Mục lục
Trang
Lời nói đầu 2
Chương 1 . Cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm của công ty Beiersdorf cho nhãn hiệu NIVEA 3
1. Khái niệm 3
2. Nội dung 4
• Quyết định về nhãn hiệu 4
• Quyết định về bao gói 5
• Quyết định về dịch vụ 6
• Chủng loại và danh mục sản phẩm 6
• Thiết kế và marketing sản phẩm mới 7
• Chu kỳ sống của sản phẩm 8
Chương 2. Thực trạng chính sách sản phẩm của công ty Beiersdorf cho nhãn hiệu NIVEA 10
1. Khái quát doanh nghiệp 10
2. Thực trạng chính sách sản phẩm NIVEA 12
• Quyết định về nhãn hiệu 12
• Quyết định về bao gói 13
• Quyết định về dịch vụ 14
• Chủng loại và danh mục sản phẩm 15
• Thiết kế và marketing sản phẩm mới 18
3. Đánh giá thực trạng 19
• Ưu điểm 19
• Nhược điểm 20
Chương 3. Giải pháp cho chính sách sản phẩm NIVEA 21
Lời kết 22
Tài liệu tham khảo 23
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4681 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách sản phẩm của công ty Beiersdof cho nhãn hiệu NIVEA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
marketing phải thông qua hàng loạt quyết định kế tiếp nhau:
Xây dựng quan niệm về bao gói: bao bì phải tuân thủ nguyên tắc nào? Nó đóng vai trò như thế nào đối với một mặt hàng cụ thể? Nó phải cung cấp những thông tin gì về sản phẩm?
Quyết định về các khía cạnh: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày và có gắn nhãn hiệu hay không? Khi thông qua các quyết định này phải gắn với các công cụ khác của marketing.
Quyết định về thử nghiệm bao gói bao gồm: thử nghiệm về kỹ thuật, thử nghiệm về hình thức, thử nghiệm về kinh doanh, thử nghiệm về khả năng chấp nhận của người tiêu dùng.
Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của bản thân công ty.
Quyết định về các thông tin trên bao gói. Tùy vào những điều kiện cụ thể mà các nhà sản xuất bao gói quyết định đưa thông tin gì lên bao gói và đưa chúng như thế nào? Thông thường những thông tin chủ yếu được thể hiện qua bao gói là:
Thông tin về sản phẩm
Thông tin về phẩm chất sản phẩm.
Thông tin về ngày, người, nơi sản xuất và các đặc tính của sản phẩm.
Thông tin về kỹ thuật an toàn khi sử dụng.
Thông tin về nhãn hiệu thương mại và các hình thức hấp dẫn để kích thích tiêu thụ.
Các thông tin do luật qui định.
C. Dịch vụ
Các nhà quản trị marketing phải quyết định bốn vấn đề liên quan đến việc cung cấp dịnh vụ cho khách hàng:
Nội dung hay các yếu tố dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi và khả năng công ty có thể cung cấp là gì? Tầm quan trọng tương đối tương đối từng yếu tố dịch vụ đó.
Chất lượng dịch vụ và công ty phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng đến mức độ nào so với các đối thủ cạnh tranh.
Chi phí dịch vụ.
Lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ: công ty tự tổ chức lực lượng cung cấp dịch vụ, dịch vụ được cung cấp bởi các trung gian buôn bán, dịch vụ do tổ chức độc lập bên ngoài công ty cung cấp.
D. Chủng loại và danh mục sản phẩm
1. Khái niệm chủng loại sản phẩm:
Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá.
2. Quyết định về bề rộng của chủng loại sản phẩm:
Bề rộng của chủng loại sản phẩm là sự phân giải về số lượng các mặt hàng thành phần theo một tiêu thức nhất đinh, ví dụ như theo kích cỡ, công suất....
Hiện tại, các công ty đều gặp phải vấn đề đặt ra là mở rộng và duy trì bề rộng của những loại sản phẩm bằng cách nào? Giải quyết vấn đề này thường có hai hướng lựa chọn:
Phát triển chủng loại:
Phát triển hướng xuống dưới
Phát triển hướng lên trên
Phát triển theo cả hai hướng trên
Bổ sung mặt hàng cho chủng loại sản phẩm. Việc bổ sung xuất phát từ những mục đích sau:
Mong muốn có thêm lợi nhuận
Để lấp chỗ trống trong chủng loại hiện có
Tận dụng năng lực sản xuất dịch vụ dư thừa
Mưu toan trở thành công ty chủ chốt với chủng loại đầy đủ.
