NỘI DUNG 1
1. Khái quát chủ trương CNH - HĐH đất nước của Đảng ta: 1
2. Nội dung của quan điểm đó: 6
3) Cơ sở lý luận: 9
Tài liệu tham khảo 12
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2335 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước của Đảng ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung
1. Khái quát chủ trương CNH - HĐH đất nước của Đảng ta:
* Tất yếu khách quan và tác dụng của CNH - HĐH:
- Tất yếu khách quan:
+ Do nước ta là nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu: Nước ta hiện nay là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là bộ phận của kinh tế nông thôn. Kinh tế nông thôn nước ta chủ yếu là kinh tế thuần nông. Nhìn một cách tổng quát, nếu xét về chỉ tiêu kinh tế như tỷ trọng giữa công nghiệp và nông nghiệp, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX) đặc biệt là khoa học kĩ thuật và công nghệ... thì Việt Nam vẫn là một nước nghèo nàn lạc hậu, đang ở trình độ văn minh nông nghiệp. Để tiến hành sản xuất lớn, hiện đại, nước ta phải thực hiện quá trình CNH-HĐH. Đây là một quá trình nhảy vọt của lực lượng sản xuất(LLSX) và của khoa học kĩ thuật đặc biệt là sự nhảy vọt về công cụ lao động. Do đó muốn xây dựng nước ta trở thành nước XHCN có nền công nông nghiệp hiện đại, kĩ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, cuộc sống văn minh và hạnh phúc, ta phải tiến hành CNH-HĐH đất nước.
+ Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế hàng hóa quyết định: Sản phẩm của nền sản xuất xã hội không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội mà chúng còn phải được đem bán, chúng phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường, có khả năng giữ vững và mở rộng thị trường… Do vậy, các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phải được sản xuất dựa trên môt nền tảng vững chắc của cơ sơ vât chất – kỹ thuật hiên đại, chi phí trên một đơn vi sản phẩm ở mức thấp nhất. Trình độ của người lao động cao, kỹ thuật hiện đại, tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường, khả năng thu lợi nhuận lớn, tăng khả năng tích luỹ cho nền kinh tế vầ tham gia vào quan hệ kinh tế quốc tế ở mức độ cao hơn.
- Tác dụng của CNH-HĐH:
+ CNH-HĐH làm phát triển LLSX, tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quyết định sự thắng lợi của CNXH. Sở dĩ nó có tác dụng như vậy vì CNH-HĐH là một cách chung nhất, là cuộc cách mạng về LLSX làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ sản xuất, làm tăng năng suất lao động.
+ Tạo tiền đề về vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò kinh tế nhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ, tăng công ăn việc làm, nhờ đó làm tăng sự phát triển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế của con người-nhân tố trung tâm của nền sản xuất xã hội. Từ đó, con người có thể phát huy vai trò của mình đối với nền sản xuất xã hội. Mặt khác bằng sự phát triển toàn diện, con người sẽ thúc đẩy LLSX phát triển. Muốn đạt được điều đó, phải thực hiện tốt CNH-HĐH mới có khả năng thực tế để quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện nhân tố con người.
+ Mỗi bước phát triển mới của cơ sở vật chất- kỹ thuật do quá trình công nghiệp hoă đem lại sẽ tạo ra những đIều kiện mới cho việc xây dựng nền văn hoá mới, thủ tiêu tình trạng lạc hậu về xã hội, tạo thuận lợi cho sự phát triển tự do toàn diện của con người- nhân tố trung tâm của thời đại, đưa đất nước đến trình độ văn minh cao hơn.
+ CNH-HĐH góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế có phát triển thì mới có đủ điều kiện vật chất cho tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, đủ sức chống thù trong giặc ngoài. CNH-HĐH còn tác động đến việc đảm bảo kỹ thuật, giữ gìn bảo quản và từng bước cải tiến vũ khí, trang thiết bị hiện có cho lực lượng vũ trang.
+ CNH-HĐH góp phần tăng nhanh quy mô thị trường. Bên cạnh thị trường hàng hoá, còn xuất hiện các thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ...Vì vậy, việc sử dụng tín dụng, ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác tăng mạnh. CNH-HĐH cũng tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế.
