Trong suốt thời gian bôn ba tìm tòi, khảo nghiệm, với khả năng tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, Nguyễn Tất Thành đã hoàn thiện trí tuệ của mình bằng vốn hiểu biết văn hóa, chính trị và thực tiễn cuộc sống phong phú của cả nhân loại. Người rút ra một số kết luận trong sự phát triển nhận thức của mình: chủ nghĩa tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công; người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột, dầy đọa, “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Như vậy là từ nhận thức về quan hệ áp bức dân tộc, Người đã đi tới nhận thức về áp bức giai cấp, từ quyền của các dân tộc, đến quyền của con người, trước hết là của những người lao động; từ xác định rõ kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, Người cũng đã thấy được bạn đồng minh của nhân dân lao động ở các chính quốc và thuộc địa. Những kết luận ấy dù là rất gần gũi với những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, song cũng chỉ có tác dụng giúp cho Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10991 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tư tưởng, quan điểm cơ bản phản ánh sâu sắc thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng thuộc địa, trên cơ sở kế thừa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tinh hoa văn hóa dân tộc, trí tuệ nhân loại nhằm giải phóng dân tộc, giai cấp, con người. Như vậy, ta thấy tư tưởng Hồ Chí Minh có ba nguồn gốc tư tưởng - lý luận, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ nhân loại, trong đó có thể khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin - một hệ thống lý luận và khoa học cách mạng, là nguồn gốc lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nội dung
1.Chủ nghĩa Mác - Lênin - cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác - Lênin mà hạt nhân lý luận là triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Nói cách khác, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhờ thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Âí Quốc đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng và văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các đảng cộng sản và công nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin. Đối với Người, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin cũng có nghĩa là đến với cách mạng vô sản. Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” và “chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới”.
Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng quan điểm của Hồ Chí Minh có bước nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất, “muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin”. Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Người không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều.
Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lểnin là một nguồn gốc lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng Mác - Lênin, hay nói cách khác, không thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của nó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Cho nên, có thể nói, không có chủ nghĩa Mác - Lênin thì cũng không có tư tưởng Hồ Chí Minh sánh ngang tầm lịch sử và thời đại để giải quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn đặt ra của cách mạng Việt Nam.
2.Đặc điểm con đường Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thứ nhất, hành trang tư tưởng khi ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là chủ nghĩa yêu nước cháy bỏng với một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, đã giúp Người phân tích, đánh giá chính xác về các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sư thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX không phải do nhân dân ta thiếu anh hùng, các lãnh tụ phong trào kém nhiệt huyết mà vì họ không nhận thức được đặc điểm của thời đại nên vẫn tiến hành đấu tranh theo đường lối và phương pháp cũ: tự mình nổi dậy dấu tranh như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám; đấu tranh không thắng nổi thì đi cầu ngoại viện, như trường hợp của Phan Bội Châu và nhiều người khác. Khi còn ở trong nước, Nguyễn Tất Thành tuy chưa nhận thức được đặc điểm của thời đại, nhưng từ thực tế lịch sử, Anh đã thấy rõ con đường của các bậc cha anh, theo đường lối quân chủ hay dân chủ, cách mạng hay cải lương là cũ kỹ, không đem lại kết quả. Anh phải đi tìm một con đường cứu nước mới.
Thứ hai, khác với các nhà yêu nước cách mạng Việt Nam tiền bối, ở Nguyễn Tất Thành đã có sự thống nhất giữa mục đích và phương pháp ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Người đã vượt qua ba đại dương, bốn châu lục, đặt chân lên khoảng gần 30 nước, là một trong những nhà hoạt động chính trị đi nhiều nhất, có vốn hiểu biết phong phú về thực tế các thuộc địa cũng như các nước tư bản chủ yếu nhất trong những thập niên đầu của thế kỷ XX. Nhờ đó, Người đã hiểu được bản chất chung của chủ nghĩa đế quốc và màu sắc riêng của từng nước đế quốc khác nhau; đã hiểu được trình độ phát triển cụ thể về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… của nhiều nước thuộc địa cùng cảnh ngộ.
Trong suốt thời gian bôn ba tìm tòi, khảo nghiệm, với khả năng tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, Nguyễn Tất Thành đã hoàn thiện trí tuệ của mình bằng vốn hiểu biết văn hóa, chính trị và thực tiễn cuộc sống phong phú của cả nhân loại. Người rút ra một số kết luận trong sự phát triển nhận thức của mình: chủ nghĩa tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công; người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột, dầy đọa, “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Như vậy là từ nhận thức về quan hệ áp bức dân tộc, Người đã đi tới nhận thức về áp bức giai cấp, từ quyền của các dân tộc, đến quyền của con người, trước hết là của những người lao động; từ xác định rõ kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, Người cũng đã thấy được bạn đồng minh của nhân dân lao động ở các chính quốc và thuộc địa. Những kết luận ấy dù là rất gần gũi với những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, song cũng chỉ có tác dụng giúp cho Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Thứ ba, khác với các nhà trí thức tư sản phương Tây đến với chủ nghĩa Mác - Lênin chủ yếu như đến với một học thuyết nhằm giải quyết vấn đề tư duy hơn là hành động, Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Trước khi đọc Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã biết đến cách mạng tháng Mười và ủng hộ nó theo cảm tính tự nhiên; đã biết đến Lênin và rất kính yêu Lênin vì ông là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; đã tham gia Đảng Xã hội Pháp, vì họ đã tỏ sự đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Điều đó cho thấy tuy đã trở thành Đảng viên của Đảng xã hội Pháp, song Nguyễn Ái Quốc vẫn là một người dân mất nước, đang khao khát đi tìm độc lập,, tự do cho dân tộc mình và cho các dân tộc bị áp bức khác.