3. Quyết định về danh mục sản phẩm:
Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các chủng loại sản phẩm và các đơn vị sản phẩm do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua. Danh mục sản phẩm được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hòa của nó.
Bề rộng của danh mục sản phẩm là tổng số các chủng loại sản phẩm do công ty sản xuất.
Mức độ phong phú của danh mục sản phẩm là tổng số những mặt hàng thành phần của nó.
Bề sâu của danh mục sản phẩm là tổng số các đơn vị sản phẩm cụ thể được chào bán trong từng mặt hàng riêng của một chủng loại.
Mức độ hài hòa của danh mục sản phẩm phản ánh mức độ gần gũi của sản phẩm thuộc các nhóm chủng loại khác nhau xét theo góc độ mục đích sử dụng cuối cùng, hoặc những yêu cầu về tổ chức sản xuất, các kênh phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó.
E. Thiết kế và marketing sản phẩm mới
1. Khái quát sản phẩm mới:
Theo quan niệm marketing, sản phẩm mới có thể là những sản phẩm mới về nguyên tắc, sản phẩm mới cải tiến từ các sản phẩm mới hiện có hoặc những nhãn hiệu mới do kết quả nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm của công ty. Nhưng dấu hiệu quan trọng nhất đánh giá sản phẩm đó là sản phẩm mới hay không phải là sự thừa nhận của khách hàng.
2.Các giai đoạn thiết kế và marketing sản phẩm mới:
a, Hình thành ý tưởng:
Việc tìm kiếm ý tưởng có thể căn cứ vào các nguồn tin sau:
Từ phía khách hàng....
Từ các nhà khoa học
Nghiên cứu những sản phẩ thành công hoặc thất bại của đối thủ cạnh tranh
Nhân viên bán hàng và những người của công ty thường tiếp xúc với khách hàng.
Những người có bằng sáng chế phát minh, các trường đại học, các nhà nghiên cứu marketing....
Ý tưởng về sản phẩm mới thường hàm chứa những tư tưởng chiến lược trong hoạt động kinh doanh và hoạt động marketing của công ty. Với mỗi ý tưởng thường có khả năng, điều kiện thực hiện và ưu thế khác nhau. Vì vậy phải chọn lọc ý tưởng tốt nhất.
b, Lựa chọn ý tưởng
Mục đích: cố gắng phát hiện sàng lọc và thải loại những ý tưởng không phù hợp, kém háp dẫn, nhằm chọn lọc những ý tưởng tốt nhất. Để làm được điều này, mỗi ý tưởng về sản phẩm mới cần được trình bày với những nội dung như: mô tả sản phẩm, thị trường mục tiêu, các đối thủ cạnh tranh, chi phí.......
c, Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới:
Ý tưởng là những tư tưởng khái quát về sản phẩm, còn dự án là sự thể hiện tư tưởng khái quát đó thành các phương án sản phẩm mới với các tham số về đặc tính hay công dụng hoặc đối tượng sử dụng khác nhau của chúng.
Sau khi đã có dự án về sản phẩm, cần phải thẩm định dự án. Thẩm định dự án là thử nghiệm quan điểm và thái độ của nhóm khách hàng mục tiêu đối với các phương án sản phẩm được mô tả.
d, Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới:
Chiến lược marketing sản phẩm mới gồm các phần:
- Mô tả qui mô, cấu trức thị trường và thái độ của khách hàng trên thị trường mục tiêu, dự kiến xác lập vị trí sản phẩm, chỉ tiêu về khối lượng bán, thị phần và lợi nhuận trước mắt.
- Trình bày quan điểm chung về phân phối sản phẩm và dự đoán chi phí marketing cho năm đầu.
- Trình bày những mục tiêu tương lai về các chỉ tiêu: tiêu thụ, lợi nhuận, quan điểm chiến lược lâu dài về các yếu tố marketing – mix.
e, Thiết kế sản phẩm mới.
f, Thử nghiệm trong điều kiện thị trường.
g, Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định tung sản phẩm mới ra thị trường:
Trong giai đoạn này công ty phải thông qua bốn quyết định:
- Khi nào thì tung ra sản phẩm mới chính thức vào thị trường?
