Mục lục
I. Quá trình hình thành của EU (1 - 8)
II. Chính sách ngoại thương của EU (8 – 26)
Chính sách thương mại, các định chế, quy định và các yêu cầu của EU
III. Tình hình kinh tế của EU (26 – 36)
IV. Quan hệ Việt Nam và EU
1. Thực trạng (35-38)
2. Những cơ sở vàng (38-39)
3. Bối cảnh mới, quan hệ mới (39-41)
4. Mối quan hệ giữa VN với 1 số nước EU (41-47)
5. Mối quan hệ giữa VN với EU thể hiện ở 1 số lĩnh vực (47-51)
a) Lĩnh vực đầu tư (47-49)
b) Văn hóa – Giáo dục (49)
c) Lĩnh vực năng lượng (49)
d) Về môi trường(49-50)
e) Dự Án MUTRAP (50-51)
V. Chính sách của EU đối với VN (51-53)
1 GSP
2 Hiệp định PCA
3 Thuế quan
VI. Tình hình xuất nhập khẩu EU_ VN (53-62)
VII. Swot
a) Điểm mạnh (63-66)
b) Điểm yếu (66-69)
c) Cơ hội (69-70)
d) Thách thức (70-73)
VIII. Kiến nghị và đề xuất (73-75)
VII. Phụ lục
1. Xuất khẩu da giày vào EU suy giảm lợi thế giá
2. Từ 1-1-2009, EU chính thức “loại” giày da Việt Nam ra khỏi GSP
3. Suy thoái kinh tế sẽ gây những khó khăn cho xuất khẩu Việt Nam sang EU trong năm 2009
4. Những khó khăn của VN khi thâm nhập thị trường EU
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách ngoại thương, tình hình kinh tế khối EU và quan hệ với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18,3% (13,6 tỉ Euro so với 11,5 tỉ Euro). Trong khi đó, mức thâm hụt thương mại với thị trường Nga tăng khá mạnh, hơn 40% (57,1 tỉ Euro so với 40,6 tỉ Euro), với Na Uy là 62,3% (37,5 tỉ Euro so với 23,1 tỉ Euro) và với Trung quốc là 3,2% (120,5 tỉ Euro so với 116,7 tỉ Euro). Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của EU gần như không thay đổi đối với Nhật Bản (25,6 tỉ Euro so với 25,7 tỉ Euro) và giảm 29% đối với thị trường Hàn Quốc (9,1 tỉ Euro so với 12,8 tỉ Euro).
Tính riêng từng nước thành viên, trong 9 tháng đầu năm 2008, các nước xuất siêu lớn nhất lần lượt là Đức (142,3 tỉ Euro), Hà Lan (31,9 tỉ Euro) và (20,2 tỉ Euro). Ngược lại, các nước nhập siêu lớn nhất là Anh (91,7 tỉ Euro), Tây Ban Nha (72,2 tỉ Euro), Pháp (50,2 tỉ Euro), Hy Lạp (27,3 tỉ Euro).
