Tiểu luận Chính sách kích cầu của Việt Nam

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lý thuyết về Khủng hoảng tài chính . 4

1.2. Chính sách kích cầu . . 8

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TIỄN

2.1. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối v ới nền kinh tế hiện nay . 16

2.1. 1. Ảnh hưởng đối với kinh tế thế giới . . . 16

2.1.2. Tác động đối với nền kinh tế Việt Nam. . . 22

2.2. Chính sách kích cầu của các quốc gia . . 27

2.2.1. Chính sách kích cầu của một số quốc gia có tính tham khảo đối với Việt Nam

27

2.2. 2. Chính sách kích cầu của Việt Nam . . . 36

2.3. Tác động của chính sách kích cầu của Việt Nam đối với nền kinh tế . 45

2.3.1. Tác động của gói kích cầu trong ngắn hạn. . . 45

2.3.2. Tác động gói kích cầu trong dài hạn. . 46

2.3.3. Mặt trái của quá trình kích cầu . . . 53

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG - BIỆN PHÁP

3.1. Đối v ới thị trường tài chính . 56

3.2. Chi tiêu đầu tư của chính phủ . . . 56

3.3. Đối v ới thị trường xuất khẩu . . . 57

3.4. Đối v ới giải pháp an sinh xã hội . . . 58

3.5. Đối v ới thị trường nội đ ịa . . . 58

pdf61 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 20956 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách kích cầu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình ổn thị trường tài chính. Năm 2010 và các năm tiếp theo, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế châu Á nói riêng được dự báo khả quan hơn, điều này sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam trong thời gian nền kinh tế thế giới khủng hoảng sẽ rất khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn. Việc bán tháo chứng khoán khỏi thị trường Việt Nam là có thể, mặc dù xác suất không cao, do tính thanh khoản và quy mô của thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn trong các năm tới. Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao. Một khía cạnh khác của đầu tư gián tiếp là các giao dịch chênh lệch lãi suất nhằm hưởng chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền trong khi tỷ giá ổn định. Các giao dịch này thường mang tính đầu cơ ngắn hạn cao. Với lãi suất toàn cầu sụt giảm và chính sách tỷ giá neo VND vào USD của Việt Nam trong khi lãi suất VND vẫn ở mức cao, có thể dòng vốn này sẽ chảy vào trong một số giai đoạn nhất định nhằm khai thác cơ hội chênh lệch. Trong những trường hợp thoái vốn, dòng vốn này có thể tạo áp lực tỷ giá cho VND. Việc phát December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 26 hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng sẽ khó khăn và chi phí tăng cao. Chính phủ Việt Nam hiện có kế hoạch phát hành 1 tỷ USD và Vinashin có kế hoạch huy động 400 triệu USD trên thị trường quốc tế vào năm 2009. Tuy nhiên, trong bối cảnh của khủng hoảng tài chính, việc thực hiện kế hoạch nêu trên sẽ gặp phải những trở ngại đáng kể trong thời gian tới. Dòng kiều hối từ trước đến nay vẫn là một dòng ngoại tệ tương đối ổn định, ngay cả trong thời kỳ kinh tế toàn cầu có khó khăn. Trong một vài năm trở lại đây, dòng kiều hối về Việt Nam tăng mạnh, với mức doanh số 8 tỷ - 10 tỷ USD/năm. Ngoài mục đích hỗ trợ thân nhân và đầu tư vào kinh doanh, một phần không nhỏ của dòng kiều hối này được đầu tư vào chứng khoán và bất động sản - những lĩnh vực hiện nay không còn "nóng" như trước. Hơn nữa, một phần lớn nguồn kiều hối về Việt Nam lại từ nước Mỹ, nơi tăng trưởng kinh tế đang sa sút và tình trạng thất nghiệp gia tăng. Điều này khiến cho dòng kiều hối trong các năm tới có thể cũng sẽ suy giảm. d. Về tăng trưởng kinh tế Những tác động trực tiếp và gián tiếp nêu trên của khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước ta trong năm 2008. Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 chỉ đạt khoảng 6,7%, thấp hơn chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua là 7%.Với những tác động ban đầu của khủng hoảng tài chính thế giới đến đầu tư nước ngoài, thương mại tài chính tiền tệ,... trong thời gian vừa qua, cũng như phạm vi ảnh hưởng của khủng hoảng đến kinh tế thế giới như đã phân tích ở trên, nền kinh tế nước ta cũng sẽ còn gặp khó khăn trong năm 2009 và các năm tiếp theo. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, biến động của kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng GDP của Việt Nam. Khi kinh tế toàn cầu suy giảm trong năm 2009, những thị trường xuất khẩu lớn của chúng ta như Mỹ, Nhật Bản, EU và một số khu vực có nguy cơ bị thu hẹp, đồng thời thu hút đầu tư, cả gián tiếp và trực tiếp của chúng ta cũng sẽ bị giảm sút.. Năm 2010 và các năm tiếp theo, kinh tế thế giới và khu vực châu Á được dự báo December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 27 khả quan hơn. Điều này sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Dự báo tăng trưởng kinh tế của nước ta sẽ phục hồi sau năm 2009, với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ và cao hơn năm 2008. 2.2. Chính sách kích cầu của các quốc gia 2.2.1. Chính sách kích cầu của một số nước có tính tham khảo đối với Việt Nam a. Chính sách kích cầu của Mỹ  Gói kích cầu của tổng thống Bush Ngày 15/02/2008, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã chính thức ký duyệt, đưa vào thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế cả gói, theo đó sẽ hoàn thuế cho người dân, công ty và khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm, ngăn chặn nguy cơ suy thoái của nền kinh tế. Gói kích cầu trị giá 168 tỷ USD được thực hiện trong 2 năm và sẽ bổ sung trực tiếp cho ngân sách trong nước đang bị thâm hụt. Trên 152 tỷ USD sẽ được đưa vào ngân sách năm 2008, số còn lại sẽ được rót vào năm 2009. Theo kế hoạch của gói kích cầu này, các cá nhân và cặp vợ chồng sẽ được hoàn trả 600 USD và 1.200 USD cộng thêm 300 USD cho mỗi người con của họ. Những cá nhân có tổng thu nhập từ 75.000 USD/năm trở lên hay các cặp vợ chồng có tổng thu nhập trên 150.000 USD sẽ được nhận ít hơn, và được hoàn trả còn tùy theo thu nhập của họ vượt ngưỡng nói trên bao nhiêu. Những cá nhân và cặp vợ chồng không đóng thuế nhưng có mức thu nhập ít nhất 3.000 USD/năm sẽ được nhận lần lượt 300 USD và 600 USD. Về phía công ty, khi mua trang thiết bị mới họ sẽ được khấu trừ ngay 50% chi phí. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ được các cơ quan thuế vụ cắt giảm chi phí trên diện rộng lớn hơn. Việc hoàn thuế sẽ được thực hiện đối với khoảng 128-130 triệu người. December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 28 Chính quyền Bush đã trình quốc hội thông qua gói tài chính 700 tỷ dollar nhằm kích thích tiêu dùng như trợ giúp cho người thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo và người thu nhập thấp, phát triển cơ sở hạ tầng, qua đó vực dậy nền kinh tế.  Gói kích cầu của tổng thống Barack Obama Sáu tháng trước, cùng với việc nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy yếu, Tổng thống Obama và Quốc hội Mỹ đã tung ra gói kích cầu khổng lồ trị giá 787 tỷ USD. Với cái nhìn dài hạn, tổng thống Obama cho rằng gói kích thích khổng lồ này chỉ là bước khởi đầu trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế thoát khỏi cơn khủng hoảng tài chính tồi tệ mà ông thừa hưởng từ thời Tổng thống Mỹ George W. Bush Cụ thể với một món tiền lớn như thế này, kế hoạch kích thích 787 tỷ USD của ông Obama được chia làm hai mảng: 500 tỷ USD chi ra cho kế hoạch mở rộng xây dựng các