MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
I/ Tuần hoàn của tư bản 4
1.1. Ba giai đoạn vận động của tư bản và sự biến hoá hình thái
của tư bản 4
a. Giai đoạn thứ nhất: T - H 4
b. Giai đoạn thứ hai: . sản xuất. 5
c. Giai đoạn thứ ba: H' - T' 6
1.2. Sự thống nhất của ba hình thái tuần hoàn
của tư bản công nghiệp 7
II/ Chu chuyển của tư bản 11
2.1. Thời gian chu chuyển và số vòng chu chuyển 11
2.2. Tư bản cố định và tư bản lưu động 13
2.3. Chu chuyển chung, chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước và tỉ suất giá trị thặng dư hàng năm 15
III/ Ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản đối với việc quản lý các doanh nghiệp ở nước ta khi bước vào nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước 17
KẾT LUẬN 21
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chu chuyển của tư bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trở thành H', có giá trị bằng giá trị của tư bản sản xuất hao phí ra nó cộng với gía trị thặng dư (m) do tư bản sản xuất ấy đẻ ra. Nhờ vậy kết quả của giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất biến thành tư bản hàng hoá.
c. Giai đoạn thứ ba: H ' - T'
Sản xuất hàng hoá, tư bản chưa thể ngừng vận động nhà tư bản đang tồn tại dưới hình thức hàng hoá, cần phải đem bán để thu tiền về.
Quá trình này có thể biểu hiện bằng công thức H' - T'. Không khác gì hàng hoá thông thường, hàng hoá tư bản đưa ra lưu thông cũng chỉ thực hiện chức năng vốn có của hàng hoá là bán để lấy tiền. Nhưng nó là tư bản hàng hoá người ngay sau khi quá trình sản xuất, nó đã là hàng hoá, có giá trị bằng giá trị tư bản ứng trước và giá trị thặng dư. Nhờ vậy, tiến hành trao đổi theo đúng quy luật giá trị của nó thu về được T', nghĩa là thu về được số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra ban đầu. Chức năng của H' không chỉ là chức năng của mọi sản phẩm hàng hoá, mà quan trọng hơn còn là chức năng thực hiện giá trị thặng dư được tạo ra trong qúa trình sản xuất. Kết thúc giai đoạn này, tư bản hàng hoá đã biến thành tư bản tiền tệ. Đến đây, mục đích của tư bản được thực hiện. Tư bản trở lại hình thái ban đầu, với số lượng lớn hơn trước.
Tổng hợp quá trình vận động của tư bản trong cả ba giai đoạn, ta có công thức:
………sản xuất…….. …….H' - T
T - H
Slđ
Tlsx
G. đoạn III.
Hình thức tư bản hàng hoá.
Chức năng thực hiện giá trị và giá trị thặng dư
G. đoạn II
Hình thức tư bản sản xuất.
Chức năng sản xuất ra hàng hoá tạo ra giá trị thặng dư
G. đoạn I
Hình thức tư bản tiền tệ.
Chức năng: mua các yếu tố sản xuất
Trong công thức này, với tư cách là một giá trị, tư bản đã trải qua một chuỗi biến hoá hình thái có quan hệ với nhau, qui định lẫn nhau; có bao nhiêu biến hoá hình thái là có bấy nhiêu thời kỳ hay giai đoạn của quá trình vận động từ tư bản. Trong giai đoạn đó, có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông và một giai đoạn thuộc lĩnh vực sản xuất. Sự vận động của tư bản trải qua đoạn, lần lượt mang ba hình thái rồi quay trở về hình thái ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên, gọi là sự tuần hoàn của tư bản.
Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường chừng nào các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng chuyển tiếp. Mặt khác, bản thân sự tuần hoàn của tư bản lại làm cho tư bản phải nằm lại ở mỗi một giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Do đó, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận động đứt quảng không ngừng. Chính trong sự vận động mâu thuẫn đó mà tư bản tự bảo tồn, chuyển hoá giá trị và không ngừng lớn lên.
1.2. Sự thống nhất của ba hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp.
Trong quá trình vận động trải qua 3 giai đoạn, tư bản lần lượt khoác lấy các hình thái tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hoá và ở mỗi hình thái nó hoàn thành một chức năng thích hợp. Đó là tư bản công nghiệp (công nghiệp với ý nghĩa bao quát mọi ngành sản xuất vật chất kinh doanh). Tư bản công nghiệp là hình thái tồn tại duy nhất của tư bản với chức năng không chỉ chiếm lấy giá trị thặng dư mà còn tạo ra giá trị thặng dư.
Tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hoá đều không phải là những loại tư bản độc lập mà chỉ là những hình thái chức năng đặc thù của tư bản công nghiệp. Tư bản này lần lượt mang 3 hình thái và xét trong qúa trình vận động liên tục, mỗi hình thái đều có thể xem là điểm xuất phát đồng thời là điểm hồi qui của nó. Vì vậy, tư bản công nghiệp vận động đồng thời cùng một lúc dưới cả 3 dạng tuần hoàn: tuần hoàn của tư bản tiền tệ, tuần hoàn của tư bản sản xuất, tuần hoàn củatư bản hàng hoá.
a. Dưới chủ nghĩa tư bản, tư bản cho vay là một bộ phận của tuần hoàn tư bản công nghiệp dưới hình thức tư bản tiền tệ tách ra. Trong quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến hai hiện tượng ngược nhau: Một số nhà tư bản có một lượng tiền tạm thời chưa dùng đến, họ cần cho vay để thu lợi tức; trong khi đó, một số nhà tư bản khác cần tư bản để mua NVL, cần mở rộng kinh doanh mà chưa tích luỹ đủ vốn... họ cần phải đi vay. Từ đó xuất hiện tư bản cho vay.
Tư bản cho vay là tư bản mà quyền sở hữu và quyền sử dụng tách rời nhau. Cùng một tư bản, đối với người cho vay nó là tư bản sở hữu, tức là nó chỉ được tạm giao cho người khác sử dụng sau kỳ hạn nhất định sẽ được hoàn lại kèm theo một số lãi , đối với người đi vay nó là tư bản hoạt động, làm chức năng tạo ra lợi nhuận - tư bản cho vay là một loại hàng hoá đặc biệt vì người bán không mất quyền sở hữu còn người mua khi dùng thì giá trị của nó không mất đi mà còn tăng lên, giá cả của nó không do giá trị mà do giá trị dùng của nó quyết định và thấp hơn nhiều so với giá trị. Tuần hoàn của tư bản tiền tệ có công thức: T - H... SX... H' - T', với điểm xuất phát là T và điểm kết thúc là T', biểu thị một cách rõ nhất động cơ và mục đích vận động của tư bản là giá trị tăng thêm giá trị, tiền đẻ ra tiền hay tư bản cho vay. Trong tuần hoàn này, T là phương tiện ứng ra trong lưu thông nên hình như lưu thông đẻ ra giá trị lớn hơn và T' là mục đích đạt được trong lưu thông nên hình như lưu thông đẻ ra giá trị lớn hơn, còn giai đoạn sản xuất chỉ làkhâu trung gian. Do đó hình thái tuần hoàn của tư bản tiền tệ là hình thái nổi bật nhất, đặc trưng nhất nêu rõ nhất động cơ, mục đích của tuần hoàn của tư bản đồng thời cũng là hình thái phiến diện nhất, che giấu nhất quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa.
b. Tuần hoàn của tư bản sản xuất có công thức:
SX... H' - T' - H'...SX
Nói lên sự hoạt động lắp đi lắp lại theo chu kỳ của tư bản sản xuất. Tư bản hàng hoá trong tuần hoàn này cho thấy rõ nó là kết quả trực tiếp của sản xuất, còn tư bản tiền tệ kết thúc sự thực hiện tư bản hàng hoá (H') - là phương tiện mua, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sản xuất, tức là chỉ làm môi giới cho tư bản hàng hoá chuyển thành tư bản sản xuất. Tuần hoàn này vạch rõ nguồn gốc của tư bản. Dù là tái sản xuất giản đơn hay tái sản xuất mở rộng, nguồn gốc tư bản đều từ qúa trình sản xuất mà ra. Song tuần hoàn này không biểu thị việc sản xuất giá trị thặng dư. Dù là sản xuất hay sản xuất kết cục của nó chỉ xuất hiện dưới hình thái cần thiết để làm chức năng tư bản sản xuất, thực hiện qúa trình tái sản xuất, nó không hề chỉ ra mục đích của quá trình là làm tăng thêm giá trị. Do đó người ta dễ lầm rằng mục đích của nó chỉ là sản xuất, trung tâm của vấn đề là cố gắng sản xuất thật nhiều, thật rẻ, có trao đổi sản phẩm cũng chỉ là trao đổi sản phẩm để sản xuất được liên tục.
c. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp dưới hình thái tư bản hàng hoá tách ra. Nó được hình thành khi có một số thương nhân ứng tư bản tiền tệ ra đảm bảo việc mua và bán hàng hoá cho tư bản công nghiệp nhằm mục đích thu lơị nhuận. Tư bản thương nghiệp là tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá. Nó thực hiện chức năng của tư bản hàng hoá đã tách ra khỏi quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Sự tách rời này phản ánh sự phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội.
Ra đời từ tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp có quan hệ hai mặt đối với tư bản công nghiệp: sự "phụ thuộc ở bên trong" và "độc lập ở bên ngoài".
Tuần hoàn của tư bản hàng hoá có công thức: H' - T' - H... SX...H' khác hẳn với các hình thái tuần hoàn khác, điểm xuất phát của nó bao giờ cũng bắt đầu bằng H' - một giá trị đã tăng thêm giá trị, một giá trị tư bản ứng trước đã chứa đựng giá trị thặng dư với bất kỳ qui mô như thế nào. Do đó tuần hoàn tư bản hàng hoá có một số đặc điểm sau đây:
- Ngay từ đầu nó đã biểu hiện là hình thái của sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa nên đã bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân.
- Kết thúc bằng H chứ chưa chuyển hoá trở lại thành tiền đã tăng thêm giá trị mới (T'), nó là hình thái chưa hoàn thành, còn phải tiếp tục vận động.
- Tuần hoàn của tư bản hoàng hoá là hình thái nổi bật sự liên tục của lưu thông hàng hoá. H' là điểm bắt đầu tuần hoàn và H' điểm kết thúc tuần hoàn đều biểu hiện một khối lượng giá trị sử dụng được sản xuất ra để bán. Do đó H' điểm bắt đầu tuần hoàn đòi hỏi lưu thông thì điểm kết thúc H' cũng đòi hỏi ngay một qúa trình lưu thông mới.
- Hình thái tuần hoàn này còn trực tiếp bộc lộ mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá với nhau. Nó không phải là một hình thái vận động chung cho mọi tư bản công nghiệp cá biệt - mà đồng thời còn là hình thái vận động của tổng số những tư bản cá biệt, tức là toàn bộ tư bản của các giai cấp các nhà tư bản, là một vận động trong đó vận động của mỗi một tư bản công nghiệp cá biệt chỉ là một vận động bộ phận, chằng chịt với những vận động của các tư bản khác nhau và được qui định bởi những vận động này.
Tóm lại, nếu xét riêng từng hình thái tuần hoàn, mỗi hình thái chỉ phản ánh hiện thực tư bản chủ nghĩa một cách phiến diện, làm nổi bật bản chất này và che dấu bản chất khác sự vận động của tư bản công nghiệp. Do đó, phải xem xét đồng thời cả 3 hình thái tuần hoàn mới nhận thức đầy đủ sự vận động thực tế của tư bản, mới hiểu biết đúng đắn bản chất của mối quan hệ giai cấp mà tư bản biểu hiện trong sự vận động của nó.
Trong thực tế, chỉ có sự thống nhất của 3 hình thái tuần hoàn thì qúa trình vận động của tư bản mới có thể tiến hành liên tục không ngừng. Tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành được bình thường khi cả ba giai đoạn chuyển tiếp một cách trôi chảy. Nếu một giai đoạn nào ngừng trệ thì toàn bộ tuần hoàn sẽ bị ngừng trệ. Song muốn đảm bảo tuần hoàn không ngừng của tư bản, bảo đảm cho tư bản liên tục chuyển hoá hình thái qua các giai đoạn kế tiếp nhau thì phải đủ hai điều kiện.
Thứ nhất, toàn bộ tư bản phải phân ra ba bộ phận, tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái.
Thứ hai, mỗi bộ phận tư bản ở mỗi hình thái khác nhau đều phải không ngừng liên tục trải qua 3 hình thái. Hai điều kiện này quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau. Chỉ khi có sự sắp xếp của các bộ phận tư bản tồn tại đồng thời ở cả 3 hình thái thì mới có sự kế tục nhau của các bộ phận tư bản ấy. Vì vậy, tuần hoàn của tư bản trong sự liên tục của nó không những là sự thống nhất của quá trình lưu thông và quá trình sản xuất, mà còn là sự thống nhất của cả 3 tuần hoàn của nó nữa.
