Tiểu luận Chính sách mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam

Mục Lục

I. Giới thiệu chung 3

1. Cổ phiếu quỹ là gì ? 3

2. Mục tiêu của chính sách mua lại cổ phiếu. 4

3. Các chính sách mua lại CP phổ biến. 7

II. Hoạt động mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam 11

1. Các quy định của Nhà nước về chính sách mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp 11

2. Thực trạng hoạt động mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam 15

3. Một số ý kiến đánh giá 16

Tài liệu tham khảo 20

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4601 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chính sách mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hùng Cường 17 - Đặng Trung Kiên 18 - Nguyễn Tùng Lâm 32 - Lê Huy Quyết 35 - Vũ Văn Thiên Giáo viên hướng dẫn : Thạc sỹ Nguyễn Thúy Anh Mục Lục I. Giới thiệu chung 3 1. Cổ phiếu quỹ là gì ? 3 2. Mục tiêu của chính sách mua lại cổ phiếu. 4 3. Các chính sách mua lại CP phổ biến. 7 II. Hoạt động mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam 11 1. Các quy định của Nhà nước về chính sách mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp 11 2. Thực trạng hoạt động mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam 15 3. Một số ý kiến đánh giá 16 Tài liệu tham khảo 20 I. Giới thiệu chung 1. Cổ phiếu quỹ là gì? Cổ phiếu (CP) quỹ là CP do công ty đại chúng đã phát hành và được chính công ty mua lại bằng nguồn vốn hợp pháp. Nguồn tiền để mua thường lấy từ các quỹ phát triển kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp.... Một số điểm đáng lưu ý về CP ngân quỹ và giao dịch CP ngân quỹ: + CP ngân quỹ không được tính là CP đang lưu hành của công ty phát hành và sẽ được tái lưu hành khi công ty bán ra. Tổng số CP lưu hành bằng số CP đã phát hành - số CP ngân quỹ sẽ giảm đi khi công ty mua lại CP làm CP ngân quỹ và sẽ tăng lên khi công ty bán ra tái phát hành CP ngân quỹ. Số lượng CP lưu hành thay đổi, sẽ có ảnh hưởng tới tổng lượng cung trên thị trường và do đó, sẽ ảnh hưởng tới giá CP. + CP ngân quỹ không được chia cổ tức và người nắm giữ CP này không có những quyền như khi nắm giữ các CP khác. Lượng tiền công ty dùng để chi trả cổ tức chỉ được chia cho số CP lưu hành chứ không chia cho số CP ngân quỹ. Ngoài ra, nhà đầu tư không được hưởng một số quyền khác khi nắm giữ CP ngân quỹ như quyền biểu quyết hay đặc biệt là quyền được chia thêm CP mới phát hành. + Chỉ số giá của thị trường thay đổi khi có giao dịch của tổ chức phát hành: Lượng CP lưu hành của công ty thay đổi khi có giao dịch CP ngân quỹ, dẫn tới thị giá của công ty và do đó tổng giá trị của toàn thị trường cũng thay đổi. Về lý thuyết, cần phải tính lại chỉ số giá của toàn thị trường. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam việc tính lại chỉ số giá VN-Index khi có giao dịch CP ngân quỹ chưa được thực hiện. Nhiều doanh nghiệp niêm yết mua lại CP của chính mình làm CP quỹ. 2. Mục tiêu của chính sách mua lại cổ phiếu Trường hợp 1: Công ty có một lượng tiền nhàn rỗi mà chưa có kế hoạch đầu tư hiệu quả. Thay vì trả cổ tức cho các cổ đông, công ty mua lại CP đã phát hành làm số lượng CP đang lưu hành giảm, dẫn đến tỉ lệ sinh lời trên mỗi CP EPS sẽ tăng lên nếu công ty vẫn duy trì tốt hoạt động kinh doanh và do đó, sẽ có lợi cho các cổ đông hiện hữu. Ngoài ra, về phía các nhà quản lý công ty, họ cũng kỳ vọng vào việc giá CP sẽ tăng lên trong tương lai khi mua lại CP làm CP ngân quỹ. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, việc mua lại CP đã phát hành làm giảm lượng tiền và do đó làm giảm cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Ðiều này có thể sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của công ty trong thời gian tới. Trường hợp 2: Theo các nhà quản lý công ty, CP của công ty đang bị đánh giá thấp. Việc công ty mua lại CP sẽ làm giảm lượng cung, do đó thường có ảnh hưởng tốt tới biến động giá CP trên thị trường. Ðây là cách can thiệp của một số công ty khi giá CP đang giảm. Trường hợp này đã từng diễn ra ở Việt Nam trong thời kỳ giá các CP có chiều hướng đi xuống, chất lượng mua sụt giảm. Những lệnh đặt mua CP của chính tổ chức phát hành đã làm cho giao dịch trên thị trường sôi động hơn, đồng thời giúp giá CP không xuống dốc nhanh. Các công ty sẽ tiến hành mua ngược (repurchase) CP vì một số lý do sau đây. Thứ nhất, khi một công ty nhận thấy CP của họ đang đuối giá trên thị trường chứng khoán công ty sẽ tiến hành mua lại CP, nhờ đó đẩy giá CP lên. Thứ hai công ty mua lại CP để thưởng cho các nhân viên cấp cao dưới dạng quyền mua CP, như một biện pháp khích lệ. Trên bảng cân đối kế toán, CP quĩ được ghi vào mục vốn cổ đông (shareholder equity) nhưng mang giá trị âm. Về lý thuyết, việc mua vào cổ phiêu quỹ sẽ làm giảm lượng CP đang lưu hành, hạn chế cung trên thị trường. Nếu xu hướng này thể hiện mạnh và phổ biến sẽ tạo một sức hút cần thiết khi nguồn cung đang bội thực. Khi mua vào CP quỹ, doanh nghiệp gián tiếp khẳng định dược hiệu quả hoạt động của mình tốt; bởi theo quy định hiện hành, tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp không thua lỗ và không có nợ quá hạn mới được thực hiện. Mặt khác, việc mua vào đồng nghĩa với nhận định giá CP đó đang ở mức hấp dẫn hoặc thấp hơn giá trị thực, tạo một cơ sở tham khảo cho nhà đầu tư. Mức giá đó cũng được xem là cơ hội để doanh nghiệp mua vào đầu tư để có thể thu lợi bán ra khi giá tăng trở lại. Đáng chú ý là phần lãi từ CP quỹ không được coi là lợi nhuận và doanh nghiệp không phải nộp thuế. Mặc dù việc mua lại CP làm gia tăng lãi suất đối với từng CP nhưng không phải vì thế mà giá trị của công ty sẽ được nâng cao. Rốt cục công ty đã phải xuất tiền để mua CP và các nhà đầu tư sẽ điều chỉnh việc đánh giá CP tương ứng.Vì vậy, nếu chỉ vì mục đích làm gia tăng lãi suất đối với từng CP mà tiến hành mua lại CP thì biện pháp đó chưa hẳn là hợp lý. Việc mua lại CP quỹ chủ yếu nhằm ổn định lòng tin của nhà đầu tư Việc mua lại CP của công ty sẽ ảnh hưởng đến giá trị của công ty trên hai phương diện. Trước hết, việc đó phản ánh kế hoạch hoạt động của công ty, kể cả trong trường hợp công ty không có chủ trương công bố rộng rãi kế hoạch đó. Mặt khác, nếu công ty phải vay vốn để mua lại CP thì cơ cấu vốn của công ty sẽ thay đổi một cách đáng kể. Các quyết định về sách lược tài chính của một công ty phản ánh những nhận định của cấp quản lý công ty về tương lai của công ty đó. Việc thông báo mua lại CP chứng tỏ rằng công ty rất tin tưởng vào triển vọng kinh doanh của mình và cho rằng mua lại