầu hằng năm tăng tới 16%17%, điện đang là lĩnh vực cung không đáp ứng đủ cầu, do đó thu hút mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Nguồn lực của một mình EVN hiến lược công nghiệp hóa và duy trì tốc độ tăng trưởng cao để thực hiện „dân giàu, nước mạnh“ và tránh nguy cơ tụt hậu sẽ còn tiếp tục đặt lên vai ngành điện nhiều trọng trách và thách thức to lớn trong những thập niên tới. Để hoàn thành được những trọng trách này, ngành điện phải có khả năng dự báo nhu cầu về điện năng của nền kinh tế, trên cơ sở đó hoạch định và phát triển năng lực cung ứng của mình.
Việc ước lượng nhu cầu về điện không hề đơn giản, bởi vì nhu cầu về điện là nhu cầu dẫn xuất. Chẳng hạn như nhu cầu về điện sinh hoạt tăng cao trong mùa hè là do các hộ gia đình có nhu cầu điều hòa không khí, đá và nước mát. Tương tự như vậy, các công ty sản xuất cần điện là do điện có thể được kết hợp với các yếu tố đầu vào khác (như lao động, nguyên vật liệu v.v.) để sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng. Nói cách khác, chúng ta không thể ước lượng nhu cầu về điện một cách trực tiếp mà phải thực hiện một cách gián tiếp thông qua việc ước lượng nhu cầu của các sản phẩm cuối cùng (2). Nhu cầu này, đến lượt nó, lại phụ thuộc vào nhiều biến số kinh tế và xã hội khác. Bảng dưới đây cung cấp dữ liệu lịch sử của một số biến số ảnh hưởng tới nhu cầu về điện ở Việt Nam trong những năm qua.
Bảng 1: Một số biến số ảnh hưởng tới nhu cầu về điện ở Việt Nam (1990 – 2003)
Một cách khác để nhìn vào khía cạnh cầu về điện năng là phân tách tổng cầu về điện theo các ngành kinh tế (Hình 1). Ta thấy số liệu ở Bảng 1 và Hình 1 tương thích với nhau. Nhu cầu về điện năng trong công nghiệp và sinh hoạt/ hành chính chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nhu cầu. Năm 2005, điện phục vụ tiêu dùng và công nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn, lần lượt là 43,81% và 45,91%, trong khi 11% còn lại dành cho nông nghiệp và các nhu cầu khác. Nhu cầu điện của khu vực công nghiệp tăng cao là hệ quả trực tiếp của chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, mà một biểu hiện của nó là tốc độ tăng trưởng giá trị SXCN trung bình trong hơn 10 năm qua đạt mức khá cao là 10,5%. Còn ở khu vực tiêu dùng, cùng với mức tăng dân số, tốc độ đô thị hóa khá cao, và gia tăng thu nhập của người dân, nhu cầu về điện tiêu dùng cũng tăng với tốc độ rất cao. Kết quả là nhu cầu về điện của toàn nền kinh tế tăng trung bình gần 13%/năm, và tốc độ tăng của mấy năm trở lại đây thậm chí còn cao hơn mức trung bình. Theo dự báo, tốc độ tăng chóng mặt này sẽ còn tiếp tục được duy trì trong nhiều năm tới. Đây thực sự là một thách thức to lớn, buộc ngành điện phải phát triển vượt bậc để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
a) Tình hình cung điên tại Việt Nam
Bây giờ hãy thử kết hợp những dự báo về nhu cầu điện năng của nền kinh tế với năng lực cung ứng của ngành điện. Nếu tốc độ phát triển nhu cầu về điện tiếp tục duy trì ở mức rất cao 14-15%/năm như mấy năm trở lại đây thì đến năm 2010 cầu về điện sẽ đạt mức 90.000 GWh, gấp đôi mức cầu của năm 2005. Theo dự báo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tiếp tục được duy trì ở mức 7,1%/năm thì nhu cầu điện sản xuất của Việt Nam vào năm 2020 sẽ là khoảng 200.000 GWh, vào năm 2030 là 327.000 GWh. Trong khi đó, ngay cả khi huy động tối đa các nguồn điện truyền thống thì sản lượng điện nội địa của chúng ta cũng chỉ đạt mức tương ứng là 165.000 GWh (năm 2020) và 208.000 A phủ đã quyết định không tăng giá điện sinh hoạt đối với 100kWh đầu tiên, không tăng giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn, không tăng giá trần điện sinh hoạt nông thôn. Giá điện sản