II. Chu chuyển của tư bản:
Tuần hoàn của tư bản nói lên sự biến hoá hình thái của tư bản qua các giai đoạn lưu thông và sản xuất. Tuần hoàn. Do tư bản là một sự vận động, không bao giờ đứng yên, nó liên tục thực hiện quá trình biến hoá hình thái tức là tuần hoàn không ngừng. Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lắp đi lắp lại. Chứ không phải là một quá trình cô lập riêng lẻ thì gọi là chu chuyển của tư bản.
Nếu như khi phân tích tuần hoàn của tư bản, ta phân tích các hình thái chuyển đổi của tư bản qua 3 giai đoạn vận động của nó thì khi phân tích chu chuyển của tư bản ta sẽ phải lần lượt phân tích tốc độ vận động của tư bản nhanh hay chậm hay nói cách khác phân tích thời gian chu chuyển và số vòng chu chuyển và nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ đó đối với việc sản xuất và giá trị thặng dư.
2.1. Thời giai chu chuyển và số vòng chu chuyển.
Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian là khi nhà tư bản ứng một lượng tư bản ra dưới một hình thái nào đó cho đến khi nó chở về tay nhà tư bản cũng dưới hình thái như thế có thêm giá trị thặng dự.
Vì chu chuyển của tư bản chỉ là tuần hoàn của tư bản xét trong một quá trình định kỳ nên thời gian chu chuyển của tư bản cũng là thời gian tư bản trải qua các gian đoạn lưu thông và sản xuất trong quá trình tuần hoàn tức là bằng tổng thời gian lưu thông và thời gian sản xuất cộng lại.
Thời gian sản xuất của tư bản là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản xuất bao gồm:
- Thời gian lao động trực tiếp: Là thời gian người lao động dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Đây là thời gian đầu tạo ra giá trị và giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
- Thời gian gián đoạn lao động: Là thời gian đối tượng lao động hoặc bán thành phẩm, chịu sự tác động của tự nhiên mà không cần lao động của con người góp sức hoặc nếu có không đáng kể.
Thời gian lao động trực tiếp và thời gian gián đoạn lao động có thể xen kẽ vào nhau, cũng có thể tách thành những thời kỳ riêng biệt tuỳ thuộc từng ngành sản xuất cụ thể.
Thời gian gián đoạn lao động không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Do đó, rút ngắn thời gian này là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn do tác động của nhiều yếu tố, chủ yếu là 4 nhân tố sau đây:
- Tính chất của ngành sản xuất.
- Sản phẩm sản xuất chịu sự tác động của quá trình tự nhiên dài hay ngắn.
- Năng xuất lao động, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật cao hay thấp.
- Dự trữ sản xuất đủ, thiếu hay thừa.
Thời gian lưu thông của tư bản là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong thời gian lưu thông tư bản không làm chức năng sản xuất do đó không sản xuất không sản xuất ra hàng hoá, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư.
Thời gian lưu thông ngắn hay dài khiến cho quá trình sản xuất lắp đi lắp lại nhanh hay chậm, khối lượng một tư bản nhất định làm chức năng ưt bản sản xuất được nhiều lần hay ít lần do đó hiệu quả của tư bản, tức là việc sản xuất ra giá trị thặng dư cao hay thấp.
Thời gian lưu thông gồm thời gian mua và thời gian bán, trong đó thời gian bán quan trọng hơn và khó khăn hơn. Thời gian lưu thông dài hay ngắn chủ yếu là 3 nhân tố: tình hình thị trường tốt hay xấu; khoảng cách thị trường xa haygần; giao thông khó khăn hay thuận lợi, phương tiện giao thông hiện đại hay thô sơ.
Chịu ảnh hưởng của hàng loạt nhân tố nên thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của các nhà tư bản không thể không giống nhau. Do đó thời gian chu chuyển tư bản trong các ngành khác nhau cũng như trong cùng một ngành rất khác nhau. Thời gian chu chuyển của tư bản dài ngắn khác nhau nên tất yếu sẽ dẫn đến sự muốn tính toán và so sánh chúng người ta thường tính tốc độ chu chuyển của các tư bản trong cùng một thời gian nhất định, thường là một năm, xem tư bản đã quay được mấy vòng. Ta có công thức sau:
n =
n: Số vòng chu chuyển
CH: Là thời gian trong 1 năm
ch: Là thời gian chu chuyển 1 vòng của tư bản.