(ổng-quan-về-kinh-tế-và-thương-mại-của-EU-năm-2008/34/440)
Số liệu nhập khẩu của EU một số mặt hàng có kim ngạch và thị phần lớn từ Việt Nam
TT
Mã 8 số
Tên hàng
Nhập
từ Việt Nam
Quý I/2007
Nhập từ
Việt Nam
Quý I/2008
Tổng
nhập
của
EU
Quý
I/2008
Tỷ trọng
nhập từ
Việt Nam
của EU
Quý I/2008
Trị
giá
so với Quý I/2007 (%)
1
40012200
Cao su tự nhiên TSNR
20,65
19,1
-7,5%
242,3
7,8%
2
62019300
Áo khoác có mũ, áo phông, áo
gió và và các sản phẩm tương tự…
(trừ loại đan hoặc thêu, vest, áo jacket, áo cộc tay và quần…) nam giới
17,9
16,9
-5,6%
165
10,5%
3
62029300
Áo khoác có mũ, áo phông,
áo gió và và các sản phẩm tương tự…(trừ loại đan hoặc thêu, vest,
áo jacket, áo cộc tay và quần…)
nữ giới
13,6
14,5
+6,6%
158,6
9%
4
64021900
Giày thể thao có đế ngoài và mũi bằng cao su hoặc nhựa…
16,3
16,7
+2,4%
65,4
25,5%
5
64029993
Giày (dép) không phân biệt nam nữ,có mũi nhựa, đế ngoài nhựa
hoặc cao su,
độ dài đế trong > = 24 cm…
21,55
19,3
-10%
84
23%
6
64029998
Giày (dép) nữ đế ngoài cao su
hoặc nhựa, mũi nhựa, đế trong
dài > = 24 cm…
42,9
40,9
-4,6%
282,5
14,5%
7
64029939
Giày (dép) mũ nhựa, đế ngoài
cao su hoặc nhựa…
28,9
26,9
-7%
148
18%
8
64039991
Giày có đế ngoài cao su, nhựa hoặc da tổng hợp, mũ da …
29
27,5
-5%
115,5
23,8%
9
64039993
Giày (dép) không phân biệt nam nữ, đề ngoài cao su, nhựa
hoặc da tổng hợp, mũ da,
độ dài đế trong > = 24 cm…
45
42,5
-5,5%
159
26,7%
10
64039996
Giày (dép), đề ngoài cao su,
nhựa hoặc da tổng hợp, mũ da (không ôm mắt cá chân),
độ dài đế trong > = 24 cm… cho nam giới
58,8
60,45
+2,8%
350
17,2%
11
64039998
Giày (dép), đề ngoài cao su,
nhựa hoặc da tổng hợp, mũ da (không ôm mắt cá chân), độ dài
đế trong > = 24 cm… cho nữ giới
54,8
64,6
+18%
402
16%
12
64041100
Giày thể thao các loại (tennis,
bóng rổ, thể dục…), đế ngoài
cao su hoặc nhựa, mũ bằng chất liệu dệt
59,2
51
-13,8%
202,35
25,2%
13
64041990
Giày đế ngoài cao su hoặc nhựa,
mũ bằng chất liệu dệt (trừ loại đi trong nhà, giày thể thao các loại)
83,5
93,2
+11,6%
435
21,4%
14
64016900
Ghế khung gỗ (trừ loại có bọc)
76,55
75,4
-1,5%
204
37%
15
94036010
Đồ nội thất cho phòng ăn và
phòng khách (trừ ghế)
23,8
27,4
+15%
340,4
8%
16
94036090
Đồ nội thất gỗ (trừ loại dùng cho VP hoặc cửa hàng, bếp, phòng
ăn, phòng khách, phòng ngủ và
các loại ghế)
74,2
93,5
+26%
443
21,1%
(ố-liệu-nhập-khẩu-của-EU-một-số-mặt-hàng-có-kim-ngạch-và-thị-phần-lớn-từ-Việt-Nam/34/266)
Số liệu nhập khẩu giầy da (Mã 640) của EU từ Việt Nam
(Theo Eurostat)
Đơn vị: triệu Euro
TT
Nước
2004
2005
2006
2007
1
Anh
604,898
567,160
557,505
494,720
2
Đức
501,727
467,889
504,933
486,169
3
Bỉ
247,479
257,830
246,603
264,870
4
Italia
171,256
192,170
185,156
198,938
5
Pháp
196,286
185,724
194,222
180,891
6
Hà Lan
207,583
176,867
132,658
145,878
7
Tây Ban Nha
88,851
106,419
110,936
122,675
8
Thụy Điển
46,683
41,256
51,526
51,903
9
Áo
24,894
28,039
35,770
35,768
10
Hy Lạp
20,893
21,591
23,500
26,196
11
Slovakia
2,860
0,224
0,433
23,561
12
Đan Mạch
23,809
21,509
18,136
12,746
13
Séc
10,460
5,596
6,050
8,944
14
Ba Lan
14,501
4,863
6,900
7,534
15
Ai Len
9,803
8,815
7,118
6,241
16
Phần Lan
8,124
7,809
5,795
4,668
17
Rumani
2,499
4,274
7,597
1,807
18
Slovenia
0,769
1,242
1,712
1,580
19
Litva
0,856
1,433
2,628
1,429
20
Síp
1,810
1,034
1,492
1,233
21
Hungari
7,153
1,705
1,320
1,113
22
Bồ Đào Nha
2,166
1,371
0,818
0,736
23
Latvia
0,637
0,583
0,287
0,559
24
Manta
0,409
0,213
0,151
0,192
25
Bungari
0,952
1,402
2,154
0,177
26
Estoni
1,503
0,373
0,175
0,074
27
Luxembourg
0
0
0
0
Tổng EU (tỷ Euro)
2,2
2,11
2,11
2,08
(ố-liệu-nhập-khẩu-giầy-da-(Mã-640)-của-EU-từ-Việt-Nam/34/267)
IV. Quan hệ Việt Nam và EU
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh Châu Âu phát triển mạnh từ những năm đầu thập kỷ 90 sau khi Việt Nam ký một loạt hiệp định song phương với EU như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật ( năm 1990), Hiệp định dệt may (1994, 1996, 1997, 2000, 2003); Hiệp định giầy dép (2000).
