Tiểu luận Chính sách lãi suất và tác động của nó đến nền kinh tế thị trường

CH¬ƯƠNG I . NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ

LÃI SUẤT VÀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT

 

1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LÃI SUẤT

1.1.1 Khái niệm

1.1.2 Đặc điểm

1.2 CÁC LOẠI LÃI SUẤT TÍN DỤNG.

1.2.1 Nhóm lãi suất chịu tác động của quan hệ cung – cầu vốn

1.2.2 Nhóm lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố được sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT

1.3.1 Lạm phát kỳ vọng

1.3.2 Đầu tư

1.3.3 Thuế thu nhập

1.3.4 Ngân sách của chính phủ

1.3.5 Các yếu tó khác của đời sống xã hội

1.4 VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

1.4.1 Vai trò Vĩ mô:

1.4.2 Vai trò vi mô

1.5 MỘT SỐ CHÍNH LÃI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.5.1 Chính sách lãi suất cố định

1.5.2 Chính sách lãi suất trần

1.5.3 Chính sách tự do hoá lãi suất

1.5.4 Chính sách lãi suất ưu đãi

 

CH¬ƯƠNG II. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TĂNG TRƯỞNG CỦA NÓ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NƯỚC TA QUA MỘT SỐ GIAI ĐOẠN

 

 

2.1 GIAI ĐOẠN ĐẦU ĐỔI MỚI ( NĂM 1986 ĐẾN 1990)

2.1.1 Thực trạng và tình hình quản lý lãi suất giai đoạn này

2.1.2 Đánh giá những tác động của chính sách lãi suất tới nền kinh tế

2.2 CƠ CHẾ LÃI SUẤT TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN TỪ 1991 ĐẾN 1995

2.2.1 Diễn biến quản lý lãi suất thời kỳ này

2.2.2 Đánh giá những tác động của chính sách lãi suất tới nền kinh tế

 

2.3 CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT GIAI ĐOẠN TỪ 1996 ĐẾN 2000

2.3.1 Thực trạng chính sách lãi suất giai đoạn này chưa cho phép tự do hóa hoàn toàn mà có sự điều tiết của Nhà nước.

2.3.2 Đánh giá những tác động của chính sách lãi suất tới nền kinh tế

 

2.4 GIAI ĐOẠN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CÓ NHIỀU ĐỔI MỚI THEO HƯỚNG TỰ DO HOÁ (NĂM 2000- ĐẾN NAY)

 

2.4.1 Tình hình quản lý lãi suất giai đoạn này

2.4.2 Đánh giá những tác động của chính sách lãi suất tới nền kinh tế:

 

CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH

LÃI SUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI.

 

3.1. HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT BẰNG VNĐ

3.2 NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC CÔNG CỤ LS

 