2.2. Tư bản cố định và tư bản lưu động.
Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm toàn bộ thời gian chu chuyển của các bộ phận tư bản phải ứng ra để tiến hành sản xuất. Nhưng phương thức chu chuyển của các bộ phận tư bản không giống nhau, do đó vòng chu chuyển của chúng cũng rất khác nhau. Trong lĩnh vực kinh tế người ta phân chia các bộ phận tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động.
Tư bản cố định là bộ phận tư bản tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần sang sản phẩm. Được xếp vào tư bản cố định trước hết là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động như máy móc, nhà xưởng đang được sử dụng trong quá trình sản xuất. Tư liệu lao động càng bền, càng có giá trị thì càng chậm hao mòn bấy nhiêu thời gian và giá trị khấu hao càng nhiều. Do bản chất của tư bản cố định là chỉ chuyển một phần giá trị của nó sang sản phẩm chứ không chuyển toàn bộ giá trị nên thông thường khi mua dây chuyền sản xuất có giá trị cao các công ty thường tính khấu hao đều trong nhiều năm nhằm giảm giá thành sản phẩm giúp sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh.
Bộ phận tư bản này không lưu thông dưới hình thái giá trị sử dụng của nó chỉ có giá trị của nó lưu thông và lưu thông dần từng phần theo nhịp độ giá trị đó được chuyển vào sản phẩm. Phần giá trị cố định như vậy trong tư liệu lao động không ngừng giảm cho đến khi tư liệu lao động không thể dùng được nữa.
Tư bản lưu động là một bộ phận tư bản sản xuất mà giá trị của nó sau một thời kỳ sản xuất có thể hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản dưới hình thức tiền tệ, sau khi hàng hoá đã bán song. Ngược lại với tư bản cố định, tư bản lưu động chuyển toàn bộ gía trị sang sản phẩm trong quá trình sản xuất. Đó là tư bản bất biến dưới hình thái nguyên liệu, vật liệu phụ, nhiên liệu... tiêu dùng trong quá trình sản xuất. Bộ phận tư bản khả biến xét về phương thức chu chuyển cũng giống như bộ phận tư bản bất biến lưu động nên cũng được xét vào tư bản lưu động.
Sự phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động là đặc điểm riêng của tư bản sản xuất. Căn cứ vào sự phân chia là phương thức chu chuyển của tư bản. Tư bản cố định chu chuyển chậm hơn tư bản lưu động. Trong khi tư bản cố định chu chuyển được 1 vòng thì tư bản lưu động có thể chu chuyển được nhiều vòng hơn.
Xác định tư liệu sản xuất là tư bản cố định hay tư bản lưu động phải căn cứ vào chức năng của nó trong quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất tư bản cố định bị hao mòn dần. Một chiếc máy từ chỗ mới nguyên vẹn bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng cuối cùng chỉ còn là đống sắt vụn. Đó là hao mòn về mặt giá trị sử dụng. Đi đôi với hao mòn vật chất giá trị của nó cũng bị giảm dần do đã chuyển từng phần sang sản phẩm. Đó là hao mòn về mặt giá trị. Những sự hao mòn đó gọi là hao mòn hữu hình - hao mòn do sử dụng trong sản xuất, do phá hoại của thiên nhiên gây ra.
Ngoài hao mòn hữu hình tư bản cố định còn bị hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình là nói về những trường hợp máy móc tuy còn tốt nhưng đã bị mất giá vì có những máy móc tốt hơn hiện đại hơn xuất hiện. Nó là hao mòn thuần tuý về mặt giá trị. Một số nguyên nhân dẫn đến hao mòn hữu hình:
- Năng suất lao động tăng lên do đó làm giảm giá trị của những chiếc máy cũ tuy giá trị sử dụng của chúng còn nguyên vẹn hoặc mới bị hao mòn một phần.