Quan hệ hợp tác đầu tiên giữa EU và Việt Nam chủ yếu là trợ giúp người Việt Nam hồi hương. Từ 1989-1996, tổng viện trợ của EU cho mục đích này trên 110 triệu USD.
Năm 2002, EU đã thông qua chiến lược hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006, nhằm tạo điều kiện tăng tốc xoá đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển bền vững. Theo đó EU dự kiến trợ giúp 162 triệu euro tập trung vào 2 lĩnh vực:
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt hỗ trợ phát triển một số tỉnh nghèo thông qua hỗ trợ lĩnh vực giáo dục;
Trợ giúp cải cách kinh tế Việt Nam theo hướng cơ chế thị trường để nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới;
Ngoài ra, trong chiến lược hợp tác này còn có vấn đề bảo vệ môi trường, văn hoá, giáo dục, chất lượng giới tính và quản lý nhà nước có hiệu quả.
Quan hệ buôn bán thương mại Việt Nam - EU trong 10 năm từ 1990-1999 với quy mô tăng hơn 12 lần và tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 32%.. Hiện Nay,EU là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Trong đó, các lĩnh vực ngành nghề được tài trợ nhiều nhất là nông lâm thủy sản (17,58%), tài nguyên (13,15%), y tế ( 9,59%), phát triển xã hội (9,58%). Ngoài ra, các nước thành viên EU còn cung cấp vốn ODA thông qua các tổ chức tài chính đa phương.
1. Thực trạng
Theo ông Phillp Meyer,Trưởng đoàn đàm phán EU về Hiệp Định Thương mại tự do EU-ASEAN , EU muốn củng cố quan hệ thương mại với Việt Nam.Hiện Liên Minh châu Âu đang là nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam
Ông Philip Mayer.
Ông Philip Meyer đang có mặt tại Hà Nội để tiếp tục xúc tiến các vòng đàm phán về việc thiết lập Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa EU với khu vực ASEAN.
Được khởi động từ tháng 5/2007, nhưng đến nay, việc đàm phán vẫn chưa hoàn tất. Quan chức EU nói với báo giới tại Hà Nội chiều 20/1 rằng tiến triển đàm phán "rất chậm" và "ít khả quan". Một trong những vướng mắc, theo EU, đó là trình độ phát triển trong ASEAN không đồng đều, dù mức độ chào đàm phán so với các nước và khu vực khác ở mức thấp.
Giữa tháng 10/2008, sau nhiều trì hoãn, EU và ASEAN đã mở vòng đàm phán lần 6 về FTA giữa hai khu vực, trong đó Việt Nam là nước giữ vai trò điều phối cho ASEAN. EU đang kỳ vọng vòng đàm phán mới tiếp theo đang diễn ra tại Hà Nội sẽ tìm ra phương thức mới, tháo gỡ bế tắc.
Đề cập đến quan hệ thương mại Việt Nam và EU, ông Philip Mayer cho biết năm 2007, EU đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam với trao đổi hai chiều hơn 11 tỉ euro, chỉ đứng sau Trung Quốc. Với doanh nghiệp Việt Nam, EU là thị trường lớn với gần nửa tỉ dân.
"Việt Nam là đối tác quan trọng của EU cả về mặt lịch sử và quan hệ thương mại. EU là đối tác thương mại quan trọng, là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam", ông Philip Mayer nói. Ông cũng cho biết EU trông đợi Việt Nam sẽ có những bước mở cửa thị trường hơn nữa trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ.
Hiện Việt Nam và EU cũng đang xúc tiến đàm phán Hiệp định Hợp tác và Đối tác (PCA), khuôn khổ hợp tác mới giữa EU và Việt Nam trong thế kỷ XXI, thay thế Hiệp định khung về hợp tác EU và Việt Nam ký năm 1995. Trong đó cũng xác định khuôn khổ hợp tác mới về thương mại, kinh tế..giữa Việt Nam và EU.
2. Những cơ sở vàng
Năm 2007, tổng giá trị cam kết của EU dành cho Việt Nam là 948 triệu USD, trong đó gần 500 triệu USD là viện trợ không hoàn lại, chiếm 21% tổng cam kết của các nhà tài trợ.
Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là cơ sở chính cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - EU chính là sự cất cánh của cả hai nền kinh tế. Với dân số 500 triệu, 27 quốc gia thành viên EU chiếm 30% GDP, 41% thương mại và 43% đầu tư toàn cầu. Năm 2000, các nhà lãnh đạo EU đã thông qua chiến lược Lisbon nhằm biến châu Âu thành một nền kinh tế dựa trên tri thức năng động và có sức cạnh tranh nhất thế giới. Nhờ cải cách về cơ cấu, EU đã đạt mức tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức 3%/năm, thất nghiệp dần được kiểm soát ở mức dưới 7%, thấp nhất kể từ giữa thập niên 1980. Trong tương lai, kinh tế châu Âu đang chờ đợi một chu kỳ tăng trưởng mới với việc EC thông qua một kế hoạch thúc đẩy chiến lược cải cách giai đoạn 2008-2010 trên 4 lĩnh vực ưu tiên là tri thức và đổi mới, giải toả tiềm năng kinh doanh, đầu tư nguồn nhân lực và hiện đại hoá thị trường lao động, năng lượng và biến đổi khí hậu.
Phía Việt Nam cũng có những thay đổi “nóng” trong những năm qua, trong đó thành công đáng ghi nhận nhất là tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao, bình quân khoảng 8%/năm. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, trong năm 2007, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt hơn 8% và lượng FDI cam kết đạt mức kỷ lục 16 tỷ USD. Cùng với tư cách thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã trở thành một địa chỉ đầu tư hấp dẫn. Báo cáo Triển vọng đầu tư thế giới 2006 của UNCTAD xếp hạng Việt Nam là địa điểm hấp dẫn đầu tư đứng thứ 6 trên thế giới. Trong khu vực, Hội đồng Doanh nghiệp châu Á xếp Việt Nam thứ ba về hấp dẫn đầu tư đối với các tập đoàn châu Á giai đoạn 2007 – 2009. Với chiến lược hội nhập quốc tế thích hợp, Việt Nam đang dần khẳng định vai trò và tiềm năng của mình ở khu vực và trên thế giới.
3. Bối cảnh mối quan hệ mới
Mối quan hệ Việt Nam - EU được xác lập trên cơ sở Hiệp định khung về hợp tác từ năm 1995, đến nay đã hết hạn. Tuy nhiên, đây là bản hiệp định dựa trên mối quan hệ giữa một bên là các nước cung cấp viện trợ phát triển và một bên là nước nhận viện trợ, trong khi đó những bước phát triển mạnh mẽ ở cả Việt Nam và EU đã làm cán cân lợi ích giữa hai bên có sự thay đổi căn bản. Theo cựu Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EC tại Việt Nam Markus Cornaro, quan hệ EU - Việt Nam đã “phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ thương mại, hợp tác phát triển và chính trị thuần tuý”. Còn theo bà Sandra Callagan, Trưởng ban Chính trị, Kinh tế và Thương mại thuộc Phái đoàn EC tại Việt Nam, Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam - EU không còn thể hiện được mối quan hệ đối tác đã nâng lên một tầm cao mới và cần phải có một hiệp định hợp tác sâu rộng hơn giữa hai bên để thay thế.