- Sản phẩm mới sẽ được tung ra ở đâu?
- Sản phẩm mới trước hết phải tập trung bán cho đối tượng khách hàng nào?
- Sản phẩm mới được tung ra bán như thế nào? Với những hoạt động hỗ trợ nào để xúc tiến việc bán?
F. Chu kỳ sống của sản phẩm
1. Định nghĩa:
Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ kể từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho đến khi nó phải rút lui khỏi thị trường. Chu kỳ sống của sản phẩm có thể được xem xét cho từng mặt hàng cụ thể, từng nhóm chủng loại, thậm chí từng nhãn hiệu sản phẩm.
2. Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
a, Giai đoạn tung ra thị trường:
Hướng chiến lược của hoạt động marketing trong giai đoạn này:
Tập trung nỗ lực bán vào nhóm khách hàng có điều kiện sẵn sàng mua nhất.
Động viên khuyến khích các trung gian marketing.
Tăng cường quảng cáo và xúc tiến bán.
b, Giai đoạn phát triển
Trong giai đoạn này, các công ty có thể thực hiện các chiến lược sau:
Giữ nguyên giá hoặc giảm chút ít để thu hút khách hàng.
Giữ nguyên hoặc tăng chi phí kích thích tiêu thụ.
Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về sản phẩm cho công chúng.
Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo cho nó tính chất mới, sản xuất những mẫu mã mới.
Xâm nhập vào những phần thị trường mới.
Sử dụng kênh phân phối mới.
Thay đổi đôi chút về thông điệp quảng cáo để kích cầu khách hàng.
c, Giai đoạn bão hòa
Khi nhịp độ tăng mức tiêu thụ bắt đầu chững lại, việc tiêu thụ sản phẩm bước vào giai đoạn chín muồi. Sản phẩm tiêu thụ chậm có nghĩa là chúng tràn đấy trên các kênh lưu thông, điều đó hàm chứa cuộc cạnh tranh gay gắt. Để cạnh tranh, các đối thủ dùng một số thủ thuật như: bán hạ giá, bán giá thấp, tăng quảng cáo.....Tình hình đó dẫn đến sự giảm sút của lợi nhuận. Để tiếp tục tồn tại, các nhà quản trị marketing có các phương án sau:
Cải biến thị trường, tìm thị trường mới cho sản phẩm.
Cải biến sản phẩm
Cải biến công cụ marketing – mix.
d, Giai đoạn suy thoái
Giai đoạn này xuất hiện khi mức tiêu thụ các loại sản phẩm hoặc nhãn hiệu sản phẩm giảm sút. Khi mức tiêu thụ giảm sút, dẫn đến lợi nhuân giảm sút, một số công ty có thể rút khỏi thị trường, số còn lại có thể thu hẹp chủng loại sản phẩm chào bán, từ bỏ phần thị trường nhỏ, những kênh thương mại ít hiệu quả. Nhưng việc giữ lại sản phẩm đã suy thoái có thể gây ra khó khăn cho công ty, giảm uy tín cho toàn công ty.Để hạn chế ảnh hưởng xấu của hiện tượng này công ty cần quan tâm tới các khía cạnh:
Luôn theo dõi để phát hiện những sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái.
Đối với từng mặt hàng phải nhanh chóng thông qua quyết định tiếp tục lưu giữ hay thải loại chúng ra khỏi danh mục sản phẩm công ty.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BEIERSDORF CHO NHÃN HIỆU NIVEA
Khái quát về doanh nghiệp:
Beiersdorf là tập đoàn mỹ phẩm Đức chuyên phát triển, sản xuất và phân phối toàn cầu các sản phẩm chăm sóc da và sắc đẹp, trong đó các dòng sản phẩm NIVEA là chủ lực.
Năm 1890, Giáo sư Oscar Tropowitz mua lại Beiersdof tại Hamburg từ tay nhà sáng lập Paul C. Beiersdorf . Dưới sự lãnh đạo tài tình của Tropowitz, công ty đã nghiên cứu và sản xuất thành công các loại dược phẩm. Cố vấn về khoa học của Tropowitz là giáo sư Unna đã hướng sự chú ý của Tropowitz vào một loại chất chuyển thể sữa mới có tên Eucerit - chính là nền tảng để tạo nên kem dưỡng ẩm NIVEA Crème.