3.3. KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI VN

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13512 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách lãi suất và tác động của nó đến nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, không thúc đẩy tăng trưởng. Chính phủ hoàn toàn có thể kiểm soát được lãi suất, bảo vệ được nhiều doanh nghiệp nhà nước. 1.5.2 Chính sách lãi suất trần Chính sách lãi suất trần là chính sách chỉ ấn định lãi suất cho vay tối đa. Khuyến khích huy động vốn, khả năng kiểm soát của chính phủ tốt hơn. Chính phủ ấn định một mức lãi suất và áp đặt cho toàn bộ các ngân hàng, chính sách lãi suất này được ấn định cho toàn bộ nền kinh tế. 1.5.3 Chính sách tự do hoá lãi suất Chính sách tự do hóa lãi suất là chính sách mà chính phủ sẽ can thiệp khi mức lãi suất vượt quá mức lãi suất chung.Lãi suất tăng giảm hoàn toàn do những biến đổi trong cung và cầu về vốn vay trên thị trường.Tuy nhiên, nó chỉ thực hiện được trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo. ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đang sử dụng chính sách lãi suất thoả thuận Các Tổ chức tín dụng được thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại, thay thế cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng VND. Xét về dài hạn, việc xóa bỏ “trần” lãi súat cho vay khiến các TCTD có thể mở rộng mạng lưới để huy động, cho vay với lãi suất phù hợp cung – cầu của thị trường. đặc biệt đối với những người sản xuất và tổ chức kinh tế ở khu vực nông thôn. Nhất là trong bối cảnh mà tăng trưởng tín dụng đang nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng huy động vốn. Theo NHNN, cơ chế lãi suất mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng theo định hướng thị trường. Nói đúng hơn, là xoá bỏ dần những “dị biệt” của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhằm tiến tới hội nhập với thị trường tài chính tiền tệ quốc tế. 1.5.4 Chính sách lãi suất ưu đãi Chính sách lãi suất ưu đai là chính sách dành cho một số đối tượng đặc biệt như người nghèo, gia đình chính sách...với lãi suất thấp. Việc thực hiện chính sách này làm người đi vay không hoặc ít chú ý đến hiệu quả dẫn đến việc dùng vốn đổ vào những dự án không mấy hiệu quả.Điều đó không giúp tăng trưởng vốn và phần lớn chính sách này lấy từ Ngân sách nhà nước.Các đối tượng được vay vốn với lãi suất ưu đãi thường là những hộ nghèo,các khu vực ở vùng sâu vùng xa, hải đảo, miền núi... Việc vay vốn với lãi suất ưu đãi tuy tạo điều kiện cho người vay, nhưng lại hạn chế phát triển thị trường vốn vay. ( à Giai phap ???) CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TĂNG TRƯỞNG CỦA NÓ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NƯỚC TA QUA MỘT SỐ GIAI ĐOẠN 2.1 GIAI ĐOẠN ĐẦU ĐỔI MỚI ( NĂM 1986 ĐẾN 1991) 2.1.1 Thực trạng và tình hình quản lý lãi suất giai đoạn này Chúng ta hãy nhìn nhận lại sự ra đời của Ngân hàng từ trước năm 1986, trong thời kỳ này chỉ có sự hoạt động duy nhất của Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam hay Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Ngân hàng Quốc gia ra đời thực hiện nhiệm vụ chủ yếu cung cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế quốc doanh và hợp tác xã theo sự chỉ đạo trực tiếp của Nhà nước. Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ phân bổ Ngân sách Nhà nước chủ yếu là cho các doanh nghiệp Quốc doanh, chưa có khái niệm kinh doanh và chủ động theo nguyên tắc thị trường. Tóm lại, Nhà nước chưa quan tâm đến công cụ lãi suất mà áp đặt trong quản lý. Vai trò công cụ lãi suất trong giai đoạn này là không có. Từ 1986, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Do những nguyên nhân như chiến tranh kéo dài tàn phá để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, sai lầm trong cơ chế điều hành nền kinh kế theo tập trung bao cấp. Xét trên khía cạnh tài chính, giai đoạn này hệ thống tài chính không phát triển do chưa nhìn nhận được vai trò của chính sách lãi suất theo tín hiệu thị trường dẫn đến nền kinh tế đã trì trệ lại càng trì trệ hơn. Nhận thấy tình hình trên, ĐH Đảng 6 tháng 12-1986 quyết định đổi mới nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, trong đó đổi mới quản lý đối với hoạt động Ngân hàng. Nhìn chung, hoạt động của Ngân hàng vẫn nằm trong sự quản lý chặt chẽ của NN về cung cấp tín dụng cho tổ chức kinh tế Quốc doanh và hợp tác xã. Tuy nhiên, với nhiệm vụ cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản thuộc Ngân sách cho các dự án, cho vay với mức lãi suất do Nhà nước quản lý chặt chẽ đã có tác động đến việc nâng cao trách nhiệm cho các ngành trong việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Cũng trong giai đoạn này, lạm phát rất cao do những sai lầm trong cải cách giá - lương – tiền. Đỉnh điểm là năm 1986, chỉ số lạm phát lên tới 774.7%, sản xuất đình trệ nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Việc tăng lãi suất không đáng kể với mức lạm phát quá cao lúc bấy giờ. Thời kỳ lãi suất thực âm kéo dài từ 1986-1989, có thể nói trước 1989 do chưa áp dụng triệt để chính sách lãi suất theo cơ chế thị trường, cùng với mức lạm phát phi mã khiến cho lãi suất thực tế ở mức âm. Trước tình hình trên, đến năm 1988, cùng với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng Việt Nam bắt đầu chuyển đổi từ hệ thống Ngân hàng 1 cấp sang hệ thống Ngân hàng 2 cấp bao gồm có 4 Ngân hàng quốc doanh. Lãi suất tiền gửi và cho vay của các Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định, mức lãi suất được áp dụng khác nhau tùy theo các đối tượng. Bên cạnh đó, Chính phủ áp dụng chính sách lãi suất mới nâng dần mức lãi suất lên theo kịp chỉ số lạm phát, đối phó với tình hình lạm phát cao lúc bấy giờ. Tuy nhiên, mức lãi suất huy động thực tế vẫn âm, thể hiện năm 1982, lãi suất huy động là 1.5%/ năm kỳ hạn 3 tháng với mức lạm phát 7.95%/ năm dẫn đến lãi suất thực âm 5.45%/ năm. 2.1.2 Đánh giá những tác động của chính sách lãi suất tới nền kinh tế Trong giai đoạn đầu đổi mới, nền kinh tế nhìn chung đang trong tình trạng khủng hoảng, sản xuất còn trì trệ, đời sống nhân dân còn khó khăn. Ngoài nguyên nhân, do chiến tranh, cấm vận, tình hình trên còn do những sai lầm trong cơ chế quản lý còn non trẻ của Nhà nước ta. Sớm nhận thức được sai lầm, Đảng và Nhà nước đã có những điều chỉnh đáng kể. Xét trên khía cạnh chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng cũng có những bước đổi mới lớn. Nhìn chung, trong giai đoạn này, Chính phủ duy trì chính sách lãi suất cố định. Tuy đây là chính sách chưa mang tính chất tự do hoạt động theo tín hiệu thị trường nhưng với nền kinh tế còn nhiều yếu kém thì nó đã đem lại hiệu quả nhất định. Việc Ngân hàng Nhà nước chỉ định mức lãi suất có tác dụng ổn định thị trường vốn, bảo hộ những nhiều ngành kinh tế còn non yếu mới ra đời trong thời kỳ này. Việc nâng mức lãi suất huy động được thực hiện nhưng chưa theo kịp được lạm phát, mức lãi suất thực âm còn kéo dài từ những trước năm 1986 cho đến đầu năm 1992. Tuy nhiên, chính sách này cũng đã có ảnh hưởng tới đời sống nhân dân trước tình hình lạm phát lúc bấy giờ. Nhờ tăng lãi suất mà việc huy động vốn trở nên có hiệu quả hơn, lạm phát từng bước được đẩy lùi. Cũng trong thời gian này, hoạt động huy động vốn diễn ra hết sức sôi động làm cho lãi suất tăng nhanh, các quỹ tín dụng đua nhau mọc lên nhưng do thiếu sự kiểm soát nghiêm ngặt nên nhanh chóng đổ bể. Đến năm 1990, nhiều quỹ tín dụng huy động vốn với lãi suất cao đồng loạt đổ bể, hậu quả đánh mất lòng tin của dân chúng. 