Chính vì vậy, trong cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Uỷ viên phụ trách quan hệ đối ngoại của EC Benita Ferrero-Waldner tại Hamburg (Đức), tháng 5/2007, Việt Nam và EU đã thoả thuận tiến hành đàm phán một Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA). Đây là hiệp định được xây dựng trên cơ sở hai bên cùng có lợi, mở rộng hơn nhiều so với Hiệp định khung năm 1995, bao gồm nhiều lĩnh vực mới như nhập cư, chống tội phạm, chống khủng bố, ngăn ngừa vũ khí giết người hàng loạt...Ngoài kinh tế, PCA cũng là một hiệp định hợp tác về rất nhiều lĩnh vực quan trọng khác như trao đổi khoa học công nghệ và nghiên cứu. Trong khuôn khổ PCA, hai bên đối tác để bàn bạc không những về những khoản viện trợ mà EU sẽ tiếp tục dành cho Việt Nam hay về cách để Việt Nam sử dụng hiệu quả các khoản viện trợ đó, mà còn về những lợi ích khác mà cả EU và Việt Nam đều quan tâm.
Là một bước phát triển quan trọng và là khuôn khổ cho toàn bộ quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới, Hiệp định PCA mới giữa EU và Việt Nam sẽ thay cho Hiệp định khung về hợp tác ký năm 1995 đã hết hạn. “Đối với Việt Nam, PCA là khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ với EU, bỏ lại đằng sau mối quan hệ phụ thuộc để hướng tới một quan hệ đối tác bình đẳng hơn”, bà Sandra Callagan, Trưởng ban Chính trị, Kinh tế và Thương mại thuộc Phái đoàn EC tại Việt Nam đã nói về PCA như vậy.
Đầu tháng 10 vừa qua tại Hà Nội, hội thảo “Hiệp định đối tác và hợp tác (PCA) và triển vọng quan hệ Việt Nam – EU” đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam và Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam tổ chức như một bước chuẩn bị thiết thực cho đàm phán Việt Nam - EU về Hiệp định này. Trên cơ sở đó, đại diện các bộ, ngành, các cơ quan nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và đại diện phía EU đã đề xuất phương hướng và biện pháp phát triển quan hệ cụ thể với EU trên tất cả các lĩnh vực, xây dựng cơ sở cho hai bên tiến hành đàm phán và ký kết PCA.
4. Mối quan hệ của VN và một số nước EU
Mặc dù liên minh Châu Âu có 27 thành viên nhưng VN chỉ có quan hệ kinh tế với một số nước trong EU.Tiêu biểu một số nước sau:
Phần Lan: ”Năm 2009, thương mại hai chiều giữa hai nước sẽ vẫn tăng vì những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu vào Phần Lan chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống như hoa quả, hải sản…".(
-Mặc dù kinh tế thế giới suy giảm nhưng hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội để tiếp cận thị trường Phần Lan. Đó là khẳng định của ông Pietro Karjalainen, Tham tán Thương mại Phần Lan trong buổi giới thiệu cuốn sách “Xuất khẩu sang Phần Lan” được tổ chức m được tổ chức mới đây, tại Hà Nội.ới đây, tại Hà Nội.
Đôi nét về đất nước Phần Lan cũng như tạp quán tiêu dung của người dân nơi đây:
-Phần Lan là nước nằm ở phía Bắc của Liên minh Châu Âu (EU). Các nước láng giềng là Na Uy, Thuỵ Điển, Nga, Estonia.
-Với dân số khoảng 5,3 triệu, nhưng có tới 2/3 trong số này sống ở các đô thị. Tuy -nhiên mật độ dân số chỉ là 15,5 người/km2. GPD trên đầu người là khoảng 35.000 -Euro. -Năm 2007, Phần Lan nhập khẩu gần 60 tỷ Euro. Hơn nửa số lượng hàng hoá trên là nhập khẩu từ EU, ngoài ra là hàng hoá có xuất xứ từ các quốc gia khác như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
-Giá trị hàng hoá Phần Lan nhập khẩu trong năm 2007 từ các nước đang phát triển khoảng trên 10 tỷ Euro, chiếm 17% trong tổng số nhập khẩu. Từ năm 2004 đến 2007, tốc độ tăng trưởng cho toàn bộ hàng nhập khẩu là 13%/năm, do vậy những năm tới, xu hướng phát triển trên sẽ không có nhiều thay đổi. -Cũng trong nhiều năm qua, mức tiêu dùng của người dân tăng khoảng 3%/năm. Tính trung bình chi tiêu trong gia đình, thực phẩm chiếm khoảng 12%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm đi và nhóm hàng đang tăng lên là thiết bị nội thất, đồ dùng trong gia đình và sức khoẻ
-. Như vậy, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để tăng cường quan hệ hợp tác thương mại với Phần Lan.
