Tiểu luận Chính sách tiền tệ và ảnh hưởng của nó lên thị trường liên ngân hàng

MỤC LỤC

A. Cơ sở lý thuyết. . 4

I. Thị trường liên ngân hàng. . 4

II. Chính sách tiền tệ. . 6

1. Khái niệm. . 6

2. Mục tiêu. . 6

3. Phương thức vận hành các công cụ tài chính của chính sách tiền tệ. . 1

B. Thực trạng về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên thị

trường liên ngân hàng. . 31

I. Công cụ tái cấp vốn . 31

II. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. . 33

III. Nghiệp vụ thị trường mở. . 36

IV. Công cụ lãi suất tín dụng . 39

a) Mặt bằng lãi suất quá cao, có phần chưa được hợp lý. . 3939

b) Tình hình lãi suất quý III và cuối năm 2011. . 41

V. Hạn mức tín dụng. . 45

VI. Chính sách về tỷ giá hối đoái . 46

C. Tổng kết. . 49

pdf51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách tiền tệ và ảnh hưởng của nó lên thị trường liên ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếp nhận được một lượng rất lớn nghiệp vụ của NHTW mà không làm cho giá cả biến động mạnh. Các chủ thể của thị trường mở là NHTW và các đối tác chủ yếu là các ngân hàng, và có thể là các tổ chức tài chính, tín dụng phi ngân hàng. Nghiệp vụ thị trường mở là một trong các công cụ chính sách tiền tệ có hiệu quả cao và hiện đang được các nước trên thế giới sử dụng. Mặc dù NVTTM được sử dụng phổ biến nhưng việc đưa ra một khái niệm chung là không thống nhất. Sự không thống nhất này thể hiện ở sự khác nhau về hàng hoá giao dịch, các đối tác tham gia thị trường và các loại giao dịch trên thị trường. Xét về mặt hình thức, thị trường mở là thị trường giao dịch các chứng khoán nợ cả ngắn hạn, dài hạn và khác nhau về hàng hoá, đối tác tham gia thị trường ở từng nước.  Cấu trúc của thị trường mở: Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011 19  Ngân hàng trung ương NHTW là người tổ chức, xây dựng và vận hành hoạt động của thị trường mở theo các mục tiêu chính sách tiền tệ. NHTW là người quyết định lựa chọn sử dụng các loại NVTTM và tần suất sử dụng NVTTM. NHTW tham gia thị trường mở không phải vì mục tiêu kinh doanh mà để quản lý, chi phối, điều tiết thị trường làm cho CSTT được thực hiện theo các mục tiêu xác định của nó.  Các ngân hàng thương mại Các NHTM là thành viên chủ yếu tham gia NVTTM của NHTW, tham gia thị trường nhằm điều hoà vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán và đầu tư các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để hưởng lãi. Sự tham gia của các NHTM trong các giao dịch NVTTM có ý nghĩa quan trọng xét trên góc độ hiệu quả chính sách tiền tệ do: NHTM là trung gian tài chính lớn nhất, có mạng lưới hoạt động rộng, đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Hơn nữa NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay trên thị trường tiền tệ.  Các tổ chức tài chính phi ngân hàng Các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư, hội tiết kiệm … coi thị trường mở như là nơi kiếm thu nhập thông qua việc sử dụng vốn nhàn rỗi để mua bán các GTCG.  Các nhà giao dịch sơ cấp Các nhà giao dịch sơ cấp tham gia vào NVTTM với tư cách là người trung gian trong việc mua bán các GTCG giữa NHTW và các đối tác khác. Các nhà giao dịch sơ cấp có thể là các NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính. Khi đó, NHTW chỉ thực hiện mua bán GTCG với các nhà giao dịch sơ cấp. Và để thực hiện được vai trò này, các nhà giao dịch sơ cấp phải có nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng yêu cầu quy định của NHTW và phải sẵn sàng thực hiện vai trò người tạo lập thị trường trong tất cả các Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011 20 phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc.  Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở  Tín phiếu kho bạc Tín phiếu kho bạc là loại chứng khoán Chính phủ được phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trong năm tài chính. Thời hạn của tín phiếu kho bạc thường dưới 12 tháng. Đây là loại hàng hoá chủ yếu ở hầu hết thị trường mở các nước vì:có tính thanh khoản cao, được phát hành định kỳ với khối lượng lớn và đáp ứng nhu cầu can thiệp của NHTW với mức độ và quy mô khác nhau. Việc sử dụng tín phiếu kho bạc có một số ưu điểm nhất định. Khi NHTW bán tín phiếu kho bạc thay cho việc phát hành tín phiếu NHTW để thực hiện CSTT thắt chặt thì gánh nặng về thực hiện CSTT sẽ chuyển sang ngân sách và được thể hiện rõ ràng trên số liệu ngân sách. Mặt khác khi thị trường tiền tệ chưa phát triển, số dư tín phiếu kho bạc lại khá lớn thì việc sử dụng tín phiếu kho bạc để thực hiện CSTT sẽ giảm rủi ro của việc phân tách thị trường.  Tín phiếu ngân hàng trung ương Tín phiếu NHTW là loại GTCG ngắn hạn do NHTW phát hành làm công cụ cho NVTTM. Việc sử dụng tín phiếu NHTW làm hàng hoá trên thị trường mở có một số ưu điểm như tăng cường tính độc lập của NHTW trong việc thực thi CSTT và là công cụ linh hoạt cho việc quản lý vốn khả dụng Tuy nhiên, việc phát hành tín phiếu NHTW để thực thi CSTT sẽ làm cho chi phí hoạt động của NHTW tăng lên, mặc dù NHTW hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Khi NHTW và Bộ Tài chính đồng thời phát hành tín phiếu NHTW và tín phiếu kho bạc, nếu lãi suất chênh lệch thì các đối tác trên thị trường mở sẽ tập trung mua loại tín phiếu có lãi suất cao hơn. Khi đó sẽ có sự phân khúc giữa thị trường tín phiếu kho bạc và thị trường tín phiếu NHTW, làm cho mục đích phát hành các GTCG này không đạt được và có thể làm giảm hiệu quả tác động của 2 loại hàng hoá này.  Trái phiếu Chính phủ( không dùng ở Việt Nam) Trái phiếu chính phủ là giấy nhận nợ dài hạn do Chính phủ phát hành nhằm mục Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011 21 đích huy động vốn cho ngân sách. Nó được sử dụng khá rộng rãi trong các giao dịch NVTTM ở một số nước bởi tính an toàn, ổn định trong phát hành và khối lượng phát hành thường lớn, có khả năng tác động trực tiếp giá cả trên thị trường tài chính.  Trái phiếu Chính quyền địa phương(không dùng ở Việt Nam) Tương tự như trái phiếu Chính phủ, nhưng trái phiếu chính quyền địa phương khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập từ trái phiếu và thường do các chính quyền địa phương lớn phát hành. Sự can thiệp của NHTW thông qua việc mua bán loại trái phiếu này cũng tương tự như trái phiếu Chính phủ.  Chứng chỉ tiền gửi Chứng chỉ tiền gửi (CCTG) là giấy nhận nợ của ngân hàng hay tổ chức tài chính phi ngân hàng phát hành, xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàng với một kỳ hạn và lãi suất nhất định. Thời hạn của CCTG có thể từ 7 ngày đến 7 năm nhưng thường là ngắn hạn. CCTG được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tiền tệ do các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi cần thiết mà không phải rút tiền gửi trước hạn.  Tác động  Tác động đến tỷ lệ dự trữ tiền tệ của ngân hàng: Dễ dàng nhận thấy được rằng khi NHTW bán ra hoặc mua vào các GTCG thì tác động đầu tiên của nó chính làm thay đổi dự trữ tiền hay cả cung tiền của thị trường liên ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói riêng. Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011 22 Lượng tiền mặt của thị trường không đổi, NHTW bán ra các GTCG bằng NVTTM thì lượng tiền mặt của thị trường sẻ giảm, cung tiền trên thị trường liên ngân hàng giảm. Khi nhận thấy quỹ tiền mặt trên thị trường thấp hơn khả năng mua của các chủ thể kinh tế, thì NHTW tiến hành mua lại các GTCG nó sẻ làm tăng cung tiền trên thị trường. Nếu người mua là các NHTM thì nó làm giảm trực tiếp quỹ tiền mặt của các ngân hàng này, làm quỹ tiền trên thị trường liên ngân hàng giảm trực tiếp bằng với số tiền mà các NHTM bỏ ra để mua các GTCG. Mặt khác nếu người mua là các tổ chức, cá nhân đả là khách hàng của các NHTM này thì quỹ tiền gỡi của NHTM giảm bằng số tiền các tổ chức cá nhân này rút ra khỏi hệ thống NHTM.  Tác động đến giá cả của tiền tệ - Lãi suất: NVTTM không chỉ đơn thuần ảnh hưởng tới cung tiền của thị trường mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới lãi suất qua 2 phương thức sau đây:  Phương thức 1: Việc mua bán GTCG của NHTW trên thị trường mở được xét ở phần trên cho thấy sự thay đổi về lượng cung tiền của thi trường nói chung, các NHTM nói riêng. Và theo quan hệ cung cầu tiền tệ, thì đương nhiên khi quỹ tiền hay cung tiền của thị trường giảm(tăng) thì sẻ dẩn tới hệ quả rằng lãi suất trên thị trường tăng(giảm)  Phương thức 2: Xét lạm phát vừa phải không quá cao.Ta xem xét đơn thuần việc NHTW bán ra các GTCG ra thị trường mở, lúc này cung của GTCG trên thị trường sẻ tăng, và hệ quả trực tiếp của việc này đó là giá của các GTCG này sẻ giảm. Lúc giá GTCG giảm đến lượt nó làm ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi của chính GTCG đó. Do vậy khi giá GTCG giảm thì khả năng kiếm lời của các nhà đầu tư tăng, hay lãi suất thực của GTCG tăng suất hiện các hoạt động arbitrage về lãi suất, kéo các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư sang mua bán trên thị trường mở. Để cân bằng và hạn chế dịch chuyển này thị trường sẻ tự điều chỉnh theo hướng lãi suất thị trường sẻ tăng lên. Đến lượt lãi suất củng ảnh hưởng sâu sắc tới chính sách tiền tệ. Và ta sẽ tìm hiểu tác Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011 23 động lãi suất trong bài tiểu luận này. d. .Công cụ lãi xuất tín dụng.  Khái niệm. Lãi suất tín dụng là một trong sáu công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương ( NHTƯ ) nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Ở phần lớn các nước công nghiệp phát triển, NHTƯ tác động gián tiếp tới lãi suất tín dụng bằng cách áp dụng lãi suất tái chiết khấu. Căn cứ vào lãi suất này, ngân hàng trung gian áp dụng lãi suất tín dụng phần lớn tùy theo tình hình thị trường, thường cao hơn lãi suất tái chiết khấu. Đối với các ngân hàng trung gian, lãi suất tái chiết khấu của NHTƯ có tách cách hướng dẫn. Khi NHTƯ tăng thêm lãi suất tái chiết khấu, điều đó có nghĩa là NHTƯ muốn hạn chế sự tung thêm tiền ra lưu thông. Các ngân hàng trung gian sẽ theo đúng đường lối đó và sẽ tăng lãi suất chiết khấu của mình cùng một tỷ lệ. Như vậy, NHTƯ sử dụng công cụ lãi suất tái chiết khấu để hướng dẫn các ngân hàng trung gian theo đúng chính sách tiền tệ của mình. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, NHTƯ cũng ấn định một “trần lãi suất” tối đa áp dụng cho tiền gửi. Ở các nước đang phát triển theo chính sách ấn định mức lãi suất tín dụng ở mức tối đa và giao cho NHTƯ quyền điều chỉnh các mức lãi suất đó. Một trong những lý do được giải thích vì sao không để thị trường quyết định mức lãi suất tín dụng là vì thị trường tiền tệ trong nước chưa đủ sức cạnh tranh.  