Điều 22 HP 1992 quy định: “Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải được thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước ”
Đây chính là điều kiện cần để từ đó triển khai thành các điều luật quy định về nghĩa vụ của thành phần kinh tế cá nhân, tiểu chủ, tư bản tư nhân . Cụ thể nghĩa vụ của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng trong thời gian hoạt động được liệt kê một cách tổng quát trong Điều 9 Luật Doanh nghiệp: 1. Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
3. Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3977 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chính sách của nhà nước đối với thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu :
Từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986 , đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được tổ chức tại Hà Nội , đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong lịch sử nước nhà . Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết điểm, đổi mới tư lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đề ra đường lối đổi mới. Một trong những biểu hiện của quá trình Đổi mới là quyết định thay đổi cơ chế quản lí kinh tế, từ cơ chế bao cấp sang hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa (XHCN) . Đây có thể coi là quyết định quan trọng nhất, và có ý nghĩa nhất với nền kinh tế nước ta vào thời điểm đó. Và để tạo cơ sở pháp lí cho quá trình Đổi mới, Hiến pháp 1992 đã được ban hành, trong đó điều 15 có nêu rõ : “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng…” . Một trong những thành phần kinh tế mới được Hiến pháp (HP)1992 ghi nhận là thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân. Vậy Nhà nước đã có những chính sách như thế nào đối với thành phần kinh tế này ? Những chính sách đó có ý nghĩa như thế nào ?
Khái niệm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân
Kinh tế cá thể , tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân là kinh tế những người không phải là cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước tại chức hoặc xã viên hợp tác xã, có vốn, tư liệu sản xuất., kỹ thuật chuyên môn và sức lao động đứng ra sản xuấn kinh doanh dưới hình thức hộ cá thểm hộ tiểu chủ công nghiệp, xưởng, cửa hang, xí nghiệp tư nhân ( bao gồm những tổ chức sản xuấn kinh doanh cùng tính chất như công ti tư doanhm công ti cổ phần, tổ hợp tư doanh …. )
Tuy cùng được xây dựng trên cơ sở hình thức sở hữu tư nhân song có sự khác biệt giữa hình thức cá thể với tiểu chủ và tư bản tư nhân. 3 loại hình kinh tế này khác nhau về mức độ, quy mô sản xuất. Thành phần cá thể là hình thức kinh doanh mang tính cá nhân, nhỏ lẻ; hình thức tiểu chủ đã mang tính quy mô, có tổ chức hơn nhưng chưa có tư cách pháp nhân. Còn thành phần tư bản tư nhân đã có sự hoàn thiện về tổ chức, quy mô… tuân theo các quy định của pháp luật bởi thành phần kinh tế này đã có tư cách pháp nhân.
Các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân đã xuất hiện từ lâu . Nhưng chúng đã không được thừa nhận trong một thời gian dài, phải đến
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI , Đảng và nhà nước đã thay đổi chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân. Xuất phát từ quan điểm “giải phóng mọi năng lực sản xuất , phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế “(Điều 16 – Hp 1992). Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài của kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân trong nền kinh tế quốc dân :
Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân ….. ( trích điều 15 – Hp 1992 )
Ở nước ta, ban đầu, do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài trong nhiều ngành nghề và ở khắp các địa bàn cả nước. Còn trong thời kỳ quá độ, thành phần kinh tế tư bản tư nhân có vai trò đáng kể để phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hóa sản xuất, khai thác các nguồn vốn, giải quyết việc làm và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác. Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Hiện nay, kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân đều có sự chuyển biến tích cực cả về lượng và chất. Một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thành phần kinh tế này chính là những chính sách hợp lí của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện qua HP 1992.
2 .Chính sách của Nhà nước đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân
Nhà nước ta thông qua HP 1992 đã đưa ra những chính sách với mục đích khuyến khích sự phát triển của kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân. Có thể phân tích những chính sách trên 2 bình diện: quyền và nghĩa vụ của thành phần kinh tế này.
2.1 Quyền hạn của thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân
Điều 21 HP 1992 sửa đổi năm 2001 nước CHXHCN Việt Nam quy định:
“Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh…”
Điều 22 Hp 1992 cũng viết : “ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật … “
Như vậy HP 1992 quy định cho thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ , tư bản tư nhân :1.Quyền được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh .
2. Quyền được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt dộng trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.
3.Quyền được bình đẳng trước pháp luật như mọi thành phần kinh tế khác
+ Đê làm rõ chính sách quan điểm của đảng và nhà nước về quyền hạn của thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân ,chúng ta hãy cũng đi sâu phân tích theo 3 hướng này :
.Quyền được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh
- Từ điều 21 hiến pháp 1992 , luật doanh nghiệp 2005 đã mở rộng và quy định chi tiêt các quyền của doanh nghiệp trên thị trường tại điều 8 với những nội dung sau :
1. Doanh nghiệp được tự chủ trong họat động kinh doanh và phát triển thị trường bằng các quyền cơ bản: Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu .
2. Trong việc quản lý, điều hành nội bộ, doanh nghiệp được quyền tự quyết nhằm nâng cao khả năng kinh doanh và năng lực cạnh tranh, bao gồm các quyền: Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ; Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp; Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
3. Các doanh nghiệp được quyền họat động trong môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và ổn định. Theo đó, doanh nghiệp có quyền: Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định; Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Luật Thương mại 2005 cũng nói cụ thể về quyền của thành phần kinh tế cá thể, tư nhân tư bản qua điều 12 : “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân trong thương mại; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thuộc các thành phần này hợp tác, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức đại lý hoặc hình thành các doanh nghiệp tư bản nhà nước, các hình thức sở hữu hỗn hợp khác nhằm phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, tạo nội lực cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam phát triển, mở rộng thương mại hàng hoá và dịch vụ thương mại.”
Nhiều nội dung mới cũng được đưa vào luật thương mại 2005 như: bổ sung các hình thức khuyến mãi, làm rõ các thông tin phải thông báo công khai trong hoạt động khuyến mại; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại; ghi nhận thêm hoạt động dịch vụ cũng được giới thiệu và bổ sung hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ qua Internet; trách nhiệm của các bên trong hoạt động hội chợ, triển lãm...Luật Thương mại năm 2005 cũng bổ sung một số quy định về nguyên tắc đấu giá, người tổ chức đấu giá, người bán hàng và các quyền, nghĩa vụ của họ; quy định cụ thể những người không được tham gia đấu giá; thời hạn niêm yết việc bán đấu giá và trình tự tiến hành cuộc đấu giá... tất cả thay đổi này tăng thêm khả năng lựa chọn cho thành phàn kinh tế cá thể , tư bản tư nhân về hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh.
2.1.2 . Quyền được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt dộng trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.
Để tạo môi trường pháp lý bảo đảm sự phát triển của kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, Nhà nước đã thông qua Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty . Trong đó nêu rõ quyền được tổ chức hoạt động , sản xuất không bị giới hạn về quy mô của doanh nghiệp theo hiến pháp 1992 :
- Điều 21 Luật Doanh nghiệp tư nhân: Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân còn có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư ban đầu để mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, nhưng việc tăng giảm vốn đều phải ghi chép đầy đủ trong sổ sách kế toán .
-Điều 22 Luật Doanh nghiệp tư nhân và Điều 12 Luật Công ty:Pháp luật thừa nhận các quyền của Doanh nghiệp tư nhân: Lựa chọn ngành, nghề, quy mô kinh doanh; Lựa chọn hình thức và cách thức vay vốn; Lựa chọn khách hàng, trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng; Tuyển dụng và thuê mướn lao động theo yêu cầu kinh doanh; Sử dụng ngoại tệ thu được;Quyết định việc sử dụng phần thu nhập còn lại; Chủ động trong các hoạt động kinh doanh.
Các quyền này đều nhắm đến mục đích giúp Doanh nghiệp tư nhân có thể tự do phát triển, trong khuôn khổ pháp luật, về cả quy mô lẫn hình thức trong lĩnh vực hoạt động của mình .
2.1.3. Quyền được bình đẳng trước pháp luật như mọi thành phần kinh tế khác
Từ điều 22 Hiến pháp 1992 , Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty cũng có các điều khoản đảm bảo công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, quyền thừa kế tài sản và thu nhập hợp pháp của các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân ,công nhận tư cách pháp nhân cũng như thừa nhận sự bình đẳng giữa thành phần này với các thành phần kinh tế khác . Trong đó khoản 1 điều 4 luật doanh nghiệp 2005 có nói : Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh .
- Điều 3 Luật Doanh nghiệp tư nhân và Điều 4 Luật Công ty: Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác và tính sinh lợi hợp pháp của việc kinh doanh .
- Điều 4 Luật Doanh nghiệp tư nhân : Nhà nước công nhận các quyền của Doanh nghiệp tư nhân (quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, quyền thừa kế về vốn, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp được Nhà nước bảo hộ).
Nghĩa vụ của thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân
Điều 22 HP 1992 quy định: “Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải được thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước…”
Đây chính là điều kiện cần để từ đó triển khai thành các điều luật quy định về nghĩa vụ của thành phần kinh tế cá nhân, tiểu chủ, tư bản tư nhân . Cụ thể nghĩa vụ của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng trong thời gian hoạt động được liệt kê một cách tổng quát trong Điều 9 Luật Doanh nghiệp: 1. Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.2. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.3. Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
6. Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
7. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.
8. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ta có thể thấy, đây là các nghĩa vụ cơ bản nhất, thiết yếu nhất để Nhà nước có thể quản lí các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp luôn tuân thủ pháp luật, đảm bảo lợi ích và an toàn cho xã hội. Cần lưu ý thêm 1 điểm trong Điều 22 HP1992 quy định đối với các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân: “…hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh”. Trên thực tế, ngoài những ngành nghề có hại cho quốc gia, còn có một số lĩnh vực hoạt động mà Nhà nước quy định tại Điều 5 Luật doanh nghiệp tư nhân phải có trình tự thành lập đặc biệt, đó là những lĩnh vực:
1- Sản xuất và lưu thông thuốc nổ, thuốc độc, hoá chất độc;
2- Khai thác các loại khoáng sản quý;
3- Sản xuất và cung ứng điện, nước có quy mô lớn;
4- Sản xuất các phương tiện phát sóng truyền tin; dịch vụ bưu chính viễn
thông, truyền thanh, truyền hình, xuất bản;
5- Vận tải viễn dương và vận tải hàng không;
6- Chuyên kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu;
7- Du lịch quốc tế.
Tóm lại, từ khi thành lập, hoạt động đến khi giải thể, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải tuân theo các quy định của pháp luật. Không chỉ Luật Doanh nghiệp mà còn cả Luật Thương mại, Luật lao động, Luật Bảo vệ môi trường…
Như vậy, ta có thể thấy, từ những quy định mang tính khái quát cao trong HP, các nhà lập pháp đã xây dựng nên nhiều bộ luật có giá trị lớn trong việc giúp các doanh nghiệp đảm bảo hoạt động của mình cũng như giúp Nhà nước quản lí các doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Nguyên nhân và ý nghĩa của chính sách
Nguyên nhân xuất hiện quy định về thành phần kinh tế cá thể , tiểu chủ, tư bản tư nhân trong hiến pháp 1992:
Sự thay đổi chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách đối với thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta là một trong những nội dung cơ bản và gắn liền với công cuộc Đổi Mới(bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, tháng 12/1986) .Sự thay đổi to lớn ấy xuất phát từ bối cảnh lịch sử của nước ta lúc ấy :
Những năm cuối của thập kỷ 70 Nước ta trải qua 2 cuộc chiến ở biên giới phía Tây Nam với lực lượng khmer đỏ , cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc làm cho Việt Nam mất một phần rất lớn nguồn viện trợ của Thế giới thứ ba. Tất cả những sự kiện đó đưa nền kinh tế Việt Nam giảm sút trầm trọng , nhà nước không cung cấp đủ vật tư cho nông dân , nguyên vật liệu cho nhà máy dẫn đến người dân không giao đủ thóc , nhà máy sản xuất trì trệ .
Người nông dân bắt đầu phải mua phân bón ở ngoài, mua thuốc trừ sâu ở ngoài và điều tất yếu xảy ra họ không thể bán thóc cho nhà nước theo giá quy định được nữa. Nhà nước không mua thì họ bán ra thị trường. Và thế là xuất hiện một cơ chế hoạt động mới của nền kinh tế – cơ chế kinh tế thị trường trao đổi hàng hóa. Cơ chế này hoạt động ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước vì chính sách và pháp luật chưa thừa nhận sự tồn tại của cơ chế kinh tế này nhưng một sự thật khách quan là chính sách kinh tế Nhà nước bao cấp đã không còn phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Cơ chế quản lý kinh tế bao cấp đã tạo ra một lề thói lao động thiếu chủ động, tích cự ; tâm lí ăn sẵn và chỉ chờ bao cấp viện trợ đã trở thành nguyên nhân chính khiến cho nền kinh tế không thể thích ứng kịp với thời cuộc thay đổi. Lúc này cần có một cơ chế kinh tế mới kích thích được sự năng động, sáng tạo của lực lượng lao động. Thực tế khách quan buộc các nhà cầm quyền phải thừa nhận rằng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần mà đặc biệt là thành phần cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân sẽ là nhân tố quyết định quá trình đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Bởi thành phần kinh tế này luôn là thành phần kinh tế năng động nhất ,người lao động phải tự làm cho mình ăn nên buộc họ phải tích cực lao động – yếu tố thúc đẩy sự tự giác, tích cực cải thiện năng suất lao động tạo ra nhiều của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Nhà nước nhận thức được vai trò quyết định của thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân đối với sự phát triển kinh tế nên đã thay đổi chính sách đối với thành phần kinh tế này tạo ra cơ sở pháp lý mở đường cho hoạt động kinh tế thị trường – hàng hóa phát triển mạnh mẽ đưa đất nước đi lên. Cùng với nhận thức cần phải thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân, tình hình thế giới lúc đó cũng có những biến đổi (CNXH ở Liên Xô sụp đổ, phe CNXH mất thế đối trọng với phe CNTB) buộc Nhà nước phải thay đổi đường lối chính trị mềm dẻo hơn. Các nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội đã dẫn đến hệ quả là công cuộc Đổi Mới. Và Hiến pháp 1992 ra đời với mục đích thể chế hóa những nội dung của Đổi Mới trong đó bao gồm những chính sách của Nhà nước đối với thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân. Đó chính là lí do vì sao Nhà nước lại có chính sách như thế đối với thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, TBTN và vì sao Nhà nước lại đưa những chính sách đó vào Hiến pháp 1992 mà không phải những Hiến pháp trước đó.
