Tiểu luận Chính sách hội nhập quốc tế trong mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, ý nghĩa và định hướng vận dụng cho Việt Nam

MỞ ĐẦU .2

PHẦN NỘI DUNG 3

I. MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC 3

1. Lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc 3

2. Quá trình hình thành quan điểm lý luận về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc 3

3. Đặc trưng cơ bản của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc 4

4. Nguồn gốc lý luận của thể chế kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc 4

5. Điểm khác biệt của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc 4

6. Đặc trưng cơ bản của thể chế KTTT XHCN đặc sắc Trung Quốc 4

7. Nền tảng của thể chế KTTT XHCN Trung Quốc 5

8. Ưu thế của thể chế KTTT XHCN đặc sắc Trung Quốc 5

II. CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRUNG QUỐC 6

1. Từ tăng trưởng nhanh sang phát triển với chất lượng cao 6

2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới là: 7

3. Một số kết quả đạt được 10

4. Đánh giá chính sách hội nhập quốc tế của mô hình KTTT XHCN đặc sắc Trung Quốc thời đại mới 13

5. Những vấn đề còn tồn tại và đang đặt ra 15

III. Ý NGHĨA VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG CHO VIỆT NAM 17

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

 

docx20 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chính sách hội nhập quốc tế trong mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, ý nghĩa và định hướng vận dụng cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RƯỜNG ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC 1. Lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc Tại Đại hội XIV (năm 1992), Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức đưa vấn đề xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vào văn kiện đại hội với 6 đặc trưng cơ bản. Đến Đại hội XIX (năm 2017), Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra quan điểm về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới. Về mặt lý luận, thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (KTTTXHCN) ở Trung Quốc là sản phẩm của sự kết hợp giữa lý luận của chủ nghĩa Mác với thực tiễn lịch sử phát triển đất nước Trung Quốc, là quá trình kế thừa tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận về chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện” của Giang Trạch Dân, quan điểm phát triển khoa học của Hồ Cẩm Đào đến lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới của Tập Cận Bình. 2. Quá trình hình thành quan điểm lý luận về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc Quá trình hình thành quan điểm lý luận về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc gắn với ba giai đoạn quan trọng của công cuộc cải cách kinh tế: (i) Giai đoạn 1978 - 1984: Giai đoạn khởi đầu của nhận thức về cải cách thể chế kinh tế, đó là từ kinh tế kế hoạch đơn thuần sang kinh tế kế hoạch là chủ yếu, điều tiết thị trường là bổ sung, hay còn gọi là “kinh tế hàng hóa có kế hoạch”; (ii) Giai đoạn 1984 - 1989: Giai đoạn chuyển sang nhận thức về “kết hợp kinh tế kế hoạch với điều tiết thị trường”; (iii) Giai đoạn 1989 - 1992: Giai đoạn xác lập nhận thức về “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. 3. Đặc trưng cơ bản của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc Sự kết hợp giữa chế độ XHCN với phát triển kinh tế thị trường, chế độ công hữu giữ vị trí chủ thể. Điểm khác biệt và cũng là điểm ưu việt của thể chế KTTTXHCN so với thể chế kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa đó là ở chỗ nó quan tâm và bảo đảm đồng thời hiệu quả kinh tế và sự công bằng xã hội. 4. Nguồn gốc lý luận của thể chế kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc Là kết quả của sự tham khảo, vận dụng hài hòa, sáng tạo những học thuyết, quan điểm lý luận của kinh tế học phương Tây và chủ nghĩa Mác vào thực tiễn lịch sử phát triển đất nước Trung Quốc; là một bộ phận cấu thành quan trọng hàng đầu trong hệ thống lý luận về CNXH đặc sắc Trung Quốc. Nội dung quan trọng nhất trong lý luận của Trung Quốc về thể chế KTTTXHCN nằm ở quan điểm xác lập vai trò của Nhà nước là “hỗ trợ và hợp tác”. 