1911 được coi là “năm sinh” của Kem dưỡng ẩm NIVEA Creme. Tiền thân của sản phẩm này chính là “Eucerit”. Giáo sư Oscar Troplowitz đã ứng dụng Eucerit - trước kia chỉ ứng dụng trong y học - làm nền tảng để tạo nên một loại mỹ phẩm dạng kem hoàn toàn mới đầu tiên trên thế giới - NIVEA CREME.
Công ty Beiersdorf trụ sở tại Hamburg (Đức), đã không những thành công với kem dưỡng ẩm NIVEA Cream mà còn nổi tiếng với những phát minh như băng dính kỹ thuật, băng dán y tế và băng dính cao su. Năm 1914, công ty đã mở rộng hoạt động tới 34 quốc gia trên thế giới và thu được 42% lợi nhuận từ các quốc gia này.
Năm 1919, phạm vi chủng loại sản phẩm NIVEA được mở rộng đầu tiên bằng sự ra đời của xà phòng NIVEA Soap.
Trong thập niên 20 và 30, chủng loại ngành hàng của NIVEA được mở rộng với loạt sản phẩm chăm sóc tóc và da đầu.
Năm 1922, sản phẩm NIVEA dành cho Nam đầu tiên được phát triển: Xà bông cạo râu Nivea, tiền thân của bọt và gel cạo râu sau này. Cùng với kem dưỡng ẩm NIVEA Creme đóng vai trò là sản phẩm dưỡng da sau khi cạo, NIVEA đã hình thành bộ sản phẩm chăm sóc cho nam đầu tiên
Năm 1924, một mẫu quảng cáo phong cách hoàn toàn mới lạ của NIVEA ra mắt. Hai màu xanh và trắng trở thành màu chủ đạo của NIVEA. Họa tiết trang trí theo phong cách Art Nouveau trên hộp thiếc được thay đổi cô động hơn. Hộp thiếc xanh với logo NIVEA màu trắng ra mắt lần đầu năm 1925. Hộp kem NIVEA Crème nguyên thủy cùng với màu xanh độc đáo trở thành dấu ấn trong ngành thiết kế cổ điển.
Năm 1931, Beiersdorf, công ty đứng đằng sau nhãn hiệu NIVEA, đã có trên 20 trung tâm sản xuất sản phẩm trên toàn thế giới với hơn 1400 nhân lực.
Đầu thập niên 30, chủng loại sản phẩm NIVEA mở rộng với Dầu NIVEA Oil.
Năm 1963, sữa dưỡng thể NIVEA Milk được tung ra trên thị trường, đại diện cho sản phẩm NIVEA Crème ở dạng lỏng.
Năm 1972, dòng sản phẩm “NIVEA Baby fine” gồm phấn, dầu tắm, kem, xà bông và bông ráy tai. Sau đó vào năm 1996, dòng sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh mở rộng thành một chương trình chăm sóc và làm sạch toàn diện cho làn da nhạy cảm của bé.
Năm 1980, NIVEA gây chấn động trên thị trường mỹ phẩm dành cho nam giới ở Châu Âu khi phát triển sản phẩm dùng sau khi cạo râu giúp cho làn da không những không bị kích ứng sau khi cạo râu mà còn có tác dụng làm dịu mát làn da.
Sản phẩm NIVEA giúp bảo vệ và chăm sóc da trong và sau khi tắm nắng xuất hiện từ những năm 30. Từ thập kỷ 70 trở đi, những sản phẩm chống nắng độc đáo nhất được ra mắt.
Năm 1982, chiến dịch tung sản phẩm sữa rửa mặt và nước hoa hồng làm dịu da NIVEA là một chiến dịch chăm sóc da chuyên sâu và toàn diện. Chỉ sau một năm, sản phẩm làm sạch da NIVEA chiếm lĩnh thị trường ở nhiều quốc gia.
Năm 1983, dầu gội đầu tiên NIVEA ra mắt. Một năm sau đó, chất xả dưỡng tóc được bổ sung vào sản phẩm. Năm 1991, dòng sản phầm dầu gội dầu và dầu xả được phát triển và mang đến sự chăm sóc phù hợp cho những loại tóc và nhu cầu khác nhau.
