Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam- Asean giai đoạn 1986-1991

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .

I. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG HÌNH THÀNH NÊN ĐỔI MỚI TƯ DUY ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

II.CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM 1986-1991: SỰ ĐỘT PHÁ TRONG 10 NĂM GIẢI PHÓNG

1.Tình hình quốc tế và khu vực

1.1.Tình hình quốc tế

1.1.2.Tình hình khu vực

1.1.2.3. Đổi mới tư duy đối ngoại

2.Triển khai chính sách đối ngoại 1986-1991: Ngoại giao giải quyết vấn đề bức xúc của đất nước

2.1. Giải quyết vấn đề Campuchia và khai thông quan hệ các nước asean:

2.2. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc: .

2.3. Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ: Vấn đề được cần được giải quyết

2.4. Quan hệ với Nga và các nước Đông Âu: Mối quan hệ truyền thống .

2.5. Hợp tác với các tổ chức đa phương .

III. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam- Asean giai đoạn 1986-1991, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống thế giới. Với những thành tựu to lớn về mọi mặt, hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày nay đã có một sức mạnh tổng hợp hơn hẳn lực lượng của chủ nghĩa đế quốc. Cuộc sống chứng tỏ rằng hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ngày càng phát huy tác động là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Đó là thành trì kiên cố của cách mạng vô sản thế giới, là chỗ dựa vững chắc của phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân các nước. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển với quy mô rộng lớn và tính tổ chức cao, làm nổi bật năng lực cách mạng vô cùng to lớn của giai cấp công nhân đang cùng với lực lượng dân chủ khác giáng những đòn tiến mạnh liệt vào chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước. Nhất định giai cấp công nhân sẽ đánh bại mọi thế lực phản động và sớm muộn sẽ vĩnh viễn loại trừ chủ nghĩa tư bản ra khỏi đời sống xã hội.”(1) Trích văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 4- Văn kiện Đảng toàn tập –tập 37. Từ đó tại Đại hội Đảng lần IV Việt Nam đã hình thành nên chính sách đối ngoại Ra sức tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác giữa nước ta với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa anh em, làm hết sức mình để góp phần cùng các nước xã hội chủ nghĩa anh em và phong trào cộng sản quốc tế khôi phục và củng cố đoàn kết, tăng cường ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lenin ngày càng thắng lợi rực rỡ. Ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia. Hoàn toàn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân các nước Đông Nam Châu Á vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình, và trung lập thực sự, không có căn cứ quân sự và quân đội của đế quốc trên đất nước mình; sẵn sàng thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực này trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại trong hòa bình. Hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Châu Á, Châu Phi, Mỹ Latinh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vì độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ xã hội. Hoàn toàn ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của giai cấp công nhân và nhân dân lao động của các nước tư bản chủ nghĩa đang xây dựng mặt trận thống nhất rộng rãi, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bộn tư bản lũng đoạn trong nước và ngoài nước, dành quyền dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội, bảo vệ độc lập dân tộc dân chủ và bảo vệ hòa bình thế giới, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn cho chủ nghĩa xã hội. Thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa nước ta với tất cả các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi. Kiên quyết cùng các nước anh em và nhân dân tiến bộ trên thế giới tiếp tục chung sức đấu tranh chống chính sách xâm lược và gây chiến của bọn đế quốc đứng đầ là đế quốc Mỹ, góp phần tích cực vào sự nghiệp gìn giữ và củng cố hòa bình trên thế giới.Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta không ngừng giáo dục đảng viên và nhân dân ta thấm nhuần những tình cảm cách mạng trong sáng của Hồ Chủ tịch, tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, chống mọi khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa và mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc tư sản và tiểu tư sản, giữ vững độc lập, tự chủ, ra sức làm tròn nhiệm vụ đối với dân tộc và làm tốt nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân các nước. (Trích văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 4 – Văn kiện Đảng toàn tập – tập 37) Nhìn vào nhận định tình hình, và đường lối đối ngoại trong sách lược của Đảng chúng ta thấy nó vẫn nặng nề tính ý thức hệ. Trong các văn bản này chí có các nước XHCN anh em, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào công nhân mà không hề đề cập đến những quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á, các quốc gia TBCN đã từng ủng hộ nhân dân Việt Nam trong công cuộc giải phóng dân tộc. Thực tế đối ngoại, chúng ta cũng đã có những hoạt động để từng bước đẩy lùi khó khăn đối với một đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh như tuyên bố bốn điểm với ASEAN, các chuyến thăm của người đứng đầu chính phủ tới Pháp, Phần Lan, thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản…Trong vấn đề quan hệ với Hoa Kỳ, chúng ta vẫn xem họ là kẻ thù nguy hiểm, nhưng vẫn cử các đoàn đàm phán song phương với họ. Tuy nhiên, việc chúng ta quá cứng nhắc trong việc kiên quyết thực hiện điều 21 của Hiệp định Paris đã làm cho Hoa kỳ không hài lòng, từ đó làm cho mối quan hệ này đi vào thế bế tắt. Cho đến cuối năm 1978 đầu năm 1979, khi chúng ta dính líu vào hai cuộc chiến biên giới cho dù là khách quan và việc chính thức đưa quân tình nguyện vào campuchia đã đẩy Việt Nam vào một thái cực khác. Có thể nói vấn đề Campuchia là một lực cản trong suốt quá trình đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1979-1985. tình hình Đông Nam Á trước đây hòa dịu thì giai đoạn này chuyển sang giai đoạn đối đầu của hai khối Đông Dương-TBCN. Trung Quốc cũng lợi dụng tình hình Campuchia để làm con bài mặc cả với Liên Xô và Mỹ. Trong thời kỳ này, chúng ta vẫn tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước XHCN anh em và khẳng đinh sự thất bại của chủ nghĩa đế quốc. Đặc biệt trong thời kì này sự đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng căng thẳng sau tuyên bố của Đặng Tiểu Bình là “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam một bài học.” Khi đó tại văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản việt Nam lần thứ V vẫn xác định đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Quan hệ Việt Nam- Lào- Campuchia là quy luật phát triển của cách mạng ba nước, là điều có ý nghĩa sống còn với vận mệnh của ba dân tộc. Đặc biệt tại Đại Hội Đảng lần thứ V trong lời nói đầu của hiến pháp 1980 chúng ta còn đưa Trung Quốc là một thế lực bành trướng. Nhìn lại văn kiện trên, chúng ta thực sự đặt Trung Quốc ra khỏi quỹ đạo ngoại giao của Việt Nam. Vì thế, việc Trung Quốc xem chúng ta là kẻ thù và và có những hành động để bao vây chúng ta là điều đương nhiện. Bên cạnh Trung Quốc, Hoa kỳ và đồng minh của họ cũng ra sức bao vây cấm vận Việt Nam. Ở Đông Nam Á, thật sự chúng ta không còn được tôn trọng như thời gian sau ngày thống nhất đất nước. Như vậy từ giai đoạn 1975-1985 thì chúng ta không có bước