Chúng ta cũng như Malaysia thực hiện CNH từ một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp là chủ yếu với năng suất thấp và bị thiên tai thường xuyên. Do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như quá trình CNH không thể nhanh được nếu như không phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ. Mặt khác, các nước TNCs có thế mạnh về vốn và công nghệ, kỹ thuật quản lý nên họ cũng thường quan tâm đến việc đầu tư trong các lĩnh vực này.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chính sách đầu tư của Malaixia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
laixia, thôing qua thương mại và đầu tư.
2. Các chính sách được Malaixia áp dụng:
Các doanh nghiệp hoạt động ở vùng sâu vùng xa được miễn thuế đầu tư 10 năm.
Miễn giảm thuế thu nhập trong nhiều năm với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Miễn thuế xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Không có biện pháp cấm , hạn chế xuất nhập khẩu các loại máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Các nhà đầu tư nước ngoàI đầu tư vào những khu vực mới phát triển, sử dụng nhiều công nhân, sản xuất những loại hàng được ưu tiên hay sử dụng trên 50% nguyên vật liệu địa phương để sản xuất hàng xuất khẩu được cấp tín dụng ưu đãi.
6. Trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Malaysia có điểm đáng chú ý là việc sử dựng tư bản nước ngoài để phục vụ cho việc phát triển tư bản trong nước.
Kể từ khi công bố chính sách kinh tế mới năm 1971 , cùng với việc thực hiện mục tiêu cải tổ cơ cấu công nghiệp và khuyến khích phát triển các xí nghiệp hợp doanh theo hướng nâng đỡ các nhà đầu tư trong nước, chính phủ Malaysia đã quyết định giảm 5% thuế thu nhập cho các xí nghiệp ,trong đó phần sở hữu của người địa phương chiếm ít nhất là 50% còn phần của người nước ngoài tối đa không quá 50% tổng giá trị đầu tư.Điều này phản ánh chính sách của Malaysia là ưu tiên cho các xí nghiệp hợp doanh trong đó người Malaysia chiếm phần lớn sở hữu , phiếu bầu cũng như quyền ra quyết định.
Như vậy,chính phủ Malaysia rất khuyến khích nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế trong nước ,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên doanh này được giảm thuế thu nhập .Tuy nhiên , thì tỷ lệ vốn góp mà nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép tối đa tham gia là 30% tổng số vốn pháp định và doanh nghiệp nước ngoài có tỷ lệ vốn góp nhỏ hơn 51 % trong các doanh nghiệp liên doanh thì cũng không tạo được sự thoải mái cho các nhà đầu tư nước ngoài và cảm thấy ở đây mang tính bảo hộ nhiều hơn là mở của cạnh tranh tự do .Nhưng nói chung chính sách đó cũng phù hợp vớ hoàn cảnh hiện tại của Malaysia lúc bấy giờ.Một nước vừa thoát khỏi chiến tranh, thực hiện chinh sách mới (NEP)nhằm mục tiêu xoá đói ,giảm nghèo ,thay đổi lại cơ cấu kinh tế , tách mình ra khỏi sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia,khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh .
7.Tạo thuận lợi cho đầu tư bằng những chính sách ưu đãi về thuế.
Điều chỉnh và xoá bỏ dần các hàng rào thuế quan ,phi thuế quan cũng là biện pháp mà chính phủ Malaysia đang tăng cường sau khi thực hiện các cam kết hội nhập nhẵm thực hiện đúng như lịch trìnhđã đặt ra , tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một cọng đồng kinh tế ASEAN và đồng thời cũng làm tăng tính hấp dẫn của thị trường Malaysia đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ung hộ quan hộ quan điểm tự do hoá thương mại và đầu tư giũa các ASEAN ,Malaysia cũng nỗ lực thực hiện Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN được ký vào tháng 10-1998, nhằm cung cấp một môi trường đầu tư tự do và thuận lợi hơn cho các thành viên ASEAN
8. Tăng cường mối quan hệ hợp tác:
Tăng cường các mối quan hệ hợp tác nhằm tạo điều kiện cho đầu tư , thông qua việc tăng tính minh bạch của các thủ tục , luật pháp chính sách đầu tư, mở rộng số lượng các đối xử ưu đãi thuế trong các nước thành viên ASEAN.Các nước thành viên cũng đồng thiết lập các cơ sở dữ liệu về đầu tư ,thúc đẩy mối liên kết cộng cộng-tư nhân,xác định các lĩnh vực mục tiêu cho hợp tác công nghệ.