Năm 1986 sản phẩm chị em với NIVEA Milk được ra mắt: Dưỡng thể NIVEA Lotion.
Đầu thập niên 90, dòng sản phẩm chăm sóc môi NIVEA đã phát triển thành một truyền thống lâu đời và thành công ở Nhật. Sau đó xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và cuối cùng thành công rực rỡ ở Anh và Phần Lan vào 1998/99.
Năm 1991, dòng sản phẩm khử mùi NIVEA được ra mắt. Nhận thấy rằng người tiêu dùng không chỉ muốn mùi thơm nồng và mát như những năm 80, dòng sản phẩm khử mùi NIVEA nay còn chăm sóc và dưỡng da – lợi ích đặc trưng của NIVEA.
Năm 1993, một dòng sản phẩm tắm NIVEA chất lượng cao được cải tiến: Sữa tắm NIVEA chính là một trong những sản phẩm thành công tiếp theo.
Đầu 1994, NIVEA giới thiệu dòng sản phẩm chăm sóc da mặt để đáp ứng tối ưu nhu cầu làm đẹp của nam giới . Với dòng sản phẩm này, NIVEA đã giúp mở đầu cho sự phát triển của xu hướng làm đẹp và mỹ phẩm dành riêng cho nam giới.
Vào 1994, một kem dưỡng da mới được ra mắt, không sử dụng hình ảnh gia đình truyền thống, mà là hình ảnh con người cá thể trẻ trung: NIVEA Soft. Cũng trong năm này, Trung tâm nghiên cứu da NIVEA thành công trong việc phát triển chuỗi sản phẩm chăm sóc đầu tiên cho da trưởng thành: Dòng sản phẩm “VITAL”
Sau sản phẩm đi trước được phát triển và ra mắt trên thị trường từ những năm 30, một dòng sản phẩm tạo kiều tóc được giới thiệu năm 1996. Từ đó, những sản phẩm tạo kiểu khác nhau được phát triển.
Năm 1997, dòng sản phẩm trang điểm NIVEA BEAUTÉE đánh dấu sự ra mắt đầu tiên trên thị trường mỹ phẩm trang điểm tại Pháp và Bỉ với thành công lớn. Sự có mặt rông khắp trên thị trường quốc tế từ 1998 đã khẳng định sự thành công trên phạm vi toàn cầu.
Năm 1998 Trung tâm nghiên cứu NIVEA đưa ra một phát minh tiên phong trong lĩnh vực mỹ phẩm, hoạt chất chống lão hóa và chống nhăn Q10. Kem NIVEA VISAGE chống nhăn ban ngày Q10 nhanh chóng trở thành sản phẩm chống nhăn bán chạy nhất toàn thế giới.
Phát triển dựa trên chuyên môn lâu đời của NIVEA, sản phẩm chăm sóc và bảo vệ tay được giới thiệu vào năm 1998
NIVEA tạo được tiếng vang lớn khi tung ra thị trường sản phẩm xịt chống nắng NIVEA SUN năm 1999.
Một trung tâm nghiên cứu chăm sóc da hiện đại được đặt tại Hamburg (Đức) vào năm 2004, là một thành tựu lớn trên toàn thế giới của công ty Beiersdorf.
Năm 2007, các website trên toàn cầu của NIVEA lần lượt đổi mới với giao diện tương tác Look & Feel (Nhìn & Cảm Nhân) hiện đại. Các website của NIVEA hiện đã có mặt trên 480 quốc gia, với 28 ngôn ngữ khác nhau.
II. Thực trạng chính sách sản phẩm của công ty Beiersdof cho nhãn hiệu NIVEA
Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm
Nhãn hiệu có vai trò quan trọng để làm nên thành công cho bất kì sản phẩm nào. Công ty Beiersdorf cũng đã có những quyết định quan trọng liên quan đến nhãn hiệu cho sản phẩm NIVEA, giúp định vị và xây dựng hình ảnh của sản phẩm trên thị trường cũng như trong lòng khách hàng.
