Tiểu luận Chính sách tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam thời hậu WTO

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2010 ước tính đạt 6,5 tỷ USD, tăng 28,2% so với tháng trước và tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2010 ước tính đạt 17,5 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 28,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,1 tỷ USD, tăng 53,1%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch nhập khẩu quý I/2010 tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2009.

Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng quý I đạt 2,8 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước; xăng dầu đạt 1,6 tỷ USD tăng 33,2%; sắt thép đạt 1 tỷ USD, tăng 26%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 1 tỷ USD, tăng 53,1%; vải đạt 955 triệu USD, tăng 13,2%; chất dẻo đạt 758 triệu USD, tăng 53%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 623 triệu USD, tăng 136,9%; ôtô đạt 582 triệu USD, tăng 66% (trong đó ôtô nguyên chiếc đạt 149 triệu USD, giảm 3%); nguyên phụ liệu dệt may giày dép đạt 483 triệu USD, tăng 21,6%.

Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu quý I/2010 không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm 2009, nhóm hàng tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 88,8%; nhóm hàng tiêu dùng chiếm 9,9%; vàng chiếm 1,3%.

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam thời hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gần 1,7 tỷ USD, giảm 10,1% so với tháng 5. Kim ngạch nhập khẩu của khu vực này trong 6 tháng là 9,67 tỷ USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2006 và chiếm 35,6% trị giá nhập khẩu của cả nước. Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm 2007 ước đạt 12,4 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu dịch vụ đạt 6 tỷ USD, tăng 18,2% và giá trị nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD, tăng 24,9%. 3.2 Năm 2008: Theo các số liệu thống kê thì tình hình nhập siêu của nước ta trong nhiều năm liên tiếp đều ở mức cao khoảng 5 tỷ USD nhưng con số này đã tăng đột biến trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008. Cán cân thương mại, xuất khẩu và nhập khẩu Nguồn khả năng chịu đựng thậm hụt cán cân vãng lai-TS Tấn Đức Giá trị xuất khẩu hàng hóa quí I/2008 ước tính đạt 13,03 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước.Giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng tăng chủ yếu do giá xuất khẩu tăng cao như: giá dầu thô tăng 64,4%; than đá tăng 51,8%; gạo tăng 35,3%; cà phê tăng 38,4%; cao su tăng 30,3%; hạt tiêu tăng 34,3%, hạt điều tăng 19,6%, chè tăng 37,4%. Nếu tính riêng 8 mặt hàng này, thì giá trị xuất khẩu tăng do giá đã khoảng 1,5 tỷ USD (riêng dầu thô và than đá được lợi khoảng 1,1 tỷ USD do giá xuất khẩu tăng). Giá trị nhập khẩu hàng hóa quí I ước tính đạt gần 20,4 tỷ USD, tăng 62,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; nguyên, nhiên vật liệu (trừ lúa mỳ giảm mạnh cả lượng và giá trị) và các mặt hàng phục vụ tiêu dùng trong nước đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng có giá trị lớn và tốc độ tăng cao như: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3,5 tỷ USD, tăng 56,6%; xăng, dầu trên 2,8 tỷ USD, tăng 88,9%; sắt thép 2,4 tỷ USD, tăng 161,9%; điện tử, máy tính và linh kiện 906 triệu USD, tăng 50,5%; chất dẻo 684 triệu USD, tăng 29,8%; ô tô 614 triệu USD, tăng 324,6%. Nhập khẩu trong quí I tăng quá cao so với tốc độ tăng xuất khẩu (62,5% so với 22,7%) và xu hướng ngày càng doãng ra qua các tháng đã làm gia tăng nhập siêu. Giá trị hàng hóa nhập siêu quí I/2008 là 7,4 tỷ USD, bằng 56,5% giá trị xuất khẩu hàng hóa và tăng gấp 3,5 lần so với mức nhập siêu của quí I/2007. Tính chung 6 tháng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 29,7 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 12,8 tỷ USD, tăng 29,1%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 11,3 tỷ USD, tăng 27,4%; dầu thô đạt 5,6 tỷ USD, tăng 49%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt 44,5 tỷ USD, tăng 60,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 30,6 tỷ USD, tăng 69,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,9 tỷ USD, tăng 42,7%. Nhập siêu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 14,8 tỷ USD, bằng 49,8% kim ngạch xuất khẩu, tăng 184,6% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 0,7 tỷ USD so với mức nhập siêu của cả năm 2007. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây nhập siêu đã giảm nhanh, từ mức nhập siêu 3,28 tỷ USD tháng 3 và 3,2 tỷ USD tháng 4 đã giảm xuống còn 1,91 tỷ USD trong tháng 5 và 1,3 tỷ USD trong tháng 6. Mặt khác, nhập siêu chủ yếu là nhập nguyên, nhiên vật liệu từ thị trường các nước trong khu vực, còn đối với các thị trường khác như EU, Mỹ nước ta vẫn duy trì được mức xuất siêu. Trong 5 tháng đầu năm 2008, nước ta xuất siêu sang thị trường EU 1,9 tỷ USD, tăng 26,6% so với xuất siêu 6 tháng đầu năm 2007; xuất siêu sang thị trường Mỹ 3,3 tỷ USD, tăng 10%. Nguồn Việt nam sự thật và những câu chuyên hoang tưởng Ngoài ra Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, những sản phẩm công nghiệp chủ lực là dệt - may, da - giày, điện tử, chế biến gỗ, nhựa... cho đến nay hầu hết vẫn chỉ là gia công ở công đoạn cuối với giá trị gia tăng rất thấp, nên lượng ngoại tệ mang về cho nền kinh tế không nhiều và không đủ để bù đắp cho phần giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng tiêu thụ ở thị trường nội địa. Nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong những năm qua là xuất khẩu tài nguyên khoáng sản và hàng nông, thủy sản. Nhưng cán cân xuất, nhập khẩu nhiều sản phẩm thuộc nhóm này đã thay đổi, từ thặng dư sang thâm hụt, do số lượng xuất khẩu liên tục giảm sút, trong khi nhập khẩu mỗi năm đều tăng do nhu cầu tiêu thụ trong nước. Các mặt xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam hết quý 2-2008 (tỷ USD) Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Nguồn Tổng Cục Thống Kê Bộ công thương cho biết, sau khi đã áp dụng hàng loạt các biên pháp kiểm soát nhập siêu, giá trị nhập khẩu cả năm 2008 sẽ vào khoảng 80,2 tỷ USD, giảm 4,8 tỷ USD so với dự kiến ban đầu. Đối với mặt hang cần thiết nhập khẩu (nguyên, nhiên liệu, vật liệu và máy móc thiết bị) dự báo kim ngạch nhập khẩu cả năm 2008 có thể đạt 63 tỷ USD, tăng 28,4% so với năm 2007, nhưng giảm so với dự kiến ban đầu, chủ yếu do nhu cầu giảm. 3.3 Năm 2009: Xuất khẩu Tháng 4, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,5 tỷ USD, giảm 14,4% so với tháng 4/2008, tương đương với 759 triệu USD và giảm 15,3% so với tháng 3, trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,21 tỷ USD, giảm 21,2%, doanh nghiệp trong nước đạt 2,29 tỷ USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ. So với tháng 3, tháng 4 giảm do xuất khẩu vàng giảm mạnh. Nếu trừ yếu tố xuất khẩu vàng trong tháng 3 thì kim ngạch xuất khẩu tăng 6,6%, tương đương 277 triệu USD. Nhóm mặt hàng nông lâm thuỷ sản, trừ mặt hàng cà phê và nhân điều giảm, còn lại các mặt hàng khác tăng nhẹ. Nhóm mặt hàng công nghiệp chế biến có sự phục hồi của một số mặt hàng xuất khẩu như: túi xách, va li, ô dù tăng 16,1%, hàng điện tử và linh kiện tăng 15,4%, hàng thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh tăng 10,53%, giầy dép các loại tăng 7,53%, thuỷ sản tăng 5,8%,... Tính chung 4 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 18,64 tỷ USD, bằng 26,31% mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2009, giảm 0,1% so với cùng kỳ; trong đó kim ngạch của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 8,4 tỷ USD chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giảm 20,7% so với cùng kỳ; doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 10,24 tỷ USD chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 26,9% so với cùng kỳ. Không kể dầu