5. Điểm khác biệt của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc Không giống thể chế và chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa tại các nước Âu - Mỹ, hay tiền tư bản chủ nghĩa tại một số nước khu vực châu Phi và Trung Đông, cũng không giống với thể chế kinh tế kế hoạch và chế độ kinh tế XHCN truyền thống hiện còn tồn tại ở Cu Ba, Triều Tiên,... thể chế KTTTXHCN đặc sắc Trung Quốc thể hiện ở chỗ Nhà nước đóng vai trò “hỗ trợ và hợp tác”, hay nói cách khác là thực hiện kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước. 6. Đặc trưng cơ bản của thể chế KTTT XHCN đặc sắc Trung Quốc Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIV (năm 1992) xác định thể chế KTTTXHCN tại Trung Quốc có 6 đặc trưng cơ bản sau: (i) Thể chế kinh tế thị trường được hình thành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và trong điều kiện chính trị của chính quyền dân chủ nhân dân; (ii) Kinh tế thị trường hoạt động trong sự kết hợp với chế độ kinh tế cơ bản, mà công hữu là chủ thể, kết hợp với các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; (iii) Kinh tế thị trường thực hiện nguyên tắc cùng giàu có; (iv) Xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại, hệ thống thị trường có cạnh tranh trong trật tự; (v) Thiết lập hệ thống điều hành vĩ mô, trong đó điều hành gián tiếp là chính; (vi) Xây dựng chế độ phân phối và chế độ bảo đảm xã hội thích ứng với thể chế thị trường. 7. Nền tảng của thể chế KTTT XHCN Trung Quốc Hội nghị Trung ương 3 Khóa XVIII thông qua “Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề quan trọng đi sâu cải cách toàn diện” đã chỉ ra: Chế độ kinh tế cơ bản với chế độ công hữu là chủ thể, các chế độ sở hữu khác cùng phát triển là trụ cột quan trọng của chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. 8. Ưu thế của thể chế KTTT XHCN đặc sắc Trung Quốc Đặc trưng cơ bản của thể chế KTTT XHCN đặc sắc Trung Quốc là “sự kết hợp hữu cơ giữa kinh tế thị trường với chế độ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Đặc trưng này mang lại ba ưu thế so với các thể chế kinh tế thị trường khác: Một là, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đảng cầm quyền duy nhất tại Trung Quốc, từ đó phát huy tối đa ưu thế ổn định về mặt chính trị, thống nhất về các chủ trương chính sách cải cách phát triển kinh tế có liên quan; Hai là, chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo phát huy tối đa tính ưu việt của chế độ XHCN so với chế độ tư bản; Ba là, thực hiện và phát triển kinh tế thị trường, bảo đảm phát huy tối đa tính ưu việt của nền kinh tế thị trường. Hay nói cách khác, xây dựng và phát triển nền KTTT XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là đặc trưng cơ bản nhất của CNXH đặc sắc Trung Quốc. II. CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRUNG QUỐC Tư duy kinh tế Tập Cận Bình thể hiện ở những chủ trương, luận thuyết về chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tìm kiếm động lực mới cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Trung Quốc, trong đó tuyến chính là cải cách cơ cấu trọng cung, hóa giải các rủi ro thách thức, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc thế giới. Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung  Quốc (tháng 10/2017) đã xác lập Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới với mục tiêu đến năm 2035 cơ bản hoàn thành hiện đại hóa, trở thành cường quốc hiện đại hóa vào giữa thế kỷ XXI. Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới được đưa vào Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc, trở thành tư tưởng chỉ đạo đối với sự nghiệp cải cách, mở cửa, xây dựng hiện đại hóa ở Trung Quốc. Để hoàn thành mục tiêu trên, Trung Quốc phải hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại, chuyển đổi thành công phương thức tăng trưởng và phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu. Tiếp đó, Hội nghị Công tác kinh tế trung ương Trung Quốc tháng 12/2017 đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới”. Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế tập trung vào chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển. Nội hàm cơ bản của tư tưởng kinh tế tập trung theo hướng chuyển đổi phương thức tăng trưởng, động lực phát triển và tái cơ cấu nền kinh tế theo phương châm “sáng tạo, hài hòa, màu xanh, mở cửa, cùng hưởng”, trong đó tuyến chính là “cải cách trọng cung” 1. Từ tăng trưởng nhanh sang phát triển với chất lượng cao Kinh tế Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII (năm 2012), đặc biệt là từ sau Đại hội XIX (năm 2017) đến nay có nhiều thay đổi. Trong nước, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, hàng hóa sản xuất vượt quá nhu cầu, khủng hoảng tài chính luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Trên cục diện quốc tế, kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy, các cuộc chiến tranh thương mại và vấn đề an ninh phi truyền thống bùng phát. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc xác định nước này đã bước vào thời đại mới, đó là thời đại tăng trưởng kinh tế có sự thay đổi từ tăng trưởng nhanh sang phát triển với chất lượng cao, mâu thuẫn xã hội được xác định là mâu thuẫn giữa nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp không ngừng tăng lên với sự phát triển thiếu cân bằng và đầy đủ. Trước bối cảnh mới đó, để thực hiện thành công giai đoạn quyết định thắng lợi “Giấc mộng Trung Hoa”, Tập Cận Bình đã nêu ra một loạt những quan điểm mới, đánh giá mới, phân tích mới về phát triển kinh tế, hình thành tư tưởng kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới. Đồng thời, đây cũng là sự sáng tạo mới trên cơ sở tổng kết thực tiễn cải cách mở cửa và xây dựng KTTT XHCN của Trung Quốc, là những thành quả mới của việc “Trung Quốc hóa” chủ nghĩa Mác. 2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới là: Hội nghị công tác kinh tế Trung ương Trung Quốc diễn ra vào tháng 12/2017 đã nêu chủ trương thể hiện rõ hơn tư tưởng kinh tế qua 7 nội dung được gọi là “7 kiên trì”: - Thứ nhất, kiên trì tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với công tác kinh tế, đảm bảo nền kinh tế Trung Quốc phát triển theo đúng hướng; - Thứ hai, kiên trì tư tưởng phát triển lấy nhân dân làm trung tâm, quán triệt thúc đẩy bố cục tổng thể “5 trong 1” và bố cục chiến lược “4 toàn diện”; - Thứ ba, kiên trì thích ứng, nắm chắc và dẫn dắt trạng thái mới trong phát triển kinh tế, dựa trên đại cục, nắm vững quy luật; - Thứ tư, kiên trì thúc đẩy thị trường phát huy vai trò mang tính quyết định trong phân phối các nguồn lực, phát huy tốt hơn nữa vai trò của chính phủ, kiên quyết loại bỏ những trở ngại về cơ chế, thể chế đối với phát triển kinh tế; - Thứ năm, kiên trì thích ứng với sự thay đổi của những mâu thuẫn chủ yếu trong phát triển kinh tế của Trung Quốc, hoàn thiện điều tiết vĩ mô, tùy cơ ứng biến, đưa ra biện pháp thích hợp, lấy cải cách cơ cấu nguồn cung làm tuyến chính trong công tác kinh tế; - Thứ sáu, kiên trì chiến lược mới về phát triển kinh tế, nhằm thẳng vào những vấn đề cụ thể, tạo ra ảnh hưởng to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc; - Thứ bảy, kiên trì sách lược và phương pháp công tác đúng đắn, đạt được tiến triển trong khi vẫn giữ vững sự ổn định, duy trì trọng tâm chiến lược, kiên trì tư duy giới hạn đỏ, tiến bước một cách vững chắc. Tư tưởng kinh tế gắn với việc xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa được Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu, gồm 6 nhiệm vụ lớn: - Đi sâu cải cách kết cấu trọng cung; - Đẩy nhanh xây dựng nhà nước kiểu sáng tạo; - Thực thi chiến lược chấn hưng nông thôn; - Thực thi chiến lược phát