Tháng 12/1911, sản phẩm đầu tiên của NIVEA: NIVEA Creme được bán trong hộp thiếc màu vàng. Hộp được trang trí bằng những hoa văn bay bổng của dây leo xanh, phản ánh xu hướng nghệ thuật đương thời Art Nouveau (có nghĩa là “nghệ thuật mới” bắt nguồn từ Pháp), với hình khối tự nhiên uốn lượn, quấn vào nhau. Để phù hợp với nguyên tắc đặt tên Latin cho những sản phẩm dược, Giáo sư Troplowitz đã đặt tên cho loại kem màu trắng tinh của ông là NIVEA. Tên NIVEA xuất phát từ một từ tiếng Latin "niveus/nivea/niveum" nghĩa là "tuyết" - đó chính là màu trắng tinh tuyền của NIVEA Creme.
Năm 1924, NIVEA lại một lần nữa ghi tên mình vào lịch sử ngành tiếp thị khi cho tân trang toàn bộ hình ảnh thương hiệu của mình - một thương hiệu đầu tiên trên thế giới được giới thiệu lại lần nữa. Thay đổi lớn nhất trong lần giới thiệu này chính là thiết kế trên hộp thiếc của NIVEA. Thương hiệu NIVEA, đã tạo được sức hút đối với những người năng động, thay đổi hoàn toàn bao bì cũng như quảng cáo. Hai màu xanh và trắng trở thành màu chủ đạo của NIVEA. Họa tiết trang trí theo phong cách Art Nouveau trên hộp thiếc được thay đổi cô động hơn. Hộp thiếc xanh với logo NIVEA màu trắng ra mắt lần đầu năm 1925 (chỉ có một vài thay đổi nhỏ sau này) đã được cả thế giới biết đến như ngày hôm nay.
Một yếu tố quan trọng trong nhãn hiệu của NIVEA chính là sự kết hợp hài hoà giữa hai màu xanh dương và trắng đặc trưng đã góp phần hình thành nên hình tượng của NIVEA trong tâm trí người tiêu dùng. Màu xanh dương làm nền cho màu trắng của tên NIVEA không chỉ là một màu xanh thông thường mà đựơc tạo ra dành riêng cho NIVEA sau một công đoạn pha màu khá phức tạp, được đặt tên là “Ivocart NIVEA Blue B 65711”, màu xanh NIVEA vừa nền nã lại vừa tươi sáng, không quá lòe loẹt và là một lựa chọn hoàn hảo cho hình tượng NIVEA.
Sự kết hợp giữa hai màu xanh trắng còn gợi nên những cảm xúc tốt từ ý nghĩa của cả hai màu. Màu xanh tượng trưng cho sự đồng cảm, hài hoà, tình bạn và lòng trung thành, trong khi đó màu trắng là biểu tượng của sự trong trắng trong tâm hồn và cả làn da sáng bên ngoài. Xét về tâm lý, màu xanh và trắng là sự kết hợp hoàn hảo cho một thương hiệu có sức hút và tiềm năng thành công như NIVEA.
Đối với những chủng loại sản phẩm khác nhau, NIVEA đặt tên nhãn hiệu cho sản phẩm đó bằng cách kết hợp tên thương mại của công ty với tên nhãn hiệu riêng của từng sản phẩm, như NIVEA body, NIVEA visage, NIVEA Soft, NIVEA creme, NIVEA deodorants… Khi đặt tên nhãn hiệu cho sản phẩm, NIVEA luôn tuân theo tiêu chí: đặt tên sản phẩm gắn liền với công dụng, chất lượng sản phẩm, tên dễ đọc, dễ nhớ, dễ nhận biết, tránh nhầm lẫn với các sản phẩm khác đã có mặt trên thị trường. Việc gắn nhãn này vừa giúp công ty mở rộng được thương hiệu của mình trên thị trường, vừa đem lại sức mạnh hợp pháp cho sản phẩm, tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó còn cung cấp thông tin riêng về tính khác biệt của sản phẩm, giúp khách hàng dễ nhận biết, lựa chọn sản phẩm tùy theo nhu cầu sử dụng.
Quyết định về bao gói và dịch vụ sản phẩm
Quyết định về bao gói
Xu thế tiêu dùng hiện nay rất chú trọng đến mãu mã, bao bì sản phẩm. Bao gói đã trở thành công cụ đắc lực cho hoạt động marketing. Tất cả các sản phẩm của NIVEA đều được tuân theo một nguyên tắc nhất định về bao gói, vừa đẹp mắt, gây ấn tượng với người sử dụng, vừa cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm cũng như nhà sản xuất.