- Tiến bộ của khoa học kỹ thuật được ứng dụng đã tạo ra những máy móc tối tân hơn, có công suất cao hơn các máy móc cũ. Tình hình này là làm cho các máy móc cũ tuy giá trị sử dụng còn nguyên vẹn nhưng giá trị bị giảm đi nhiều.
Hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình của tư bản cố định đều được tính chuyển vào giá trị sản phẩm, lưu thông của sản phẩm, chuyển hoá thành tiền và hình thành quỹ khấu hao dùng để đổi mới tư bản cố định khi đến kỳ tái tạo ra tư bản đó dưới hình thái hiện vật.
Tư bản cố định phải được bảo quản chu đáo để tránh những hao mòn bất thường và nâng cao hiệu quả của nó. Việc bảo quản thực hiện một phần ngay trong việc sử dụng, bảo tồn nó và chuyển giá trị của nó vào sản phẩm. Việc bảo quản này là một cống hiến tự nhiên, không mất tiền của lao động sống. Ngoài việc bảo quản đó, tư bản cố định còn phải được bảo quản thực sự. Do đó phải có những chi tiêu đặc biệt để bảo dưỡng, tu bổ và sửa chữa TSCĐ. Những chi phí bảo quản và sửa chữa đó được phân phối bình quân vào suốt cuộc đời phục vụ trung bình của tư bản cố định và tính vào giá cả sản phẩm sản xuất ra. Số tư bản chi cho bảo quản và sửa chữa xét về nhiều điểm là một thứ tư bản có tính chất đặc biệt, không thể xếp vào tư bản lưu động cũng không thể xếp vào tư bản cố định. Nhưng vì là một bộ phận trong chi phí thường ngày nên nó được sắp xếp vào tư bản lưu động, trừ những chi phí sửa chữa lớn có tính chất thay thế hay đổi mới tư bản cố định tính vào quĩ khâú hao TSCĐ.
2.3. Chu chuyển chung, chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước và tỉ suất giá trị thặng dư hàng năm.
a. Chu chuyển chung.
Tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước được tính bằng tốc độ chu chuyển trung bình của tư bản cố định và tư bản lưu động. Công thức tính tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước được tính bằng giá trị chu chuyển của tư bản cố định và giá trị chu chuyển của tư bản lưu động trong năm chia cho tổng số tư bản ứng trước.
Ví dụ: Tổng tư bản ứng trước là 80.000 đ, trong đó tư bản cố định là 60.000đ và cứ 10 năm phải đổi mới 1 lần tức 1 năm chu chuyển giá trị của nó vào sản phẩm mới = 6.000đ; còn tư bản lưu động là 20.000 và cứ 2 tháng chu chuyển một lần tức 1 năm chuyển một số giá trị vào sản phẩm mới là 20.000 x 6 = 120.000đ thì tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước bằng = 1,575 vòng.
Qua ví dụ trên chỉ rõ tốc độ chu chuyển của tổng tư bản tỉ lệ thuận với tổng giá trị chu chuyển của tư bản cố định và tư bản lưu động, tỉ lệ nghịch với giá trị của tổng tư bản ứng trước.
Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ tăng được hiệu suất sản xuất và mang lại giá trị thặng dư nhiêù hơn cho nhà tư bản. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định còn giúp nhà tư bản có thể tránh được thiệt hại do hao mòn và tăng cường sử dụng quĩ khấu hao vào việc mở rộng và cải tiến sản xuất.
b. Chu chuyển thực tế.
Chu chuyển thực tế là thời gian để tất cả các bộ phận của tư bản ứng trước được khôi phục toàn bộ về mặt giá trị cũng như về mặt hiện vật chu chuyển thực tế chủ yếu do thời gian tồn tại của tư bản cố định quyết định.
Ví dụ: trong một doanh nghiệp chu chuyển của tư bản cố định 10 năm 1 lần, tư bản lưu động chu chuyển 3 lần. Như vậy chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước là 10 năm.
Ngày nay khoa học kỹ thuật rất phát triển việc cho ra đời các máy móc hiện đại thay thế cho những máy móc cũ lạc hậu là điều tất yếu. Nhưng chính sự thay thế này là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước.
Qua phân tích chu chuyển chung và chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước ta thấy sự khác biệt rõ ràng giữa tuần hoàn và chu chuyển tư bản. Tư bản tuần hoàn không ngừng và thường xuyên lặp đi lặp lại sự tuần hoàn đó. Trong quá trình tuần hoàn có rất nhiều vòng tuần hoàn nhỏ riêng biệt được thực hiện. Còn chu chuyển của tư bản chỉ xét trong một quá trình cô lập riêng lẻ.
c. Tỉ suất giá trị thặng dư hàng năm.