CP chính là phương pháp đầu tư tối ưu. Việc mua lại CP cũng có thể có nghĩa là công ty chưa có cách nào sử dụng kinh phí của mình tốt hơn.Với nhận định như vậy, các cổ đông có thể bán bớt CP của họ và điều đó ảnh hưởng xấu đến khả năng tăng giá CP của công ty. Chẳng hạn, IBM không thu được lợi ích gì đáng kể qua việc bỏ ra 27 tỷ USD để mua lại CP của mình trong những năm 1995 - 2000, hơn nữa điều đó lại khiến cho các nhà phân tích thêm băn khoăn về khả năng tiếp tục chinh phục thị trường của Công ty này. Mặt khác, nếu bản thân các nhà quản lý của công ty cũng tham gia mua lại CP thì đến khi họ bán những CP đó, người ta sẽ cảm thấy rằng thậm chí cả cấp quản lí của công ty cũng không yên tâm về giá trị của các CP này. Thật vậy, nếu CP có thể sinh lợi thì cớ sao lại bán nó đi? 3. Các chính sách mua lại CP phổ biến. 3.1. Các hình thức mua lại cổ phần: Các doanh nghiệp thực hiện các chương trình mua lại cổ phần theo một số cách thức: Chào mua với giá cố định. Mua lại CP trên thị trường mở Mua lại CP theo hình thức đấu giá kiểu Hà Lan Phân phối quyền bán lại có khả năng chuyển nhượng Mua lại CP mục tiêu. 3.1.1. Chào mua với giá cố định Mua trực tiếp từ các cổ đông của mình bằng một cách đưa ra một giá đệm (thường cao hơn giá thị trường). Chẳng hạn như ở Mỹ, chênh lệch giữa 2 mức giá này thường là 20 - 25%. Tỷ lệ cổ phần mà công ty dự kiến mua lại thường dao động trong phạm vi 15 – 19% tổng số cổ phần đang lưu hành, và chương trình mua lại cổ phần thường kéo dài trong vòng 3 – 4 tuần. Nếu số lượng cổ đông chào bán lớn hơn lượng dự tính, thì công ty có thể mua lại nhiều hơn số cổ phần ban đầu định mua (Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính). Trong trường hợp số cổ đông chào bán quá ít, doanh nghiệp có thể mua lại số cổ phần đó và kéo dài thời gian chào mua hoặc hủy bỏ kế hoạch mua lại CP. 3.1.2.  Mua lại CP trên thị trường mở: Mua cổ phần ở thị trường tự do, hay có thể thương lượng riêng để mua lại từ những người nắm giữ lượng lớn các cổ phần như là các định chế chẳng hạn. Doanh nghiệp có thể thực hiện việc mua lại theo kiểu này với thời gian dài, hàng tháng – thậm chí là hàng năm, mà chỉ mua với giá thị trường. Do đó hình thức mua này ít mang tính chất đột ngột hơn, và hiệu quả báo hiệu của nó có thể thấp hơn việc mua với giá ấn định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tốn chi phí ít hơn cho chương trình mua lại này, vì họ không phải đưa ra giá cao hơn để thu hút các cổ đông hiện hữu. Về phía các cổ đông, họ có một lợi thế tiềm năng về thuế mà không có được khi nhận cổ tức bằng tiền (vì họ có thể nhận được 1 khoản lời vốn – là phần chênh lệch khi bán CP và giá mua trong quá khứ). Thông thường thì chương trình này được đưa ra khi doanh nghiệp đó vừa trải qua một thời kỳ sụt giá trên thị trường. 