Tác động. NHTƯ sử dụng công cụ lãi suất tín dụng để vận hành cơ chế tạo tiền : Nếu muốn hạn chế việc tạo tiền của các Ngân hàng thương mại ( NHTM), NHTƯ sẽ tác động làm giảm vốn khả dụng của các NHTM bằng cách tăng lãi suất tín Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011 24 dụng cấp cho họ ( lãi suất tái cấp vốn). Điều đó kéo theo lãi suất trên thị trường giữa các ngân hàng tăng lên. Vốn khả dụng giảm, NHTM sẽ thận trọng trong việc cấp tín dụng, do đó tín dụng cấp ra rất ít. Mặt khác về phía khách hàng, thì lãi suất tăng, cũng sẽ giảm nhu cầu tín dụng, khối lượng tín dụng cấp ra giảm đi, có nghĩa là nguồn vốn đối ứng tạo tiền cũng sẽ giảm đi. Thị trường liên ngân hàng là thị trường lớn, nên khi lãi suất của thị trường này tăng lên cũng làm cho lãi suất trên thị trường tài chính tăng lên, thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dùng ngoại tệ để mua nội tệ, do đó thu hẹp lượng nội tệ trong lưu thông. Ngược lại, nếu NHTƯ muốn mở rộng việc tạo tiền ( cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế ), thì hoạt động cũng ngược lại, giảm lãi suất tín dụng đối với các NHTM. Quy trình tạo tiền trong trường hợp này cũng sẽ ngược lại. Đó là cơ chế tạo tiền được vận hành bằng công cụ lãi suất. e. Công cụ hạn mức tín dụng.  Khái niệm. Công cụ hạn mức tín dụng (HMTD): là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương (NHTW) để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế  Đặc điểm: - Ưu điểm: đây là một biện pháp mạnh, mang tính hành chính. Giúp NHTW điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả , đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế . Trong những năm nền kinh tế có lạm phát ở mức cao, công cụ này cũng đã góp vai trò tích cực trong việc kiểm soát vấn đề lạm phát. Trong trường hợp NHNN áp dụng công cụ này, NHNN luôn có sự điều chỉnh mục tiêu HMTD sao cho phù hợp với Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011 25 sự phát triển của nền kinh tế. Bởi nếu cố định HMTD một cách chủ quan có thể dẫn tối sự phát triển không lành mạnh của nền kinh tế. Trường hợp mức tăng trưởng tín dụng quá cao có thể dẫn tới tình trạng lạm phát. Ngược lại khi dòng vốn không được cung cấp đầy đủ cho các chủ thể trong nền kinh tế có thể kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế - Nhược điểm : trong nền kinh tế thị trường, cung cầu tín dụng luôn biến đổi không ngừng. Cho nên công cụ này ít được NHNN áp dụng. Ngoài ra : triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM, làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế , dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoài sự kiểm soát của NHNN và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên. Trong thực tế giảm cung tín dụng chưa chắc đã chống được lạm phát mà có thể tác động tiêu cực đến sản xuất – kinh doanh, tạo cơ hội cho tín dụng chợ đen phát triển -Trong tất cả các công cụ của CSTT, có lẽ đây là công cụ hành chính nhất và ít được sử dụng. Nó chỉ được sử dụng trong một nền kinh tế quá nóng, buộc phải hạn chế tiêu dùng và đầu tư (đường IS) bằng cách giảm thanh khoản, tăng lãi suất (đường LM trong biểu đồ IS-LM). Đây là công cụ can thiệt một cách trực tiếp của NHNN vào các NHTM để thiết lập trần tín dụng mà mỗi NHTM trong hệ thống có thể mở rộng! Vấn đề lợi ích của các NHTM là rất lớn và không dễ giải quyết -Năm 2009, mục tiêu tăng tín dụng đầu năm là 25 – 27%, sau đó điều chỉnh lên 30%, cuối năm con số tăng trưởng đã là 37.73%; trong năm 2010, mục tiêu tăng trưởng là 25%, cuối năm đã lên đến 29.81%). Năm nay mục tiêu dưới 20%, -Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm nay được thông báo trên 7%. Tuy nhiên, thực tế có thể còn cao hơn, vì vốn của TCTD đưa ra nền kinh tế không chỉ qua cho vay DN và cá nhân. Trái phiếu doanh nghiệp là một hình thức cấp tín dụng Mặc dù luật TCTD định nghĩa: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011 26 thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”, nhưng hạn mức tăng trưởng