thô, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ, lượng xuất khẩu của nhóm nông sản tăng, điển hình như gạo tăng 50%, hạt tiêu tăng 56%, cà phê tăng 18,9%. Tuy nhiên, do giá xuất khẩu không bằng cùng kỳ năm ngoái nên dù lượng xuất khẩu tăng nhưng trị giá hầu hết đều giảm (trừ mặt hàng gạo là mặt hàng đóng góp lớn vào tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng này, trị giá tăng 43,9%). Xuất khẩu của nhóm mặt hàng khoáng sản giảm mạnh. Lượng xuất khẩu dầu thô tăng 20,2% nhưng do giá xuất khẩu giảm 54% so với cùng kỳ nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm 44,7%, tương ứng với giảm 2,3 tỷ USD; mặt hàng than đá giảm 11,1 % về lượng và 9,5% về kim ngạch. Xuất khẩu của nhóm các mặt hàng công nghiệp chế biến như: da giầy, linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ, túi xách va li ô dù, trị giá đều giảm trong khoảng từ 10 đến 15% so với cùng kỳ năm ngoái, trừ mặt hàng dệt may tăng 1,9%. Tính theo thị trường xuất khẩu, 4 tháng, xuất khẩu sang các nước Châu Á giảm 13,2% chủ yếu  do trị giá xuất khẩu dầu thô và các mặt hàng công nghiệp chế biến giảm. Tuy nhiên xuất khẩu gạo và hàng dệt may sang thị trường này vẫn có tốc độ tăng trưởng tốt; Xuất khẩu sang Châu Âu tăng 64,3% do xuất khẩu nhóm hàng đá quý và kim loại quý sang thị trường Thụy Sỹ tăng, còn lại hầu hết mặt hàng chủ lực sang thị trường này đều giảm; Xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ tăng 1,8%. Đây là kết quả đáng mừng trong điều kiện khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm gần 5% Nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu tháng 4 ước đạt 5,2 tỷ USD, giảm 38,2% so với tháng 4/2008, tăng 3,1% so với tháng 3. Tháng 9/2009, trị giá nhập khẩu hàng hóa cả nước là 6,37 tỷ USD, tăng 9,0% so với tháng trước. Trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI là 2,,37 tỷ USD, tăng 9,3%. 6,86 tỷ USD, bằng 16,5% kim ngạch xuất khẩu. Trị giá nhập khẩu của cả nước trong tháng 9 là 48,47 tỷ USD, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước tới 16,1 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu của khu vực các doanh nghiệp FDI trong 3 quí 2009 đạt 17,47 tỷ USD, giảm 18,3% và của các doanh nghiệp trong nước là 31 tỷ USD, giảm 28%. Kim ngạch nhập khẩu tháng 9 giảm mạnh ở một số nhóm hàng: xăng dầu giảm 4,87 tỷ USD (chủ yếu là do giá giảm), sắt thép giảm 2,15 tỷ USD; máy móc thiết bị giảm 1,48 tỷ USD; ô tô nguyên chiếc và linh kiện, phụ tùng giảm 502 triệu USD; kim loại thường giảm 366 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu giảm 332 triệu USD… Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đạt 90,06 tỷ USD, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm trước (113,3 tỷ USD), trong đó xuất khẩu là 41,60 tỷ USD, giảm 14,6%; nhập khẩu là 48,47 tỷ USD, giảm 25%. Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt. 3.4 Năm 2010: Xuất khẩu hàng hoá Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2010 ước tính đạt 5,2 tỷ USD, tăng 37,7% so với tháng trước, nhưng giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6 tỷ USD, giảm 25%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 8 tỷ USD, tăng 28,6%. Nếu loại trừ tái xuất vàng của quý I/2009 và yếu tố tăng giá trên thị trường thế giới thì xuất khẩu hàng hóa quý I/2010 tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Do không tái xuất vàng nên cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu quý I/2010 có sự thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng từ 25,7% trong quý I/2009 lên 32,5% trong quý I/2010; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 33,4% lên 42,8%; nhóm hàng nông lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 23,4% lên 24,7% (tái xuất vàng quý I/2009 chiếm 17,6%). Trong quý I năm nay, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn vẫn duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: dệt may đạt 2,2 tỷ USD, tăng 12,3%; giày dép đạt 1 tỷ USD, tăng 