tiến mới trên mặt trận đối ngoại nếu không muốn nói là thụt lùi. Cựu đại sứ Việt Nam tại Indonesia Ông Trình Xuân Lãng đã nhận xét: “Đại thắng mùa xuân 1975 chấm đứt chiến tranh, đem lại hòa bình độc lập hoàn toàn và thống nhất toàn vẹn cho nhân dân ta. Nó đem lại những thay đổi căn bản trong tình hình Đông Nam Á. Và lợi ích của các nước trong khu vực và của nhiều nước có liên quan cũng thay đổi. Nguyện vọng chung của các nước trong khu vực là muốn hòa bình, ổn định để phát triển. Các nước ASEAN trước đây đã dính líu vào các cuộc chiến tranh của Mỹ nên sau khi ta chiến thắng rất muốn có quan hệ tốt với ta; họ sợ bị ta trừng phạt và trả thù. Đến năm 1977, Jimmy Carter lên làm tổng thống đã có ý muốn mở rộng quan hệ với ta. Vì khi đó tuy vẫn coi Đông Nam Á là khu vực ưu tiên hàng đầu trong chiến lược của họ, nhưng sau khi thất bại Mỹ đã rút hết quân sự khỏi lục địa và vẫn phải đối phó với ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc ở vùng này. Vì vậy họ giảm rất nhiều quan tâm đối với khu vực. Mối quan tâm chính của họ là làm sao giữ không để một nước nào trong khu vực, nhất là Thái Lan rơi vào quỹ đạo của chủ nghĩa cộng sản. Mặt khác cả nước Mỹ đang bị chìm đắm trong “ hội chứng Việt Nam” và rất sợ lại dính líu vào một Việt Nam thứ hai. Rất tiếc trong một thời gian dài ta đã không nhìn thấy những chuyển biến đó. Trước hết và điều quan trọng nhất ta đã chậm nhìn thấy ý đồ tập hợp lực lượng mời chống ta để kịp thời có chính sách và chiến lược thỏa đáng. Mặt khác, cho đến nhiều năm sau chiến tranh ta vẫn nhìn tình hình khu vực theo cách nhìn cũ. Đó là, ta vẫn coi Mỹ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm đang lăm le thi hành kế hoạch hậu chiến chống ta và không quan tâm đến việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ. bên cạnh đó, đối với các nước ASEAN ta vẫn cho đó là khối SEATO trá hình, các nước ASEAN là tay sai của Mỹ bảo vệ lợi ích của Mỹ, nên mặc dù đã dưa ra chính sách bốn điểm và đã bình thường hóa với họ ta vẫn dè dặt trong quan hệ với họ. Do đó khi ta kí hiệp ước Hữu nghị và hợp tác với Liên Xô và sau đó đưa quân vào Campuchia lật đổ chế độ Polpot họ đã chuyển sang đối đầu quyết liệt với ta về chính trị và ngoại giao. Tôi nghĩ, nếu hồi đó ta có cái nhìn tỉnh táo hơn đối với tình hình thế giới và khu vực, thấy rõ và cân bằng hơn hai nhiệm vụ chiến lược của ta sau chiến tranh là xây dựng bảo vệ đất nước, có lẽ ta đã có một chính sách đối ngoại thức thời hơn,tạo mên một sự cân bằng lực lượng mới trong khu vực có lợi cho ta, ngăn ngừa những mưu đồ xấu, tránh được những khó khăn không đáng có trong hơn mười năm qua và có điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện hai nhiệm vực chiến lược nói trên.” Trong thời gian này xét trên bình diện chính sách đối ngoại, chúng ta hoàn toàn không đạt được ba mục tiêu: An ninh, Phát triển và Ảnh hưởng. Về An ninh, chúng ta bị dính líu vào hai cuộc chiến tranh biên giới. Về Ảnh hưởng, Việt Nam từ một nước chiến thắng đế quốc trở thành một mối nghi ngại vì sự hiếu chiến. Việc chúng ta đưa quân vào Campuchia đã khiến cho các nước Đông Nam Á xem chúng ta như là một mối đe dọa an ninh của họ. Về Vấn đề phát triển, hầu như chúng ta không đạt được gì. Nền kinh tế tập trung quan lieu bao cấp. Kinh tế chủ yếu được viện trợ từ các nước XHCN anh em trong khối SEV. Là một nước nông nghiệp nhưng chúng ta phải nhập lương thực. Và nạn đói đã bắt đầu xảy ra. Đối với tình hình thế giới hệ thống XHCN đang gặp phải khủng hoảng. Chương trình cải tổ của Liên Xô và tổng thống Gorbachev đã cắt giảm viện trợ cho các nước XHCN đã làm cho tình hình kinh tế càng khó khăn. Trong khi đó, tình hình đối đầu hai cực Xô-Mỹ đã giảm dần. Đứng trước những thử thách khắc nghiệt của thời kì này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đưa ra chính sách hợp lý để đưa đất nước thoát ra những khó khăn trong đối nội cũng như đối ngoại. Từng bước giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng bị cô lập, và nhất là giải pháp cho vấn đề Campuchia đã khẳng định một vị trí mới cho một đất nước Việt Nam XHCN. II. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM 1986-1991 Đường lối đổi mới của Việt Nam được hoạch định từ giữa năm 1986 thông qua nghị quyết 32 Bộ chính trị khóa V. Tình hình quốc tế và khu vực. Tình hình quốc tế. Cuộc đấu tranh trên thế giới trong 40 năm qua đã có những biến đổi sâu sắc trong quá trình phát triển của loài người từ CNTB lên CNXH.  …Bộ Chính trị nhận định: “Từ giữa những năm 1970 nhất là những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến rất quan trọng, đặt ra nhiều vấn đề mới cho tất cả các nước.” Cụ thể là: “Sau thất bại của Mỹ ở Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế thế giới ngày càng quốc tế hoá, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô đã tới đỉnh cao, sự thức tỉnh của các dân tộc và của cả loài người đấu tranh cho hoà bình, độc lập và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Khả năng đẩy lùi nguy cơ chiến tranh thế giới không ngừng tăng lên, các thế lực đế quốc và phản động dùng chiến tranh cục bộ chống các dân tộc, nhưng cuộc đầu tranh của các dân tộc vì độc lập, tự do vẫn không ngừng phát triển. Các mạng khoa học kỹ thuật và bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất thế giời đã đặt ra cho các nước thuộc cả hai hệ thống nhiều vấn đề cấp bách phải giải quyết. Các nước lớn, kể cả những nước có tiềm lực mạnh, buộc phải giảm chạy đua vũ trang hạt nhân và chi phí quốc phòng, giảm cam kết về quân sự ở bên ngoài và dàn xếp với nhau về các vấn đề khu vực để tập trung và cũng cố bên trong, chạy đau ráo riết về kinh tế và khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra một nền kinh tế phát triển cao vào cuối thế kỹ này. Xu thế đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau ngày càng phát triển. Biện pháp và hình thức đấu tranh có thể đa dạng, nhưng vẫn chung một tính chất phức tạp và quyết liệt của cuộc đấu tranh giai cấp trên thế giới.” Cách mạng khoa học – kỹ thuật làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, buộc các nước phải đề ra chiến lược phát triển cho phù hợp, các nước lớn phải điều chỉnh chính sách: giảm chạy đua vũ trang, giảm chi phí quân sự quốc phòng, giảm cam kết quân sự ở bên ngoài, dàn xếp vấn đề khu vực và đẩy mạnh cải thiện quan hệ với nhau tập trung củng cố nội bộ, phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia. Điều đó làm tăng xu thế đối thoại và hòa dịu. Tình hình khu vực Tình hình Châu Á- Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng cũng có nhiều chuyển động. Châu Á- Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động và đang tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kong, Singapo, Thái Lan, Malaysia. Đông Nam Á vẫn thu hút được sự chú ý của các nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên Xô, Nhật và các nước Tây Âu. Tình hình khu vực này cũng từng bước chuyển động theo hướng giảm đối đầu, đi vào đối thoại giải quyết vấn đề Campuchia, từ đó xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác để cùng phát triển. Đổi mới tư duy đối ngoại Từ chỗ đánh giá những diễn biến mới trên thế giới và khu vực, Bộ Chính trị kết luận là chúng ta có cơ hội lớn để giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế và chỉ ra rằng. “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế. Đó là nhân tố quyết định củng cố và giữa an ninh và độc lập. Chúng ta phải có một chiến lược toàn diện và quiets tâm thực hiện bằng được mục tiêu đó.” Bộ chính trị cho rằng . “Cần có quan điểm