9. Thúc đẩy đầu tư bằng cách thành lập các chương trình đào tạo lao động kỹ năng ,đào tạo chuyên gia ,công nghệ và các hoạt động liên kết giữa các nước thành viên.
10. Tự do hoá đầu tư thông qua giảm và huỷ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư, thúc đẩy dòng vốn chảy vào tự do hơn.
11. Tạo thuận lợi cho việc đi lại ,trao đổi giữa doanh nhân các nước .
Chính phủ Malaysia đã thực hiện chính sách một cửa trong cấp vía , cấp giấu phép kinh doanh ,giải quyết các thủ tục hành chính ...nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian ,giảm bớt những phiền hà cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Malaysia.Thời hạn xử lý trước đây,thời hạn xin cấp phép đầu tư ở Malaysia thường kéo dài từ 1-3 tháng, thì hiện nay là 8 tuần .Chính phủ cũng cho phép người nước ngoài được sỏ hữu nhà ở nếu đáp ứng được một số yêu cầu nhất định ở Malaysia, để đảm bảo an toàn vốn cho người nước ngoài chính phủ đã ký hơn54 kiệp ước đảm bảo đầu tư với cam kết không tước đoạt hoặc quóc hữu hoá vốn đầu tư nước ngoài,cho phép các nhà đầu tư tự do chuyển lợi nhuận về nước.
Tuy nhiên trong việc thực hiện những chính sách trên Malaysia hiện nay đang gặp phải một số khó khăn sau:
+Thứ nhất ,trong khi tỷ lệ thúê quan của Malaysia theo CEPT là tương đối thấp và đang có xu hướng cam kết xoá bỏ thuế quan nhanh trong 11 ngành ưu tiên , thì vẫn còn mọt số các hàng hoá và ngành chiến lược vẫn duy trì tỷ lệ thuế quan cao.Từ nay đến 2007,Malaysia cần xem xét đến những lợi ích cũng như bất lợi của việc duy trì hàng rào thuế quan để có những chiến lược điều chỉnh thích hợp hơn.
+Thứ hai, các ngành dịch vụ trong 11 ngành ưu tiên gồm vận tải hàng không, thương mại điện tử, y tế và du lịch của Malaysia vẫn chưa thực sự có những phản ứng tích cửctong việc thực hiện các cam kết tự do hoá.Các ngành này tương đối phát triển ơ Malaysia, nhưng nó không thể là động lực thúc đẩy nền kình tế nếu như chỉ hướng vào thị trường trong nước,Malaysia cần phải htực hiện những cam kết tự do hoá mạnh hơn nữa trong các ngành này nhằm thu hút FDI và tăng các cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài.
12. Tăng cường các cơ hội đầu tư nước ngoài trong những ngành ưu tiên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hội nhập.
Thực ra các biện pháp tự do hoá đầu tư nước ngoài dước áp dụng kể từ năm 1998, cho phép sử hữu 100% vón nước ngoài trong tất cả các ngành chế tạo mà không kèm theo các diều kiện xuất khẩu nào cho tất cả các dự án đầu tư mới được phê chuẩn vào ngày 31-12-2003.Việc mở cửa hoàn toàn cho ngành chế tạo cho FDI đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài trong nhành chế tạo được cạnh tranh tự do trên thị trường trong nước.Tuy nhiên trong những lĩnh vực công nghệ thấp như sản xuất bao bì bằng giấy, nhựa tổng hợp, sản xuất ống tiêm nhựa , chế tạo kim loại ... người nước ngoài không đựơc quyền sở hữu 100% vốn .Cho đến năm 1998, giới hạn cổ phần của người nước ngoài vẫn do chính sách công nghiệp quyết định.
