Tiểu luận Chính sách đất đai

Những hạn chế yếu kém đó trong việc thực thi chính sách pháp luật đất đai đã dẫn đến những tồn tại:

- Sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng về đất đai thiếu rõ ràng, không chặt chẽ; việc đồng nhất các quyền của người sử dụng đối với các loại đất đai khác nhau đã dẫn đến nhiều bất cập trong các chính sách, biện pháp quản lý đối với các loại đất đai khác nhau.

- Luật pháp và các chính sách về đất đai đã quy định quyền sử dụng đất có giá trị và được đem ra trao đổi chuyển nhượng trên thị trường, song các chính sách đất đai chưa phù hợp với các yêu cầu và các quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường.

- Luật pháp và các chính sách về đất đai chưa thể hiện được nguyên tắc phân phối địa tô giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu đất đai làm thất thoát các nguồn lợi do đất đai mang lại từ Nhà nước chuyển sang người sử dụng và chiếm giữ đất đai.

- Luật pháp đã thừa nhận sự tồn tại và phát triển của thị trường bất động sản song chưa có hệ thống luật pháp và chính sách quản lý và điều tiết hoạt động của thị trường này.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5100 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chính sách đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất xã hội, nhất là đối với ngành công nghiệp sản xuất ra sản phẩm để nuôi sống con người và tạo ra nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và một số ngành khác. Trong nông nghiệp, đất đai được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Khi con người sử dụng đất đai như một phương tiện để thông qua đó mà tác động đến sản phẩm của mình một cách có mục đích thì khi đó đất đai là tư liệu lao động. Khi con người dùng công cụ, máy móc để tác động vào đất đai để biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu sản xuất của mình như làm thay đổi hình dạng và tính chất lý hóa của đất để thu được năng suất canh tác cao thì khi đó đất đai lại là đối tượng lao động. Đất đai còn là mặt bằng cho các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại, du lịch..., để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra, đất đai tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước để tái đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong nhiều trường hợp còn được dùng làm vốn góp trong liên doanh đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó, các quan hệ đất đai luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt, vì nó liên quan đến các quá trình kinh tế - xã hội của đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu và với tư cách đó Nhà nước có quyền hưởng các lợi ích từ đất đai do thiên nhiên đem lại; có quyền chiếm hữu đất đai để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng...; có quyền thống nhất quản lý đất đai và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành. Để phát huy được nguồn lực đất đai, khai thác, bảo tồn và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai cũng như việc thực thi pháp luật đất đai có hiệu quả, thì việc đổi mới chính sách đất đai cho phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm điều chỉnh một cách tốt nhất các quan hệ đất đai là một yêu cầu mang tính thời đại. II. Chính sách đất đai và kết quả thực hiện chính sách pháp luật về đất đai trong quá trình đổi mới Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đưa đến việc người nông dân thực sự làm chủ trên mảnh đất được giao, từ đó tạo động lực quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống kinh tế và ổn định chính trị - xã hội. Chính sách đất đai có một vị trí hết sức quan trọng, mang tính tổng hợp cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Từ khi đất nước giành được độc lập đến nay, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định, Đảng và Nhà nước đều có những đổi mới về chính sách, pháp luật đất đai cho phù hợp với tình hình phát triển cụ thể, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng. 1. Những chính sách, pháp luật đất đai cơ bản ở Việt Nam từ đổi mới đến nay Luật đất đai năm 1987 là một trong những luật đầu tiên nhằm cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đại hội VI. Nội dung đổi mới được thể hiện: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý, giao quyền sử dụng cho các chủ cụ thể; xác định chế độ quản lý, chế độ sử dụng đất đai, quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đây là một bước ngoặt, đánh dấu một trình độ phát triển mới của quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên trong thực tiễn tổ chức thực hiện, Luật Đất đai này vẫn còn những hạn chế nhất định: Về cơ bản vẫn phản ánh cơ chế tập trung quan liêu, có sự bất cập giữa quan hệ đất đai đang dần chuyển sang tính chất vận động theo kinh tế thị trường với hành lang pháp lý điều chỉnh quá trình này vẫn theo cơ chế cũ chưa bắt nhịp được với yêu cầu cải cách của thực tiễn. Bên cạnh đó, quyền chủ động của người sử dụng đất chưa được thể hiện đầy đủ trong Luật, đất đai không được thừa nhận là có giá tuy trong thực tế - tính chất này vẫn tồn tại một cách không chính thức, thông qua thị