công trình công cộng, nửa còn lại dùng cho kế hoạch cắt giảm thuế. - 500 tỷ USD được chia nhỏ như sau: 115 tỷ USD sẽ được sử dụng cho các tiểu bang và các chính quyền cấp địa phương phục vụ cho lĩnh vực y tế, 100 tỷ USD sẽ được chi vào cải thiện cơ sở giáo dục, đào tạo ngành nghề, 80 tỷ USD sẽ được chi vào hệ thống đường cao tốc và đường sắt, 70 tỷ USD dùng cho lĩnh vực năng lượng và bảo vệ môi trường, gần 60 tỷ USD dành cho các tiểu bang và chính quyền địa phương chi tiêu trong lĩnh vực công cộng, 50 tỷ USD dùng cho cứu trợ người thất nghiệp, 20 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. - Phần còn lại cũng được chia nhỏ thành: 116,2 tỷ USD sẽ được dùng để bổ sung cho những cá nhân hoặc gia đình có mức thu nhập hàng năm thấp hơn 75.000 USD hoặc 150.000 USD, 69,8 tỷ USD để cắt giảm “mức thuế thay thế thấp nhất” cho giai cấp tư sản dân tộc, 32 tỷ USD dùng để cắt giảm các mức thuế doanh nghiệp. Ngoài ra, phần còn lại còn được dùng cho miễn giảm thuế trẻ em, những người mua nhà và mua xe ... Số tiền lớn như thế này được Chính phủ Mỹ chi ra chủ yếu nhằm khôi phục lại niềm tin của các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư cho chính phủ, thúc đẩy nhu cầu trong December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 29 nước, kiến tạo thêm các cơ hội việc làm mới, thúc đẩy GDP tăng trưởng. Và theo tính toán, khi cắt giảm 1 USD thuế thì có thể tăng thêm 1,7 USD GDP, trong khi đó khi đầu tư 1 USD vào lĩnh vực xây dựng có thể khiến tăng trưởng kinh tế Mỹ thêm 2,5 USD. Tuy nhiên liệu với gói kích cầu khổng lồ trị giá 787 tỷ USD này có thể vực dậy nền kinh tế của Mỹ thì cho đến bây giờ nó vẫn còn là câu hỏi ngỏ bởi theo một kết quả điều tra của Mỹ công bố ngày 29/07/2009 cho thấy, gói kích thích kinh tế của Tổng thống Barack Obama và những người thuộc Đảng Dân chủ đang ngày càng chịu nhiều sự nghi vấn.  Các tác động tích cực của những gói kích cầu trên Từ khi gói kích cầu có hiệu lực thì cho đến nay, mặc dù khoảng cách để nước Mỹ có thể phục hồi lại nền kinh tế như ban đầu thì vẫn còn xa, nhưng theo lời của Phó Tổng thống Mỹ J. Biden phát biểu ngày 3/9/2009 cho biết gói kích cầu trị giá 787 tỷ USD mà Tổng thống Obama đã ký duyệt hồi tháng 2 đang phát huy tác dụng tích cực, đồng thời đã thay đổi quỹ đạo vận hành của nền kinh tế Mỹ. Theo báo cáo của Nhà Trắng đưa ra cuối tháng 10/2009 cho biết Chính phủ Mỹ đã sử dụng được 160 tỷ USD từ quỹ kích thích kinh tế, ngoài kế hoạch kích cầu chung trị giá 787 tỷ USD, để tạo ra và giữ lại 640.329 việc làm tính đến hết tháng 9/2009. Con số chính xác này dựa vào các báo cáo của những nơi đã tiếp nhận gói kích cầu của chính phủ. Đồng thời theo kết quả thăm dò ý kiến do Gallup/USA Today thực hiện gần đây thì khoảng 57% số người được hỏi cho rằng gói kích thích 787 tỷ USD phát huy ít hiệu quả. Chỉ 18% trong số họ cho biết gói chi tiêu đã cải thiện đời sống bởi chính phủ đã cắt giảm thuế và trợ cấp thất nghiệp, còn 60% nói rằng họ nghi ngờ khả năng gói kích thích sẽ giúp ích cho nền kinh tế trong những năm tới. Nhà Trắng nói rằng số lượng việc làm được giữ lại hiện nay hoặc được tạo mới nhờ gói kích cầu còn lớn hơn thế, có thể vượt qua con số 1 triệu chỗ làm vì 160 tỷ USD mới bằng khoảng một nửa số tiền đã chi ra từ đó đến nay và vì người dân, được thuê làm việc nhờ December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 30 vào gói kích cầu khi tiêu đồng tiền kiếm được lại tạo ra việc làm tiếp theo cho người khác. Đồng thời theo các nhà kinh tế độc lập tính rằng gói kích cầu đã tạo ra và giữ lại được từ 650.000 đến 1.200.000 công ăn việc làm khắp nước Mỹ trong quý 3/2009. Theo số liệu mà chính phủ Mỹ công bố, mặc dù kinh tế Mỹ trong quý II đã giảm 1%, nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với mức giảm 6,4% của quý I. Điều này cho thấy gói kích cầu của chính phủ Mỹ đã một phần có hiệu lực.  