Chính phủ cho phép người nứơc ngoàiđược mua tài sản chiến lược của quốc gia và được quản lý một số sân bay của đất nước-điều này vốn không được phép trước thời kỳ xảy ra khủng hoảng.
Các biện pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các ngành ưu tiên được chính phủ tiếp tục chú trọng hơn nữa trong kế hoạch ngân sách năm 2005 và trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ 9.Theo kế hoạch này ,chính phủ sẽ cho phép sỏ hữu 100%vốn nước ngoài trong các công ty hoạt động thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, huỷ bỏ những hạn chế về số lượng các công ty phân phối nước ngoài, cho phép các công ty đa quốc gia được phát hành trái phiếu bằng đồng Ringgit, tiếp tục miễn thuế cho các công ty nước ngoài,khuyến khích đầu tư trong các ngàh cong nghiệp ưu tiên thông qua Luật thúc đẩu đầu tư..
3. Những kết quả đạt được:
-Theo chính sách về sở hữu vốn trong công ty liên doanh, cơ cấu sở hữu vốn trong các doanh nghiệp liên doanh giai đoạn 1971 – 1988 là như sau:
Năm
Sở hữu người nước ngoài
Sở hữu của người Malaixia
Tổng (tỷ RM)
1971
4,05 61,7
2,51 38,3
6,56
1975
8,04 53,3
7,04 46,7
15,03
1980
13,91 42,9
18,51 57,1
32,42
1985
20,27 26,0
57,69 74,0
77,96
1988
24,10 24,6
73,87 75,4
97,97
Nguồn: Các kế hoạch năm năm lần thứ 4 và thứ 5, Malaixia.
-Đầu tư nước ngoàI vào Malaixia tăng một cách nhanh chóng chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực đIện, đIện tử chế tạo máy móc, sản xuất giấy,...
Tỷ lệ %
Ngành
1989
1990
1993
1995
Sản phẩm kim loại cơ bản
ĐIện, đIện tử
Than, dầu khí
Hoá chất
Máy móc
Dệt
Gỗ và sản phẩm gỗ
Chất dẻo
Giấy và sản phẩm giấy
Chế biến thực phẩm
Kim loại xây dựng
Thuết bị vận tảI
Khai khoáng
Trang thiết bị gia dụng
Thiết bị đo lường chính xác
Cao su
Da và san phẩm da
Rượu, thuốc lá
Khác
Tổng
5,1
31,4
2,6
11,7
1,7
5,9
11,6
2,5
3,4
3,4
6,0
1,6
3,9
1,5
2,4
4,2
0,2
-
0,8
100,0
25,7
21,4
15,3
9,8
6,6
5,0
3,1
2,4
2,1
1,8
1,7
1,6
1,0
0,7
0,4
0,3
0,2
-
0,6
100,0
12,5
29,1
-
28,0
0,9
7,5
4,3
1,4
2,0
2,9
1,5
5,0
1,8
0,9
0,2
0,6
0,6
0,45
0,2
100,0
3,4
42,5
2,0
9,9
2,2
10,7
8,0
3,1
0,7
1,7
2,1
0,02
7,1
0,3
0,3
0,5
0,01
0,02
0,5
100,0
Nguồn: Malaysia International Trade and Industry Report.1995.