3.1.3. Mua lại CP theo hình thức đấu giá kiểu Hà Lan: Đây là một hình thức mới xuất hiện ở Mỹ vào những năm 1980 mà các công ty có thể thay thế cho phương thức chào mua công khai với giá cố định. Đến cuối năm 1980, mỗi năm có hơn hai mươi công ty ở Mỹ thực hiện kiểu mua lại CP qua cách này. Trong phương pháp này, doanh nghiệp xác định một biên độ giá và số CP định mua lại. Những cổ đông quan tâm đến chương trình này sẽ gửi đến công ty một đề nghị bán lại với mức giá tối thiểu mà họ có thể chấp nhận được (dĩ nhiên là mức giá này phải nằm trong biên độ giá đã xác định). Sau đó, công ty tập hợp các đề nghị chào bán này lại và sắp xếp chúng thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao để có thể mua lại số CP mong đợi với chi phí thấp. Tại Mỹ, theo điều khoản về sự công bằng trong Đạo luật về Ủy Ban Sở giao dịch chứng khoán năm 1934, mức giá này sẽ được công ty trả cho tất cả những người chào bán với một mức giá đúng mức giá mà công ty xác định mua đủ hoặc thấp hơn. Thông thường, mức giá xác định thường cao hơn giá thị trường khoảng 2%, và giá tối đa có thể đạt xấp xỉ giá mua lại trong phương pháp chào mua theo giá cố định. Và chênh lệch trong cách mua lại CP theo kiểu này so với giá thị trường (tính trung bình) thường thấp hơn so với cách mua với giá cố định. 3.1.4. Phân phối quyền bán lại có khả năng chuyển nhượng: Đây là một bước cải tiến khác trong việc mua lại CP. Theo phương pháp này, các cổ đông có quyền bán lại cho công ty ở một mức giá thực hiện xác định trong một khoảng thời gian nhất định (trước thời điểm đáo hạn). Những cổ đông không muốn thực hiện quyền bán lại có thể giao dịch các quyền chọn bán trên thị trường thứ cấp được lập ra cho mục đích này. Theo đó, các cổ đông có giá đăng ký bán lại CP cao có thể bán quyền cho các cổ đông có giá đăng ký thấp để thu 1 khoản  tiền. Mặt khác, do chỉ có những cổ đông đặt giá bán lại ở mức thấp mới bán được CP mà họ đang nắm giữ cho công ty nên tổng các khoản thuế (đánh vào thu nhập từ lời vốn) mà cổ đông phải chịu giảm đi và chi phí cho việc thực hiện mục tiêu thâu tóm không tăng lên. 3.1.5. Mua lại CP mục tiêu: Là phương pháp mua lại CP nhằm vào một mảng cổ đông nhất định. Một trong những đối tượng của phương pháp này có thể là các cổ đông nhỏ. Mục đích của việc này là giảm thiểu chi phí cho việc phục vụ các tài khoản nhỏ. Trên thị trường Mỹ, thực tế cho thấy mức giá đưa ra cao hơn mức giá thị trường khoảng 10%. Tuy nhiên, phần nhiều phương pháp này lại nhắm vào một cổ đông duy nhất nắm giữ 1 lượng lớn CP. Trong trường hợp đó, các điều khoản cụ thể của giao dịch mua lại CP được thỏa thuận giữa công ty và cổ đông, do đó cổ đông mục tiêu thường được hưởng những khoản ưu đãi nhất định, chẳng hạn như họ có thể được trả cao hơn giá thị trường 13%. Hình thức này thường xảy ra khi có sự tranh giành quyền kiểm soát công ty. So sánh cơ bản Chi phí >Pm Thời gian Hiệu quả Đấu giá kiểu Hà lan 2% Xác định Cao nhất Phân phối quyền bán lại có khả năng chuyển nhượng 3-5% Xác định Cao nhì Mua lại CP mục tiêu 13% Ngắn Cao Mua trên thị trường mở 0% Dài Cao Mua với giá cố định 20-25% Xác định Khá cao Kết luận: Tùy vào tình hình của doanh nghiệp mà lựa chọn những hình thức khác nhau để đem lại hiệu quả cao nhất, nhưng nhìn chung, hình thức mua lại theo kiểu Hà Lan là hiệu quả hơn hẳn. II. Hoạt động mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam. 1. Các quy định của Nhà nước về chính sách mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp: (thông tư số 18/2007/TT-BTC ngày 13 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn việc mua, bán lại CP và một số trường hợp phát hành thêm CP của các công ty đại chúng) 1.1. Báo cáo và công bố thông tin (điều 4 TT18/2007/TT-BTC) Điều 4 4.1. Công