triển hài hòa khu vực; - Đẩy nhanh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN; - Thúc đẩy cục diện mới mở cửa toàn diện. - Hệ thống kinh tế hiện đại hóa là cốt lõi cho sự thành bại của kinh tế Trung Quốc trong mục tiêu cường quốc. Tư tưởng kinh tế của ông Tập Cận Bình được Hội nghị công tác kinh tế Trung ương Trung Quốc tháng 12/2017 xác định cụ thể hơn qua 8 công tác trọng điểm và 3 trận chiến công kiên. Cụ thể, 8 công tác trọng điểm bao gồm: - Đi sâu cải cách trọng cung; - Kích hoạt sức sống các chủ thể thị trường; - Thực thi chiến lược chấn hưng nông thôn; - Thực thi chiến lược phát triển hài hòa khu vực; - Thúc đẩy cục diện mới mở cửa toàn diện; - Nâng cao bảo đảm và cải thiện trình độ dân sinh; - Đẩy nhanh xây dựng chế độ nhà ở đa chủ thể cung ứng, nhiều kênh bảo đảm, thuê mua song song; - Thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái. Vượt qua 3 “trận chiến”: (i) Phòng ngừa hóa giải rủi ro lớn; (ii) Xóa đói giảm nghèo chuẩn xác; (iii) Phòng chống ô nhiễm. Cải cách trọng cung là tuyến chính trong các chủ trương, giải pháp cải cách kinh tế của ông Tập Cận Bình. Cải cách kết cấu trọng cung theo quan điểm Trung Quốc là cải cách với xuất phát điểm nâng cao chất lượng nguồn cung, tăng cường tính thích ứng và  linh hoạt của cơ cấu nguồn cung, nâng cao yếu tố năng suất lao động, làm cho việc phân bổ các nguồn lực như lao động, đất đai, vốn... có hiệu quả hơn, đóng góp nhiều hơn vào chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế. 5 nhiệm vụ chính của cải cách kết cấu trọng cung bao gồm: Giải quyết vấn đề sản xuất thừa, giúp Doanh nghiệp giảm chi phí; giảm tồn kho bất động sản; tăng hiệu quả nguồn cung; phòng ngừa các rủi ro tài chính. Cải cách trọng cung là thực thi ưu hóa kết cấu cung, tăng điều tiết vĩ mô từ tầm nhìn trung và dài hạn để nguồn cung thực sự hiệu quả. Bên cạnh việc cung cấp các động lực phát triển mới, cải cách kết cấu trọng cung cần thực hiện việc giảm dư thừa công suất, giảm chi phí là những nhiệm vụ trọng điểm. Nhà nước Trung Quốc sẽ theo đuổi chính sách tài chính tích cực, với việc giảm thuế để giúp phát triển nền kinh tế thực; Sẽ có nhiều biện pháp mạnh hơn trong việc triển khai thực hiện rộng rãi toàn quốc cải cách kết cấu trọng cung nhằm khắc phục nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc. 3. Một số kết quả đạt được - Trong 30 năm từ năm 1979-2009, GDP của Trung Quốc đã tăng 15 lần, sản xuất công nghiệp tăng hơn 20 lần; kim ngạch thương mại tăng hơn 100 lần; hoàn thành công nghiệp hóa và tạo ra một cơ sở vững chắc để giải quyết các nhiệm vụ do Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (2007) đề ra, biến Trung Quốc từ một “công xưởng của thế giới” thành một “nhà máy của tri thức”. - Trong những năm khủng hoảng, Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tuy có giảm, song vẫn dẫn đầu thế giới. Năm 2009, GDP tăng 9,2%; năm 2010 - 10,3%; năm 2011 - 9,2%; năm 2012 - 7,6%; năm 2013 - 7,6% và năm 2014 - 7,4%. GDP năm 2014 đạt 10.500 tỷ USD. Và nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), thì GDP/người Trung Quốc còn cao hơn một chút so với người Mỹ. Cũng phải nói thêm rằng hiện GDP của Trung Quốc đã lớn gấp 6 lần GDP của Nga, khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu cải cách, nền kinh tế Trung Quốc chỉ bằng 1/3 kinh tế Nga. Dự trữ vàng và ngoại hối của Trung Quốc trong năm 2014 đạt gần 4000 tỷ USD; kim ngạch thương mại cũng hơn 4000 tỷ USD. Công nghiệp sản xuất ô tô tăng với “tốc độ bão táp”: Năm 1978, trước khi cải cách, Trung Quốc đạt sản lượng 149.000 xe ô tô/năm. Đến năm 2010, 2011, mỗi năm nước này đã có thể xuất xưởng 18 triệu xe, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Năm 2012 sản lượng ô tô tăng lên 19 triệu 300 nghìn xe. Năm 2013 đạt 20 triệu xe và năm 2014 lên đến mức 22 triệu xe. - Một trong những thành tựu đầy ấn tượng không thể không nhắc đến của Trung Quốc chính là sự phát triển của khoa học và công nghệ cao. Hàng triệu người Trung Quốc đã được đào tạo đại học và sau đại học tại các quốc gia phương Tây, chủ yếu là tại Mỹ. - Nhiều người trong số họ đã trở thành chuyên gia nổi tiếng thế giới và theo tiếng gọi của Bắc Kinh đã trở về tổ quốc, và họ đã được cất nhắc vào những vị trí lãnh đạo của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, các học viện Kỹ thuật, các trường đại học, cũng như các công ty lớn,... Trong giai đoạn 10 năm, từ năm 2000 đến năm 2010, số lượng các nhà nghiên cứu khoa học đã tăng gấp 2,3 lần, đạt 3,18 triệu người. 