- Trong thập kỷ 90, luồng đầu tư FDI vào Malaixia có nhiều biến đổi thất thường. Năm 1991, Chính phủ đã hạn chế những ưu đãI đầu tư. Các chủ đầu tư nước ngoàI vẫn được miễn thuế thuu nhập trong 5 năm, nhưng chỉ trong các ngành kỹ thuật cao như chất bán dẫn, vật liệu mới, công nghệ sinh học. Những ưu đãI đầu tư ở Malaixia đã trơ nên có lựa chọn, vì vậy đã không làm tăng dòng vốn đầu tư vào nước này mặc dù Chính phủ đã cố gứng cảI thiện môI trường đầu tư. Năm 1995, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân giảm từ 32% xuống 30%, thuế thu nhập công ty đã giảm từ 34% xuống còn 32%. Dòng vốn chậm lại do nước này có giá trị lao động và tiền lương đột ngột tăng cao và đất nước trở nên thiếu nguồn lao động rẻ. Trong năm 2005, FDI vào Malaixia giảm đáng kể so với các năm trước. Thêo số liệu vừa được công bố, tổng vốn FDI vào Malaixia trong 9 tháng đầu năm 2005 chỉ đạt 10,4 tỷ ringgit (2,73 tỷ USD), theo đó tổng vốn FDI của cẩ năm 2005 chắc chắn sẽ thấp hơn mức 13,1 tỷ ringgit (3,45 tỷ USD) của cả năm 2004. Vì vậy năm 2006 Chính phủ Malaixia sẽ thực hiện nhiều sáng kiến nhằm ngăn chặn đà suy giảm FDI và tăng cường nỗ lực thu hút FDI vào các lĩnh vực tăng trưởng mới cuả nền kinh tế. NgoàI việc tiếp tục các biện pháp cảI thiện môI trưòng đầu tư và đẩy mạnh chương trình hiện có về thu hút FDI, năm 2006 Malayxia sẽ tập trung thực hiện hai mục tiêu cụ thể, gồm lôI kéo các công ty quốc tế ở nước ngoàI chuyển dịch sản xuất hoặc mowr rộng hoạt động tới Malaixia; và thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực tăng trưởng mới cuẩ nền kinh tế. Để thực hiện hai mục tiêu này, Malaixia sẽ tăng cường xúc tiến đầu tư bằng các sáng kiến cụ thể như cử các pháI đoàn tiếp xúc trực tiếp với các công ty được lựa chọn hoặc mời lãnh đạo các công ty này tới Malaixia để tìm hiểu thực tế; áp dụng các chương trình khuyến khích trọn gói với các công ty được lựa chọn trong các lĩnh vuực đầu tư cụ thể; tăng cường các pháI đoàn tới các nước đối tác chủ yếu về đầu tư thương mạicuaar Malaixia để quảng bá và xúc tiến đầu tư và thương mại; cử các pháI đoàn xúc tiến đầu tư vầ thương mại tới các thị trường mục tiêu để xúc tiến các dự án cụ thể nhằm vào các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ cụ thể; tổ chức đối thoại thường xuyênvới các phòng thương mại và công nghiệp cuả các nước, các ngân hàng quốc tế các công ty tư vấn quốc tế.
Đầu tư nước ngoài vào Malaysia tăng một cách nhanh chóng ,chiếm một phần ba khối lượng vốn đầu tư vào khu vực tư nhân.
Lĩnh vực thu hút được nhiều vốn nhất đó là :ngành công nghiệp chế tạo ,chế biến ...các ngành có công nghệ cao .
Cac doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo được sản lượng chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp ở Malaysia.
Malaysia đang nỗ lực trở thành trung tâm công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong khu vực ASEAN.Để thực hiện nhiệm vụ này ,chính phủ đang tích cực theo đuổi và thúc đẩy phát triẻn ngành công nghẹ thông tin thông qua MSC kết hợp với việc phát triển các cơ sở hạ tầng cần thiết dựa vào vốn thu hút đầu tư nước ngoài.
Tăng việc làm cho người lao động .
Mở rộng sản xuất trong nước và thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá..