Hạn chế - Không phát huy được hết tác dụng của gói kích cầu Trong một bài diễn văn tại Singapore ngày 7/7/2009, cố vấn kinh tế cho Tổng thống Obama-ông Laura Tyson nhấn mạnh rằng gói kích cầu được thông qua vào tháng 2/2009 có quy mô quá nhỏ so với ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế và cũng thừa nhận chính phủ đã đánh giá thấp đợt suy thoái này. Trong buổi đó có nhiều quan điểm ủng hộ cho việc phải đưa thêm kế hoạch để có thể kích thích kinh tế bởi nguyên nhân hết sức đơn giản là người tiêu dùng Mỹ đã chuyển từ tiêu dùng sang tiết kiệm trong nỗ lực cứu khả năng tài chính đang yếu kém của họ. Như vậy có thể thấy là mặc dù gói kích cầu đã có hiệu lực nhưng sự phát huy tác dụng của nó thì vẫn chưa rộng rãi. Trong lúc này khi mà mọi người vẫn chưa nhận được sự trợ giúp trong việc tiêu dùng thì mọi người chuyển sang tiết kiệm nhiều hơn thì nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thể phục hồi được vì mọi người tiêu dùng càng cao thì mới là nhân tố chính giúp nền kinh tế phát triển. - Thâm hụt ngân sách Với con số 787 tỷ USD không phải là con số nhỏ. Để có được con số này thì chính phủ Mỹ đã phát hành ra các loại trái phiếu chính phủ. Theo các số liệu thống kê thì tính cho đến hết năm 2009 con số thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ sẽ từ 1500 đến 2000 tỷ USD, số thâm hụt ngân sách này đều dựa vào sự bù lỗ từ chiến dịch phát hành trái phiếu của chính phủ. Năm 2008, chính phủ Mỹ đã phát December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 31 hành 1500 tỷ trái phiếu chính phủ. Năm 2008 và 2009, Mỹ tổng cộng đã phát hành 3500 tỷ trái phiếu chính phủ. Con số này bằng số trái phiếu đã phát hành của 27 năm (trước năm 2007) cộng lại. Quý I/2009, Mỹ phát hành 500 tỷ trái phiếu chính phủ, con số này vượt xa so với con số phát hành của 1 năm trước đó. Bởi sau khi tổng thống Obama đưa ra gói kích cầu thì con số thâm hụt ngân sách ngày càng tăng cao. Đây cũng là một nhân tố bất lợi cho sự phát triển lâu dài của kinh tế Mỹ. Theo IMF, tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP sẽ tăng 10,6% trong giai đoạn từ 2007 đến 2010 nhưng hoàn toàn không phải do các biện pháp cần thiết để đối phó với khủng hoảng. Tỷ lệ nợ cũng tăng như thời chiến, nhỏ hơn Chiến tranh thế giới II nhưng lớn hơn thời nội chiến và Chiến tranh thế giới I. Nhưng đây không phải lần đầu Mỹ có tỷ lệ nợ tăng mạnh trong thời bình. Lần đầu tiên có chuyện này là dưới thời Cộng hòa những năm 1981 - 1992 khi kinh tế học trọng cung ra đời. Có vấn đề này là do việc dân chúng mất niềm tin vào việc cuối cùng chính phủ sẽ kiểm soát được thâm hụt ngân sách. Có ít nhất hai lý do cho sự nghi ngờ này là thứ nhất chiến tranh rồi cũng phải kết thúc, trong khi thâm hụt trong thời bình thì không; thứ hai thì thời hậu chiến dễ cắt giảm thâm hụt, còn cắt giảm thâm hụt thời bình lại khó hơn nhiều bởi đồng xu nào chi ra thì luôn có một nhóm vận động hành lang đằng sau nó. Cho tới bây giờ thì chính quyền Tổng thống Obama và Quốc hội Mỹ dường như vẫn chưa sẵn sàng December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 32 cho những hành động về gói kích cầu khác, một phần vì nếu tiếp tục mở rộng thâm hụt ngân sách liên bang thì nó sẽ đồng nghĩa với vấn đề phải đánh thuế cao trong tương lai và có thể là tăng lãi suất tiền gửi một khi các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ không còn lòng tin. Nhưng lúc này mà cứ lo về vấn đề thâm hụt ngân sách thì các chính quyền bang và địa phương phải cắt giảm chi tiêu và sa thải