Đến khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, thấy Lênin diễn đạt một cách đầy đủ và sâu sắc những điều mình đang nung nấu, Người đã mừng rỡ đến trào nước mắt, đã reo lên như tìm ra một phát kiến vĩ đại. Chính luận cương của Lênin đã giúp Người tìm ra con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Đêm kết thúc Đại hội Tua (30/12/1920) đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mình trong sự nghiệp giải phóng tất cả các dân tộc, đồng thời cũng đánh dấu bước ngoặt mới của cách mạng nước ta, mở ra bước chuyển biến cho bao thế hệ người Việt Nam; từ người yêu ngước thành người cộng sản.
Tóm lại, như Người đã viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tội tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”. Tuy lúc đó đã là một đảng viên Đảng xã hội, nhưng căn bản Nguyễn Ái Quốc vấn là một người dân mất nước, đang khao khát đi tìm độc lập, tự do cho dân tộc mình và cho các dân tộc bị áp bức khác. Tác phẩm của Lênin đã chỉ ra mối quan hệ gắn bó thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản với sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa. Nhờ Lênin, Người đã tìm thấy “con đường giải phóng cho chúng ta” và từ Lênin, Người đã trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn.
Thứ tư, khác với nhiều nhà cách mạng trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin theo phương pháp nhận thức Mácxit và theo cách cốt nắm lấy cái tinh thần, cái cốt yếu, cái bản chất và vận dụng sáng tạo lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để hoạch định đường lối, chủ trương, giải pháp và những đối sách phù hợp cho cách mạng Việt Nam.
Việc tiếp thu, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin là cả quá trình gắn với hoạt động thực tiễn, kết hợp lý luận với thực tiễn, xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn. Người nhấn mạnh rằng, việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, trước hết phải nắm vứng “cái cốt lõi”, “linh hồn sống” của nó là phương pháp biện chứng; học tập “tinh thần, lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta”. Người còn chỉ rõ: “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin”.
Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo, kết hợp một cách chặt chẽ và phát huy tác dụng một cách đầy đủ bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhờ đó, Đảng ta đã đề ra được đường lối đúng và do đường lối đúng, Đảng mới có năng lực xác định phương hướng, tìm ra bước đi, vạch phương pháp cách mạng và vận dụng nghệ thuật lãnh đạo một cách khoa học qua mỗi thời kỳ lịch sử. Chính trên cơ sở đường lối đúng mới đem lại cho phong trào cách mạng một niềm tin sắt đá, một năng lực sáng tạo và khả năng suy nghĩ độc lập, một sự am hiểu mối liên hệ nội tại của các biến cố đang diễn ra hoặc có thể diễn ra, mới giúp cho Đảng hiểu được trong một tương lại gần nhất, tình hình thực tế sẽ diễn ra như thế nào và phát triển theo chiều hướng nào. Do đó, cách mạng Việt Nam mới đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, của công cuộc tìm đường, khai phá đầu tiên chưa có tiền lệ trong lịch sử để đưa một đất nước kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, từ những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo, Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời của mình đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và tạo ra một hệ thống luận điểm mới, sáng tạo, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.Chủ nghĩa Mác - Lênin - tiền đề lý luận quan trọng để phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh ở giai đoạn hiện nay.
Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin mà là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh một nước chậm phát triển như Việt Nam nhằm giải đáp những vấn đề do thực tiễn đất nước và thời đại đặt ra. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm tầm lý luận và phương pháp luận nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Hệ thống đó bao gồm những luận điểm về con đường đi lên của cách mạng Việt Nam: từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa; những luận điểm về đường lối chính sách đối ngoại, về đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh thế giới, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; những luận điểm về đạo đức, lối sống, phong cách và văn hóa nhằm xây dựng con người, bồi dưỡng, đào tạo các thế hệ cách mạng cho hôm nay và cho ngày mai.
Bước vào thế kỷ mới, tình hình quốc tế và trong nước đặt ra cho chúng ta yêu cầu cấp bách là không những phải nắm vững và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn phải bảo vệ và phát triển học thuyết cách mạng và khoa học ấy lên một tầm cao mới. Khắc phục căn bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí, mở ra bước đột phá mới cho công tác giảng dạy và nghiên cứu lý luận, làm cho lý luận đổi mới của Đảng ta thực sự là lý luận tiên phong thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Kết luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác - Lênin, bắt nguồn chủ yếu từ chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với chủ nghĩa Mác - Lênin, mà là sự tổng hòa, sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại với chủ nghĩa Mác - Lênin, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin nằm trong sự thống nhất hữu cơ; cả hai đều là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nhân dân ta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh.doc