-Phần Lan là thị trường có yêu cầu khá cao đối với các loại hàng hoá và rất ưa chuộng những mặt hàng mỹ nghệ. Vì thế doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên tập trung vào các mặt hàng công nghệ cao, hay những mặt hàng truyền thống có giá trị gia tăng tốt…Đây sẽ là những mặt hàng có nhiều cơ hội được người tiêu dùng Phần Lan lựa chọn.
-Bên cạnh đó, nông sản của Việt Nam cũng là sản phẩm có nhiều triển vọng xuất sang thị trường Phần Lan. Hiện ở Việt Nam có nhiều loại hoa quả mà Phần Lan không có hoặc nếu có số lượng cũng rất hạn chế. Tiếp đến là cà phê, theo thống kê, Phần Lan đang là nước có tỷ lệ sử dụng cà phê trên mỗi người cao nhất thế giới.Ngoài ra, người Phần Lan cũng rất thích hải sản nhưng tôm lại hầu như không có ở Phần Lan. Trong khi đó, những mặt hàng này Việt Nam đang có rất nhiều thế mạnh.
-Hàng xuất khẩu sang Phần Lan phải tuân thủ pháp luật không chỉ của Phần Lan mà của cả EU.
-Luật pháp của EU quy định khá rõ những điều khoản về tiêu chuẩn để bảo vệ người tiêu dùng, người lao động và môi trường. Trong đó, thực phẩm là nhóm hàng có những yêu cầu cao nhất, còn những yêu cầu cụ thể cho nhiều nhóm hàng khác có phần mềm dẻo hơn.
-Tuy nhiên, ngay từ lần đầu xuất khẩu hàng, các yêu cầu càng được thoả mãn bao nhiêu, những lần sau các doanh nghiệp sẽ càng thuận lợi khi ký kết hợp đồng xuất hàng sang Phần Lan cũng như EU.
-Trong bối cảnh hiện nay thương mại hai chiều giữa hai nước sẽ vẫn tăng vì những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu vào Phần Lan chủ yếu là những mặt hàng thiết yế Cũng theo thống kê của Phần Lan, trong những năm gần đây, hợp tác thương mại và đầu tư giữa Phần Lan và Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn ở mức từ 20-40%.
-Riêng năm 2008, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa giữa hai nước đạt 239,6 triệu USD, tăng 40% so với năm trước. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt trên 134 triệu USD và nhập khẩu là khoảng 105 triệu USD. Đây chính là cơ sở vững chắc để chúng ta có thể tin tưởng rằng, kim ngạch thương mại hai chiều của hai nước sẽ tiếp tục tăng trong năm 2009 này.
-Phần Lan đúng là một thị trường tiềm năng đối với Việt Nam. Không chỉ riêng Phần Lan, ở các nước lớn như Mỹ, Nhật, ...mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đánh giá rất cao do giá thành rẻ và chất lượng tốt, lại ít khả năng kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt so với các mặt hàng lương thực thực phẩm khác . -Tuy nhiên Việt Nam cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi đương đầu với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và Thái Lan. Vì họ có thể đáp ứng kịp thời những đơn đặt hàng lớn do hầu hết các mặt hàng mỹ nghệ của họ được làm bằng máy móc và có mô hình sản xuất tập trung. Trong khi đó Việt Nam chỉ sản xuất thủ công với quy mô nhỏ và rải rác nên rất khó có thể cung ứng được những hợp đồng với số lượng -lớn trong một thời gian ngắn.
-Nếu Việt Nam đã phát hiện ra lợi thế của mình thì nên khắc phục những khó khăn, phát huy điểm mạnh, đưa ra những kế hoạch cụ thể, sản xuất chuyên nghiệp hơn, để đánh bại các đối thủ , độc quyền nắm giữ các thị trường tiềm năng này.