trường "ngầm". Mặt khác việc thiếu quy định nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật đất đai đã dẫn đến việc thi hành pháp luật không nghiêm, việc lập quy hoạch sử dụng đất bị bỏ ngỏ, tình trạng tranh chấp đất diễn ra một cách phổ biến. Đảng và Nhà nước nhận thức rõ những bất cập của pháp luật đất đai và sự cần thiết phải sử dụng chính sách mới để điều chỉnh. Để triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12/1986, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 ngày 05/4/1988 chủ trương giao khoán ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp và được quyền tự chủ trong sản xuất. Đây là giai đoạn thể hiện rõ nhất những đổi mới trong chính sách đất đai của Đảng; tạo ra một động lực phát triển mạnh mẽ trong nông nghiệp. Các hộ nông dân được giao quyền sử dụng đất lâu dài và là người trực tiếp tổ chức, quản lý quá trình sản xuất. Theo lý luận của C.Mác, họ không những đã thu được lợi nhuận bình quân trong nông nghiệp mà còn thu được toàn bộ lợi nhuận siêu ngạch do kết quả của việc đầu tư trên diện tích đất canh tác mà họ được quyền sử dụng lâu dài, đó là địa tô chênh lệch 2. Chính sách đất đai về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân thể hiện sự đúng đắn vì tạo ra sự phù hợp giữa quan hệ sở hữu về ruộng đất với trình độ phát triển còn thấp của lực lượng sản xuất nước ta trong thời điểm đó. Tuy nhiên đây cũng chỉ mang tính chất là một giải pháp quá độ của quá trình chuyển từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn trong điều kiện trình độ nền kinh tế nước ta còn thấp. Đại hội Đảng lần thứ VII tháng 6 năm 1991 vẫn xác định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý và giao cho nông dân sử dụng lâu dài. Hội nghị Trung ương 2 khóa VII tháng 3 năm 1992 quyết định: Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất phải được pháp luật quy định cụ thể theo chiều hướng khuyến khích nông dân yên tâm đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo điều kiện từng bước tích tụ ruộng đất trong giới hạn hợp lý để phát triển hàng hóa, đi đôi với mở rộng và phân công lao động và phân bố lao động gắn với quá trình công nghiệp hóa. Quy định rõ các điều kiện cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng đất, ngăn ngừa tình trạng người sống bằng nghề nông nghiệp không còn ruộng đất, người mua quyền sử dụng ruộng đất không phải để sản xuất mà để buôn bán ruộng đất, phát canh thu tô. Mức tập trung ruộng đất vào một hộ cũng phải quy định giới hạn về diện tích (hạn điền) tùy thuộc vào loại đất và vùng kinh tế. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 và những chính sách đổi mới của Đảng về đất đai, Luật đất đai năm 1993 ra đời thay thế Luật đất đai năm 1987 nhằm tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, điều chỉnh các quan hệ kinh tế, đáp ứng những yêu cầu cụ thể trong phát triển kinh tế - xã hội. Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật đất đai năm 1993 là: - Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất. - Nhà nước giao đất trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối. - Luật quy định hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. - Quy định cụ thể về phân công, phân cấp giữa hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai với hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước ở các lĩnh vực khác với tư cách là "người sử dụng đất". Mở rộng thẩm quyền về đất đai cho cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới, chú trọng vai trò của chính quyền cấp cơ sở và tổ chức quần chúng để hòa giải các tranh chấp đất đai trong nội bộ nông dân, đồng thời chuyển sang Tòa án giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất đó. - Đổi mới chế độ sử dụng các loại đất, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư để mở rộng thâm canh đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp (giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối), có chính sách ưu đãi sử dụng đất đối với vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều đất trống, đồi núi trọc (hạn mức sử dụng đất này do địa phương quy định), sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, bảo vệ môi trường... Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, trong Báo cáo chính trị Đảng chỉ rõ quan điểm "phát triển mạnh thị trường hàng hóa và dịch vụ, tổ chức quản lý và hướng dẫn tốt thị trường lao động, quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản, xây dựng thị trường vốn...". Hội nghị Trung ương 4 khóa VIII tháng 12/1997 đã cụ thể hóa quan điểm trên cơ sở: Thực hiện chính sách ruộng đất phù hợp với sự phát triển nông nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Vừa khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả thông qua tích tụ ở những nơi có điều kiện bằng chính sách hạn điền được quy định cụ thể, vừa bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nông dân có đất canh tác, không bị bần cùng hóa và nghiêm cấm hành vi mua bán đất để kiếm lời... Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị (tháng 11/1998) đã xác định về tích tụ ruộng đất, việc chuyển nhượng quyền sử dụng, tích tụ và tập trung ruộng đất là hiện tượng sẽ diễn ra trong quá trình phát triển nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa lớn... Việc tích tụ và tập trung ruộng đất phải được kiểm soát, quản lý chặt chẽ của Nhà nước, không để quá trình này diễn ra tự phát làm cho người nông dân mất ruộng mà không tìm được việc làm, trở thành bần cùng hóa... Đối với nông dân không có đất, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cần được phân loại cụ thể và giải quyết sát hợp với từng địa phương. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật đất đai ở các giai đoạn trước đó và yêu cầu của tình hình mới, Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh phải: "Chủ động tổ chức phát triển thị trường bất động sản..., cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường theo quy định của pháp luật". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đưa ra yêu cầu: "Hình thành và phát triển thị trường bất động sản, cho phép chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Từng bước mở thị trường bất động sản cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia đầu tư. Giai đoạn này đánh dấu bước tiến vững chắc của chính sách đất đai theo hướng giao đất ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; tạo điều kiện để chuyển dịch đất đai theo quy định của pháp luật; sử dụng đất đai vào mục đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa IX) đánh giá tổng quát tình hình thực hiện chính sách pháp luật về đất đai từ những năm đổi mới và quyết định chủ trương tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, Luật đất đai năm 2003 ra đời, là một bước tiến mới trên con đường hoàn thiện dần hệ thống chính sách pháp luật đất đai của nước ta. Những đổi mới trong chính sách, pháp luật về đất đai những năm qua đã đưa đến những kết quả tích cực, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Người sử dụng đất gắn bó nhiều hơn với đất đai. Đất đai được sử dụng có hiệu quả hơn. Đất xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị tăng tương đối nhanh, đồng thời diện tích đất sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng. Công tác quản lý nhà nước về đất đai có tiến bộ; hệ thống quản lý được tăng cường, từng bước phân cấp nhiều hơn cho địa phương. Quyền sử dụng đất đã bước đầu trở thành một nguồn vốn để Nhà nước và nhân dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Thị trường bất động sản tuy còn sơ khai, nhưng đã thu hút được một lượng vốn khá lớn vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện về mặt bằng cho các ngành sản xuất, kinh doanh phát triển, cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân, nhất là tại các đô thị. 2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật đất đai và nguyên nhân của nó Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa IX) đánh giá: "công tác quản lý và sử dụng đất đai hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém và nhiều vấn đề bức xúc. Tiềm năng đất đai chưa được phát huy tốt; đất đai chưa được chuyển dịch hợp lý, hiệu quả sử dụng còn thấp. Đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún; rừng tiếp tục bị tàn phá, diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất bị xói mòn còn lớn. Việc sử dụng đất của nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp, cơ quan còn lãng phí. Tình trạng người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai và tình hình khiếu kiện về đất đai diễn ra nghiêm trọng và phổ biến. Việc Nhà nước thu hồi đất, đền bù giải tỏa mặt bằng thực hiện hết sức khó khăn. Hoạt động của thị trường bất động sản không lành mạnh, tình trạng đầu cơ về đất đai và bất động sản gắn liền với đất rất nghiêm trọng, đẩy giá đất lên cao, đặc biệt là ở đô thị, gây khó khăn, cản trở lớn cho cả đầu tư phát triển và giải quyết nhà ở, tạo ra những đặc quyền, đặc lợi, dẫn đến tiêu cực và tham nhũng của một số cá nhân và tổ chức". Những hạn chế yếu kém đó trong việc thực thi chính sách pháp luật đất đai đã dẫn đến những tồn tại: - Sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng về đất đai thiếu rõ ràng, không chặt chẽ; việc đồng nhất các quyền của người sử dụng đối với các loại đất đai khác nhau đã dẫn đến nhiều bất cập trong các chính sách, biện pháp quản lý đối với các loại đất đai khác nhau. - Luật pháp và các chính sách về đất đai đã quy định quyền sử dụng đất có giá trị và được đem ra trao đổi chuyển nhượng trên thị trường, song các chính sách đất đai chưa phù hợp với các yêu cầu và các quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường. - Luật pháp và các chính sách về đất đai chưa thể hiện được nguyên tắc phân phối địa tô giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu đất đai làm thất thoát các nguồn lợi do đất đai mang lại từ Nhà nước chuyển sang người sử dụng và chiếm giữ đất đai. - Luật pháp đã thừa nhận sự tồn tại và phát triển của thị trường bất động sản song chưa có hệ thống luật pháp và chính sách quản lý và điều tiết hoạt động của thị trường này. - Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai còn mang tính hình