ty đại chúng mua lại CP, bán CP quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản đồng thời công bố thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 7 ngày trước ngày thực hiện việc mua lại hoặc bán. Báo cáo và công bố thông tin bao gồm nội dung chủ yếu sau: a. Mục đích mua lại CP hoặc bán CP quỹ; b. Số lượng CP tối đa dự kiến mua lại hoặc bán; c. Nguồn vốn để mua lại; d. Nguyên tắc xác định giá; đ. Thời gian thực hiện giao dịch; e. Tên công ty chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch; g. Giá nêu trong bản công bố thông tin (nếu có). 4.2. Trong trường hợp công ty công bố giá mua lại thì giá mua lại phải được ghi rõ là giá dự kiến. Giá mua lại được xác định và công bố trước ngày thực hiện việc mua lại. 4.3. Công ty đại chúng có CP niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán, khi mua lại CP của chính mình, bán CP quỹ phải đồng thời báo cáo Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán và thực hiện công bố thông tin trên phương tiện công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán. Thời điểm báo cáo, công bố thông tin như quy định tại điểm 4.1. 1.2. Điều kiện mua lại CP Theo thông tư số 18/2007/TT-BTC ngày 13 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn việc mua, bán lại CP, công ty đại chúng mua lại CP của chính mình để làm CP quỹ phải đáp ứng các điều kiện sau: Điều 1: 1.1. Có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua đối với trường hợp mua lại trên 10% nhưng không quá 30% tổng số cổ phần đã phát hành, hoặc Nghị quyết của Hội đồng quản trị thông qua đối với trường hợp mua lại không quá 10% tổng số cổ phần đã phát hành trong mỗi 12 tháng. Trường hợp Công ty đại chúng mua lại CP của chính mình dẫn đến số lượng CP quỹ đạt tới 25% trở lên trong tổng số CP đang lưu hành của công ty, Công ty phải thực hiện chào mua công khai theo quy định của Luật Chứng khoán và hướng dẫn tại Mục III của Thông tư 18. Có đủ vốn để mua lại CP quỹ từ các nguồn sau: a. Nguồn thặng dư vốn; b. Lợi nhuận để lại; c. Các nguồn khác theo quy định của pháp luật. Có phương án mua lại trong đó nêu rõ thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá. 1.3. Các trường hợp không được thực hiện việc mua lại CP của chính mình. 2.1. Công ty không được thực hiện việc mua lại CP của chính mình trong các trường hợp sau: a. Đang kinh doanh thua lỗ hoặc đang có nợ quá hạn; b. Đang trong quá trình chào bán CP để huy động thêm vốn; c. Đang thực hiện tách, gộp CP; d. CP của công ty đang là đối tượng chào mua công khai. 2.2. Công ty không được mua cổ phần của các đối tượng sau làm CP quỹ: a. Người quản lý công ty; vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột của cá nhân đó; b. Người sở hữu cổ phần có hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty; c. Cổ đông có cổ phần chi phối, trừ trường hợp nhà nước thực hiện bán bớt cổ phần để giảm tỷ lệ sở hữu. 1.4. Thực hiện giao dịch Điều 5: 5.1. Công ty đại chúng có CP niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán, khi thực hiện mua lại CP của chính mình, bán CP quỹ phải tuân thủ các quy định về mua lại CP và bán CP quỹ của Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán. 5.2. Công ty đại chúng không có CP niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán, khi