Pháp
Tham tán Thương mại Việt Nam tại Pháp vừa cung cấp những thông tin mới nhất về quan hệ thương mại giữa hai nước. Chiều 3/3, tại Khách sạn Melia (Hà Nội), bên lề buổi gặp mặt các tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài, ông Phạm Xuân Yên, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Pháp cho biết tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Pháp năm 2007 đạt 1,75 tỷ Euro, tăng hơn 32% so với năm 2006 (đạt khoảng 1,5 tỷ Euro).“Đáng chú ý, năm 2007 Việt Nam xuất siêu vào Pháp 910 triệu Euro”, ông Yên nói. Cụ thể, theo số liệu ông Yên đưa ra, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Pháp năm 2007 đạt 1,33 tỷ Euro, tăng 23,39% so với năm 2006 (1,162 tỷ Euro) và dự kiến năm 2008 sẽ tăng 20,1% so với năm 2007. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Pháp là giày dép, dệt may, đồ gia dụng, thủy sản, cà phê… (xem bảng dưới bài).Ngoài ra, “hiện 13% dân Pháp, tương đương 8,3 triệu người, có mức thu nhâp dưới 660 Euro/tháng - mức thấp ở Pháp. Đây là phân khúc thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác hiệu quả”, theo lời ông Yên. Dù kim ngạch xuất khẩu là tương đối lớn, song theo ông Yên, đa phần các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Pháp vẫn là hàng gia công như giày dép, dệt may. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam chưa định vị được thương hiệu tại Pháp. Một khó khăn khác là các điều kiện về hàng rào kỹ thuật khắt khe khiến nhiều doanh nghiệp khó có khả năng đáp ứng. Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Pháp vào Việt Nam năm 2007 đạt 420 triệu Euro, tăng 47,35% so với năm 2006 (đạt 324 triệu Euro) và năm 2008 dự tính mức tăng sẽ là 20% so với năm 2007. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Pháp chủ yếu là sản phẩm điện, điện tử, dược phẩm, sản phẩm cơ khí, hóa chất, đá quý, trang sức… Pháp có tổng thu nhập quốc nội (GDP) đứng thứ 6 thế giới, hiện đạt 1.750 tỷ Euro (tính đến tháng 1/2007), với thu nhập bình quân đầu người đạt 27.301 Euro.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Pháp
Thứ tự
Mặt hàng
Kim ngạch xuất khẩu 2007
Kim ngạch xuất khẩu 2008 (dự tính)
Thay đổi so với 2007 (dự tính)
1
Giầy dép
450
510
13.3%
2
Dệt may
220
250
14%
3
Đồ gia dụng
145
190
31%
4
Thủy sản
58
75
29.3%
5
Cà phê
57
75
31%
Đơn vị: Triệu Euro / Nguồn: Tham tán Thương mại Việt Nam tại Pháp
Anh
-Nhận lời mời của Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Gordon Brown, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm chính thức nước này từ ngày 3-5/3/2008.
-Đây cũng là chặng đầu tiên trong chuyến công du 3 nước châu Âu là Anh quốc, Đức và Ireland.
-Chuyến thăm nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa hai nước đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Với khoảng 100 doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp hai nước
-Bên cạnh các cuộc gặp chính thức cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp xúc với giới doanh nghiệp, tài chính và tham dự các cuộc vận động đầu tư với những công ty của Anh.
5. Mối quan hệ giữa VN_EU thể hiện ở 1 số lĩnh vực
5.1 Lĩnh vực đầu tư
Năm 2006, EU viện trợ ODA cho Việt Nam 936,2 triệu USD) nhằm hỗ trợ trên lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, y tế .Từ nay đến năm 2013, EU cam kết sẽ dành viện trợ ODA cho Việt Nam tăng 30% (vietnamnet.vn). điển hình là Viện trợ không hoàn lại của EU tăng từ mức 373 triệu euro năm 2006 lên 375 triệu euro năm 2007, trong khi vốn vay giảm từ 426 triệu euro năm 2006 xuống còn 345 triệu euro cho năm 2007. Trong số các nước EU, Pháp cam kết ODA lớn nhất với 281,10 triệu euro, tiếp theo là Anh với 74,85 triệu euro, Đan Mạch 64,9 triệu euro..(vietbao.vn)
Quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng hơn 4 lần, EU trở thành đối tác thương mại số 1 của Việt Nam và cũng là nguồn cung cấp FDI lớn thứ hai của Việt Nam với tổng vốn đăng ký tính đến tháng 11/2007 đạt 8,4 tỷ USD.
Tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam đầu tháng 12/2007, EU tiếp tục là một trong những nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam, với tổng giá trị cam kết tài trợ năm 2008 đạt 962,8 triệu USD, tập trung chủ yếu vào ba lĩnh vực chính là xóa đói giảm nghèo, y tế-giáo dục và quản trị.
Chính sách đầu tưu nước ngoài và những điều kiện vật chất, nhất là hạ tầng cơ sở của Việt Nam, ngày càng tốt hơn đã và đang tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có các nước EU. Tổng số vốn đăng ký đầu tư của EU vào Việt Nam tính đến nay đạt tới 5.380 triệu USD với 322 dự án được cấp giấy phép. Tuy vậy, 71 dự án đã hết hạn, giải thể hoặc chuyển nhượng vốn. EU còn 251 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4.380 triệu USD, chiếm 10% vốn dự án và 12,2% vốn đăng ký của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam.
Các nước EU đầu tưu lớn vào Việt Nam gồm Pháp (104 dự án, vốn đăng ký 1.789 triệu USD), Anh (29 dự án, vốn đăng ký là 1.047 triệu USD) và Hà Lan (36 dự án, vốn đăng ký là 578 triệu USD)... Đầu tư của EU tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp như dầu khí, điện, nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, chế biến nông sản thực phẩm, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng... Các dự án đầu tư của EU nhìn chung hoạt động có hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đạt mức doanh thu 2,3 tỷ USD, thu hút hơn 23.000 lao động Việt Nam. Tuy vậy, so với tiềm năng và vốn đầu tư ra nước ngoài của EU, thì số vốn họ đầu tư vào Việt Nam còn quá nhỏ bé. Đây cũng là điều mà các nhà hoạch định chính sách và giới doanh nghiệp của Việt Nam phải suy nghĩ làm sao thu hút được thêm đầu tư của các nước EU trong thời gian tới.
5.2 Văn hóa – Giáo dục
Từ 1996 đến 1999, EU tài trợ cho chương trình "liên kết các trường đại học khoa học và kỹ thuật" do cơ quan đại học của khối các nước có sử dụng tiếng Pháp (AUF) tổ chức. Tiếp đó là dự án "hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo" với 3 hợp phần chính là hỗ trợ về thể chế, về quản lý và về sư phạm
Trong năm 1998-1999, cuộc triển lãm nghệ thuật "Việt Nam ở thế kỷ XX" đã được tổ chức thành công ở Brussels (Bỉ) và Palermo (Italy)
Ngoài những lĩnh vực hợp tác lớn nói trên, quan hệ du lịch giữa Việt Nam và EU cũng có nhiều nét nổi bật thông qua những dự án hỗ trợ ngành du lịch Việt Nam
Riêng giai đoạn 2002-2006, EU đã dành 162 triệu Euro cho các dự án hợp tác với Việt Nam. Năm 2004, EU đã trợ giúp Việt Nam 600.000 euro để phòng chống dịch cúm gia cầm.
5.3 Ỡ lĩnh vực năng lượng
EU sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách tiết kiệm năng lượng, phát triển nguồn năng lượng thay thế như khí gas tự nhiên, xây dựng nhà máy thuỷ điện và điện hạt nhân.
5.4 Về môi trường
EU sẽ hợp tác với Bộ Tài nguyên- Môi trường xây dựng chính sách trung hạn về vấn đề môi trường, thay đổi khí hậu.
EU sẽ giúp Việt Nam tiếp cận với các chuẩn mực về an toàn thực phẩm, đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp có thể bán được giá cao tại thị trường châu Âu. Pháp và EU cũng tiếp tục thúc đẩy các chương trình phát triển nông nghiệp sạch tại một số vùng ở Việt Nam.
5.5 Dự Án MUTRAP
Song hành cùng với tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách ngoại thương, tình hình kinh tế khối eu và quan hệ với việt nam.doc