Vẫn giữ vững được độc lập chủ quyền trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
QUAN Hệ VIệT NAM – MALAYSIA
Là những nước nằm trong một khu vực,lại có nhiều nét tương đồng trong lịch sử, Việt Nam và Malaysia đã có những mối quan hệ truyền thống từ lâu đời.Tuy nhiên ,mối quan hệ đó luôn bị tác động bởi những nhân tố bên ngoài,bởi sự đối kháng trong chiến tranh lạnh và sự tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực.Chính vì thế ,quan hệ Việt Nam và Malaysia từ 1973 đến nay đã trải qua nhiều bước thăng trầm khác nhau :lúc bạn bè,lúc đối đầu, lúc hợp tác.Trong vòng 27 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức đến nay(1973-2006) phần nửa thời gian là thăm dò ,ngờ vực , đối đầu.Có thể nói từ sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam và quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, cả hai nước đều mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị , hợp tác với nhau.Tuy nhiên vấn đề Campuchia(bắt đầu từ cuối năm 1978 đến năm 1979)đã làm chậm lại quá trình hợp tác Việt Nam –Malaysia hơn 10 năm .Từ năm 1991 ,một thời kỳ mới đầy triển vọng trong quan hệ hai nước đã được mở ra, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN tháng 7-1995, quan hệ hai nước đã phát triển lên một bước mới ,toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị ,ngoại giao và kinh tế, đầu tư.
Các dự án của Malaysia chủ yếu tập trung dưới hình thức liên doanh ,sau đó đến xí nghiệp 100% sở hữu nước ngoài và số dự án rất nhỏ.Đặc điểm này phản ánh các nhà đầu tư còn sợ mạo hiểm,vì thế họ muốn chia sẻ rủi ro với các đối tác Việt Nam.Tuy nhiên gần đây,do các nhà đầu tư của Malaysia đã quen với môi trường đầu tư của Việt Nam trong liên doanh ,nên tỷ lệ dự án 100% vốn nước ngoài tăng lên và hình thức liên doanh giảm dần.Hình thức hợp doanh vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số dự án.
Bảng : Cơ cấu đầu tư của Malaysia ở Việt Nam(tính đến 13-9-1997)
Dự án
Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài
Xí nghiệp liên doanh
Xí nghiệp hợp doanh
Trên 50 tr $
2
2
2
Từ 5-50 tr $
4
20
1
Dưới 5 tr $
8
15
1
(Nguồn :Bộ kế hoạch và Đầu tư MPI , tháng 12-1997)
Số liệu bảng trên cho thấy số dự án trên 50 tr $ còn chưa nhiều , chỉ có 6 dự án , chiếm 10% tổng số dự án đầu tư, còn lại chủ yếu là các dự án có quy mô trung bình và nhỏ , chiếm 90% số dự án.
Về hiệu quả thực hiện các dự án đầu tư của Malaysia ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy , tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng số vốn đăng ký còn ở mức khiêm tốn , chuyển giao công nghệ ở mức trung bình hoặc thấp hơn so với trình độ công nghệ của thế giới.Tuy nhiên số dự ánbị giải thể không nhiều ,đặc biệt các dự án đã mang lại những kết quả bước đầu đáng kể về tạo việc làm, doanh thu , thuế và xuất khẩu.
Bảng:Vốn thực hiện của các dự án đầu tư của Malaysia ở Việt Nam ( tính đến tháng 6-1998)
Năm
1994
1995
1996
1997
1998
Cộng
Vốn thực hiên
280765
178940
147687
237042
56364
1031932
(Nguồn :Bộ kế hoạch và Đầu tư-MPI , tháng 8-1998)
Các con số của bảng trên phản ánh khá rõ tốc độ giải ngân của các dự án đầu của Malaysia không dồng đều qua cá năm , chỉ tập trung vào thời kỳ năm 1993 đến năm 1997, trong đó đặc biệt là năm 1997.Sau đó giảm mạnh trong sáu tháng đầi năm 1998, chỉ đạt 56,364 triệu $.Sở dĩ năm1997 tỷ lệ giải ngân tăng vọt là so có sự gối đầu của nhiều dự án được cấp giấy phép tăng vọt trong năm 1996.Hơn nữa, năm 1997 mới nổ ta khủng hoảng kinh tế , tài chính Đông Nam á nên chưa ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải ngân của các dự án đầu tư.Sang năm 1998, hậu quả của cuộc khủng hoảng nặng nề ảnh hưởng đến các dự án đầu tư,vì thế nhiều dự án giảm tiến độ hoặc tạm dừng thực hiện.