mua lại CP chỉ được thực hiện thông qua một công ty chứng khoán làm môi giới, không được gây ảnh hưởng đến giá cả giao dịch, giá trị mua lại tối đa không được vượt quá 10% tổng khối lượng giao dịch của CP này trong ngày. 5.3. Công ty đại chúng phải kết thúc việc mua lại CP hoặc bán CP quỹ theo thời gian nêu trong bản công bố thông tin nhưng tối đa không quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện giao dịch. 5.4. Trong thời hạn mười ngày, sau khi kết thúc giao dịch mua lại CP hoặc bán CP quỹ, công ty đại chúng phải báo cáo kết quả giao dịch với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin ra công chúng; Trường hợp công ty không thực hiện hết số lượng CP dự kiến mua, bán lại, công ty phải báo cáo và công bố lý do không hoàn thành. Công ty đại chúng có CP niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán phải đồng thời báo cáo kết quả giao dịch với Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán. 1.5. Thay đổi giao dịch Công ty đại chúng không được phép thay đổi ý định hoặc phương án mua lại CP, bán CP quỹ như đã báo cáo và công bố thông tin ra công chúng, trừ trường hợp bất khả kháng thì phải báo cáo và công bố lý do. 1.6. Quản lý và hạch toán CP quỹ: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 2. Thực trạng hoạt động mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam Giá CP Việt Nam đã mất gần 50% so với đỉnh cao hồi tháng 3/2007 .583,45 điểm, ngang với mức điểm cách đây gần 2 năm - tháng 4/2006.Như vậy, trong tổng số 17 phiên giao dịch kể từ Tết Nguyên đán tới giờ, chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam đã giảm 15 phiên và chỉ có 2 phiên tăng giá. Trong tháng 2/2008, VN-Index đã giảm tổng cộng gần 23%. Đây không phải là những trường hợp cá biệt, trong giai đoạn thị trường chứng khoán điều chỉnh sâu thời gian qua, "trào lưu" mua lại CP làm CP quĩ bắt đầu xuất hiện khi hàng loạt công ty niêm yết đã cùng nhà đầu tư mua lại CP của mình. * Đã có hàng loạt tổ chức phát hành tham gia "trào lưu" này như Công ty CP Container VN (VSC) vừa bắt đầu mua lại 100.000 CP VSC, Công ty CP nhựa Đại Hưng (TPC) đăng ký mua vào 1 triệu CP TPC... Trước đó, từ cuối tháng 1-2008, Công ty CP Vật tư xăng dầu (COM) đã mua lại 200.000 CP COM, nâng số lượng CP quĩ của đơn vị này sau giao dịch lên gần 310.000 CP, Công ty Dược Hậu Giang (DHG) cũng hoàn tất việc mua vào CP DHG để làm CP quĩ... Một chuyên gia cho rằng cũng như việc phát hành thêm CP, chuyện một tổ chức phát hành nào đó mua lại CP của đơn vị mình để làm CP quĩ là hoạt động bình thường. Khi những nhà quản trị công ty nhận thấy giá CP cao hơn giá trị nội tại thì họ sẽ phát hành thêm để mang lại lợi ích cho các cổ đông hiện hữu. Ngược lại, khi giá CP trên thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại của chúng, công ty có thể mua lại chính CP của mình để làm CP quĩ. Thậm chí, nhiều công ty vừa phát hành CP này cũng đã có kế hoạch mua vào. Các công ty này đã không lường hết được diễn biến của thị trường, ngỡ rằng thị trường vẫn trong xu hướng đi lên nên đã tung CP ra. Thế nhưng, nay cả thị trường xìu xuống buộc họ phải "ôm" CP về để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Thế nhưng, việc này khiến một số nhà đầu tư lo vì kế hoạch kinh doanh của công