xuất giờ bình thường và thấp điểm cũng được giữ nguyên. Theo thống kê của Bộ Công nghiệp, hiện cả nước có khoảng 2,9 triệu hộ mua điện sinh hoạt có mức sử dụng dưới 100kWh/tháng (chiếm 16,4% số hộ), và 9 triệu hộ dân ở nông thôn mua điện theo giá trần điện sinh hoạt nông thôn (chiếm 50,8% số hộ). Do đó, với phương án tăng giá điện nói trên, sẽ có 67,2% số hộ (chiếm 80% số dân) tiếp tục được hưởng chính sách trợ giá của Chính phủ thông qua việc giữ nguyên giá bán điện sinh hoạt bậc thang 100 kWh đầu và điện sinh hoạt nông thôn. Bảng giá điện sinh hoạt từ 1/1/2007. "Phương án điều chỉnh này (tăng giá điện bình quân 7,6%) thể hiện rõ quan điểm của Chính phủ quan tâm đến đời sống của người dân ở nông thôn và những hộ nghèo tại thành thị, tiếp tục duy trì trợ giá thông qua giá điện cho các hộ này, đồng thời hạn chế dần việc bao cấp tràn lan ngoài xã hội" - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải phân tích. Vậy đối với các hộ sử dụng trên 100 kWh/tháng, chi phí "đội" lên so với hiện nay cụ thể sẽ là bao nhiêu? Phân tích từ sự so sánh phương án điều chỉnh giá điện cho thấy: hộ sử dụng điện trên 100 kWh, đối với kWh từ 101- 150 phải chịu mức giá là 900 đồng/kWh (tăng 23%); từ kWh thứ 151 - 200 phải chịu mức giá 1.470 đồng/kWh (tăng 21%); từ kWh thứ 201 - 300 chịu mức giá 1.600 đồng/kWh (tăng 19%); từ kWh thứ 301-400 chịu mức giá 1.720 đồng/kWh (tăng 23%). Tính toán cụ thể cho thấy hộ sử dụng đến mức tối đa 150 kWh/tháng sẽ phải trả thêm khoảng 10.500 đồng (thêm 210 đồng cho mỗi kWh), hộ sử dụng đến tối đa 200 kWh/tháng phải trả thêm 23.000 đồng, hộ sử dụng đến 300 kWh/tháng phải trả thêm 49.000 đồng... Đối với các hộ sử dụng trên 400 kWh/tháng, phần sản lượng trên 400 kWh sẽ phải chịu mức tăng cao là 27%. Đây là mức tăng cao cần thiết buộc các hộ gia đình phải tiết kiệm điện. Tác động gián tiếp: Sẽ có, nhưng không đáng kể Ngoài tác động trực tiếp từ chi phí tiêu thụ điện, người dân còn phải chịu những chi phí phát sinh cho việc tăng giá kéo theo một cách tất yếu của nhiều mặt hàng. Giá điện sản xuất sẽ tăng 20% vào giờ cao điểm và giá bán điện cho cơ quan hành chính sự nghiệp và kinh doanh dịch vụ tăng bình quân 12%-14%. Theo tính toán của Bộ Tài chính thì do tăng giá giờ cao điểm nên bình quân giá điện cho sản xuất sẽ tăng 4%. Trong trường hợp các hộ sản xuất giữ nguyên lịch sản xuất như hiện tại, với mức tăng giá điện bình quân 4% (do tăng 20% giá điện giờ cao điểm), mức tác động cũng rất thấp. Ngoại trừ sản phẩm xút có giá thành tăng 1,9%, giá thành các sản phẩm còn lại (thép, than, xi măng, supe lân,...) đều có mức tăng rất nhỏ, từ 0,04% - 0,71%. Theo ông Nguyễn Tiến Thoả, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính, thì nếu các doanh nghiệp bố trí hợp lý lại lịch sản xuất của mình bằng cách hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm thì có thể hạn chế được phần nào tác động của việc tăng giá và chắc chắn các hộ sản xuất sẽ lựa chọn cho mình phương án tối ưu để tránh sử dụng đến "hạ sách" là phải tăng giá sản phẩm, điều cần đặc biệt tránh trong bối cảnh hội nhập cạnh tranh gay gắt hiện nay. Chính vì vậy, những tác động gián tiếp về giá cả tới người dân tuy là không tránh khỏi, nhưng cũng không đáng lo ngại. b)vi ệc t ăng gi á đi ện s ẽ khuy ến kh ích ng ư ời ti êu d ùng gi ảm th ói quen s ử d ụng c ác th ết b ị ti êu th ụ nhi ều đi ện v à s ử d ụng hoang ph í d ần t ới g ảm s ức mua
Ông Pascal (IEPF) cho biết trong năm qua, IEPF đã cùng với ECC kiểm toán năng lượng được 50 tòa nhà. Đây là cơ sở dữ liệu vô cùng quan trọng để TP có thể xác định mức lãng phí hay hiệu quả trong sử dụng năng lượng. Từ đó hình thành nên các chính sách quản lý theo hướng tiết kiệm năng lượng.