16 trường đại học của Trung Quốc đã lọt vào danh sách các trường đại học tốt nhất thế giới do tạp chí Times bình chọn năm 2013, trong đó có cả các trường đại học của Hong Kong, trong khi Nga chỉ có một đại diện là Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU). Trong 10 năm 1999-2009, tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc so với cả thế giới đã tăng từ 6% lên 22%, trong khi đó tỷ trọng của Mỹ giảm từ 21% xuống còn 15%. (Tỷ trọng của Nga, không tính các thiết bị quân sự, "ổn định" ở mức 0,3 - 0,5%). Với sự hợp tác tích cực của phương Tây, Trung Quốc đã thành lập hai "Thung lũng Silicon", đó là Thâm Quyến và Công viên khoa học Trung Quan Thôn ở Bắc Kinh, cũng như nhiều "công viên khoa học" ở hàng loạt thành phố lớn của đất nước. Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao trong xuất khẩu của Trung Quốc dao động trong khoảng từ 25 - 30%. Các công ty công nghệ cao của Trung Quốc như Lenovo, Huawei, Xiaomi, Coolpad, ZTE, Alibaba đã cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới với các tập đoàn nổi tiếng như Apple, Samsung và nhiều công ty khác. GDP Trung Quốc năm 2019 là 14.360 tỷ đô-la Mỹ (USD). Mức tăng trưởng đạt 6,1%, PPP x5 theo GDP của nước này sẽ vượt Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cộng lại. GDP Trung Quốc 2019 tăng 6,1%, bình quân đầu người vượt 10 nghìn USD Từ khi bước sang thập niên thứ hai thế kỷ XXI đến nay, kinh tế Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu. Về tăng trưởng kinh tế, năm 2017, GDP của Trung Quốc đạt 82.712,2 tỷ NDT, tăng 6,9% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Trung Quốc trong giai đoạn (2013-2017) là 7,1% so với mức tăng trưởng trung bình toàn cầu là 2,6% và 4% của các nền kinh tế đang phát triển. Mức đóng góp trung bình của Trung Quốc vào tăng trưởng thế giới trong giai đoạn (2013-2017) là khoảng 30%, lớn nhất trong số tất cả các quốc gia và cao hơn cả tổng mức đóng góp của Hoa Kỳ, khu vực đồng Euro và Nhật Bản. Sáng tạo trở thành một điểm sáng trong chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, động lực mới cho phát triển kinh tế của Trung Quốc. Mức chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D) đã tăng 52,2% kể từ năm 2012, đạt 1.570 tỷ NDT vào năm 2016. Tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trong GDP tăng từ 1,91% lên 2,11% (từ năm 2012 đến 2016). Số lượng các đơn xin cấp bằng sáng chế mà Trung Quốc nhận được trong năm 2016 đã tăng 69% kể từ năm 2012, trong khi số bằng sáng chế được cấp năm 2016 tăng 39,7% kể từ năm 2012. Năm 2017, chi cho R&D của Trung Quốc là 1.750 tỷ NDT, tăng 11,6% so với năm 2016. Từ năm 2013, Trung Quốc đã trở thành quốc gia hàng đầu trên toàn cầu về doanh số bán robot công nghiệp. Cường quốc robot sẽ là một nhiệm vụ chiến lược cho Trung Quốc để thúc đẩy mạnh mẽ Chiến lược “Trung Quốc chế tạo 2025”. Năm 2016, Trung Quốc đầu tư cho R&D là 490 tỷ USD; tài chính cho khoa học công nghệ (KHCN) là 242 tỷ USD. Năm 2016, thế giới có 53 doanh nghiệp (DN) KHCN tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, trong đó, Trung Quốc có 18 DN. Năm 2016, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm KHCN cao đứng đầu châu Á. 4. Đánh giá chính sách hội nhập quốc tế của mô hình KTTT XHCN đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Thứ nhất, quan điểm phát triển sáng tạo, hài hòa, xanh, mở cửa và cùng hưởng. Trong đó, mỗi một nội dung đều hướng