tín dụng từ trước đến nay vẫn được hiểu là chỉ áp dụng đối với nhóm nghiệp vụ cho vay, cho thuê với tổ chức kinh tế và cá nhân .Trong khi đó, tài sản có của NHTM) còn nhiều mục khác, mà đáng chú ý nhất là nhóm góp vốn liên doanh, mua chứng khoán, góp vốn đồng tài trợ (hay còn gọi là nhóm đầu tư tài chính). Trước đây, nhóm này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, mức độ biến động ít, đồng thời không có yêu cầu cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn rõ ràng trong tính toán các yếu tố về thanh khoản trong kỳ giám sát ngày của ngân hàng. Nhưng từ khi NHNN ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy địnhvề tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD, đặc biệt trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, việc khống chế tốc độ tăng dư nợ đã làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Nhiều ngân hàng đã lách trần tín dụng, lách tỷ lệ bảo đảm an toàn bằng cách đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tài chính, đặc biệt là mua trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác. Dư luận không biết được tổng số dư đầu tư tài chính của toàn hệ thống ngân hàng là bao nhiêu, nhưng chắc phải là con số lớn, vì đến cuối tháng 5/2011, chỉ tính riêng tổng giá trị đầu tư tài chính của 19 ngân hàng cổ phần (phía Nam) đã là 88.635 tỉ đồng, bằng 15,2% so với tổng tài sản của cả 19 ngân hàng. Ngoài ra, nhiều NHTM còn đẩy vốn vào nền kinh tế bằng cách hoạt động cấp vốn, góp vốn vào công ty con, công ty liên kết của chính mình; thực hiện hoạt động ủy thác và nhận ủy thác cho vay, góp vốn, đầu tư, kinh doanh chứngkhoán .... Ví dụ, mức dư nợ của 19 NHTM cổ phần phía Nam phải cộng thêmvào gần 42.700 tỉ đồng (là số tiền do các NHTM này đầu tư vào chứng khoán do tổ chức kinh tế phát hành) mới ra con số cấp tín dụng thực tế của các ngân hàngnày trong 5 tháng đầu năm 2011. Rủi ro hệ thống và tăng áp lực lạm phát Hoạt động đầu tư tài chính của các NHTM đã bộc lộ những dấu hiệu đáng lo ngại, dẫn đến tình trạng cho đến nay tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một phần vì thiếu các quy định giám sát thanh khoản chặt chẽ . Rủi ro lớn nhất là có thể một số vốn mua trái phiếu doanh nghiệp thực chất là cấp tín dụng cho các doanh nghiệp “sân sau” của ngân Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011 27 hàng, hoặc một hình thức đảo nợ. Với hệ số tạo tiền của kênh tín dụng ngân hàng, nếu số tiền các TCTD đã bỏ ra mua trái phiếu doanh nghiệp được tính vào dư nợ cho vay nềnkinh tế thì con số này lớn hơn, gây áp lực không nhỏ lên lạm phát. f. Tỷ giá hối đoái.  Khái niệm về tỷ giá hối đoái: Để chuyển dịch các luồng tài chính ở phạm vi quốc tế, các công cụ tài chính phải được chấp nhận ở phạm vi quốc tế. Các công cụ tài chính tồn tại ở nhiều dạng như ngoại tệ, vàng, séc, hối phiếu, các giấy tờ có giá,... Trong các giao dịch tài chính quốc tế, việc thực hiện mua và bán các ngoại hối trên thị trường đòi hỏi phải có sự chuyển đổi đồng tiền nước này sang nước khác. Do mỗi đồng tiền chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau nên có sức mua khác nhau, vì thế trên thị trường cần phải có quy định tỉ lệ để làm cơ sở chuyển đổi giữa hai đồng tiền, tỷ lệ này được gọi là tỷ giá hối đoái. Hay nói cách khác tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng khối lượng các đơn vị tiền tệ nước ngoài. Ví dụ: ( ) a) Phân loại tỷ giá hối đoái: - Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra. Đây là những loại tỷ giá được niêm yết tại các ngân hàng thương mại. Các loại tỷ giá này được dùng để giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng và khách