ty có thể bị đảo lộn. * Ngày 15/2/2008, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cho biết, Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai (mã XMC - HOSE) sẽ mua lại CP XMC làm CP quỹ. Theo đó, Công ty sẽ uỷ quyền cho Công ty Cổ phần chứng khoán doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (SMES) mua lại 220.000 CP XMC theo giá thị trường từ nguồn vốn thặng dư vốn cổ phần của Công ty kể từ ngày 25/2/2008. * Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC, sàn Tp.HCM), mua lại 1 triệu CP KDC theo hình thức khớp lệnh từ ngày 14/2. Theo KDC, việc mua vào nhằm ổn định giá CP và sử dụng hiệu quả nguồn thặng dư vốn của doanh nghiệp. * Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV – mua 1 triệu CP), Công ty Cổ phần Văn hóa Tân Bình (ALT – mua 116.105 cổ phần)… với mục đích tăng thu nhập trên mỗi CP và làm CP quỹ. 3. 1 số ý kiến đánh giá. - Nhận xét về việc mua lại CP của các công ty niêm yết, ông Lê Đình Ngọc, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán (CTCK) Thăng Long nói: "Đây là một động thái tích cực từ phía công ty niêm yết nhằm mục đích bình ổn giá CP của công ty mình. Đối với những công ty vừa phát hành có thặng dư vốn mà chưa sử dụng thì đây là điều rất nên làm. Trong quá khứ, khi nhiều công ty niêm yết đồng loạt có các nỗ lực bình ổn giá như việc mua lại CP thì thị trường sẽ ổn định trở lại". - Ông Phạm Quang Huy - Phó tổng giám đốc CTCK Bảo Việt thì nhận định: "Người bên trong công ty là người biết rõ nhất giá trị của CP, khi thấy CP đã xuống dưới giá trị thực thì việc Hội đồng quản trị có quyết định sử dụng vốn nhàn rỗi để mua lại CP, giảm bớt lượng CP lưu hành, nhằm đảm bảo lợi ích cho cổ đông là một biện pháp tích cực trong tình hình hiện nay". Tuy nhiên, ông Huy cũng nói thêm là việc mua lại CP để tác động đến giá CP phải có đủ một số lượng lớn nhất định. Nếu số lượng mua lại quá ít, doanh nghiệp cũng không đủ tiềm lực tài chính thì việc mua lại chủ yếu là biện pháp mang tính tâm lý. - Phân tích tình hình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán SJC Huỳnh Anh Tuấn cho rằng, thông thường, khi giá chứng khoán bị điều chỉnh chạm hoặc xuống dưới giá trị thực, cũng là lúc các đơn vị niêm yết tung tiền mua lại hàng của chính mình để làm CP quỹ. Nguồn tiền để mua thường lấy từ các quỹ phát triển kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp.... Sau đó, khi thấy hài lòng với mức lãi có được, các công ty lại bán ngược ra thị trường để hưởng chênh lệnh. - Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Quỹ Đầu tư Sài Gòn (Sài Gòn Invest Group), ngoài mục đích kiếm lãi, trên thế giới, việc mua CP quỹ còn được coi là can thiệp kỹ thuật để giữ giá CP khi giá thị trường xuống quá thấp. Ông Tâm cho rằng, tại Việt Nam, thời gian qua nhiều doanh nghiệp ồ ạt phát hành thêm CP nhằm huy động vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh, khiến nguồn cung trên thị trường chứng khoán bị ứ đọng. Xét trong hoàn cảnh hiện tại, việc nhiều tổ chức niêm yết đồng loạt mua lại CP của mình sẽ góp phần tăng sức cầu cho thị trường, giúp giao dịch chứng khoán sôi động hơn. Thực tế cho thấy, vì phần lãi từ CP quỹ không được coi là lợi nhuận và doanh nghiệp không phải nộp thuế, nên nhiều công ty đã dùng số tiền huy động