Tỉ suất giá trị thặng dư là tỉ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư vào tư bản khả biến biểu thị bằng công thức.
m' = x 100
Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó chính là nâng cao tỉ suất giá trị thặng dư hàng năm, tức là nâng cao tỉ số giữa khối lượng giá trị thặng dư hàng năm với tư bản khả biến ứng ra trước.
Giả định hai tư bản A và B có khối lượng tư bản khả biến ứng ra như nhau là 20.000đ, có tỉ suất giá trị thặng dư như nhau 100% nhưng tư bản A mỗi năm chỉ chu chuyển một vòng còn tư bản B được 2 vòng thì số lượng giá trị thặng dư hai tư bản ấy thu được sẽ khác nhau: tư bản A thu được 20.000đ x 100% = 20.000đ, còn tư bản B thu được (20.000đ x 2) x 100% = 40.000đ. Do đó tỉ suất giá trị thặng dư hàng năm của hai tư bản cũng khác nhau. Tư bản A đạt tỉ suất giá trị thặng dư hàng năm là x 100% = 100%; tư bản B đạt tỉ suất giá trị thặng dư là x 100% = 200%.
Tuy hai tư bản khả biến ứng trước như nhau nhưng do tốc độ chu chuyển khác nhau nên tư bản khả biến sử dụng khác nhau và do đó tuy tỉ suất giá trị thặng dư thực tế như nhau lại dẫn đến tỉ suất giá trị thặng dư hàng năm khác nhau.
III. ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu lý thuyết thuần hoàn và chu chuyển của tư bản đối với việc quản lý các doanh nghiệp ở nước ta khi bước vào nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho nền kinh tế nước ta, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trước năm 1986 quan hệ ngoại giao của nước ta với các nước trên thế giới rất mờ nhạt, chủ yếu quan hệ với một số nước anh em như: Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Bungari... với mục đích tiếp tục nhận viện trợ . Nền kinh tế trong nước còn đang yếu, các doanh nghiệp sản xuất theo lệnh từ cấp trên đưa xuống và cũng chính Nhà nước tìm cách tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp bên cạnh đó lạm phát luôn là mức phi mã. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước các doanh nghiệp có trách nhiệm duy trì, bảo tồn và phát triền nguồn vốn hiện có nghĩa là doanh nghiệp tự mình sản xuất kinh doanh tìm "đầu vào" và "đầu ra" cho doanh nghiệp. Về phía Nhà nước lúc này chỉ quản lý các doanh nghiệp ở tầm vĩ mô. Do đó nghiên cứu lý thuyết thuần hoàn của tư bản rất có ý nghĩa đối với việc quản lý các doanh nghiệp ở nước ta trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Thứ nhất: xác định đường lối sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Hiện nay nước ta đang tồn tại song song 5 phần kinh tế. Cùng với sự xuất hiện của những doanh nghiệp mới thành lập đã có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả dẫn đến phá sản. Ngay từ khi có quyết định bỏ vốn thành lập doanh nghiệp nhà quản trị phải trả lời được 3 câu hỏi: doanh nghiệp sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? chỉ khi trả lời ba câu hỏi này một cách đầy đủ và chính xác nhất thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới được tiến hành bình thường và liên tục hay nói cách khác doanh nghiệp góp phần thực hiện quá trình tuần hoàn tư bản.
Để trả lời được câu hỏi doanh nghiệp sản xuất cái gì? doanh nghiệp cần phân tích nhu cầu của thị trường xem thị trường đang thiếu cái gì mà nhu cầu về mặt hàng ngày đang tăng và nó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp trong khả năng vốn hiện có. Sau đó nhà quản trị sẽ bỏ vốn để mua tư liệu sản xuất như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, thiết bị sản xuất, nhiên liệu, nhà xưởng, kho tàng và mua sức lao động (trả lương cho công nhân). Đây là giai đoạn vốn của doanh nghiệp từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái hiện vật. ở giai đoạn này nhà quản trị phải cân đối vốn để mua tư liệu sản xuất và trả lương cho công nhâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50019.doc