Qua các tòa nhà được kiểm toán ở TPHCM, lượng điện sử dụng trung bình của tòa nhà trong một năm trên mỗi mét vuông là 118 KWh. Từ đó, qua so sánh, chủ các tòa nhà có thể đánh giá được tương đối lượng điện năng mà mình sử dụng là lãng phí hay tiết kiệm. Cũng theo ông Pascal, ở TPHCM hiện vẫn còn nhiều tòa nhà lãng phí điện năng rất lớn. Cụ thể có bệnh viện, mỗi năm sử dụng đến 500 KWh/m2. Như vậy, lãng phí gần gấp 5 lần so với mức trung bình. Tuy vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia IEPF, TPHCM cần có số liệu kiểm toán năng lượng của nhiều tòa nhà hơn nữa thì mức sử dụng năng lượng trung bình mới được xác định chính xác hơn.
- Mức tiêu thụ điện chiếu sáng của Việt Nam hiện chiếm khoảng 25,3%, cao hơn rất nhiều so với thế giới. Nếu áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, mỗi năm cả nước có thể tiết kiệm được 7.120 tỷ đồng và giảm thiểu đáng kể lượng khí thải carbon.
Một nghiên cứu của Công ty Điện tử hoàng gia Philips về sử dụng điện năng tại Việt Nam (VN) đã cho biết như vậy, bên lề Hội nghị Quản lý năng lượng năm 2009, ngày 18/9.
Theo nghiên cứu này, 16,7 triệu hộ gia đình tại VN đang sử dụng 30 triệu bóng đèn và 55 triệu đèn ống huỳnh quang thông thường. Mức tiêu thụ điện chiếu sáng của VN chiếm khoảng 25,3%, cao hơn rất nhiều so với thế giới. Bên cạnh đó, tại VN, nhu cầu điện năng tăng trưởng mỗi năm vào khoảng 16 - 17%, trong khi mức cung chỉ tăng trung bình 13%/năm.
“Nếu áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như thay thế hệ thống chiếu sách cũ hiện tại bằng bóng đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện tử, hệ thống đèn ngoài phố và đèn 2 cấp công suất…, mỗi năm VN có thể tiết kiệm được 7.120 tỷ đồng và giảm thiểu đáng kể lượng khí thải carbon”, ông Olivier Piccolin, Tổng giám đốc thương mại Philips ngành Chiếu sáng khu vực châu Á cho biết.
Nhóm chuyên gia của Phipips “hiến kế”, thay vì sử dụng hệ thống chiếu sáng cũ và có phần lạc hậu như hiện nay, VN nên sử dụng công nghệ chiếu sáng mới. Điều này sẽ đáp ứng các lợi ích: cung cấp giải pháp tiết kiệm năng lượng, tăng cường thịnh vượng kinh tế, bảo đảm môi trường sức khỏe và giá trị xã hội. Do đó, việc chuyển đổi sang chiếu sáng năng lượng hiệu quả là cách nhanh nhất và dễ nhất để tạo nên sự đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế.