Các sản phẩm của NIVEA được đóng gói trong các hũ thủy tinh, hộp thiếc hay chai nhựa tùy theo từng loại sản phẩm sao cho phù hợp, thuận tiện cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. Với mỗi sản phẩm của NIVEA, bao bì không chỉ tạo nên vẻ đẹp cho sản phẩm mà còn đảm bảo cho sản phẩm giữ nguyên đặc tính, công dụng và giúp bảo quản sản phẩm.
Sản phẩm có vỏ ngoài bằng thủy tinh
NIVEA cũng chú trọng đến vấn đề đóng gói một số sản phẩm của mình trong các chai, lọ có thể tích khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng. Hơn thế nữa, bao bì các sản phẩm của NIVEA có màu sắc phong phú ứng với từng công dụng của sản phẩm. Ví dụ như sản phẩm kem dưỡng da ban ngày của NIVEA có nền trắng, chữ hồng còn loại ban đêm có chữ màu trắng trên nền màu xanh đậm. Son dưỡng môi của NIVEA với mỗi mùi vị cũng có màu sắc tương ứng như hồng, đỏ, xanh đậm…
Trên mỗi sản phẩm của NIVEA đều được gắn nhãn hiệu và ghi rõ thông tin về sản phẩm trên bao bì như: tên mặt hàng, công dụng, thành phần của sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, cách thức bảo quản sản phẩm; chỉ tiêu kích ứng, thông tin về địa chỉ sản xuất hay phân phối sản phẩm…
Cùng với xu hướng tiêu dùng hiện nay rất chú trọng đến bề ngoài sản phẩm, những thiết kế đẹp mắt luôn tạo được sự quan tâm của khách hàng. Nắm bắt được xu thế đó, NIVEA không ngần ngại đổ chi phí vào đầu tư bao bì. Dù sau chiến dịch này, họ có thể mất lợi thế về giá bán, nhưng bù lại, doanh thu tăng mạnh hơn và người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu nhiều hơn. Với sản phẩm sữa dưỡng thể trắng da, NIVEA đã tin tưởng chọn họa sĩ điêu khắc, nhà thiết kế lừng danh thế giới Volker Hundertmark để tạo nên một thiết kế mới đầy nữ tính, lấy cảm hứng từ vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ.
Quyết định về dịch vụ khách hàng
Trên mỗi sản phẩm của NIVEA, số điện thoại chăm sóc khách hàng và địa chỉ liên hệ của công ty đều được in ngay trên phía sau bao bì, giúp khách hàng có thể đễ dàng liên hệ với nhà sản xuất, các chuyên gia để được tư vấn về các sản phẩm của công ty một cách hiệu quả, đơn giản và nhanh chóng.
Khách hàng cũng có thể tìm hiểu về NIVEA qua trang web riêng của công ty. Được định vị là “The Care Site” – trang web của sự chăm sóc, trang web www.nivea.com.vn phù hợp với định vị chung của NIVEA, chú trọng vào vẻ đẹp của da nói riêng và vẻ đẹp tòan diện nói chung. Người sử dụng có thể chọn lựa để xem tùy theo ngôn ngữ hay lục địa hoặc trang quốc tế nếu trong bảng liệt kê không có tên quốc gia của họ. Khi truy cập vào trang web của NIVEA, khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy các thông tin về sản phẩm cũng như về nhà sản xuất. Ngoài ra trang web cũng đăng tải những câu hỏi điển hình thắc mắc về sản phẩm và đã được giải đáp trên mục Hỏi & Đáp.
Khách hàng cũng rất hài lòng với một dịch vụ chăm sóc khác của NIVEA đó là tổ chức những buổi soi da, tư vấn chăm sóc và điều trị da miễn phí cho những khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty. Mặc dù được tổ chức miễn phí nhưng không vì thế mà chất lượng dịch vụ của NIVEA giảm sút. Chính bởi điều đó đã tạo nên sự thích thú và hài lòng trong lòng khách hàng.
Nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2015 sẽ trở thành một biểu tượng về chăm sóc làn da và vẻ đẹp (Icon of skin and beauty care), NIVEA tiếp tục giữ vững những giá trị cốt lõi của công ty như phát triển liên tục, đổi mới không ngừng, quan tâm đến văn hóa địa phương, chia sẻ quan điểm cùng khách hàng và đóng góp cho các hoạt động cộng đồng tại Việt Nam như Hoạt động từ thiện hàng năm cho trẻ em vùng xa có tên gọi NIVEA Blue Christmas - Mùa đông ấm áp cho mầm non tương lai.
Chủng loại và danh mục sản phẩm
Quyết định về chủng loại sản phẩm
Sản phẩm của NIVEA Việt Nam khá phong phú về chủng loại với nhiều mặt hàng chăm sóc da và sắc đẹp. Từ lúc mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam cho đến khi có một chỗ đứng vững chắc như hiện nay, NIVEA đã không ngừng nghiên cứu, sáng tạo và cho ra mắt nhiều chủng loại sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và góp phần phân tán rủi ro cho công ty. Nếu như trước đây người tiêu dùng chỉ biết đến NIVEA với các mặt hàng như chăm sóc da mặt và toàn thân, lăn khử mùi NIVEA thì ngày nay sản phẩm của NIVEA đã được phát triển rộng rãi với nhiều chủng loại sản phẩm mới như kem chống nắng, son dưỡng môi và các sản phẩm chăm sóc da dành cho nam giới.
Hiện nay đã có năm chủng loại sản phẩm của NIVEA có mặt tại thị trường Việt Nam, đó là:
- Sản phẩm chăm sóc da mặt
- Sản phẩm chăm sóc da toàn thân
- Sản phẩm chăm sóc làn da dưới cánh tay
- Sản phẩm chăm sóc da chống nắng
- Sản phẩm chăm sóc môi.
Bên cạnh việc mở rộng và duy trì bề rộng của chủng loại sản phẩm bằng cách phát triển chủng loại, NIVEA cũng bổ sung thêm các mặt hàng mới nhằm cung cấp cho khách hàng một chủng loại đầy đủ nhất. Các mặt hàng mới mà NIVEA tung ra thị trường luôn có sự khác biệt về tính chất, công dụng so với các mặt hàng sẵn có nên tránh được ảnh hưởng dẫn đến giảm mức tiêu thụ của các sản phẩm khác.
Quyết định về danh mục sản phẩm
NIVEA có một danh mục sản phẩm khá đa dạng, phong phú với bề rộng gồm 5 chủng loại sản phẩm với 40 mặt hàng thành phần:
Sản phẩm chăm sóc da mặt (NIVEA Visage)
+ Sữa rửa mặt
Sữa rửa mặt trắng da NIVEA
Sữa rửa mặt trắng da kiểm soát nhờn và mụn NIVEA
Sữa rửa mặt ngăn ngừa mụn và kiểm soát chất nhờn NIVEA
Sữa rửa mặt trắng da kiểm soát nhờn và mụn NIVEA For Men
Sữa rửa mặt bảo vệ tối đa NIVEA For Men
Sữa rửa mặt kiểm soát nhờn và mụn NIVEA For Men
Sữa rửa mặt sáng da kiểm soát nhờn và mụn NIVEA For Men
Sữa rửa mặt sáng da 5 trong 1 NIVEA For Men
+ Nước hoa hồng
Nước hoa hồng trắng da NIVEA
Nước hoa hồng mát da NIVEA
+ Kem dưỡng da
Kem dưỡng trắng tái tạo da NIVEA ban đêm
Kem dưỡng trắng tái tạo da NIVEA ban ngày
Kem chống nhăn và lão hóa da ban đêm NIVEA Q10 plus
Kem chống nhăn và lão hóa da ban ngày NIVEA Q10 plus
+ Kem dưỡng ẩm NIVEA (NIVEA Creme)
Sản phẩm chăm sóc da toàn thân
+ Kem dưỡng mềm da NIVEA (NIVEA Soft)
+ Sữa dưỡng thể NIVEA Happy Time
+ Sữa dưỡng thể dành cho da khô NIVEA
+ Sữa dưỡng thể trắng da ban ngày
+ Sữa dưỡng thể trắng da ban đêm
Sản phẩm chăm sóc làn da dưới cánh tay
+ Sản phẩm dành cho nữ
Lăn khử mùi khô thoáng NIVEA
Lăn kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tieu Luan Ca Nhan NIVEA.doc