2.2 CƠ CHẾ LÃI SUẤT TÍN DỤNG THỜI KỲ TỪ 1992 ĐẾN 1995 2.2.1 Diễn biến quản lý lãi suất thời kỳ này Đại hội Đảng VII tháng 6/1991 đã đề ra chiến lược: ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 đồng thời đề ra phương hướng cho kế hoạch 5 năm 1991 - 1995. Khó khăn lớn lúc này là nền kinh tế vẫn bị bao vây, cấm vận trong bối cảnh các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô (cũ) rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Song thuận lợi lúc này là đổi mới đã phát huy tác dụng, các cơ sở kinh tế thích nghi dần với cơ chế quản lý mới. Tháng 6/1992 được coi là mốc quan trọng đánh dấu một bước chuyển quan trọng nhất về chất trong cơ chế lãi suất tín dụng. NHNN đã chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương và được quản lý theo khung lãi suất. Những điểm cơ bản của chính sách lãi suất mới là như sau: Một là, NHNN quy định khung lãi suất của NHTM đối với nền kinh tế (lãi suất tối thiểu đối với tiền gửi và lãi suất tối đa đối với tiền cho vay). Hai là, lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bình quân, chấm dứt sự bao cấp về vốn qua kênh tín dụng ngân hàng. Ba là, đối với lãi suất ngoại tệ, NHNN quy định lãi suất cho vay tối đa bằng ngoại tệ. Lãi suất huy động bằng ngoại tệ do các NHTM quyết định trên cơ sở lãi suất thị trường tiền tệ quốc tế và cung - cầu vốn ngoại tệ trong nước. Từ thág 6/1992 đến cuối năm 1993, NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho phù hợp với chỉ số lạm phát và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Lãi suất cho vay tối đa bằng ngoại tệ được điều chỉnh tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm, phù hợp với lãi suất trên thị trường quốc tế. Kết quả là vốn huy động hàng năm tăng hơn 20%, tín dụng đối với nền kinh tế tăng gần 50%. Trong 2 năm 1994 - 1995, cơ chế lãi suất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng thích ứng với cơ chế thị trường, phù hợp với quan hệ cung - cầu vốn, đồng thời hạn chế sự can thiệp trực tiếp của NHN vào hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. NHNN chỉ khống chế mức lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế. Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể do tổ chức tín dụng ấn định. Cho phép các tổ chức tín dụng điều chỉnh lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế lên gần sát với mức lãi suất tiền gửi dân cư. Tăng lãi suất cho vay trung và dài hạn lên 1,7%/tháng. Lãi suất ngoại tệ được điều chỉnh 3 lần từ 7,5%/năm lên 9,5%/năm phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường quốc tế. Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay của các tổ chức tín dụng được thể hiện ở bảng sau: Diễn biến lãi suất cho vay và tiền gửi bình quân các năm Đơn vị: %/ tháng Lãi suất/thời điểm 1986 -1990 1991 1992 1993 1994 1995 Cho vay bình quân tháng 4,3 2,5 2,5 1,8 1,6 1,7 Tiền gửi bình quân tháng 6,0 2,9 1,9 1,4 1,3 1,4 Chênh lệch - 1,7 - 0,4 0,6 0,4 0,3 0,3 Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế, NHNN. 2.2.2 Đánh giá những tác động của chính sách lãi suất tới nền kinh tế a) Như vậy, điểm nổi bật của cơ chế điều hành lãi suất tín dụng thời kỳ 1992 - 1995 so với thời kỳ trước 1992 có thể được nhìn nhận dưới các mặt sau: - Cơ chế lãi suất thực dương, lãi suất cho vay bình quân lớn hơn lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền gửi lớn hơn tỷ lệ lạm phát. NHNN chỉ quy định khung lãi suất tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng linh hoạt hơn. Mặt khác, NHNN còn cho phép các TCTD huy động và cho vay theo lãi suất thoả thuận đối với các dự án có hiệu quả, chủ yếu là đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ nông dân. Đây là bước khởi đầu đánh dấu tiến trình tự do hoá lãi suất trong các lần điều chỉnh cơ chế lãi suất sau này. - Xoá bỏ quy định lãi suất phân biệt giữa các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế, đưa lãi suất biến động tiến sát với lãi suất thị trường phù hợp với quan hệ cung - cầu về vốn; rút ngắn khoảng cách chênh lệch bất hợp lý giữa lãi suất cho vay ngắn hạn với lãi suất cho vay trung và dài hạn, giữa lãi suất nội tệ với lãi suất ngoại tệ. - Bỏ bao cấp qua lãi suất, thúc đẩy các TCTD chuyển sang hạch toán kinh doanh, hạn chế việc ngân sách phải cấp bù lỗ lãi suất cho ngân hàng, đồng thời giúp các doanh nghiệp có cơ sở xác định thực chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. b) Tuy nhiên, cơ chế lãi suất tín dụng thời kỳ này cũng bộc lộ những tồn tại chủ yếu sau: - Quá trình điều hành cơ chế lãi suất còn thiếu linh hoạt, chưa điều chỉnh kịp thời khung lãi suất để phù hợp với tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Tăng trưởng kinh tế thời kỳ này bình quân hơn 8%, lạm phát được kiềm chế ở mức 2 con số, riêng năm 1993 ở mức 1 con số nhưng lãi suất vẫn giữ nguyên ở mức quá cao. - Lãi suất cho vay còn cao so với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này được dễ ràng nhận thấy khi tỷ suất lợi nhuận bình quân của các ngành Công - Nông nghiệp và Dịch vụ từ 1992 - 1995 chỉ ở mức 5,15 - 12%, trong khi lãi suất cho vay bình quân ở mức 12 - 21%/năm. - Lãi suất cho vay trung và dài hạn còn thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, TCTD không mạnh dạn mở rộng cho vay trung và dài hạn do lo rủi ro. Điều này không phù hợp với cơ chế thị trường. - Lãi suất đồng Việt Nam và ngoại tệ còn khoảng cách chênh lệch khá lớn. Điều này gây bất lợi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vì họ phải vay đồng Việt Nam với mức lãi suất cao trong khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ thấp, xuất hiện tình trạng vay vốn ngoại tệ lòng vòng giữa các doanh nghiệp, NHTM với nhau để hưởng chênh lệch lãi suất, đẩy cầu ngoại tệ tăng cao. - Bên cạnh cơ chế khung lãi suất là cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận bằng nguồn vốn huy động kỳ phiếu, trái phiếu của NHTM. Do vậy, nhiều TCTD, nhất là các NHTMCP cho vay bằng các nguồn vốn khác cũng áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận, do đó đẩy mặt bằng lãi suất lên cao vượt quá khung lãi suất cho vay quy định của NHNN. 2.3 CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT THỜI KỲ TỪ 1996 ĐẾN 2000 2.3.1 Thực trạng chính sách lãi suất thời kỳ này Trong giai đoạn này, Ngân Hàng Nhà Nước đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng về lãi suất , nhằm từng bước tự do hóa lãi suất theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Chính sách lãi suất trần và chính sách lãi suất sàn từng bước được đổi mới để thích ứng với sự phát triển kinh tế . Năm 1996 , chính sách lãi suất có sự thay đổi lớn, mức lãi suất đã được hạ xuống còn 2,1% -1,75%/tháng, kèm theo quy định mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tối đa không được quá 0,35%. Năm 1997-1998, Ngân Hàng Nhà nước đã không xiết chặt kiểm soát lãi suất mà lại có vẻ nới lỏng chính sách lãi suất, trần lãi suất được nâng lên, các Ngân hàng Thương mại có thể tăng lãi suất tiền gửi để huy động vốn và quy định giới hạn chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi ở mức 0,35%/tháng. Giảm lãi suất cho vay bình quân tối thiểu là 0,35%/tháng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thực hiện chủ trương của Quốc hội, theo chỉ đạo của Chính phủ ngày 28/12/1997 Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước đã kí quyết định số 381/QĐ-NH1về việc điều chỉnh lãi suất tín dụng với