hàng. Tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn giá bán ra, phần chênh lệch đó là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. - Căn cứ vào phương diện thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái được chia ra thành Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011 28 tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản. Tỷ giá tiền mặt là loại tỷ giá áp dụng cho các ngoại tệ tiền mặt, séc, thẻ tín dụng. Tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho các trường hợp giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Loại tỷ giá này thường thấp hơn tỷ giá tiền mặt. - Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia thành:  Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa: trong giao dịch ngoại, thông thường các ngân hàng không thông báo tất cả tỷ giá của các hợp đồng trong ngày mà chỉ công bố tỷ giá mở cửa áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên và tỷ giá đóng cửa áp dụng cho hợp đồng giao dịch lúc cuối ngày.  Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn: tỷ giá giao ngay là tỷ giá được áp dụng khi bán ngoại hối thì nhận được thanh toán tiền ngay hoặc tối đa sau đó 2 ngày; còn tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được áp dụng khi bán ngoại hối ngày hôm nay nhưng sau đó từ 3 ngày trở lên mới thanh toán. - Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá, tỷ giá hối đoái được chia thành tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường: Tỷ giá chính thức là tỷ giá do NHTW công bố, làm cơ sở để hình thành tỷ giá thị trường. Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá này biến động thường xuyên tùy theo tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. - Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái được chia thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá giao dịch mua bán giữa các đồng tiền trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá thực là tỷ giá phản ánh mối tương quan về sức mua giữa hai đồng tiền. b) Các phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái: Vì có liên quan đến hai đồng tiền, nên khi niêm yết một tỷ giá bao giờ cũng có hai đồng tiền tham gia: một đồng tiền đóng vai trò yết giá; một đồng tiền còn lại đóng Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011 29 vai trò định giá. Ví dụ: 1 USD=(Y) EUR 1 GBP= (Z) SGD 1 USD= (K) JPI Y, Z, K là số dương có thể lớn hơn 1 hoặc nhỏ hơn 1. Nếu USD có giá trị lớn hơn EUR thì Y lớn hơn 1 và ngược lại. Trong ví dụ trên, đồng thứ nhất (USD, GBP) là đồng tiền yết giá, có đặc điểm là 1 đơn vị cố định. Đồng tiền thứ hai (EUR, SBD, JPY) là đồng tiền định giá, có đặc điểm là một lượng tiền biến đổi. Xuất phát từ phạm vi quốc gia, có 2 phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. - Phương pháp trực tiếp: tức là phương pháp yết giá đồng ngoại tệ bằng khối lượng đồng nội tệ. Thông qua phương pháp này thì giá cả một đơn vị ngoại tệ được biểu hiện trực tiếp. 1 USD = (X) VND - Phương pháp gián tiếp: tức là phương pháp yết giá đồng nội tệ bằng khối lượng đồng ngoại tệ. Muốn biết giá cả đó là bao nhiêu thì chúng ta cần tiến hành thực hiện phép tính chuyển đổi. 1 VND = (H) USD c) Vai trò của tỷ giá hối đoái - Tỷ giá hối đoái và hoạt động thương mại quốc tế Là một phạm trù kinh tế liên quan đến việc tính toán và so sánh giá trị giữa hai đồng tiền, cho nên một sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ làm thay đổi sức mua của hai đồng tiền và do vậy làm cho giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của hai quốc gia trong quan hệ tỷ giá trên thị trường quốc tế cũng thay đổi, từ đó ảnh hưởng đến quy