Nhìn chung thì các dự án đầu tư đang hoạt động đã đem lại một số kết quả và chỉ tiêu đáng khích lệ,và hai nước cần tăng cường mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp trên cở sở bình đẳng ,tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vên lãnh thổ của nhau, để hợp tác ,phát triển cùng có lợi.
Malaysia trước thời kỳ thực hiện mở cửa kinh tế vốn là một quốc gia nông nghiệp, trình độ phát triển thấp. Nhưng nhờ có chính sách thu hút vốn đầu tư hợp lý mang tính cạnh tranh cao cho nên hơn 3 thập niên thực hiện chính sách “inh tế mở” đã biến Malaysia trở thành một trong 5 nứơc đứng đầu trong các nước đang phát triển.
Những điểm cơ bản trong chính sách đầu tư nước ngoài của Malaysia cần lưu ý:
Thủ tục và chính sách ưu đãi trong đầu tư nước ngoài của Malaysia rất rõ ràng, nhất quán và ổn định.
Khuyến khích phát triển tất cả các loại hình đầu tư, từ hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài đến hình thức liên doanh.
Chính phủ không qui định mức lương tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên để hạn chế việc thuê mướn nhân công và các nhà quản lý nước ngoài , chính phủ áp dụng thúê điều tiết thu nhập.
Chính phủ lên qui hoạch phát triển các khu công nghiệp để giúp các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn và định hướng phát triển kinh doanh lâu dài.
Chính phủ Malaysia chủ trương chỉ bán đất cho nước ngoài ở những vùng xa, vùng sâu kém phát triển hạ tầng cơ. Còn những khu trung tâm hoặc những vùng chính phủ đã đầu tư lớn và cơ sở hạ tầng cơ sở chỉ chủ trương cho thuê.
Giá thuê đất được qui định như sau;
+ Mức trung bình : 300-1.000 USD/ha/năm.
+ Mức cao nhất : 15.000 USD/ha/năm.
Giá bán đất:
+ Giá trung bình : 20-30USD/m2 .
+ Giá cao nhất : 94USD/m2 .
+ Giá thấp nhất : 1,08 USD/m2 .
Điều đáng lưu ý là giá nêu trên khi áp dụng còn được giảm một tỷ lệ nhất định trong các trường hợp đầu tư nhanh đưa vào hoạt độn, đầu tư sớm, đầu tư vào các ngành ưu tiên phát triển.
- Thời hạn cho thuê đất là 60 năm, dài nhất là 99 năm.
- Chính phủ Malaysia áp dụng những biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp :
+ Giảm thuế hoặc miễn thuế lợi tức trong 5 năm kể từ khi có lãi đỗi với các công t, xí nghiệp xuất khẩu 50% tổng giá trị sản phẩm sản xuất và trong sx sử dụng trên 50% nguyên liệu của Malaysia.
+ Cho phép tính tăng 2-4% với giá thành sản xuất, nếu doanh nghiệp sử dụng chi phí này để bảo vệ môi sinh môi trường, xử lý chất thải.
+ Trong giá thành sản phẩm: khoản mục chi phí nghiên cứu đào tạo được phép nhân hệ số 2 để khuyến khích các công ty có vốn đầu tư nước ngoài quan tâm nâng cao tay nghề, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân Malaysia.
Kinh nghiệm của Malaysia đối với Việt Nam
trong chính sách thu hút đầu tư
Trong lĩnh vực đầu tư
- Chúng ta cũng như Malaysia thực hiện CNH từ một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp là chủ yếu với năng suất thấp và bị thiên tai thường xuyên. Do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như quá trình CNH không thể nhanh được nếu như không phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ. Mặt khác, các nước TNCs có thế mạnh về vốn và công nghệ, kỹ thuật quản lý nên họ cũng thường quan tâm đến việc đầu tư trong các lĩnh vực này.