nội dung bắt đầu được thực hiện từ ngày 1/1/1998 , theo đó quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn là 1,75%/tháng và trần lãi suất cho vay trung và dài hạn là 1.7%/tháng, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại quy định trên cơ sở chênh lệch lãi suất huy động bình quân và lãi suất cho vay bình quân không quá 0,35%/tháng . Quyết định này đạt được một bước tiến quan trọng về quản lý lãi suất, giao quyền chủ động cho các ngân hàng thương mại trong việc điều hành lãi suất theo tín hiệu của thị trường, theo quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường , hoàn cảnh riêng của từng ngân hàng thương mại, từng khu vực kinh tế . Qua việc thực hiện quyết định số 381/QĐ-NH, hầu hết các Ngân hàng Thương mại đã thực hiện tốt trần lãi suất cho vay là 1,75%/tháng, nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng tiếp tục tăng lên, đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế . Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy một điều rằng, nguồn vốn của các ngân hang thương mại tăng mạnh, chủ yếu là gia tăng nguồn vốn ngắn hạn và dẫn đến một hiện tượng là một số ngân hàng thương mại quốc doanh thừa vốn nhắn hạn trong khi vốn trung và dài hạn lại bị thiếu một cách nghiêm trọng . Năm 1998, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ba lần điều chỉnh giảm mức lãi suất trần. Quyết định số191/QĐ-NH1 ban hành ngày 15/7/1998 theo đó trần lãi suất cho vay ngắn hạn giảm xuống còn 1,6%/tháng , trung dài hạn xuống 1,65%/tháng . Quyết định số 225/QĐ-NH1 ban hành ngày27/8/1998 hạ trần lãi suất cho vay ngắn hạn xuống còn 1,5%/tháng , trung dài hạn 1,55%/tháng . Quyết định số 266/QĐ-NH1 ban hành ngày 27/9/1998 giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn xuống 1,25%/tháng , trung dài hạn là 1,35%/tháng . Như vậy, chúng ta thấy trần lãi suất cho vay ngắn hạn của các tổ chúc tín dụng không ngừng điều chỉnh giảm cùng với sự giảm xuống của tỉ lệ lạm phát lãi suất cho vay trung dài hạn giảm nhưng tăng trưởng đối với lãi suất ngắn hạn, điều này là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và nguyên lý chung . Các quyết định đảm bảo được cả ba lợi ích : lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung, của người gửi tiền và các tổ chức tín dụng . Đặc biệt, đáng chú ý là lần đầu tiên việc quy định chênh lệch lãi suất đã thúc đẩy các tổ chức tín dụng đi vào cạnh tranh trong kinh doanh tiền tệ, thay vì quy định từng lãi suất cụ thể đối với từng nguồn cụ thể như trước đây, Ngân hàng Nhà nước chỉ khống chế chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân , các tổ chức tín dụng được tự chủ ấn định các mức lãi suất huy động cụ thể . Chính sách này đã khuyến khích hoạt động tín dụng phát triển tăng trưởng kinh tế cao , tạo việc làm và kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Cho đến tháng 1 năm 2000 Ngân hàng Nhà nước có thêm hai lần điều chỉnh lãi suất đó là: - Quyết định số 179/QĐ-NH ban hành ngày 28/5/1999 hạ trần lãi suất xuống 1,00%/tháng , trung dài hạn là 1,10%/tháng . - Quyết định số 39/QĐ-NH1 ban hành ngày 17/1/2000 tăng dần lãi suất cho vay ngắn hạn lên 1,2%/tháng, trung và dài hạn là 1,25%/tháng . Cùng với Quyết định trên, Ngân hàng Nhà nước còn quy định các mức lãi suất ưu đãi cho vay phục vụ người nghèo (0,8%/tháng) cho vay với các tổ chức kinh tế và dân cư thuộc vùng núi cao 0,5 0,6%/tháng, cho vay học sinh, sinh viên 0,7%/tháng, lãi suất nợ quá hạn 150% mức lãi suất trần cho vay cùng loại. Quy định lãi suất tiền gửi ngoại tệ tối đa của các tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng không kỳ hạn là 1,5%/năm, kỳ hạn 6 tháng 4%/năm, kỳ hạn trên 6 tháng là 3,5%/năm . Mặt khác, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, nên