Được biết, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang triển khai kế hoạch toàn diện về thay đổi khí hậu và năng lượng quốc gia. VN có thể trở thành nước đầu tiên trong khu vực châu Á có kế hoạch này, nếu xây dựng được khung pháp lý, bộ tiêu chuẩn và quy chuẩn về chiếu sáng.
Việt Nam hao phí năng lượng gấp 2 lần thế giới14/09/2009BigSale - Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo tờ trình của Chính phủ và thảo luận dự án Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Theo Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, được thiên nhiên ưu đãi và có gần như tất cả các nguồn tài nguyên năng lượng, nhưng khả năng khai thác, chế biến và sử dụng ở nước ta còn hạn chế. Giai đoạn 2010-2020 có thể xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng nội địa, và Việt Nam chuyển từ nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng, mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng.
Bộ trưởng Hoàng cũng cho hay, tình trạng lãng phí năng lượng ở nước ta rất lớn. Hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn so với các nước phát triển 10%; hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới chừng 20%.
Mùa hè vừa qua, việc cắt cúp điện thường xuyên, kéo dài do quá tải đã khiến người dân khốn đốn. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo Bộ Công thương, cường độ năng lượng trong công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5-1,7 lần (tức là để làm ra một giá trị sản phẩm như nhau, nước ta phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5-1,7 lần). Tỷ lệ giữa tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của Việt Nam lên đến 2 lần, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là dưới 1.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp sản xuất xi măng, thép, sành sứ, đông lạnh... của nước ta có thể đạt trên 20%; lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể lên tới trên 30%; khu vực sinh hoạt và hoạt động dịch vụ tiềm năng tiết kiệm cũng không nhỏ. Chi phí bỏ ra để tiết kiệm 1 kWh điện năng ít hơn nhiều so với chi phí đầu tư để sản xuất ra 1 kWh trong các nhà máy điện.
Ngoài ra, do hơn 80% nguồn năng lượng nước ta sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ nên quá trình cháy nhiên liệu nói riêng và hoạt động năng lượng nói chung đều là những nhân tố lớn tham gia gây ô nhiễm môi trường. "Việc sử dụng năng lượng tạo ra khoảng 25% lượng phát thải CO2 và khoảng 15% tổng lượng khí nhà kính. Nếu tiết kiệm sử dụng năng lượng cũng có nghĩa là giảm thiểu tác động xấu đến môi trường", ông Hoàng nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đặng Vũ Minh cũng cho rằng, cần thiết phải ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu...
"Để tạo ra 1.000 USD GDP, nước ta phải tiêu tốn khoảng 600 kg dầu quy đổi, cao gấp 1,5 lần so với Thái Lan và gấp 2 lần mức bình quân của thế giới. Ngành điện mỗi năm phải tăng trưởng đến 14-15% mới đáp ứng được yêu cầu tăng 6-8% GDP, trong khi bình quân thế giới, để tăng 1% GDP cũng chỉ tăng 1,2-1,5% năng lượng tiêu thụ", ông Minh đưa ra dẫn chứng.
Về nguyên nhân gây lãng phí và sử dụng không hiệu quả năng lượng, theo ông Minh là do công nghệ lạc hậu; điện bị cắt giảm thường xuyên; hệ thống thiết bị, đường dây truyền tải ở một số khu vực đã quá cũ, chưa được thay thế; mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chưa đặt ra đúng tầm quan trọng; công tác quản lý sử dụng năng lượng còn nhiều bất hợp lý...
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng: "Hao phí trên đường truyền tải đổ hết vào giá điện cho người dân. Đó có phải là lãng phí không?". Ảnh: Hoàng Hà.
Góp ý về dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng, việc tách rời khai thác, sản xuất và sử dụng năng lượng là không hợp lý. Sản xuất phải gắn liền với sử dụng bởi nếu sản xuất thừa thì tiết kiệm mấy cũng không hiệu quả.
Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho hay, không nước nào có Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm mà chỉ là Luật quản lý và sử dụng năng lượng hiệu quả. "Cách tiếp cận như thế này thì không phải. Đạo luật này đọc lên chả có ý nghĩa gì. Nếu có thì nên gọi là Luật Quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm để thấy được vai trò của Bộ Công thương", ông Thuận nói.