Với một nước có qui mô không lớn, đất đai canh tác hạn chế và đông dân như nước ta, thì việc đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tạo được nhiều việc làm hơn là vào ngành nông nghiệp và khai thác. Đồng thời với nó là giá trị xuất khẩu cũng lớn hơn so với đầu tư vào nông nghiệp. Qua thực tế của Malaysia và các nước ĐPT cho thấy, một dự án FDI trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ có thể tạo ra hàng ngàn công lao động và hàng trăm triệu USD một năm, trong khi đó để tạo ra được số lượng việc làm và gía trị xuất khẩu tương ứng trong lĩnh vực nông nghiệp thì phải cần đến hàng nghìn ha.
- Xét về dài hạn chúng ta không thể hấp dãn các nhà đầu tư nước ngoài nếu không biết tạo ra những lợi thế so sánh mới. Những lợi thế về lao động rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ dần bị mất đi khi có nhiều quốc gia ĐPT mở cửa thu hút FDI, trong đó nhất là Trung Quốc. Vì thế chúng ta cần tạo ra những lợi thế mới từ tiềm năng trí tuệ con người để phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học. Vì vậy vấn đề giáo dục lại càng được đặt lên cao và cần có các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực mới này cho Việt Nam.
2. Hình thức đầu tư .
Từ kinh nghiệm của Malaysia cho thấy, hiệu quả của các hình thức đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tham gia của các nhà đầu tư trong nước. Chẳng hạn, bên cạnh đóng góp tích cực cho nền kinh tế thì hình thức liên doanh lại rỏ ra kém hiệu quả so với sự mong đợi của nước tiếp nhận đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu là chính phủ các nước nhận đầu tư quá chú trọng đến mở rộng sự tham gia trực tiếp của các nhà đầu tư trong nước vào các dự án FDI mà ít chú trọng đến khả năng của họ. Trong khi đó, dn trong nước thường hạn chế về vốn góp và kiến thức kinh doanh cũng như kinh nghiệm làm ăn với nước ngoài, bởi thế họ thường bị lép vế, ít học hỏi kinh nghiệm và bị động trước những đối tác nước ngoài.
Cần mạnh dạn trong việc chuyển đổi các hình thức đầu tư. Ví dụ như liên doanh nào hoạt động thua lỗ kéo dài thì cần mạnh dạn chuyển sở hữu hoặc bán lại cho các nhà đầu tư có năng lực. Không nên lo sợ việc chuyển nhượng sở hữu sẽ làm mất quyền kiểm soát của nước chủ nhà. Bởi vì dù là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng họ vẫn phải hoạt động trong phạm vi giấy phép được cấp, họ là một pháp nhân trong nền kinh tế và chịu sự chi phối của pháp luật Việt Nam . Chính vì vậy, gần đây nhà nước Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực mà trước đây chỉ cho phép đầu tư theo lĩnh vực liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh. Một số doanh nghiệp liên doanh được chấp nhận chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thậm chí thành doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam. Nhờ đó các đối tác Việt Nam bảo toàn được vốn để đầu tư sang các dự án khác.
Một bài học khác cúng đáng học tập là cần tôn trọng thật sự việc lựa chọn các hình thức đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Tránh tình trạng về luật pháp thì cho họ tự do lựa chọn nhưng trên thực tế (phê duyệt) lại không cấp giấy phép như ý của họ đầu tư vào lĩnh vực mà các công ty nhà nước đang hưởng ưu đãi độc quyền. Sự không minh bạch này sẽ làm tăng sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư và làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên sự lựa chọn của các nhà đầu tư không phải là tuỳ tiện mà được thực hiện dựa vào danh mục ưu tiên hướng dẫn đầu tư đã công bố.
Chọn đối tác đầu tư.
Có thể nói một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Malaysia trong thu hút FDI là đã lựa chọn đúng đối tác đầu tư. Họ căn cứ vào yêu cầu thực hiện CNH để lựa chọn chứ không phải tiếp nhận đầu tư theo yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa họ cũng rất linh hoạt trong lựa chọn đối tác đầu tư để phù hợp với yêu cầu thực hiện CNH qua các giai đoạn phát triển.