mới về an ninh và phát triển trong thời đại ngày nay để khẳng định mạnh mẽ phương hướng ưu tiên tập trung cho cho sự nghiệp giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế…..với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mởi rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ càng có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công CNXH hơn.” Tháng 7 năm 1986, Bộ Chính trị khóa V của Đảng đã đưa ra nghị quyết 32 điều chỉnh bước đầu chính sách đối ngoại của Việt Nam. Nghị quyết nhấn mạnh cần chủ động chuyển sang thời kỳ cùng tồn tại hòa bình, góp phần xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc. Tại văn kiện Đại hội đại biểu Đảng lần thứ VI- 1986 đã nêu: “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, vì sự nghiệp dân tộc và nghĩa vụ quốc tế. Đấu tranh giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần gìn giữ hoà bình ở Đông Nam á, ở châu á - Thái Bình Dương và trên thế giới, chống chính sách của các giới đế quốc chạy đua vũ trang và gây nguy cơ chiến tranh hạt nhân, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển và củng cố quan hệ đặc biệt giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia; đoàn kết và tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước, hợp tác toàn diện, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta; phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác; góp phần tăng cường sức mạnh và phát huy ảnh hưởng của cộng đồng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường đoàn kết của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản; củng cố sự hợp tác giữa các đảng anh em trong cuộc đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế. Ủng hộ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng và độc lập dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Trên tinh thần bình đẳng, bảo đảm độc lập, chủ quyền và tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng đàm phán để giải quyết những vấn đề thuộc quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, bình thường hoá quan hệ và khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới.” Trong nghị quyết của đại hội VI vẫn còn mang nặng tính giai cấp và ý thức hệ khi vẫn đề cao việc quan hệ với các nước XHCN. Tuy nhiên chúng ta đã thấy được mặt tích cực trong nghị quyết là đã đề cập đến hai vấn đề đã khiến chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong đường lối đối ngoại đó là vấn đề Đông Nam Á (Campuchia)và quan hệ với Trung Quốc. Giai đoạn khó khăn nhất của CNXH  là từ những năm 1988 – 1989, khi các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô bước vào thời kỳ khủng hoảng và dẫn đến việc mất quyền lãnh đạo. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất nhanh nhạy trước tình hình mới, và có những biến chuyển để Việt Nam tránh khỏi một sự “hụt hẫng” trong đường lối đối ngoại, và cũng giúp nước ta thoát khỏi vết xe đổ của những nước XHCN. Nghị quyết 13 Bộ chính trị khoá VI đã xác định rõ ràng ngoại giao phải ưu tiên giữ vững hoà bình để phát triển kinh tế. Nghị quyết này cũng nhấn mạnh đến tư duy “Thêm bạn bớt thù” trong chính sách đối ngoại. Như vậy nghị quyết 13 về đối ngoại của Bộ Chính trị là một cuộc đổi mới mạnh mẽ tư duy trong việc đề ra mục tiêu và chuyển hướng toàn bộ chiến lược đối ngoại của ta. Bộ Chính trị cho rằng việc đổi mới này là “Sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lenin và kết hợp chủ nghĩa quốc tế chân chính với chủ nghĩa yêu nước trong sáng trong tình hình mới.”