người làm khắc nghiệt, như thế thì lại ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế Mỹ. Tuy nhiên vấn đề thâm hụt ngân sách đó là vấn đề của dài hạn mà nền kinh tế Mỹ phải giải quyết, còn trong ngắn hạn thì tìm cách để bổ sung cho nền kinh tế những liều thuốc bổ để phát triển bởi một khi cỗ máy vận hành lại tốt thì lúc đó sẽ có thể giải quyết được tình trạng thâm hụt ngân sách b. Chính sách kích cầu của Trung Quốc  Nội dung của gói kích cầu Với việc Trung Quốc tung ra gói kích cầu trị giá 586 tỷ USD được chia làm 10 hướng khuyến khích và đặt trọng tâm lớn hơn cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các Doanh nghiệp tư nhân, đầu tư mạnh vào nông thôn để tạo việc làm. Trung Quốc coi đây như một cuộc canh tân kinh tế lớn nhằm đối phó với khủng hoảng toàn cầu. Và với gói kích thích về cầu đầu tư trong nước trị giá 586 tỷ USD không giống với bất kỳ các nước phương Tây (tương đương 4000 tỷ NDT) trong vòng 2 năm thì mục tiêu của Trung Quốc là hạn chế những bất lợi của môi trường kinh tế quốc tế. Gói kích cầu này nhằm ba mục tiêu cơ bản là duy trì tăng trưởng, điều chỉnh kết cấu và mở rộng nhu cầu nội địa song song với thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài. Phần lớn gói kích cầu của Chính phủ Mỹ tập trung vào hoạt động tiêu dùng, dưới dạng trợ cấp, chăm sóc y tế… Trong khi đó, gói kích cầu của Trung Quốc ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Trong December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 33 thập kỷ trước, Trung Quốc đã xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại cho các thành phố lớn nhất của mình, tới nay, họ sẽ xây cơ sở hạ tầng tương tự cho các thành phố nhỏ hơn. Gói kích cầu này nằm trong chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt, thận trọng đi liền với chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ nới lỏng thích hợp để ứng phó với tình hình kinh tế thế giới phức tạp hiện nay. Theo kế hoạch thì gói giải pháp kích cầu sẽ giải quyết việc làm cho 16 triệu người, trong tổng số 25 triệu người có nguy cơ thất nghiệp. Tốc độ tăng tiêu dùng sẽ nâng lên 0,7% so với mức tăng cùng kỳ, tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng thêm 5,3% so với mức tăng cùng kỳ và tốc độ tăng trưởng GDP tăng thêm 2,4% so với mức tăng cùng kỳ. Trong 4000 tỷ NDT thì có 1180 tỷ NDT đầu tư chính phủ tức là trong quý IV năm 2008 sẽ giải ngân khoảng 100 tỷ NDT, năm 2009 khoảng 500 tỷ NDT và năm 2010 khoảng 580 tỷ NDT. Số vốn kích cầu này sẽ chia theo hai hướng đầu tư: - Một là đầu tư công ích vào các công trình dân sinh, y tế, giáo dục, công trình xã hội, chủ yếu là từ nguồn 1180 tỷ NDT được huy động từ ngân sách của trung ương và các tỉnh. - Hai là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như hệ thống mạng lưới điện. Quy mô dự án mạng lưới điện thì rất lớn. Đầu tư của Chính phủ thì rất ít vì hạng mục này sẽ giao cho công ty lưới điện Trung ương đảm trách. Bản thân công ty không cần tiền mà chỉ cần kế hoạch và hỗ trợ của Chính phủ để thực hiện dự án này. Với loại đầu tư thứ hai này thì tiền đầu tư từ ngân sách chỉ chiếm từ 1-2% tổng đầu tư dự án đó. Các Doanh Nghiệp có thể vay vốn ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu công ty để huy động vốn. December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 34 Gói giải pháp kích cầu này không phân biệt đối tượng là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, thậm chí còn khuyến khích và đặt trọng tâm lớn hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân. Chính phủ sẽ dựa vào tình hình thực tế cả ở trung ương và ở địa phương, theo đó thì các dự án dân sinh nằm trong quy hoạch, hoặc đã lên kế hoạch đầu tư mà chưa thực hiện được thì sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Cách làm này sẽ ngăn ngừa khả năng do khẩn cấp đầu tư sẽ có quyết định, phương hướng đầu tư vội vàng, thiếu chuẩn xác.  