nền kinh tế tăng trưởng thấp. Nhưng về chính sách lãi suất chưa áp dụng hoàn toàn theo cơ chế thị trường nên lãi suất Việt Nam đồng vẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ lạm phát . Năm 2000 do có thiểu phát nên lãi suất đã được điều chỉnh giảm chút ít, nhưng xem xét lãi suất thực dương thì lại không phải giảm mà tăng lên. Tỷ lệ lãi suất dương chia cho tỷ lệ lạm phát năm 1996 là 120%, năm 1997 là 175%, năm 1998 là 11,6% ,năm 1999 là 5350% và năm 2000 thì quá cao trên 6000%. Điều này lý giải vì sao giai đoạn này thiểu phát. 2.3.2 Đánh giá những tác động của chính sách lãi suất tới nền kinh tế a) Những mặt tích cực - Đảm bảo sự phù hợp , ổn định giữa lãi suất huy động và chỉ số lạm phát, giữa lãi suất đầu ra với lãi suất huy động. Do đó, lãi suất thực dương đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền . - Trần lãi suất cho vay tối đa liên tục được điều chỉnh giảm kết hợp với từng bước nới lỏng các điều kiện vay vốn (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, công chứng…) nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế và nền kinh tế tăng trưởng cao, Đồng thời, lãi suất thấp phù hợp hơn với tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. - Chính sách lãi suất kết hợp với nhiều biện pháp, nhằm tăng nhanh khối lượng vốn huy động và cho vay, để tạo ra khối lượng vốn cho đầu tư phát triển kinh tế,xã hội - Điều chỉnh các mức lãi suất ưu đãi phù hợp để ưu tiên phát triển kinh tế những vùng khó khăn như: vùng núi, hải đảo, tầng lớp khó khăn như nông dân, học sinh đi học - Chính sách lãi suất tiếp tục được điêù chỉnh theo hướng tự do hoá, quyền chủ động các Ngân hàng Thương mại ngày càng được nới lỏng, Nhà nước giảm dần sự can thiệp quá sâu tạo điều kiện ban đầu cho việc lãi suất được hình thành theo quy luật cung cầu trên thị trường. b) Những mặt hạn chế - Lãi suất thực thường xuyên biến đổi do lạm phát thay đổi thường xuyên, Nhưng lãi suất huy động lại không được điêù chỉnh kịp thời. Do đó, thu nhập thực tế của người gửi tiền bấp bênh, không ổn định - Chính sách lãi suất vẫn còn mang tính chính sách xã hội, nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại, chưa xem xét đến mức độ rủi ro của các tổ chức tín dụng khi gặp phải trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - Trong suốt thời gian dài vẫn tồn tại chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ và gây khó khăn trong việc thu hút vốn ngoại tệ từ lưu thông về , tạo trục trặc cho những người vay vốn ngoại tệ từ ngân hàng . 2.4 GIAI ĐOẠN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CÓ NHIỀU ĐỔI MỚI THEO HƯỚNG TỰ DO HOÁ (NĂM 2000- ĐẾN NAY) 2.4.1 Tình hình quản lý lãi suất giai đoạn này Trước năm 2000, Ngân hàng Nhà nước ấn định mức giá trần cho vay như đã nêu trên. Thời điểm năm 1999, khi Ngân hàng Nhà nước giảm mức lãi suất trần xuống cho phù hợp với tình hình lạm phát, các Ngân hàng thương mại không điều chỉnh kịp dẫn đến việc lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân vượt trần lãi suất. Trước tình hình đó tháng 8 năm 2000, Ngân hàng Nhà nước thay thế trần lãi suất bằng một cơ chế mới trong đó lãi suất cho vay nội tệ của ngân hàng được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản do Nhà nước công bố. Các ngân hàng không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản cộng biên độ 0.3%/ tháng đối với vốn ngắn hạn và 0.5%/ tháng đối với vốn trung và dài hạn. Về bản chất, cơ chế lãi suất cơ bản không khác gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây. Tuy nhiên, lãi suất cơ bản cộng biên độ cao hơn trần lãi suất cũ rất nhiều, đây là cơ sở cho các ngân hàng thực hiện việc thoả thuận lãi suất với khách hàng để ấn định mức lãi suất cho ngân hàng