(2) .Nguyễn Vũ Tùng, chính sách đối ngoại Việt Nam, tập 2, 1975- 2006, Học Viện Quan Hệ Quốc Tế , trang 51 Bên cạnh đó nghị quyết 13 khóa VI đã cho thấy Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn về tư duy đối ngoại so với 10 năm trước. Từ chỗ chỉ quan hệ với các nước XHCN, xem Liên Xô là hòn đá tảng trong quan hệ đối ngoại, vấn đề Đông Nam Á, thì nay chúng ta có những mở rộng các đối tác trong quan hệ đối ngoại và đặc biệt là việc giải quyết vấn đề Campuchia bằng chính trị đã đưa Việt Nam tiến lên một bước dài. Và Đại hội VII cũng khẳng đề ra những nghiệm vụ đối ngoại phải thực hiện, với phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tác cả các nước trên thế giới”: “Nhiệm vụ đối ngoại bao trùm trong thời gian tới là giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc. Triển khai chính sách đối ngoại 1986-1991: Ngoại giao giải quyết vấn đề bức xúc của đất nước: 2.1. Giải quyết vấn đề Campuchia và khai thông quan hệ với các nước ASEAN: Sau khi Việt Nam hoàn toàn giải phóng với chính sách bốn điểm của Đảng và nhà nước ta hoàn toàn có thể hòa nhập với các nước ASEAN khác ngoài Campuchia và Lào. Nhưng việc đưa quân vào Campuchia làm nhiệm vụ quốc tế đã ảnh hưởng đến hai mối quan hệ đó. Không chỉ các nước ASEAN mà những đối tác như Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng lấy cớ này để đóng băng và cô lập Việt Nam. Để thoát khỏi tình cảnh này đòi hỏi cấp bách là giải quyết vấn đề Capuchia. Nghị quyết Đại hội VI nêu rõ: “chính phủ chúng ta chủ trương tiếp tục rút quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia, đồng thời sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên đi tới giải pháp chính trị đúng đắn về Campuchia.” Chúng ta đòi hỏi một giải pháp chính trị “đúng đắn” chứ không chịu rút lui một cách vô điều kiện. điều này khẳng định bản lĩnh Việt Nam với vấn đề này. Ngay từ tháng 7/1982 đến ngày 26/09/1989 ta đã hoàn toàn rút quân tình nguyện của mình khỏi Campuchia trước thời hạn 1990. Điều này chứng tỏ chúng ta đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong công tác đối ngoại với các đối tác kẻ thù không còn cớ để chống phá chúng ta. Đồng thời sự kiện này cũng tạo điều kiện cho việc giải quyết vấn đề Campuchia. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia lần thứ 12 họp ngày 24/01/1986 nêu rõ 2 mặt của vấn đề Capuchia: Nội bộ: là phải do các bên Campuchia giải quyết, không có sự can thiệp ở bên ngoài và Cộng hòa Nhân dân Campuchia đối lập để bàn vấn đề hòa hợp dân tộc trên cơ sở loại trừ polpot, tổng tuyển cử và hoan nghênh mọi cố gắng nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các bên Campuchia. Quốc tế: thỏa thuận về việc rút quân tình nguyện Việt Nam đi đôi với việc chấm dứt cung cấp viện trợ, vũ khí cho sử dụng lãnh thổ Thái Lan, chấm dứt sự can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia, tiến tới hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á. Đến ngày 23/10/1991 một hiệp ước toàn diện về vấn đề Campuchia được ký tại Paris. Như vậy chúng ta đã giải quyết vấn đề Campuchia một cách toàn diện làm cơ sở để bình thường hóa quan hệ với các nước ASEAN. Ngày 29/071987, ngoại trưởng Indonesia tại thành phố Hồ Chí Minh khai thông quan hệ song phương, mở đường cho xu thế đối thoại, hợp tác giải quyết vấn đề campuchia và xây dựng khu vực hòa bình, ổn định và phát triển. Tháng 1/1989, Tổng bí thư Đảng Công sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh tuyên bố Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẵn sang phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN và các nước khác trong khu vực. Đến tháng 2/1989, Việt Nam tuyên bố sẵn sàng tham gia Hiệp ước hợp tác và thân thiện Bali. Việc giải quyết vấn đề Campuchia, và tan băng trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã dần khẳng định vị trí của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Lúc này ở Đông Nam Á không còn sự đối đầu giữa  các nước XHCN và các nước TBCN mà nó là một khối thống nhất, mở sự gia nhập tổ chức ASEAN của