Khẳng định việc khai thác và sử dụng là quy trình khép kín, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng cần xem xét lại phạm vi điều chỉnh của Luật. "Tôi kỳ vọng dự án luật này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề nhưng đọc thì thấy có nhiều điểm chung chung, tưởng rằng đó là chương trình quốc gia về tiết kiệm năng lượng chứ không phải là luật", ông Hiển bày tỏ.
Đứng ở góc độ người dân, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho biết, ai cũng mong muốn sử dụng năng lượng hiệu quả trong khi tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản của chúng ta hiện nay rất lãng phí.
"Ngành điện thiếu điện nên cắt, người dân dùng ít điện cũng tiết kiệm nhưng tính hiệu quả thì chưa chắc đã có. Hao phí trên đường truyền tải đổ hết vào giá điện cho người dân. Đó có phải là lãng phí không? Nếu chỉ khoanh lại trong phạm vi sử dụng thì không thỏa đáng", ông Vượng cho biết thêm.
Theo dự án Luật, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội vì mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo...
Các phương tiện, thiế bị sử dụng năng lượng sẽ được quản lý chặt chẽ để từng bước nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng thông qua hoạt động dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Tiến tới loại bỏ dần các trang thiết bị, công nghệ tiêu tốn năng lượng. Chuyển giao công nghệ sử dụng nhiên liệu tái sinh, nhiên liệu sinh học trong giao thông vận tải...
Bên cạnh việc khuyến khích người dân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, dự án Luật cũng chỉ rõ, các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách Nhà nước phải xây dựng phương án tiết kiệm năng lượng, báo cáo tình hình tiêu thụ hằng năm...
.
Theo nghiên cứu mới đây của nhóm chuyên gia CEPR, với giả định Chính phủ tăng giá điện lên 20%, tác động trực tiếp của sự tăng giá này là sức mua chung của ngân sách các hộ gia đình trong cả nước giảm đi khoảng 0,53%, theo đó, CPI tăng tương đương thêm 0,53%.
Sự suy giảm sức mua của các hộ gia đình ở nông thôn và thành thị do tác động của tăng giá điện phân theo vùng đia lý. Nguồn: CEPR.
Một số lựa chọn chính sách của Việt Nam
Đứng trước thách thức thiếu hụt điện (không nằm ngoài xu thế chung của toàn cầu), chúng ta cần cân nhắc những biện pháp ứng xử thích hợp. Trong ngắn hạn, việc tiết kiệm điện trong các hoạt động sản suất và sinh hoạt đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, cũng có thể xem xét phương án tăng giá điện như đề xuất hiện nay của Bộ Công nghiệp. Việc tăng giá điện một mặt có tác dụng điều chỉnh mức cầu về điện năng, mặt khác giúp tăng tích lũy để mở rộng đầu tư cho ngành điện. Tuy nhiên, vì việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của quảng đại nhân dân và của hoạt động sản xuất kinh doanh nên giải pháp tăng giá điện cần được cân nhắc một cách thận trọng. Phương án tăng giá điện phải tính đến tính công bằng giữa các nhóm dân cư có mức thu nhập khác nhau, trong đó cần hạn chế đến mức độ tối đa tác động tiêu cực đối với các nhóm dân cư có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, cũng phải lưu ý rằng điện là một yếu tố đầu vào thiết yếu của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, việc tăng giá điện sẽ có thể ảnh hưởng tới mức lạm phát vốn đã xấp xỉ ngưỡng 2 con số. Không những thế, nếu nhìn sang các nước xung quanh thì thấy ngay với mức giá hiện tại, giá điện của Việt Nam đã cao hơn một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái-lan, In-đô-nê-xia, và Ma-lay-xia. Như vậy, việc tăng thêm giá điện 10-15% trong năm nay và những năm kế tiếp sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vốn đã bị giảm liên tục trong mấy năm trở lại đây.