Vì vậy để thực hiện mục tiêu của mình chúng ta cần phải dựa vào các đối tác lớn và có tiềm năng như Nhật, Mỹ và Châu Âu. Hướng vào các đối tác này, chúng ta không chỉ nhận đựơc nhiều vốn mà còn được nhận chuyển giao công nghệ nguồn hoặc ít nhất cũng gần nguồn. Một ưu điểm khác nữa là các nước TNCs có tính ổn định trong các chương trình đầu tư. Nghĩa là khi chẳng may khi gặp khó khăn thì họ có thể điều chỉnh chiến lược đầu tư như giảm tiến độ thực hiện dự án hay chưa triển khai dự án mới…nhưng vẫn duy trì sự có mặt của họ ở những địa bàn đã được lựa chọn.
Vấn đề đặt ra là làm sao thu hút được các nước TNCs, từ thực tế của họ chỉ ra rằng điểm mấu chốt thu hút được các nước này không phải chỉ dựa vào các lợi thế sẵn có và khuyến khích về giảm thuế. Mà còn quan trọng hơn là biết quảng cáo những cơ hội đầu tư và tạo điều kiện để các nước này thực hiện các cơ hội đầu tư đó.
4. Chính sách thu hút FDI.
* Vì bản chất của FDI là tìm kiếm lợi nhuận nên các nhà đầu tư rất quan tâm đến các chính sách khuyến khích và bảo hộ đầu tư của nước chủ nhà. Qua kinh nghiệm của Malaysia cho ta những gợi ý sau:
Không nên áp dụng chính sách khuyến khích đầu tư một cách chung chung và dàn trải mà cần phải công bố một cách cụ thể từng mức độ khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn cần phải có các khuyến khích đặc biệt về thời gian miễn giảm thuế và các hỗ trợ cần thiết.
Cần thận trọng trong áp dụng chính sách bảo hộ đầu tư. Nừu lựa chọn đúng đối tượng để bảo hộ với mức độ và thời gian thích hợp thì không những bảo vệ nền sản xuất trong nước mà còn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư. Nừu không chính sách này sẽ dẫn đến sự bế tắc trì trệ của ngành sản xuất này đồng thời dẫn đến tình trạng buôn lậu và sản xuất hàng trong nước đối với mặt hàng nay sẽ gia tăng từ phía các nhà đầu tư nước ngoài.
Kinh nghiệm của Malaysia cho thấy răng, nếu sản phẩm nào được bảo hộ càng cao thì các công ty nước ngoài càng quan tâm đến sản xuất sản phẩm đó hướng vào tiêu thụ ở thị trường nội địa. Tình trạng này dẫn đến một nghịch lý là : mục tiêu của chính sách bảo hộ là để bảo hộ thị trường trong nước nhưng thực tế lại bảo hộ cho các công ty nước ngoài thay thế hàng nhập khẩu.
5. Các biện pháp thúc đẩy thu hút FDI.
Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư một cách thường xuyên, theo định hướng vào các đối tác có tiềm năng đầu tư lớn. Các hoạt động này phải được thực hiện một cách có bài bản và thông qua một mạng lưới thống nhất do một cơ quan có thẩm quyền cấp nhà nước quản lý.
Cần đa dạng các hoạt động xúc tiến đầu tư, nhưng tránh vận động tràn lan, chồng chéo. Chúng ta không nên ngồi chờ các nhà đầu tư đến gõ cửa mà phải đi gõ cửa các nhà đầu tư. Thực hiện công tác quảng bá hình ảnh cũng như môi trường đầu tư của Việt Nam trên các phương tiện thông tin như báo, internet… hay trong các cuộc hội thảo ở nước ngoài….
Xây dựng mạng lưới đầu tư hay các văn phòng đại diện đầu tư ở nước ngoài và ngay cả trong nước là r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111914.doc