mô thương mại quốc tế. Một khi giá cả hàng hóa trở nên rẻ hơn, thì sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao, mức cầu mở rộng và khối lượng hàng hóa xuất khẩu Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011 30 sẽ gia tăng. Nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ và cán cân thanh toán được cải thiện. Ngược lại một khi đồng nội tệ lên giá trong sự tương quan với sự mất giá của đồng ngoại tệ sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi, nhưng nhập khẩu thì lại tăng lên, cán cân thanh toán trở nên xấu đi. Tuy nhiên, khi xem xét tác động của tỷ giá đến sự thay đổi hoạt động thương mại quốc tế và cán cân thanh toán cần lưu ý rằng hiệu ứng này không thể xảy ra ngay mà phải trải qua một khoảng thời gian nhất định. - Tỷ giá hối đoái và lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến trạng thái kinh tế trong nước: lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm. Thật vậy, khi đồng nội tệ mất giá sẽ kích thích gia tăng xuất khẩu, từ đó gây tác động lan truyền thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và tạo việc làm ổn định cho người lao động. Tuy nhiên, đồng nội tệ mất giá sẽ làm cho giá cả hàng hóa tư liệu sản xuất nhập khẩu tăng cao, từ đó giá thành sản phẩm sản xuất trong nước cũng tăng. Điều này làm cho mặt bằng giá cả trong nước tăng cao và sức ép lạm phát trong nước tăng cao và sức ép lạm phát trong nước trở nên mạnh mẽ hơn. Ngược lại khi đồng nội tệ lên giá thì hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn, từ đó làm cho lạm phát trong nước giảm thấp vì những hàng hóa đó đều được tính vào trong chỉ số giá cả trong nước. Thế nhưng, đồng nội tệ lên giá sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu, thu hẹp sản xuất trong nước và thất nghiệp gia tăng.  Tóm lại, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh tế đối ngoại, tình trạng cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp. Điều chỉnh tỷ giá theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán, thì trong nó lại chứa đựng nguy cơ lạm phát. Còn trong trường hợp cố định tỷ giá để kiềm chế lạm phát thì làm cho đồng tiền nội tệ lên giá quá cao, có nguy cơ không khuyến khích xuất khẩu, mà trái lại khuyến khích nhập khẩu, làm cho cán cân thanh toán bị thâm hụt, dự trữ ngoại tệ quốc gia giảm. Phải nói rằng trên bàn cờ kinh tế nước cờ về ngoại hối là nước cờ kỳ diệu nhất. Để có được thành công về kinh tế đòi hỏi chính phủ phải là tay cờ lão luyện trong việc lựa chọn chính sách và cơ chế điều hành tỷ giá thích hợp. Nếu không thảm họa là điều không tránh khỏi. Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011 31 B. Thực trạng về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên thị trường liên ngân hàng. I. THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG ẢNH HƯỞNG BỞI CÔNG CỤ TÁI CẤP VỐN. Nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN được từng bước đổi mới, hoàn thiện theo hướng nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ gián tiếp của NHNN. Đến nay tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM chủ yếu được thực hiện dưới các hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá. Lãi suất chiết khấu ngày càng được điều hành linh hoạt, phù hợp với mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ. Từ năm 2003, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu được điều chỉnh dần để hình thành khung lãi suất định hướng lãi suất thị trường. NHNN đã thực hiện phân bổ hạn mức chiết khấu cho các ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChính sách tiền tệ và ảnh hưởng của nó lên thị trường liên ngân hàng.pdf
Tài liệu liên quan