được từ các đợt phát hành để đầu tư tài chính, trong đó có việc mua lại sản phẩm của mình. Tuy nhiên, ông Tâm đánh giá, rủi ro có thể sẽ xảy ra khi doanh nghiệp chọn sai thời điểm mua vào, dẫn đến giá CP tiếp tục giảm sâu chứ không tăng trở lại như dự đoán. Trường hợp này, không chỉ doanh nghiệp mà cả cổ đông cũng thiệt thòi. Ông Tâm khuyến cáo, khi phát hành thêm, doanh nghiệp nên lựa chọn thời điểm cũng như có phương án thích hợp để sử dụng tốt số vốn huy động vào các dự án phát triển sản xuất kinh doanh. - Ở góc độ nhà đầu tư chứng khoán, anh Đức Tuấn, mở tài khoản tại Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, trong bối cảnh chứng khoán nhiều người bán ít người mua như hiện nay, doanh nghiệp tranh thủ mua CP quỹ cũng là một giải pháp hay. Tuy nhiên, mua lúc nào và với số lượng bao nhiêu là điều cần cân nhắc, bởi nó tác động trực tiếp đến giá CP cũng như quyết định mua bán của nhà đầu tư. - Chị Hoài Thanh, nhà đầu tư sàn Công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam không tán đồng lắm với phương pháp điều chỉnh giá CP bằng cách mua vào làm quỹ. Lý do, diễn biến giá CP phản ánh kết quả kinh doanh của chính công ty cũng như tình hình cung cầu của thị trường. Chị nói: “Giá CP tăng hay giảm là do thị trường quyết định”. - Đầu năm 2007, một số lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán cũng đã lên tiếng khuyến khích doanh nghiệp vào cuộc cùng “cứu” thị trường bằng biện pháp này, bên cạnh nhận định giá chứng khoán đang ở mức hấp dẫn mua vào. Về lý thuyết, việc mua vào cổ phiêu quỹ sẽ làm giảm lượng CP đang lưu hành, hạn chế cung trên thị trường. Nếu xu hướng này thể hiện mạnh và phổ biến sẽ tạo một sức hút cần thiết khi nguồn cung đang bội thực. Khi mua vào CP quỹ, doanh nghiệp gián tiếp khẳng định dược hiệu quả hoạt động của mình tốt; bởi theo quy định hiện hành, tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp không thua lỗ và không có nợ quá hạn mới được thực hiện. Mặt khác, việc mua vào đồng nghĩa với nhận định giá CP đó đang ở mức hấp dẫn hoặc thấp hơn giá trị thực, tạo một cơ sở tham khảo cho nhà đầu tư. Mức giá đó cũng được xem là cơ hội để doanh nghiệp mua vào đầu tư để có thể thu lợi bán ra khi giá tăng trở lại. Đáng chú ý là phần lãi từ CP quỹ không được coi là lợi nhuận và doanh nghiệp không phải nộp thuế. Thông thường, việc doanh nghiệp thực hiện mua CP quỹ sẽ tạo thêm động lực để hỗ trợ giá CP trên thị trường. Theo đó, với xu hướng mua lại đang thể hiện, thị trường sẽ có thêm động lực để phục hồi. Ở thời điểm này, đó là một nguồn lực cần thiết, cộng với kết quả kinh doanh vừa công bố hầu hết đều thuận lợi và cổ tức vào mùa, các doanh nghiệp niêm yết đang tạo nên những yếu tố hỗ trợ thị trường cụ thể và thực tế, nhất là khi các chính sách hỗ trợ vĩ mô của nhà quản lý chưa rõ ràng. Tuy nhiên, trong kế hoạch này doanh nghiệp phải tính đến rủi ro khi thị trường có thể còn tiếp tục xấu đi. Ngoài ra, bên cạnh hoạt động mua vào, thời điểm này vẫn xuất hiện nhiều thông tin bán ra của các nhân vật chủ chốt hoặc liên quan trong doanh nghiệp. Tài liệu tham khảo - Thông tư Số: 18/2007/TT-BTC : Hướng dẫn việc mua, bán lại cổ ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChính sách mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan