Tiểu luận Chống đuy rinh của Ph.ăngghen

Ăngghen phê phán quan điểm siêu hình của Đuyrinh và chỉ ra sự đối lập giữa phép biện chứng và phép siêu hình; theo Ăngghen, Đuyrinh là một nhà siêu hình chính cống, thoạt tiên ông ta đào giữa “động và tĩnh” một cái vực sâu hoắm không có trong thực tế, rồi sau đó ông rất lấy làm ngạc nhiên, rằng không thể tìm ra được cái cầu để vượt qua cái vực thẳm do chính ông ta đã nặn ra nó"1. Đối với ông Duy rinh, sự vận động là hoàn toàn không thể hiểu được vì nó là một mâu thuẫn. Bởi lẽ, theo Duy rinh, bất kỳ một mâu thẫn nào cũng đều là điều phi lý và ông khẳng định, nói chung cho đến ngày nay, vẫn "không có một cái cầu nào nối liền giữa cái tĩnh triệt để và cái động ở trong khoa cơ học hợp lý"2. Rõ ràng là một người mà đầu óc suy nghĩ theo cách siêu hình thì tuyệt đối không thể từ quan niệm tĩnh mà chuyển sang quan niệm động được, vì ở đây cái mâu thuẫn nói trên đã chặn mất đường đi, triệt tiêu sự suy nghĩ và theo Ăngghen,: Đối với nhà siêu hình học, thì những sự vật và phản ánh của chúng vào tư duy, tức là những khái niệm, đều là những đối tượng nghiên cứu riêng biệt, cố định, chết cứng, vĩnh viễn, phải được xem xét cái này sau cái kia, cái này độc lập với cái kia.

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9188 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chống đuy rinh của Ph.ăngghen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên" để quay sang vạch trần những sai lầm nghiêm trọng của học thuyết "xã hội chủ nghĩa" vừa mới hình thành; qua đó Ăngghen đã bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác, làm cho nó thật sự là thế giới quan khoa học, cách mạng, là "công cụ nhận thức vĩ đại" của giai cấp vô sản trong nhận thức và cải tạo thế giới. Trong thư gửi Mác ngày 24 tháng 5 năm 1876, Ăngghen đã bày tỏ sự cần thiết và ý định phê phán một số quan điểm sai lầm trong các bài viết của Đuyrinh. Mác đã kiên quyết ủng hộ ý định đó. Ăngghen bắt đầu viết tác phẩm chống Đuyrinh từ cuối tháng 5 năm 1876 và đến đầu tháng bảy năm 1878 thì hoàn chỉnh. II. KẾT CẤU VÀ TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM Tác phẩm "chống Đuyrinh" của Ăngghen in trong Mác và Ăngghen toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG, H.1994, 454 trang, gồm lời tựa cho ba lần xuất bản I, II, III, lời mở đầu: I. Nhận xét chung; II. Ông Đuyrinh hứa những gì và 3 phần chính, trình bày ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác: Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Phần thứ nhất: Triết học, ( từ trang 53- 206 gồm 12 chương, từ chương thứ III đến chương thứ XII) Ăngghen viết từ tháng chín 1876 đến tháng giêng 1877. Chương III và IV, Ăng ghen viết về Chủ nghĩa tiên nghiệm và Đồ thức luận vũ trụ. Bốn chương tiếp theo: Chương V,VI,VII,VII, Ăngghen viết về triết học tự nhiên. Thông qua phê phán các quan điểm sai lầm của Đuyrinh về các vấn đề không gian, thời gian; thiên thể học, vật lý học, hoá học; giới hữu cơ, Ăngghen, đồng thời trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Các chương IX,X,XI, Ăngghen tập trung bàn về các vấn đề đạo đức và pháp quyền, phê phán Đuyrinh về quan điểm "chân lý vĩnh cửu", tự do và tất yếu; bình đẳng. Chương XII và chương XIII, Ăngghen trình bày các qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Những kết luận chung được Ăngghen trình bày khát quát ở chương XII. Phần lớn các chương ở phần Triết học đã được Ăngghen cho công bố trên Tạp chí Vorwarts theo hình thức những bài báo, dưới nhan đề: "Ông Đuyrinh đảo lộn triết học" từ tháng giêng đến tháng năm năm 1877. Trong phần này, có hai chương đầu mà về sau, kể từ lần xuất bản thứ nhất, thành sách riêng, đã trở thành lời mở đầu độc lập, chung cho toàn bộ ba phần. Phần thứ hai: Kinh tế chính trị học (từ trang 207 - 355 gồm mười chương). Ăngghen viết từ tháng sáu đến tháng tám năm 1877. Riêng chương X về lịch sử kinh tế chính trị do Mác viết. Các chương của phần kinh tế chính trị đã được đăng tải dưới nhan đề "Ông Đuyrinh đảo lộn kinh tế chính trị học", làm phụ lục khoa học cho báo "Vorwarts" từ tháng bảy đến tháng chạp năm 1877. Phần thứ ba: Chủ nghĩa xã hội, (từ trang 356-450; gồm 5 chương). Ăng ghen viết từ tháng tám 1877 đến tháng tư 1878. Phần chủ nghĩa xã hội được đăng dưới nhan đề" ông Đuyrinh đảo lộn chủ nghĩa xã hội", làm phụ lục cho báo "Vorwaits" từ tháng năm đến tháng bảy năm 1878. Trong phần này, Ăngghen đã tóm tắt lịch sử và lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, phác thảo những đặc trưng cơ bản của xã hội cộng sản. Với lập trường duy vật biện chứng về lịch sử, Ăngghen đã phân tích sâu sắc mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã được xã hội hoá cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Ăngghen cho rằng, muốn giải quyết mâu thuẫn cơ bản này, không còn con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Bằng bạo lực cách mạng, giai cấp vô sản xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Chỉ khi nào chế độ tư bản chủ nghĩa được xoá bỏ và chế độ xã hội chủ nghĩa được xây dựng, thì lúc đó, con người mới thật sự có tự do, hạnh phúc, con người mới thật sự làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội, mới có "vương quốc của tự do". Tháng 7 năm 1877, phần Triết học được xuất bản thành sách riêng, dưới nhan đề "Ông Đuyrinh đảo lộn khoa học. Triết học". Một năm sau, phần hai và ba cũng được xuất bản thành sách riêng, dưới nhan đề "Ông Đuyrinh đảo lộn khoa học. Kinh tế chính trị học. Chủ nghĩa xã hội ". Ngày 8 tháng bảy 1878, Ăngghen viết xong lời tựa, lúc đó toàn bộ tác phẩm đã được in lần đầu tiên thành sách riêng dưới nhan đề "Ông Đuyrinh đảo lộn khoa học. Triết học. Kinh tế chính trị học. Chủ nghĩa xã hội ", Lai xích năm 1887. Khi Ăng ghen còn sống, tác phẩm tái bản lần thứ hai và ba vào các năm 1886 và 1894; qua các lần tái bản, nhan đề cuốn sách vẫn giữ nguyên, chỉ có phần phụ đề "Triết học. Kinh tế chính trị. Chủ nghĩa xã hội", Ăngghen cắt bỏ. Tác phẩm chống Đuyrinh của Ăngghen không chỉ có tác dụng phê phán một cách chua cay những sai lầm của ông Đuyrinh mà còn góp phần đập tan các quan điểm sai trái của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, duy vật sinh học. Đồng thời, trong tác phẩm này, Ăngghen đã trình bày một cách hệ thống quan điểm triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội của Mác. Lo sợ trước ảnh hưởng to lớn của tác phẩm, nhà nước Đức đã phải ban hành đạo luật đặc biệt để ngăn chặn việc xuất bản và truyền bá cuốn sách "chống Duy rinh" của Ăngghen và phong trào công nhân thế giới, đồng thời cấm lưu hành ở Đức. Hành vi cưỡng bức của nhà nước Đức không những không ngăn cản được ảnh hưởng to lớn của tác phẩm, mà trái lại, nó tăng thêm sự quan tâm thu hút nhiều người đọc ở các nước Nga, Thuỵ sĩ, Pháp và nhiều nước khác ở châu Âu. Bản dịch một số chương của tác phẩm "chống Duy rinh" của Ăngghen lại được truyền bá rộng rãi với số lượng rất lớn. Năm 1907, tác phẩm "chống Duy rinh" đã được dịch toàn văn bằng tiếng Nga, xuất bản ở Xanhpêtécbua, theo bản in năm 1894, nguyên văn bằng tiếng Đức. III NỘI DUNG CƠ BẢN TÁC PHẨM 1- Vấn đề vật chất - ý thức Phê phán quan điểm duy tâm của Đuyrinh, Ăng ghen đã chỉ ra tính không thể sáng tạo được và tính bất diệt của vật chất. Theo Ăngghen "vật chất và những bộ phận đơn giản cấu thành vật chất - nếu vật chất gồm những bộ phận này - cũng như vận động là không thể sáng tạo ra được và không thể tiêu diệt được. Tất cả những điều đó là những điều mà chúng ta đã biết từ lâu rồi"1 Mác, Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H,1994, tr 96. , thế nhưng, ông Đuyrinh vẫn cứ bám vào cái điều cũ rích nào đó để cố tình bác bỏ một sự thật là, thế giới này không phải xuất phát từ vật chất, do vật chất sinh ra và quyết định, mà "đặt lộn ngược sự vật và cấu tạo thế giới hiện thực từ tư duy, từ những đồ thức, từ những phương án hay những phạm trù tồn tại vĩnh cửu ở đâu đó trước khi có thế giới, hoàn toàn theo kiểu của…một Hêghen nào đó"2 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 53-54. . Trái lại, ông Đuyrinh cần phải hiểu cho đúng rằng", đồ thức về vũ trụ được rút ra - không phải từ bộ óc, mà chỉ nhờ bộ óc - từ thế giới hiện thực"3 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 55. . Khẳng định quan điểm duy vật về thế giới, Ăngghen hướng đến giải quyết vấn đề cơ bản của triết học: vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức… Trong mối quan hệ này, theo Ăngghen, thế giới vật chất; đời sống hiện thực, quan hệ kinh tế là những cơ sở hiện thực, đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển toàn bộ kiến trúc thượng tầng, bao gồm những thiết chế pháp luật và chính trị, triết học và văn hoá, nghệ thuật “chỉ có quan niệm như vậy thì chủ nghĩa duy tâm mới bị tống ra khỏi nơi ẩn náu cuối cùng của nó, tức là ra khỏi quan niệm duy vật lịch sử"... đó là con đường để giải thích ý thức của con người từ sự tồn tại của họ như trước đến nay người ta đã làm Mác, Ăngghen, Sđd, tr 44. . Thế mà ông Đuyrinh lại làm ngược lại, ông ta đã "tách tư duy ra khỏi cơ sở hiện thực duy nhất, trên cơ sở đó chúng ta tìm thấy nó, tức là ra khỏi con người về giới tự nhiên". Do đó, ông ta rơi vào một cách không thể cứu vãn được một hệ tư tưởng làm cho ông trở thành kẻ hậu sinh của chính Hêghen" . Lẽ đương nhiên là trên một cơ sở tư tưởng như vậy, ông Đuyrinh không thể lập ra được bất cứ một học thuyết duy vật nào. Điều đó, buộc ông Đuyrinh "phải gán cho giới tự nhiên một phương thức hành động có ý thức, tức là cái mà người ta gọi một cách giản đơn là Thượng đế" . Vì theo ông Đuyrinh, "tồn tại bao trùm tất cả là duy nhất". Vậy là, trong chủ từ, ông Đuyrinh khẳng định tồn tại bao trùm tất cả và trong vị ngữ, ông ta cũng quả quyết: không có cái gì nằm ngoài tồn tại cả. Rõ ràng, ông Đuyrinh bằng "tư duy thống nhất của chúng ta" để biến tính duy nhất của tồn tại thành tính thống nhất của tồn tại” mà thực chất là thượng đế, thiên binh, trời, địa ngục, cùng với sự bất diệt của linh hồn. Đó là một trong những “điều tưởng tượng mê sảng điên rồ nhất” của ngài Đuyrinh theo kiểu Hêghen thần bí. Vậy thì, ý thức của "tính duy nhất của tồn tại" hay ý thức của Thượng đế và ý thức, tư duy, nhận thức của con người “bằng da bằng thịt" khác nhau ở điểm nào? Ông Duy rinh tuyên bố điều này như sau: "ý thức và do đó cả tư duy về nhận thức, chỉ có thể biểu hiện ở một loại sinh vật có bệnh thôi"4 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 126. , con người với tư cách là một cá nhân. Do đó, tư duy, ý thức của họ là rất hạn chế, nó hoàn toàn phụ thuộc vào tính tuyệt đối của những người có tư duy cực kỳ tối cao. Việc đào hố ngăn cách giữa tư duy, ý thức của con người tối cao "và người với tư cách là "một sinh vật cá biệt" Đuyrinh đã phạm phải sai lầm có tính nguyên tắc: phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, tuyệt đối hoá ý thức, tư duy thành lực lượng siêu nhiên thần bí, trừu tượng. Thực ra, theo Ăngghen, ý thức và tư duy chẳng qua chỉ là sản vật của bộ óc con người và bản thân con người lại là sản vật của thế giới tự nhiên"5 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 54. . 2. Vấn đề vật chất và vận động của vật chất Chỉ ra quan điểm sai lầm của Đuyrinh về vận động, Ăngghen cho rằng, nếu qui vận động thành lực cơ giới và coi đó là hình thức cơ bản của vận động thì người ta không chỉ rơi vào quan điểm siêu hình mà thậm chí đã đặt chân vào "giày" của chủ nghĩa duy tâm. Về vấn đề này" trước sau, chúng ta vẫn không biết lực cơ giới nằm ở đâu trong cái trạng thái vũ trụ ấy và làm sao mà có thể chuyển được từ bất động tuyệt đối sang vận động mà không cần đến một cái đẩy từ bên ngoài, nghĩa là không cần đến thượng đế "1 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 87. . Ông Duy rinh đã "múa võ", tự làm rối vấn đề. Trước ông, các nhà duy vật đã bàn đến vật chất và vận động. Song, ông phớt lờ, không thèm đếm xỉa đến, tự mình muốn xác lập một con đường riêng: qui vận động thành lực cơ giới, coi đó cũng như là hình thức cơ bản của vận động. Do đó, tự làm mất khả năng hiểu được mối quan hệ giữa vật chất và vận động. Về điểm này, ông Duy rinh đã tụt lại đằng sau các nhà duy vật trước ông, dù rằng mối liên hệ này, họ cũng chưa thấy rõ. Theo Ăngghen, vấn đề liên hệ giữa vật chất và vận động không phải là phức tạp, chỉ cần thừa nhận rằng, "vận động là phương thức tồn tại vật chất. Bất kỳ ở đâu và bất cứ lúc nào cũng không có và không thể có vật chất mà không có vận động"2 , 3 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 89. ; không có vật chất đứng im, vận động cũng như vật chất không thể sáng tạo ra và cũng không thể bị tiêu diệt, Ăngghen đã phân loại các hình thức vận động cơ bản của vật chất và chỉ ra mối liên hệ hữu cơ giữa chúng: "Vận động trong không gian vũ trụ, vận động cơ học của những khối nhỏ hơn trên mỗi thiên thể riêng biệt, giao động phân tử dưới hình thức nhiệt, hay dưới hình thức dòng điện hoặc dòng từ, phân giải hoá học và hoá hợp hoá học, đời sống hữu cơ - đó là những hình thức vận động mà mỗi một nguyên tử vật chất riêng biệt trong vũ trụ, trong mỗi lúc nhất định, đều nằm dưới một hình thức nhất định nào đó"3. Người ta sẽ không thể hình dung nổi nếu vật chất không có vận động, cũng như vận động không có vật chất. Vận động có tính phổ biến. "Khi chúng ta dùng tư duy để xem xét giới tự nhiên, lịch sử loài người hay hoạt động tinh thần của bản thân chúng ta thì trước nhất, chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mối liên hệ và những sự tác động của qua lại, trong đó không có cái gì là đứng nguyên không thay đổi, mà tất cả đều vận động, biến đổi, phát sinh và biến đi"4 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 35 2 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 38 3 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 191 . Theo nghĩa đó, có thể hiểu rằng, vận động là mọi sự biến đổi nói chung; là phương thức tồn tại của vật chất; vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất. 3. Vấn đề phép biện chứng và phép siêu hình. Trước hết, Ăngghen coi phép biện chứng là hình thức cao nhất của tư duy khoa học. Đối với phép biện chứng, phương pháp mà điều căn bản là "xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự dàng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng"1 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 93 2 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 173 . Theo Ăngghen, phép biện chứng không còn biết đến cái "những đường ranh giới tuyệt đối nghiêm ngặt", đến những cái "hoặc là” “hoặc là vô điều kiện và dùng được ở mọi nơi, phép biện chứng làm cho những sự khác biệt siêu hình cố định chuyển hoá lẫn nhau, phép biện chứng thừa nhận là bên cạnh cái "hoặc là”, “hoặc là", "thì có cả cái" này lẫn cái kia. Do đó, phép biện chứng là tư duy cao nhất, thích hợp nhất với giai đoạn phát triển hiện nay của khoa học tự nhiên. Việc ông Đuyrinh coi phép biện chứng như là một công cụ "tầm thường", “chỉ dùng để chứng minh, giống như khi nhận thức một cách nông cạn thì người ta có thể coi lôgic hình thức hay toán học sơ cấp là một công cụ như thế- để chứng minh, rằng ông Đuyrinh hoàn toàn không hiểu gì bản chất phép biện chứng cả" . Ăngghen phê phán quan điểm siêu hình của Đuyrinh và chỉ ra sự đối lập giữa phép biện chứng và phép siêu hình; theo Ăngghen, Đuyrinh là một nhà siêu hình chính cống, thoạt tiên ông ta đào giữa “động và tĩnh” một cái vực sâu hoắm không có trong thực tế, rồi sau đó ông rất lấy làm ngạc nhiên, rằng không thể tìm ra được cái cầu để vượt qua cái vực thẳm do chính ông ta đã nặn ra nó" . Đối với ông Duy rinh, sự vận động là hoàn toàn không thể hiểu được vì nó là một mâu thuẫn. Bởi lẽ, theo Duy rinh, bất kỳ một mâu thẫn nào cũng đều là điều phi lý và ông khẳng định, nói chung cho đến ngày nay, vẫn "không có một cái cầu nào nối liền giữa cái tĩnh triệt để và cái động ở trong khoa cơ học hợp lý" . Rõ ràng là một người mà đầu óc suy nghĩ theo cách siêu hình thì tuyệt đối không thể từ quan niệm tĩnh mà chuyển sang quan niệm động được, vì ở đây cái mâu thuẫn nói trên đã chặn mất đường đi, triệt tiêu sự suy nghĩ và theo Ăngghen,: Đối với nhà siêu hình học, thì những sự vật và phản ánh của chúng vào tư duy, tức là những khái niệm, đều là những đối tượng nghiên cứu riêng biệt, cố định, chết cứng, vĩnh viễn, phải được xem xét cái này sau cái kia, cái này độc lập với cái kia. Ăngghen cũng thừa nhận rằng, thế giới quan siêu hình là một điều không thể tránh khỏi, sự xuất hiện của nó là kết quả hợp qui luật đối với một giai đoạn lịch sử nhất định, khi nhận thức khoa học còn ở giai đoạn nghiên cứu những chi tiết của bức tranh toàn bộ về giới tự nhiên; và phép siêu hình cũng đã có một vai trò lịch sử nhất định, nó là một trong những điều kiện cần thiết cho những tiến bộ khổng lồ. Tuy nhiên, hạn chế của phép siêu hình là ở chỗ, nó đem lại một thói quen là xem xét sự vật, hiện tượng một cách biệt lập, ở bên ngoài mối liên hệ, nhìn sự vật ở trạng thái tĩnh, tức là không thấy sự vận động, biến đổi "không xem xét chúng trong trạng thái sống mà xem xét chúng trong trạng thái chết". Xem xét lịch sử phát triển của phép biện chứng, Ăngghen đã chỉ ra mặt tích cực và mặt hạn chế của phép biện chứng trước Mác, đồng thời phân tích sâu sắc sự đối lập giữa phép biện chứng mácxít và phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Theo Ăngghen, một quan niệm đúng về vũ trụ, về sự phát triển của loài người chỉ có thể có được bằng con đường nhận thức biện chứng, khi xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng, tức là nó" chú ý thường xuyên đến những tác động qua lại phổ biến giữa sự phát sinh và sự tiêu vong, giữa sự biến đổi tiến bộ và sự biến đổi thụt lùi. Vì nền triết học hiện đại Đức, ngay từ đầu, chính là đã được xác lập theo tinh thần đó"1 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 39 . Cantơ đã mở đầu quan niệm biện chứng bằng việc khẳng định thái dương hệ luôn vận động và biến đổi không ngừng, bản thân nó có một lịch sử phát triển lâu dài từ thế giới vật chất…và đến Hê ghen, nền triết học mới của Đức đã đạt tới đỉnh cao; lần đầu tiên, toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần được trình bày như là một quá trình, nghĩa là luôn vận động, biến đổi, chuyển hoá và phát triển. Hêghen đã vạch ra mối liên hệ nội tại của sự vận động và phát triển ấy”. Theo quan điểm ấy, lịch sử loài người đã không thể hiện ra là một mớ hỗn độn ghê gớm của những hành vi bạo lực vô nghĩa, ngược lại, nó là một quá trình phát triển của bản thân loài người"1 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 40 . Công lao lịch sử của Hêghen thật to lớn. Song, "dù sao ông vẫn bị hạn chế" bởi những giới hạn không thể tránh được của những tri thức của bản thân ông, bởi những tri thức và những quan niệm của thời đại ông. Hêghen là một nhà duy tâm, với học thuyết ý niệm tuyệt đối, ông cho rằng, thế giới hiện thực chỉ là những phản ánh thể hiện cái ''ý niệm" nào đó tồn tại ở một nơi nào đó ngay trước khi có thế giới. Như vậy, " tất cả đều bị lộn ngược, và mối liên hệ hiện thực của các hiện tượng của thế giới đều hoàn toàn bị đảo ngược"2 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 41 . Điều đó đã làm cho hệ thống của Hêghen không tránh khỏi tính chất gò ép, giả tạo, hư cấu , tóm lại bị xuyên tạc. Chỉ ra bản chất "sai lầm" của chủ nghĩa duy tâm Đức, cũng như mặt tích cực, mặt hạn chế của nó là con đường dẫn tới Mác, Ăngghen đến với chủ nghĩa duy vật. Phép biện chứng duy vật ra đời một phần có sự đóng góp quan trọng của phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen với tư cách là một nguồn lý luận trực tiếp. Tuy nhiên, phép biện chứng duy vật của Mác khác về chất so với phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Điều này được Mác thừa nhận rằng, phép biện chứng của ông không chỉ khác phép biện chứng của Hêghen mà thậm chí còn đối lập với nó. Phép biện chứng Hêghen là phép biện chứng của ý niệm, phép biện chứng duy tâm; đối với Mác, phép biện chứng dựa trên lập trường duy vật, phản ánh đúng qui luật vận động, phát triển của thế giới khách quan, mang bản chất khoa học, cách mạng. Sau này, Ăngghen khẳng định: "Có thể nói rằng, hầu như chỉ có Mác và tôi là những người đã cứu phép biện chứng tự giác thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về tự nhiên và về lịch sử"3 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 21. . Ăngghen coi phép biện chứng duy vật không chỉ là khoa học về tư duy, mà là "Khoa học về những qui luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy"4 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 201. . Trong tác phẩm này, lần đầu tiên, Ăngghen đã trình bày các qui luật cơ bản của phép biện chứng: qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; qui luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại; qui luật phủ định của phủ định. Khi xem xét qui luật mâu thuẫn, Ăngghen đã chỉ ra tính khách quan và tính phổ biến của mâu thuẫn. Ăngghen viết: "Mâu thuẫn tồn tại một cách khách quan ở trong bản thân sự vật và các quá trình và có thể bộc lộ ra dưới một hình thức hữu hình"1 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 173. . Nếu xem xét sự vật như là đứng im và không có sinh khí, cái nào riêng cái ấy, cái này bên cạnh cái kia và cái này nối tiếp cái kia thì chắc chắn chúng ta không thấy được mâu thuẫn bên trong sự vật. Bản thân sự vật là một mâu thuẫn. Điều này đã được Ăngghen khẳng định: "Sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết và khi mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến"2 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 174. . Mâu thuẫn là phổ biến, nó diễn ra trong tự nhiên, trong xã hội về trong tư duy con người. Với thế giới quan siêu hình, ông Đuyrinh không hiểu nổi điều này. Theo Ăngghen, vận động có khả năng biểu hiện bằng cách đối lập với nó, tức là thể tĩnh. Điều này cũng chỉ là tương đối. Vận động cá biệt thì có xu hướng thăng bằng, song vận động toàn thể thì lại loại trừ thăng bằng. Còn cái vô tận, không phải là một trừu tượng trống rỗng. Bởi lẽ, "cái vô tận là một mâu thuẫn, và nó chứa đầy những mâu thuẫn …chính vì cái vô tận là một mâu thuẫn nên nó là một quá trình vô tận diễn ra vô tận trong thời gian và không gian"3 Mác, Ăngghen, Sđd, tr.77 . Tương tự như vậy, khi đã quan niệm rằng, vận động cơ giới đã là một mâu thuẫn thì tất nhiên các hình thức khác của vận động phải chứa đựng mâu thuẫn. Rõ ràng là, nhờ có mâu thuẫn mà có sự vật vận động, phát triển, nếu mâu thuẫn kết thúc thì sự vật chấm rứt, có lẽ vì thế mà phép biện chứng thời cổ đại đã khẳng định rõ, mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Khi xem xét qui luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại, Ăngghen đã chỉ ra cách thức, của sự phát triển. Quá trình chuyển hoá từ chất này sang chất khác là sự đứt đoạn trong liên tục, là sự nhảy vọt về chất. Sự vật mới ra đời lại bao hàm sự thống nhất mới về chất và lượng, và ở đó lại diễn ra một quá trình biến đổi mới …sự biến đổi về chất thành sự biến đổi về lượng. Như vậy, sự thay đổi về lượng làm thay đổi chất của các sự vật, cũng như sự thay đổi về chất làm cho lượng của sự vật thay đổi. Đây là qui luật khách quan và phổ biến. Bàn về qui luật phủ định của phủ định, Ăng ghen tự hỏi; "Phủ định cái phủ định là gì? Ông trả lời: Phủ định của phủ định là một qui luật vô cùng phổ biến và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy"2 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 200 . Bản chất của qui luật này thể hiện ở chỗ: cái mới dường như trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn. Ăngghen đã phân tích sâu sắc sự phát triển của hạt đại mạch 3 , 4 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 201-202. chỉ ra tính chu kỳ của sự phát triển. Theo Ăngghen, chìa khoá để hiểu sự phát triển của sự vật chính là nhận thức các lần phủ định của sự vật, bởi vì, nếu tách rời lần phủ định thứ nhất với lần phủ định thứ hai… thì người ta không có gì để mà hỏi cả. Điều này, ông Đuyrinh đã làm và mắc phải sai lầm, thành thử, sự vật có phát triển hay không, phát triển theo hình thức nào, đối với ông chẳng quan trọng. Ăngghen đã chỉ ra sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình: "phủ định trong phép biện chứng không phải chỉ có ý nghĩa đơn giản là nói: không hoặc giả tuyên bố rằng, một sự vật không tồn tại hay phá huỷ sự tồn tại ấy theo một cách nào đó"4. Theo Ăngghen "nếu nghiền nát một hạt đại mạch, hay xéo chết một con sâu thì đúng là tôi đã hoàn thành bước thứ nhất, nhưng tôi đã làm cho bước thứ hai không có khả năng thực hiện được"1 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 201-202. . Rõ ràng là, phủ định siêu hình là hình thức phủ định sạch trơn; chỉ có những phủ định nào tạo ra những tiền đề, những điều kiện cho sự phát triển thì mới được gọi là phủ định biện chứng. Phủ định biện chứng là phủ định gắn liền với sự phát triển, là sự kế thừa lịch sử của cái mới đối với cái cũ. Chúng ta có thể nghiên cứu sâu 3 qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong tác phẩm này qua các chương XII,XIII, từ trang 171 đến trang 202. 4. Vấn đề nhận thức. Thông qua việc phê phán những quan điểm sai lầm của Đuyrinh về nhận thức luận, Ăngghen đã trình bày quan điểm duy vật biện chứng mácxít về vấn đề này, khẳng định rõ bản chất khoa học, cách mạng của nhận thức luận mácxít. Vấn đề đầu tiên được Ăngghen rất quan tâm là làm rõ tính vô hạn và tính vô tận của nhận thức. Theo Ăngghen, nhận thức là một quá trình. Chúng ta không thể bằng ý chí chủ quan mà nhận thức phải đạt được mục đích rõ ràng; "cũng như xây dựng trong tư tưởng một hình ảnh chính xác về hệ thống thế giới, trong đó chúng ta đang sống, là một việc không thể làm được đối với chúng ta cũng như với tất cả mọi thời đại"1 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 37 . . Nếu như, ở một giai đoạn nào đó của nhân loại, người ta xây dựng được một hệ thống hoàn thiện cuối cùng về thế giới, thì như thế có nghĩa là lĩnh vực của nhận thức đã đạt tới giới hạn cuối cùng của có và sự phát triển của lịch sử sẽ dừng lại - đó là một điều vô lý, hoàn toàn vô nghĩa. Do đó, mâu thuẫn đặt ra là: con người muốn nhận thức bản chất của thế giới trong toàn bộ mối liên hệ của nó, nhưng bản tính con người và bản tính của hệ thống thế giới lại không cho phép con người thực hiện nhiệm vụ đó. Ăngghen khẳng định "Trên thực tế, bất kỳ phản ánh nào của hệ thống thế giới mà trong tư tưởng cũng đều bị hạn chế về mọi mặt khách quan bởi những điều kiện lịch sử, và về mặt chủ quan bởi những đặc điểm về thể chất và tinh thần của tác giả"2 Mác, Ăngghen, Sđd, tr 57. . Từ vấn đề trên, Ăngghen đã phân tích làm rõ thêm tính tương đối của nhận thức, bản chất của tư duy con người. Theo Ăngghen, "Tư duy của con người vừa là tối cao vừa là không tối cao, và khả năng nhận thức của con người vừa là vô hạn và vừa là có hạn. Tối cao và vô hạn là xét theo bản tính, sứ mệnh, khả năng và mục đích lịch sử cuối cùng, không tối cao và có hạn là xét theo sự thực hiện riêng biệt về thực tế trong mỗi một thời điểm nhất định"3 Mác, Ăngghen, Sđd, tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHỐNG ĐUY RINH CỦA PH.doc
Tài liệu liên quan