đến một nhiệm vụ cụ thể, giải quyết một vấn đề cụ thể. Sáng tạo để giải quyết vấn đề động lực phát triển kinh tế; hài hòa chú trọng giải quyết vấn đề phát triển mất cân bằng giữa từng khu vực địa lý và từng ngành nghề kinh tế; phát triển xanh hướng đến xử lý tốt mối quan hệ giữa con người và môi trường thiên nhiên, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc một thời gian dài theo đuổi tăng trưởng GDP cao, thực hiện phát triển kinh tế theo chiều rộng đã gây ra nhiều tác hại to lớn đến môi trường thiên nhiên; mở cửa là chủ trương xuyên suốt kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, kiên trì cải cách mở cửa, hội nhập sâu rộng kinh tế toàn cầu; cùng hưởng hướng đến giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, thực hiện “tất cả cùng giàu”. Thứ hai, xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa, đẩy nhanh chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, chú trọng đến phát triển chất lượng cao. Nền kinh tế Trung Quốc đang ở vào giai đoạn chuyển đổi từ chú trọng đến tốc độ tăng trưởng sang chất lượng phát triển, cơ cấu nền kinh tế từng bước được tối ưu hóa, sáng tạo được xác định là động lực cho phát triển kinh tế. Xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa cần chú trọng đến nâng cao chất lượng hệ thống cung - cầu, đồng bộ đẩy mạnh công nghiệp hóa, thông tin hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn... Thứ ba, xây dựng cộng đồng chung vận mệnh. Trung Quốc sẽ là một thành viên có trách nhiệm đối với sự phát triển của kinh tế toàn cầu. Trung Quốc kiên trì mở cửa, kiên trì nguyên tắc hai bên cùng có lợi trong hợp tác, đưa nền kinh tế “mở cửa” lên một tầng cao mới, đẩy mạnh toàn cầu hóa theo hướng mở cửa, bao dung, hỗ trợ, bình đẳng, cùng thắng. Chủ công chính của chiến lược hướng ra bên ngoài này là đề xuất “vành đai, con đường” (BRI). Chủ trương, giải pháp cải cách kinh tế của ông Tập Cận Bình dựa vào triển khai 3 chiến lược lớn: “Vành đai, con đường”; phát triển vùng Bắc Kinh-Hà Bắc-Thiên Tân với sự ra đời của đặc khu Hùng An; vành đai kinh tế Trường Giang. Trong đó, chiến lược “Vành đai, con đường” là chiến lược đa mục tiêu, vừa thúc đẩy phát triển, vừa mở rộng vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Những năm gần đây, chiến lược “Vành đai, con đường” được Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ. Năm 2016, Trung Quốc đầu tư trực tiếp đối với các nước dọc “Vành đai, con đường” là 14,5 tỷ USD, lũy kế đạt 18,5 tỷ USD. Năm 2017, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (không bao gồm ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) đạt 120,1 tỷ USD, trong đó đầu tư đối với các nước theo tuyến “Vành đai, con đường” đạt 14,4 tỷ USD. Doanh thu công trình đấu thầu ở nước ngoài đạt 168,6 tỷ USD, trong đó doanh thu các công trình tại các nước dọc theo tuyến “Vành đai, con đường” đạt 85,5 tỷ USD, tăng 12,6%, chiếm 50,7% tổng mức doanh thu các công trình đấu thầu ở nước ngoài của Trung Quốc. 5. Những vấn đề còn tồn tại và đang đặt ra Mặc dù đạt được những thành tựu nêu trên nhưng sự phát triển của Trung Quốc đến nay vẫn bộc lộ nhiều vấn đề, nổi bật là: - Phát triển không cân bằng, không hài hòa, không bền vững (Văn kiện Đại hội  XVIII) - Phát triển không cân bằng, không đầy đủ (Văn kiện Đại hội XIX), - Biểu hiện ở sự chênh lệch phát triển, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền (miền Đông với miền Tây), giữa thành thị với nông thôn, giữa các giai tầng khác nhau trong xã hội; - Chất lượng và hiệu quả phát triển không cao, - Môi trường sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng; - Tình trạng dư thừa sản phẩm công nghiệp nhất là xi măng, sắt thép cùng với đó là những rủi ro về nợ công nhất là nợ của chính quyền địa phương nếu không kiểm soát được rất dễ làm cho kinh tế vĩ mô mất ổn định thậm chí gây mất ổn định xã hội. Vấn đề đặt ra cho nền kinh tế Trung Quốc hiện nay là chất lượng tăng trưởng vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lý và thiếu bền vững. Vấn đề nợ công và vấn đề sản xuất thừa vẫn chưa được giải quyết. Do tăng trưởng tốc độ cao trong một thời gian dài, những hệ lụy để lại cho nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa giải quyết triệt để, chưa khắc phục kịp như cạn kiệt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường, mức độ chênh lệch giàu nghèo cao, phát triển không cân đối vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”, hướng tới thu nhập cao, chất lượng cao vẫn là thách thức lớn. Đây là vấn đề và mục tiêu trung dài hạn. Trung Quốc phải giải quyết tốt các cặp quan hệ như cung và cầu; Nhà nước và thị trường; đầu vào và đầu ra; trong nước và nước ngoài; công bằng và hiệu quả, đặc biệt là hóa giải các rủi ro khủng hoảng, trong đó rủi ro về tài chính được xếp hàng đầu. Các chuyên gia kinh tế của Bloomberg là Fielding Chen và Tom Orlik ước tính, tổng nợ của Trung Quốc sẽ đạt 327% GDP vào năm 2022. Điều này sẽ khiến Trung Quốc trở thành một trong những “con nợ” lớn nhất nhất thế giới. Nguyên nhân yếu kém - Về mặt lý luận thể hiện ở việc xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường chưa tốt; nhận thức về quy luật kinh tế thị trường chưa đầy đủ và xây dựng thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, chính phủ vẫn còn can dự quá nhiều vào các hoạt động của các chủ thể thị trường, quản lý giám sát thị trường chưa tốt. - Sự cản trở của các tập đoàn lợi ích (bao gồm tập đoàn lợi ích bộ ngành, tập đoàn lợi ích địa phương và tập đoàn lợi ích ngành nghề) làm cho tiến trình đi sâu cải cách bị chậm lại và chất lượng, hiệu quả giao lưu hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với nước ngoài không cao. Tố chất của nhiều chủ thể thị trường chưa cao, biểu hiện ở tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan làm mất niềm tin của người tiêu dùng cả trong nước và thế giới đối với các sản phẩm được sản xuất hay chế tạo tại Trung Quốc. III. Ý NGHĨA VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG CHO VIỆT NAM Gần đây, tình hình hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng khởi sắc. Cụ thể: Theo thông tin Tổng cục Hải quan công bố, năm 2017, thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 93,69 tỷ USD. Với kết quả trong năm 2017 và tốc độ tăng trưởng những năm gần đây, nhiều khả năng, năm 2018, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc chạm mốc 100 tỷ USD Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 35,463 tỷ USD, với con số tăng trưởng ở mức rất cao, lên đến gần 61,5% so với năm 2016, tương đương con số tăng thêm 13,503 tỷ USD. Năm 2017, có 13 nhóm hàng xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 6 nhóm hàng so với năm 2016. Các nhóm hàng “tỷ USD” mới là: Thủy sản đạt gần 1,088 tỷ USD; Gạo đạt gần 1,027 tỷ USD; cao su đạt 1,445 tỷ USD; Dệt may đạt 1,104 tỷ USD; Giày dép đạt 1,14 tỷ USD... Trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, điện thoại là nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩucao nhất với 7,152 tỷ USD. Đây cũng là mặt hàng đạt mức tăng trưởng ấn tượng nhất với con số tăng thêm 6,352 tỷ USD so với năm 2016 (năm 2016 chỉ đạt 800 triệu USD) và trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta vào Trung Quốc. Với những chính sách hội nhập quốc tế mà Trung Quốc đã thực hiện, việc đánh giá những mặt tích cực và hạn chế để định hướng vận dụng cho Việt Nam là hết sức cần thiết. Từ những phân tích trên, học viên đề xuất một số định hướng vận dụng như sau: Một là, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Hai là, phải tận dụng triệt để quan hệ mở cửa, sẵn sàng làm bạn với các quốc gia có thiện chí, cùng có lợi Ba là, đặc biệt chú trọng đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc Bốn là, đẩy mạnh đồng bộ công nghiệp hóa, thông tin h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtieu_luan_chinh_sach_hoi_nhap_quoc_te_trong_mo_hinh_kinh_te.docx
Tài liệu liên quan