10,1%; thủy sản đạt 861 triệu USD, tăng 14,5%; điện tử máy tính đạt 703 triệu USD, tăng 40,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 716 triệu USD, tăng 26,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 630 triệu USD, tăng 66,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 425 triệu USD, tăng 151,7%. Tuy nhiên, có một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực giảm so với cùng kỳ cả về lượng và giá trị như: Gạo đạt 677 triệu USD, giảm 30,7% về lượng và giảm 16,8% về giá trị; cà phê đạt 461 triệu USD, giảm 25,3% về lượng và giảm 31% về giá trị. Nhập khẩu hàng hoá Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2010 ước tính đạt 6,5 tỷ USD, tăng 28,2% so với tháng trước và tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2010 ước tính đạt 17,5 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 28,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,1 tỷ USD, tăng 53,1%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch nhập khẩu quý I/2010 tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2009. Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng quý I đạt 2,8 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước; xăng dầu đạt 1,6 tỷ USD tăng 33,2%; sắt thép đạt 1 tỷ USD, tăng 26%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 1 tỷ USD, tăng 53,1%; vải đạt 955 triệu USD, tăng 13,2%; chất dẻo đạt 758 triệu USD, tăng 53%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 623 triệu USD, tăng 136,9%; ôtô đạt 582 triệu USD, tăng 66% (trong đó ôtô nguyên chiếc đạt 149 triệu USD, giảm 3%); nguyên phụ liệu dệt may giày dép đạt 483 triệu USD, tăng 21,6%. Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu quý I/2010 không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm 2009, nhóm hàng tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 88,8%; nhóm hàng tiêu dùng chiếm 9,9%; vàng chiếm 1,3%. Nhập siêu tháng 3/2010 ước tính 1,35 tỷ USD, bằng 26,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Tính chung quý I/2010, nhập siêu đạt 3,5 tỷ USD, bằng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Phần 2: Kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại. Kinh nghiệm của Trung Quốc Từ năm 1997 đến ngày 21/7/2005, đồng CNY được neo cố định với USD tại mức tỷ giá 8,28 CNY/USD. Theo nhận xét của Hiệp hội các doanh nghiệp của Mỹ (NAM), so với giá trị thực của nó, CNY đang giảm đi mất 40% và chính điều này đã tạo ra một môi trường kinh doanh không công bằng, trong đó, hàng nhập khẩu từ Mỹ trở nên quá đắt và mất đi tính cạnh tranh trên thị trường. Theo các nhà phân tích, một minh chứng cho thấy đồng tiền CNY đang bị Chính phủ nước này “dìm giá” chính là sự tăng lên đột biến trong nguồn ngân sách quốc gia. Đất nước được đánh giá là khá thành công trong lĩnh vực xuất khẩu này đã trở thành “miếng nam châm” thu hút lượng lớn ngoại tệ (Bảng 1). Các chuyên gia công nghiệp Hoa Kỳ nói rằng sở dĩ có được điều này là vì các nhà sản xuất Trung Quốc có lợi thế về đồng tiền, được duy trì trong một chế độ hối đoái rẻ theo kiểu nhân tạo so với USD, như vậy giúp làm cho giá các mặt hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn. Trước tình hình này, Mỹ và các đối tác thương mại lớn khác của Trung Quốc đã gây sức ép để đồng nhân dân tệ tăng giá. Cuối cùng Trung Quốc đã phải điều chỉnh tỷ giá vào năm 2005. Bảng 1: Diễn biến tỷ giá, cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc 2002-2007 (Nguồn: Indicators/2008/pdf/Prc.pdf ) Chế độ tỷ giá của Trung Quốc từ 7/2005 đến nay: Năm 2005, Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trung Quốc đã công bố thay đổi chế độ tỷ giá. Tỷ giá sẽ được xác định dựa trên một rổ các đồng tiền (Basket) nhưng các thành phần và tỷ trọng các đồng tiền không được đưa ra trong lần công bố này. Đồng thời với việc neo tỷ giá theo một rổ tiền tệ, NHTW Trung Quốc cho phép biên độ dao động hàng ngày của các tỷ giá song phương là 0,3%. Ngày 9/8/2005, trong bài phát biểu khai mạc trụ sở thứ 2 của NHTW tại Thượng Hải, Thống đốc NHTW Trung Quốc ZhouXia Chuan đã công bố 11 đồng tiền trong rổ, trong đó các đồng tiền chính là đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật và đồng Won Hàn Quốc và các đồng Bảng Anh, Ruble Nga và Baht Thái cũng có mặt trong rổ tiền tệ nhưng có tỷ trọng nhỏ hơn nhiều. Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu thực tế của tỷ giá đa phương danh nghĩa CNY, Guonan và McCauley đã cho rằng tỷ giá này đã dao động với biên độ 2%/ năm (B - Band) và mức độ thay đổi theo ngày là 0,06% (C - Crawl). Có thể thấy rằng, chế độ tỷ giá của Trung Quốc là một dạng của chế độ tỷ giá BBC (Basket, Band and Crawl Regime) - là chế độ tỷ giá dựa vào rổ tiền tệ với biên độ dao động rộng được điều chỉnh định kì)1. So với lý thuyết thì biên độ dao động của tỷ giá (B-band) là khá nhỏ chỉ là 2%/ năm. Mặc dù tỷ giá song phương CNY/USD giảm giá nhưng tỷ giá đa phương danh nghĩa của CNY lại có xu hướng tăng dần. Như vậy, Trung Quốc vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế so với các quốc gia bạn hàng. Do đó, đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và thặng dư của cán cân thương mại của Trung Quốc. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Hàn Quốc từng được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới. Cho đến năm 1962, khi bắt đầu bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1962 -1966), GDP bình quân đầu người là 87 USD đã phản ánh rằng Hàn Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu sau gần thập kỷ nỗ lực khôi phục lại nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề bởi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai và tiếp đó là cuộc chiến Nam - Bắc Triều Tiên. Thế nhưng chỉ hơn 25 năm sau, vào cuối thập kỷ 80, Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu kinh tế được cả thế giới biết đến như “Kỳ tích trên sông Hàn”. Đó là một quá trình phi thường đã nhanh chóng giúp cải tạo nền kinh tế Hàn Quốc, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của đất nước. Để có được một Hàn Quốc như ngày nay, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm quản lý, điều tiết nền kinh tế, trong đó đặt trọng tâm là hướng về xuất khẩu. Chính sách hướng về xuất khẩu: Trong những năm 60, nền kinh tế Hàn Quốc đang phải đối mặt với những khó khăn lớn; không có thị trường trong nước cho các loại hàng hóa sản xuất, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. Để đối phó với vấn đề này, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu với 2 bước đi quan trọng đó là khuyến khích và tăng cường tiết kiệm thông qua việc tăng lãi suất, cải thiện thâm hụt thương mại bằng việc phá giá đồng nội tệ. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hỗ trợ xuất khẩu như giảm thuế nhập khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu một cách hợp lý, ưu đãi về tài chính cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, điều chỉnh chế độ tỷ giá linh hoạt, mục tiêu xuất khẩu được cụ thể hóa bởi Chính phủ và khen thưởng, động viên từ Tổng thống Hàn Quốc. Sau hàng loạt những chính sách của Chính phủ, kết quả đạt được là hết sức khả quan. Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 41 triệu USD năm 1960 lên 1.048 triệu USD vào năm 1970. Thành công từ chính sách tỷ giá: Để có được những kết quả trên, Hàn Quốc đã khá thành công trong việc sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua chiến lược hướng vào xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Từ thực tiễn thành công của Hàn Quốc, một số kinh nghiệm được rút ra như sau: Một là, Hàn Quốc là tấm gương kiên nhẫn theo đuổi chính sách phá giá tiền tệ để tăng trưởng xuất khẩu. Đối với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các mặt hàng máy móc, nguyên liệu, thiết bị và công nghệ cũng như vay nợ nước ngoài để đầu tư thì việc phá giá tiền tệ có thể làm giảm tăng trưởng do tác động làm cản trở đầu tư lớn