Ưu điểm Kinh tế Trung Quốc đã tận dụng lần khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu này như một cơ hội để vươn cao hơn. Theo số liệu do Cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng 22/10/2009 cho thấy GDP của Trung Quốc trong quý III tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo cũng cho thấy sản lượng công nghiệp cũng như doanh số bán lẻ của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này tăng mạnh trong tháng 9. Theo như dự báo thì kinh tế Trung Quốc có thể đạt tốc độ tăng trưởng 8,5% trong năm 2009. Xuất khẩu cũng đã phục hồi về mức của đầu năm 2008. Trong khi dự trữ ngoại hối đạt mức cao chưa từng có là 2300 tỷ USD. Chương trình kích cầu cảu Chính phủ Trung Quốc tạo ra một giai đoạn mới và mạnh mẽ trong hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng . Những thành công này xuất phát phần nhiều từ chính sách kích cầu. Trong khi nhiều quốc gia phản ứng mạnh đối với khủng hoảng để bảo vệ những điểm yếu trong nền kinh tế của mình. Đối với Trung Quốc thì khác, Chính phủ đã tận dụng cơ hội thời khủng hoảng này để đưa nền kinh tế tiến xa hơn. Trong khi nhiều quốc gia bước vào thời khủng hoảng với rất ít sự chuẩn bị, Chính phủ các nước đã chi tiêu quá nhiều và chịu mức thâm hụt ngân sách cao nên khi tăng chi tiêu để cứu nền kinh tế thì thâm hụt càng phình ra to hơn. Còn với Trung Quốc thì hoàn toàn khác, sự thặng dư ngân sách và trước đó đã tăng lãi suất để hạ nhiệt tăng trưởng. Các ngân hàng của Trung Quốc cũng đã hạn chế cho vay tiêu dùng và ghìm bớt tốc độ tăng December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 35 trưởng tín dụng . Cho nên khi mà khủng hoảng xảy ra thì Chính phủ Trung Quốc có thể áp dụng các chính sách thông thường để kích thích tăng trưởng trở lại, như hạ lãi suất, tăng chi tiêu chính phủ, nới lỏng tín dụng, kích thích người tiêu dùng chi tiêu… Gói kích cầu của Trung Quốc lần này đã ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Trong những thập kỷ trước, Trung Quốc đã xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại cho các thành phố lớn nhất của mình thì nay họ xây dựng các cơ sở hạ tầng ở những thành phố nhỏ hơn. Vậy ưu điểm của chính sách kích cầu của Trung Quốc là mặc dù những chính sách ấy không quá đặc sắc, không mới nhưng họ đã biết tính toán, lên danh mục những chỗ nào cần phải tác động vào rất cụ thể.  Nhược điểm Mặc dù Trung Quốc là một trong những quốc gia đưa nền kinh tế toàn cầu ra khỏi suy thoái nhưng chiến lược của Chính phủ Trung Quốc hàm chứa nhiều rủi ro. Cơn lũ tiền tệ đổ vào nền kinh tế đang tràn tới các thị trường chứng khoán và bất động sản, thổi bùng những quả bong bóng mới. Và sự tích tụ các món nợ xấu, các dự án vô tích sự có thể kìm hãm đà tăng trưởng và tài chính công. Ngoài ra, sự phụ thuộc của nền kinh tế vào đầu tư và tín dụng của chính phủ có nghĩa là bất kỳ sự trục trặc nào về chính sách cũng có thể làm trật đường ray công cuộc gặt hái niềm tin. Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng điều chỉnh kế hoạch kích cầu để làm giảm rủi ro bong bóng. Trong lúc giá nhà đất ở Mỹ tuột dài, thì ở Trung Quốc đang tăng với tốc độ 10%/năm, đủ nhanh để nhiều người kỳ vọng vào một đợt bùng nổ bất động sản mới. Sự gia tăng kỷ lục của quỹ dự trữ ngoại tệ chính thức của Trung Quốc đã lên tới 2132 tỷ đô la Mỹ vào cuối tháng 6. Nó được thúc đẩy một phần bởi sự hồi sinh dòng vốn đầu cơ từ nước ngoài, nhằm kiếm lợi từ tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc. Các nhà kinh tế học dự tính khoản “tiền nóng” như vậy đã lên tới 30-50 tỉ đô la Mỹ trong quí 2 vừa qua. December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 36 Cùng trong thời gian này, Trung Quốc phải tính tới những chi phí dài hạn. Cũng giống như các nước khác đang làm với nỗ lực kích cầu của mình, Trung Quốc đang vay mượn từ sự tăng trưởng tương lai để hỗ trợ nền kinh tế hôm nay. Nhưng món nợ công khai mà chính quyền gánh lấy qua việc hỗ trợ các món vay của ngân hàng và tài trợ các dự án ở địa phương đã lớn hơn nhiều lần so với khoản thâm hụt ngân sách chính thức là 3% GDP năm nay. Điều đó làm cho Bắc Kinh còn rất ít tài chính để kích thích kinh tế thêm nữa khi họ thấy rõ rằng cho vay và đầu tư không thể kéo dài bước đi cuồng nhiệt của họ. 2.2.2. Chính sách kích cầu của Việt Nam a. Khái quát về chính sách kích cầu ở Việt Nam Chính sách kích cầu ở Việt Nam được đưa ra trong giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến hết sức phức tạp. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu xuất hiện từ đầu năm 2008 và chính thức bùng nổ vào cuối quí 3-2008 với sự kiện phá sản của Leman Brother ngày 15-9-2008. Cuộc khủng hoảng này đã kéo theo sự suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia phát triển cũng như đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Với nền kinh tế có mức độ hội nhập ngày cảng sâu đối với quốc tế, Việt Nam không tránh khỏi những ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế như đã nói ở phần trên. Trước đó, trong giai đoạn 2007 – 2008, Việt Nam đã phải trải qua một thời kì lạm phát cao, lãi suất có lúc cao đến mức kỉ lục ( 21%) gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng xấu đến an sinh xã hội. Trong giai đoạn này, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp có hiệu quả (8 nhóm giải pháp) nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng bền vững đồng thời giữ được tốc độ tăng trưởng khá năm 2008 (khoảng 6.7%). Cuối năm 2008, tổng hợp tình hình trong nước cũng như thế giới, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và thực hiện các kế hoạch kinh tế – xã hội giai đoạn 2008 – 2009. Trong đó, mục tiêu kinh tế của Việt Nam đặt ra trong năm 2009 là GDP tăng 6,5%, xuất khẩu tăng 13%, đầu tư toàn xã hội đạt 39,5% GDP, lạm phát dưới 15%, thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) 4,82% GDP. December 28, 2009 CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM Nhóm Wall.E | Lớp K8T --- KHOA KINH TẾ-LUẬT --- ĐHQG TP.HCM 37 Tuy nhiên, do tình hình có nhiều biến đổi, đến nửa cuối tháng 6-2009, các mục tiêu này đã được điều chỉnh. Theo Nghị quyết Quốc hội ngày 19-6-2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế được điều chỉnh giảm xuống còn 5%, xuất khẩu chỉ tăng 3%, CPI tăng dưới 10%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại không điều chỉnh trong khi thâm hụt NSNN được điều chỉnh lên 7% GDP. Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, ngày 11-12-2008, Chính phủ đã có Nghị quyết số 30 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó có 5 nhóm giải pháp chính như sau: - Giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu. - Giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng. - Giải pháp về chính sách tài chính – tiền tệ. - Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội. - Hoãn thời điểm thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân. Trong các giải pháp này, Chính phủ chủ trương đẩy mạnh giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng vì như thế sẽ tháo gỡ được “nút thắt” của nền kinh tế hiện tại đồng thời có thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTiểu luận- Chính sách kích cầu.pdf
Tài liệu liên quan