mình. Trên thực tế, lãi suất cho vay của các ngân hàng luôn cao hơn mức lãi suất cơ bản nhưng biến động theo lãi suất cơ bản. Thể hiện năm 2000 và năm 2001, khi Ngân hàng Nhà nước giảm mức lãi suất cơ bản thì lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại có xu hướng giảm theo. Cũng trong thời gian này lãi suất tiền gửi tăng lên, chính sự cạnh tranh của các ngân hàng đã giảm sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Tới tháng 11 năm 2001, lãi suất cho vay ngoại tệ được tự do hoá, cho phép người đi vay có thể thương lượng lãi suất với ngân hàng nội địa cũng như các ngân hàng nước ngoài. Đến tháng 6 năm 2002, lãi suất đồng Việt Nam cũng được tự do hoá, ngân hàng được phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở tự thẩm định và thương lượng với khách hàng. Ngay khi áp dụng chính sách lãi suất mới này, các ngân hàng tăng lãi suất huy động và mức lãi suất cho vay cũng nhích dần lên. Thời điểm này, lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước chỉ mang tính chất tham khảo. Nguyên tắc điều hành lãi suất của ngân hàng là lãi suất do thị trường quyết định. Ngân hàng Nhà nước chỉ có tác động nhất định hạn chế để thị trường không có biến động đột biến. Năm 2004, tình hình Thế giới có nhiều biến động, giá thành nguyên vật liệu tăng mạnh tạo ra chi phí đẩy làm cho giá cả tăng nhanh, lạm phát gia tăng. Lãi suất tăng không theo kịp lạm phát, đồng tiền mất giá, làm cho lạm phát càng gia tăng. Đến 6 tháng đầu năm 2005, chỉ số giá tăng so năm 2004 là 8.6%, như vậy đã làm cho lãi suất thực tế trong 2 năm này ở mức âm. Lạm phát cao ở nhiều nước, Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất lên cao cũng trực tiếp ảnh hưởng đến tình hình lãi suất ở Việt Nam. Năm Lãi suất cho vay (%/năm) Lạm phát (%/năm) Lãi suất cho vay thực tế (%/năm) Tỷ lệ LSCVTT/TP (%) 2001 9.0 0.8 8.2 1052.0 2002 9.2 4.0 5.2 130.0 2003 9.6 3.0 6.6 220.0 2004 10.0 9.5 0.5 5.2 Tình hình lãi suất cho vay qua các năm 2001-2004 Năm Lãi suất huy động (%/năm) Lạm phát (%/năm) Lãi suất huy động thực tế (%/năm) Tỷ lệ LSHĐTT/TP (%) 2001 5.4 0.8 4.6 575.0 2002 6.0 4.0 3.0 50.0 2003 6.2 3.0 3.2 106.6 2004 6.2 9.5 -3.3 -34.74 Tình hình lãi suất huy động qua các năm 2001-2004 Trước tình hình năm 2004-2005 có nhiều diễn biến, giá cả tăng, nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế cũng tăng, Ngân hàng nhà nước không tăng mức lãi suất, chủ trương giữ ổn định cả lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu, chính sách được áp dụng để kìm chế lạm phát hện này đó là mức dự trữ bắt buộc. Loại lói suất Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng  Lói suất cơ bản 0,65%/tháng (7,8%/năm) 1426/QĐ-NHNN ngày 30/9/2005 01/10/2005 Lói suất tái cấp vốn 6,00%/năm 316/QĐ-NHNN ngày 25/3/2005 01/04/2005 Lói suất chiết khấu 4,00%/năm 316/QĐ-NHNN ngày 25/3/2005 01/04/2005 Mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước áp dụng với các Ngân hàng thương mại ______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________Tho____________________________________________________________________________________________________________________________ 2.4.2 Đánh giá những tác động của chính sách lãi suất tới nền kinh tế: Sau khi thực hiện tự do hoá lãi suất, do sự cạnh tranh của các ngân hàng, đã đẩy mức lãi suất cho vay và huy động của các ngân hàng tăng dần lên. Dẫn đến mức lãi suất thực tế trong 3 năm 2001-2003 khá cao. Trên thực tế cho thấy lãi suất giờ đây đã phản ánh đúng hơn cung cầu trên thị trường vốn vay, các ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường và sẽ đẩy mạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChính sách lãi suất & tác động của nó đến nền kinh tế thị trường.doc
Tài liệu liên quan