hơn khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, sự khôn ngoan của Hàn Quốc chính là việc mở rộng xuất khẩu ở quy mô lớn kết hợp với các nhân tố khác làm giảm chi phí nhập khẩu và gánh nặng nợ. Thực tế cho thấy, sau khi phá giá mạnh đồng Won, Hàn Quốc đã tăng cường năng lực sản xuất và đẩy mạnh xúc tiến thương mại nên đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao. Hai là, tỷ giá KRW/USD được điều chỉnh theo hướng giảm giá trị đồng nội tệ trong một thời gian dài song song với quá trình Hàn Quốc chuyển từ chế độ tỷ giá cố định sang thả nổi. Nghệ thuật phá giá tiền tệ ở Hàn Quốc chính là nhờ sử dụng linh hoạt các yếu tố thị trường và chỉ điều chỉnh khi cần thiết. Chính phủ Hàn Quốc đã rất chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi để đảm bảo tỷ giá KRW/USD không cản trở tới hoạt động xuất khẩu: khi USD lên giá, chính phủ để thị trường tự điều tiết, còn khi USD giảm giá, Chính phủ đã tăng cung đồng KRW nhằm có lợi cho xuất khẩu. Ba là, sau việc phá giá tiền tệ, Hàn Quốc đã có biện pháp thích hợp để loại bỏ khả năng giảm giá kéo dài của nội tệ và sau đó củng cố các nhân tố thị trường khác giúp cho tỷ giá duy trì ở mức độ ổn định. Sự ổn định của tỷ giá KRW/USD đạt được là do Chính phủ Hàn Quốc đã duy trì được một biên độ dao động ổn định suốt trong thời gian dài. Điều này thực sự có lợi cho nhà đầu tư trong nước và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Vì vậy, Hàn Quốc là một trong số ít nước vực dậy sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á nhanh nhất và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, ứng dụng công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ mục tiêu hướng về xuất khẩu. Bốn là, không nên neo giữ đồng bản tệ với một ngoại tệ mạnh. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á cho thấy, một trong những nguyên nhân quan trong gây ra khủng hoảng trong giai đoạn đó là các nước trong khu vực neo giữ tỷ giá đồng bản tệ với ngoại tệ duy nhất là USD. Sự ổn định này chỉ mang tính nhất thời và có ảnh hưởng tích cực tới tâm lý nhà đầu tư. Nhà đầu tư tin tưởng vào sự ổn định tiền tệ và nền kinh tế khi đồng USD mất giá. Tuy nhiên, khi USD lên giá mạnh đã làm yếu đi khả năng cạnh tranh của các nước có đồng tiền gắn chặt với USD. Kinh nghiệm của Thái Lan Trước khủng hoảng tài chính năm 1997, nền kinh tế Thái Lan đã trải qua nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh do có ngành công nghiệp chế tạo phát triển giúp kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ 9,4% từ năm 1985 đến năm 1996. Có được những thành tựu đó là nhờ Thái Lan đã tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào và rẻ, thực hiện chính sách mở cửa kinh tế và phát triển mạnh theo hướng phục vụ xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan trong những năm gần đây chủ yếu tăng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Tỷ giá và cán cân thương mại của Thái Lan từ năm 1996-2007 ĐVT: Triệu USD (Nguồn: Indicators/2008/pdf/tha.pdf) Có được những thành quả trên, Chính phủ Thái Lan đã có những nỗ lực cải thiện cán cân thương mại như: cải thiện môi trường kinh tế, cải thiện cơ cấu chính sách thương mại và phá giá mạnh đồng Baht và tác động đến cán cân thanh toán quốc tế của Thái Lan. Để tập trung, bài viết sẽ phân tích chủ yếu vào công cụ phá giá mạnh đồng Baht và tác động đến cán cân thanh toán quốc tế. Do khó khăn về tài chính, thiếu ngoại tệ nghiêm trọng nên trong giai đoạn trước khủng hoảng, các nước Đông Á neo giữ tỷ giá cố định so với USD. Với Thái Lan, việc thi hành chính sách tỷ giá hối đoái cố định so với đồng USD đồng nghĩa với việc đánh giá quá cao giá trị của đồng Baht trong khi giá trị của USD với JPY và các đồng tiền khác tăng rất mạnh. Tuy tỷ giá chính thức giữa Baht với USD có tăng lên, nhưng nếu theo học thuyết ngang giá sức mua thì đồng Baht đã giảm giá khoảng 20% so với USD nhưng chỉ được điều chỉnh rất ít (khoảng 6%). Do đó, việc đồng Baht bị