Kết quả thực tiễn của các chính sách này( Biểu đồ ở trang phụ lục )
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy:
GDP của thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân chiếm tỉ trọng lớn trong tổng GDP nước ta (39% năm 1991, 35.3% năm 2003). Tuy có sự giảm sút về tỉ trọng song về giá trị thực tế thì không hề giảm. Ngược lại, giá trị GDP của thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân đã tăng lên đáng kể từ năm 1991 đến 2003, tuy nhiên lại chiếm tỉ trọng nhỏ hơn do sự phát triển mạnh mẽ của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cho đến năm 2004, đã có 150.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, với tổng số vốn điều lệ là 182.000 tỷ đồng.
Đi liền với sự bùng nổ số lượng doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng của khu vực tư nhân rất cao. Trong năm 2003 trong lĩnh vực công nghiệp, khu vực tư nhân đã dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng (18,7%), hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (18,3%) và khu vực doanh nghiệp nhà nước (12,4%). Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực tư nhân đã đạt 75,9 ngàn tỷ đồng, xấp xỉ khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương (78,7 ngàn tỷ đồng), và vượt trội doanh nghiệp nhà nước địa phương. Nhờ thế, nền kinh tế nước ta đã nhanh chóng khôi phục tốc độ tăng trưởng. Ngay trong năm đầu tiên thực hiện Luật doanh nghiệp và bãi bỏ hàng trăm giấy phép con không còn phù hợp, GDP đã tăng 6,7% và năm 2003 đạt 7,3%.
Xu hướng hiện nay là sự tăng trưởng của thành phần kinh tế tư nhân. Trong tương lai, thành phần kinh tế này sẽ chiếm tỉ trọng lớn hơn thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ, đó cũng là xu hướng của những nền kinh tế thoát dần khỏi sự manh mún của lối làm ăn đậm chất nông nghiệp như nước ta. Điều này được chứng minh qua số liệu của Tổng cục thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2008, kinh tế tư nhân Việt Nam có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất 22,1%, đạt 96,1 nghìn tỉ đồng, tiếp đó là khu vực có đầu tư nước ngoài cũng tăng trưởng với tỉ lệ 17,2 %, đạt 113,94 nghìn tỉ đồng.
Ý nghĩa của chính sách này đối với các thành phần kinh tế khác, đối với nền kinh tế quốc dân
Sự phát triển của các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân đã giúp xóa bỏ đi sự độc quyền của kinh tế nhà nước và tập thể, xóa bỏ cả hình thức bao cấp lạc hậu, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế cũng như thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế xã hội. Bởi thành phần kinh tế này xuất hiện đã tạo nên sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, giúp chuyên môn hóa lại sản xuất, phân công lại lao động xã hội hợp lí, tăng cường khả năng hợp tác, ứng dụng khoa học công nghệ của các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần khác nhau. Đặc biệt là cơ chế quản lí chuyển sang cơ chế thị trường, với đầy đủ các quy luật của nó, càng kích thích sự cạnh tranh, giúp phát huy tính năng động sáng tạo vốn đã bị che lấp bởi cơ chế quản lí bao cấp trước kia. Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đã dần thay da đổi thịt, ngày càng giàu mạnh, có vị thế trên trường quốc tế, đời sống nhân dân được cải thiện, ngày càng nâng cao rõ rệt. Điều đó có được là do những đóng góp không nhỏ của chính sách Đổi mới, đặc biệt là chính sách phát triển các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân.
III/ KẾT LUẬN
Như vậy, sau hơn 20 năm chính thức xuất hiện và phát triển, thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân đã có những đóng góp rất lớn cho nền kinh tế nước nhà. Chính sự sáng suốt và kịp thời của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới đã giúp nước ta vượt qua được cơn khủng hoảng sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ vào năm 1991, và ngày càng rút ngắn được khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, góp phần nâng cao được vị thế của nước ta trên toàn thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam – NXB Công an nhân dân
Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – NXB Lao động
Luật Doanh nghiệp
Luật Thương mại
Luật Công ty
Luật Doanh Nghiệp Tư nhân
Và một số trang web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách của nhà nước đối với thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân.doc