thức, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội. - Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cũng như đăng ký biến động đất đai còn chậm, hạn chế việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai, giải quyết tranh chấp và chống lấn chiếm. - Việc phân định trách nhiệm quản lý đất đai cho các cấp các ngành chưa rõ ràng, còn thiếu cụ thể, không rõ trách nhiệm. - Hệ thống văn bản pháp luật và chính sách đất đai được ban hành nhiều, thay đổi thường xuyên nhưng không toàn diện, thiếu thống nhất, còn chồng chéo và để nhiều lỗ hổng. Về nguyên nhân chủ yếu Hội nghị cho rằng phần lớn những hạn chế yếu kém trong thực thi chính sách pháp luật đất đai xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, đó là: - Chưa nhận thức đúng mức đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là nguồn nội lực quan trọng và nguồn vốn to lớn của đất nước; chưa khẳng định rõ quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt và cần có cơ chế quản lý phù hợp. Quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, yếu kém, quản lý thị trường bất động sản bị buông lỏng. Người sử dụng đất chưa thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Chính sách tài chính đối với đất đai còn nhiều bất cập, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước. Khuynh hướng tự phát chạy theo cơ chế thị trường đã gây ra nhiều sai lệch trong việc thực hiện chính sách đất đai. - Một số chủ trương, chính sách lớn đất quan trọng của Đảng về đất đai chưa được thể chế hóa (như: chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai; thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất...). Văn bản pháp luật về đất đai ban hành nhiều, nhưng chồng chéo, thiếu đồng bộ. Chưa làm tốt việc phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật về đất đai trong nhân dân. Nhiều chính sách đã ban hành chưa được tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và thi hành nghiêm túc. - Vai trò và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai chưa được xác định rõ. Chưa quan tâm đúng mức việc đầu tư cho công tác quản lý đất đai, xây dựng bộ máy và chỉ đạo công tác quản lý đất đai. Chưa thực hiện tốt công khai, dân chủ trong việc thực thi các chính sách, pháp luật về đất đai. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai ở các địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa kịp thời thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đất đai. - Một bộ phận cán bộ, đảng viên tha hóa, đã lợi dụng chức quyền để trục lợi, tham nhũng trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội và bất bình trong nhân dân. - Chậm tổng kết thực tiễn để làm rõ nhiều vấn đề lý luận về quản lý đất đai trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác nghiên cứu khoa học về đất đai còn yếu. Chậm tháo gỡ các vướng mắc trong chính sách, pháp luật về đất đai. 3. Những quan điểm chỉ đạo tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai Trên cơ sở những đánh giá khách quan đối với tình hình thực hiện chính sách pháp luật trong những giai đoạn trước. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo việc đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong tình hình mới, đó là: - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai. - Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước; quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt. Chính sách đất đai phải chú ý đầy đủ tới các mặt kinh tế, chính trị, xã hội; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người đầu tư và người sử dụng đất, trong đó cần chú trọng đúng mức lợi ích của Nhà nước, của xã hội. Tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã hội đối với việc quản lý và sử dụng đất. - Khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất; đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước. - Đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ động phát triển vững chắc thị trường bất động sản (trọng tâm là tại các đô thị) có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; không tách rời thị trường quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất; chống đầu cơ đất đai. - Kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai theo luật pháp. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và toàn dân trong thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai. Bảo đảm sự quản lý nhà nước thống nhất của Trung ương, đồng thời phân cấp cho địa phương, có chế tài nghiêm trong thực thi chính sách, pháp luật đất đai. Trên cơ sở những quan điểm đó tập trung vào những nội dung cụ thể của việc đổi mới mà trung tâm trọng điểm là phát huy vai trò của chủ thể quản lý đất đai là Nhà nước và chủ thể sử dụng - là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Đối với Nhà nước: Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, có quyền sử dụng, quyền định đoạt và quyền hưởng lợi từ đất, đồng thời thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện về đất đai cho những người có nhu cầu sản xuất. Nhà nước thực hiện việc giao, cho thuê và thu hồi quyền sử dụng đất. Nhà nước giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai. Đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao quyền sử dụng đất được hưởng các quyền đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ về sử dụng đất theo những quy định hiện hành của pháp luật. 4. Một số nội dung cần giải quyết nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách đất đai Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai và thanh tra, kiểm tra việc thi hành. Xây dựng chính sách đất đai và tổ chức quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường là rất mới mẻ đối với nước ta. Hệ thống pháp luật về đất đai hiện nay còn thiên về xử lý những quan hệ ban đầu có tính hành chính; chưa tiếp cận kịp thời những biến động có tính thị trường. Kinh tế - xã hội của đất nước chuyển động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; dẫn đến những biến động về quan hệ đất đai, về cơ cấu sử dụng đất và cơ chế quản lý đất đai làm xuất hiện nhiều vấn đề mới, Nhà nước phải đối mặt với nhiều vấn đề bất cập trong quản lý. Vì vậy, vấn đề tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai để tạo hành lang pháp lý là rất cần thiết và cấp bách. Nhưng để hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai được đúng hướng, cần kiên định nguyên tắc cơ bản là tăng cường củng cố chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý của Nhà nước. Đồng thời ngày càng hoàn thiện cơ chế chính sách gắn trách nhiệm và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất thông qua lợi ích kinh tế. Hai mặt này phải được gắn bó với nhau trong một thể thống nhất. Sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai được tăng cường có hiệu lực, làm cho việc sử dụng đất có hiệu quả tốt hơn. Hai là, Hiến pháp của nước ta đã thể hiện đường lối "Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả". Như vậy, Nhà nước là người quản lý, người đại diện cho sở hữu toàn dân. Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng được quyền sử dụng ổn định lâu dài và được phát huy tối đa các quyền theo luật định. Nhưng Nhà nước cần nắm chắc trong tay quyền chi phối tuyệt đối là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngay từ đầu không thể buông lỏng quản lý để tình trạng sử dụng đất đai một cách tùy tiện tự phát, để rồi theo đó sẽ là một sự trả giá khá đắt cho quản lý về sau. Đây cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc trong quản lý nhà nước về đất đai hiện nay. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại đang phát triển với nhịp độ cao, phương án quy hoạch sử dụng đất của mỗi quốc gia đều phản ánh rõ chiến lược về tương lai của quốc gia đó. Quy hoạch sử dụng đất phải được xem là một giải pháp tổng thể định hướng cho quá trình phát triển và quyết định tương lai của nền kinh tế. Thông qua đó, Nhà nước can thiệp vào các quan hệ đất đai, khắc phục những nhược điểm do lịch sử để lại nhằm giải quyết những vấn đề mà quá trình phát triển đang đặt ra. Lấy quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở cho hoạt động quản lý. Đồng thời phát huy dân chủ trong quản lý, quy hoạch, sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không dừng lại ở phân phối đất đai cho các chủ sử dụng theo quy hoạch kế hoạch. Để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, chúng ta không chỉ dựa vào các nguồn vốn khác đưa đến hoặc nguồn thu từ thuế đất mà còn khai thác nguồn vốn từ đất đem lại trong chênh lệch địa tô. Sinh lợi từ giá trị đất được tăng lên nhờ vào cơ sở hạ tầng được đầu tư đem lại cho các khu dân cư, các khu công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Cũng như vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh đã được thủy lợi hóa, điện khí hóa, giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển các sản phẩm từ nới x đến thị trường. Để huy động tốt nguồn vốn đó cần vận dụng chính sách phân chia hài hòa lợi ích cùng đầu tư (cả chủ sử dụng đất) làm tăng thêm giá trị của đất, và phần lợi ích giữa Nhà nước và người được hưởng lợi tăng lên từ đầu tư của Nhà nước. Nhiều nước trên thế giới hiện nay đều gắn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phát triển đô thị và nông nghiệp, nông thôn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng một phần quan trọng của nguồn vốn sinh lợi từ đất qua đầu tư cơ sở hạ tầng. Ba là, gắn với đất đai là vấn đề bất động sản. Từ một dạng tài nguyên thiên nhiên, thông qua quá trình đầu tư, con người đã chuyển hóa đất đai thành tài sản bất động sản. Trong cơ chế thị trường ở nước ta, khi người sử dụng đất được thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật đã biến nó thành loại "hàng hóa đặc biệt". Thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất hình thành và phát triển cùng với thị trường vốn và thị trường lao động. Trong nền kinh tế thị trường, việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường là rất cần thiết, bởi đó là một trong những bộ phận hợp thành có mối quan hệ gắn bó nhau của kinh tế thị trường. Thị trường bất động sản và thị trường vốn có nhiều mặt giống nhau. Một bên dùng cơ chế thị trường để phân phối lại v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan XHH 1.doc
Tài liệu liên quan