thả nổi là hiện tượng cần thiết để trả lại giá trị đích thực của nó. Từ năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan giảm đáng kể, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cũng giảm tương đối. Có nhiều nguyên nhân làm giảm xuất khẩu của Thái Lan trong giai đoạn này bao gồm: tăng trưởng thương mại toàn cầu suy giảm, tỷ giá hối đoái thực của các nước Đông Á lên giá, lượng cầu và giá của các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng điện tử bị suy giảm. Thâm hụt tài khoản vãng lai của Thái Lan năm 1996 lên đến 7,9%GDP. Mức thâm hụt này tiếp tục được tài trợ bởi dòng vốn ngắn hạn nước ngoài chảy vào. Do tài khoản vốn được tự do và những yếu kém trong việc kiểm soát các khoản nợ vay đã khiến ngày càng nhiều hơn các luồng vốn ồ ạt chảy vào Thái Lan. Chỉ trong 10 năm từ 1987-1996, đã có đến 100 tỷ USD đổ vào Thái Lan, trong đó,vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn do các tổ chức tài chính trong nước vay để đầu tư dài hạn và bất động sản. Bên cạnh đó, tỷ giá được giữ gần như cố định ở mức 25 Baht/USD trong thời gian dài cộng với thâm hụt thương mại kéo dài đã khiến áp lực giảm giá đồng Baht ngày càng tăng. Dưới áp lực của những khoản nợ đến hạn và thâm hụt thương mại kéo dài, mặc dù đã bán ra gần 15 tỷ USD trong gần 40 tỷ USD dự trữ ngoại hối, nhưng Thái Lan đã không thể duy trì được mức tỷ giá hiện thời. Thái Lan đứng trước việc đồng Baht bị phá giá và kéo theo đó là cuộc khủng hoảng với những tổn thương nghiêm trọng đến nền kinh tế. Chỉ trong 1 ngày sau khi Chính phủ tuyên bố phá giá, đồng Baht mất hơn 20% giá trị rồi tiếp tục giảm xuống sau đó. Tỷ giá Baht/USD tăng lên từ 25,61 đến 47,25. Tỷ giá này làm tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Thái Lan nói chung, nông thủy sản nói riêng, hạn chế nhập khẩu. Kết quả là Thái Lan giảm nhập siêu từ 9,5 tỷ USD năm 1991 xuống còn 4,624 tỷ USD năm 1997 và thặng dư là 11,973 tỷ USD năm 2007. Ngày 2/7/1997, Thái Lan đã cạn kiệt các nguồn dự trữ ngoại hối trong nỗ lực bảo vệ đồng Baht tránh bị tác động của một cuộc đầu cơ lớn và buộc phải thả nổi đồng Baht. Đồng tiền này ngay lập tức giảm giá mạnh. Phản ứng dây chuyền đã lan rộng khi các nhà đầu tư rút vốn ra khỏi các nước có những triệu chứng kinh tế tương tự như Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc. Từ cuối năm 1998 - 2004, tỷ giá Baht/USD đôi lúc giảm và sau đó tăng nhẹ nhưng nói chung duy trì ở mức ổn định. Tỷ giá tăng nhẹ từ 39,06 năm 2004 lên 41,03 năm 2005 nhưng cho tới nay, tỷ giá giảm do USD giảm giá. Mặc dù luôn chú trọng tới xuất khẩu, nhưng Thái Lan đã phải chấp nhận để tỷ giá của nội tệ tăng hơn 20% so với USD và duy trì ở mức lạm phát trung bình là 3% từ năm 2006 tới nay do Chính phủ Thái Lan nhận thức được rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, nội tệ tăng giá so với USD là chính sách có lợi hơn. Bài học sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại đối với Việt Nam Qua nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan, một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho Việt Nam như sau: - Cần có sự phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô trong cải cách. Trong chính sách tỷ giá hối đoái, việc điều chỉnh tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả trong nước và quốc tế, thay đổi tỷ giá cũng là điều kiện tiên quyết trong thay đổi chính sách thương mại, đặc biệt trong điều kiện mở cửa. Tuy nhiên, không có thay đổi trong chính sách thương mại thì việc thay đổi tỷ giá sẽ vận hành không có hiệu quả. Trong sự phối hợp với các lĩnh vực khác của nền kinh tế, việc điều chỉnh theo hướng thay đổi tỷ giá không mang tính chất cứng nhắc mà được xem như là phù hợp với các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế. - Phải duy trì một chính sách tỷ giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChính sách tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam thời hậu WTO.doc
Tài liệu liên quan