các thành viên mới. Mở ra một kỷ nguyên phát triển đường cho cho toàn khối ASEAN sau này. 2.2 Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc Chính sách đối ngoại của Việt Nam sau ngày giải phóng chỉ nhắm đến các nước XHCN là chính, trong đó Liên Xô là “hòn đá tảng”. Điều này thật sự gây phật lòng Trung Quốc. Kể từ khi Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia thì mối quan hệ giữa ta và Trung Quốc thật sự đóng băng, giữa hai nước luôn có những đụng độ trên cả mặt trân quân sự và chính trị. Trung Quốc luôn dùng vấn đề Campuchia làm còn ác chủ bài trong việc mặc cả quyền lợi của mình với Mỹ và Liên Xô, gây sự chia rẽ trong toàn khối ASEAN. Vì thế, việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc luôn là một yêu cầu đặt ra cho Việt Nam . Khi chúng ta chủ động giải quyết vấn đề Campuchia một cách toàn diện làm cho Trung Quốc không còn cơ sở chống Việt Nam tái hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Trong Đại hội Đảng lần thứ VI, chúng ta đã chính thức tuyên bố “Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.” Việt Nam cũng chính thức bỏ đoạn chống Trung Quốc trong lời nói đầu trong Hiến pháp, đề nghị hai bên chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống nhau và từng bước cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. Trong hai ngày 3 và 4/09/1990, lãnh đạo cấp cao hai nước Việt – Trung đã có cuộc gặp không chính thức tại Thành Đô trao đổi các vấn đề hai bên cùng quan tâm như vấn đề Capuchia, bình thường hóa quan hệ hai nước. Trên thực tế thì cuộc gặp này đã bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước. Từ ngày 1 đến ngày 4/12/1991, lãnh đạo cao cấp Đảng và Nhà nước Việt Nam, Tổng bí thư Đỗ Mười, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thăm và hội đàm với lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc là Tổng bí thư Giang Trạch Dân, thủ tướng Lý Bằng. Hai bên đã ra thông cáo chung và ký một số Hiệp ước. Kể từ đây, quan hệ giữa hai nước đã chính thức bình thường hóa. 2.3 Quan hệ với Hoa Kỳ: Một vấn đề cần được giải quyết Lại một lần nữa vấn đề Campuchia luôn là rào cản trong việc cải thiện quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ. Lo ngại khả năng Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng đối với ASEAN và khu vực, Hoa kỳ chuyển từ chính sách mập mờ trong việc giải quyết vấn đề Campuchia, ủng hộ lập trường của ASEAN, và đặt điều kiện tiên quyết cho bình thường hoá quan hệ với Việt Nam sang chủ động đóng vai trò tích cực trong thường trực Hội Đồng Bảo an LHQ trong việc tìm giải pháp cho vấn đề Campuchia, cải thiện quan hệ với Việt Nam nhằp ép Việt Nam giải quyết vấn đề Campuchia. Văn kiện Đại hội VI đã tuyên bố: “Chính phủ ta tiếp tục bàn bạc với Mỹ (Hoa Kỳ) giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hoà bình và ổn định ở Đong Nam Á.” Nghị quyết 13 Bộ Chính trị khoá VI tiếp tục khẳng định “Cần có chính sách toàn diện với Mỹ nhằm tranh thủ dư luận và nhân dân Mỹ và thế giới tạo thuận lợi cho chiến lược của ta tập trung vào việc giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế.” Để giải quyết những hậu quả của chiến tranh, chúng ta đã đẩy mạnh các chương trình nhân đạo như MIA. Ngày 9/04/1991, Hoa kỳ đã đưa ra “bản lộ trình” gang việc bình thường hóa quan hệ hai nước với việc Việt Nam giải quyết vấn đề Campuchia và vấn đề POW/MIA. Như vậy chúng ta đã có những bước tiến đáng kể trong quan hệ Hoa Kỳ kể từ sau chiến tranh Việt Nam kết thúc. 2.4 Quan hệ Liên Xô- Đông Âu: Mối quan hệ đồng minh truyền thống Kể từ khi sau khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất, quan hệ giữa Việt Nam và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChính sách đối ngoại việt nam- asean giai đoạn 1986-1991.doc
Tài liệu liên quan