Cần các giải pháp đồng bộ và cụ thể
Trong tình hình phụ tải tăng trên 16%/năm và điều kiện thiếu nguồn như hiện nay, tỉnh ta đã phải tiết giảm từ 2MW đến trên 35MW vào một số thời điểm đối với một số phụ tải trên địa bàn. Do đó, việc tiết kiệm điện không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành điện, mà cần có sự tham gia của các ban, ngành liên quan, nhất là khách hàng sử dụng điện. Theo tính toán của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, thông thường, nguồn điện thiếu hụt vào những giờ cao điểm sáng (từ 10h - 11h) và cao điểm tối (18h - 22h), nên việc tiết kiệm trong thời điểm này là vô cùng cần thiết. Đối với các văn phòng, trụ sở cơ quan c?n tắt các thiết bị sử dụng điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc; không để máy tính, máy in, máy Photocopy... ở trạng thái chờ; tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên, tắt bớt đèn chiếu sáng khi số người trong phòng làm việc giảm, hạn chế số lượng đèn chiếu sáng dùng trong hành lang; hạn chế việc sử dụng điều hoà nhiệt độ khi trời không quá nóng, khi cần sử dụng máy điều hoà nhiệt độ nên để chế độ làm mát ở nhiệt độ 25oC trở lên; hạn chế đèn chiếu sáng ở các biển hiệu, pano quảng cáo, ở sân vườn, hành lang, hàng rào vào buổi tối... nhằm giảm ít nhất 10% sản lượng điện tiêu thụ so với cùng kỳ năm trước. Đối với chiếu sáng công cộng: Giảm 50% số lượng đèn chiếu sáng tại các tuyến phố, công viên, vườn hoa. Điều chỉnh thời gian chiếu sáng đường phố hợp lý. Các nhà hàng, khách sạn hạn chế sử dụng các thiết bị có công suất lớn như bình nước nóng, máy điều hoà nhiệt độ... Các hộ gia đình cố gắng không sử dụng các thiết bị điện công suất lớn như bàn là, bếp điện, ấm điện, máy giặt... và hạn chế sử dụng máy điều hoà trong giờ cao điểm. Các hộ sản xuất 1 ca, 2 ca và bơm nước nông nghiệp không sử dụng điện để sản xuất vào giờ cao điểm. Đặc biệt, các cơ sở sản xuất công nghiệp là những khách hàng tiêu thụ điện năng lớn cần chấp hành đúng việc sử dụng điện theo mục đích và biểu đồ công suất đăng ký trong hợp đồng mua bán điện; nghiên cứu áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện, không chạy thiết bị non tải và khuyến khích sản xuất vào ca 3 (từ 22h đến 4h sáng).
Tuy nhiên, để việc tiết kiệm điện thực sự có hiệu quả, theo chúng tôi không chỉ dừng ở việc tuyên truyền chung chung mà phải là sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của khách hàng sử dụng điện và có những biện pháp chế tài cụ thể. Chẳng hạn, các cơ quan hành chính sự nghiệp cần khoán hạn mức sử dụng điện phù hợp với công việc và đưa chỉ tiêu tiết kiệm điện vào nội dung thi đua. Ngoài ra cần gắn quyền lợi của người sử dụng điện với việc thực hành tiết kiệm điện. Tại Sở Tài nguyên - Môi trường, các phòng đều phải tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên để làm việc, nếu trong phòng không có người mà thiết bị điện vẫn hoạt động, đồng chí trưởng phòng và các thành viên của phòng đó sẽ bị trừ điểm thi đua... Còn tại Công ty cổ phần may Phú Thọ, mỗi phân xưởng đều có cầu dao riêng, tổ trưởng sản xuất phải chịu trách nhiệm quản lý thiết bị và nhắc nhở công nhân tiết kiệm điện, nếu không có người mà đèn vẫn bật, máy vẫn chạy, khi bị bảo vệ hoặc công nhân điện phát hiện, tổ trưởng phải chịu trách nhiệm về thi đua, còn người công nhân sẽ bị phạt tiền với số tiền điện tương ứng đã bị sử dụng vô công. Trong mỗi buổi giao ban hàng tuần, phân xưởng cơ điện sẽ phải báo cáo tình hình sử dựng điện tiết kiệm điện và đề xuất các trường hợp khen, chê...
Rõ ràng, ngoài lợi ích kinh tế trực tiếp, việc tiết kiệm điện còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, vì lợi ích cả khách hàng và ngành điện. V
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính phủ tăng giá điện sẽ làm giảm nguy cơ thiếu điện hiện nay.doc