* Những yếu tố chủ yếu tác động đến sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta:
- Bên trong: bao gồm tiềm năng kinh tế tự nhiên của quốc gia, tiềm năng kinh tế xã hội của dân tộc.
+ Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở phía đông bàn đảo Đông Dương và là quốc
gia ven biển. Như vậy, Việt Nam ở gần các tuyến đường biển quan trọng và là nơi có các tuyến đường hàng không đi qua hoặc kề cận lãnh thổ. Đường biển dài đã tạo cơ hội cho ngành giao thông vận tải của Việt Nam phát triển.
+ Về tài nguyên thiên nhiên, đất đai là một loại tài nguyên quan trọng ở Việt Nam. Số lượng 7ha đất trồng trọt cùng với khí hậu nhiệt đới, gió mùa, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nông, lâm nghiệp phát triển.
Khoáng sản của Việt Nam rất phong phú, ở nước ta hiện đã phát hiện khoảng 100 loại quặng kim loại và phi kim loại. Tiềm năng này cho phép phát triển các cơ sở khai khoáng, chế biến và tinh chế rất lớn.
+ Về nguồn nhân lực, Việt Nam là nước đông dân, bước vào thế kỷ XXI dân số Việt Nam có trên 80 triệu người (đông dân thứ 2 ở các nước Đông Nam á và thứ 13 trong số 216 quốc gia trên thế giới). Như vậy, Việt Nam có khoảng 40 triệu lao động tỷ lệ lao động trẻ cao, và chủ yếu tập trung ở các thành phố. Tình hình nguồn nhân lực nói trên có thuận lợi cho phát triển nhiều ngành kinh tế mới. Đặc biệt lao động trẻ có khả năng tiếp thu công nghệ mới nhanh.
- Bên ngoài: gồm những thành tựu công nghệ trên thế giới, đường lối đối ngoại của quốc gia, xu hướng biến động của kinh tế toàn cầu
+ Về cách mạng khoa học kỹ thuật:
Đây là yếu tố chủ yếu đưa nền văn minh nhân loại từ trình độ thấp lên trình độ cao và nó có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến sự nghiệp CNH- HĐH ở các nước chậm phát triển. Cho đến nay, trong lịch sử đã diễn ra ba cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật vĩ đại đã biến lao động thủ công thành lao đông cơ khí, tạo ra nhiều động cơ mới, nguồn năng lượng mới, vật liệu mới…đặc biệt là việc hình thành những nguyên lý công nghệ sản xuất. Trong các nước phát triển hiện nay, cách mạng khoa học- công nghệ đang diễn ra rất mạnh mẽ và có tác động rất to lớn tới sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
+ Về quan hệ kinh tế quốc tế:
Quan hệ kinh tế quốc tế tạo khả năng to lớn để nước ta có thể tiếp cận những thành tựu vĩ đại của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, thu hút thêm các nguồn vốn bên ngoài, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lí của các nước đi nguồn vốn bên ngoài, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lí của các nước đi trước trên con đường công nghiệp hoá đất nước.
*Những vấn đề cần giải quyết để tiếp tục chiến lược CNH-HĐH ở Việt Nam theo đường lối của Đảng:
Khác với những năm 1995 về trước, kể từ 1996 đến nay có những đặc điểm mới về cơ chế kinh tế, lực lượng tiến hành CNH-HĐH, về định hướng chiến lược, huy động vốn, yếu tố thời đại…trên cơ sở tổng kết thực tiễn và căn cứ vào tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển của thời kỳ mới, Đại hội VIII của Đảng xác định quan điểm CNH-HĐH như sau:
1. Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tôi đa nguồn lực bên ngoài trên cơ sở xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập khu vưc và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.
2. CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.
3. Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yêu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh và bền vững.
4. Khoa học và công nghệ là động lực của CNH-HĐH, kết hợp công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở khât quyết định.
5. Lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư vào công nghệ.
6. Kết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng.
Bước vào thế kỷ XXI, trước những biến đổi to lớn của tình hình trong nước và quốc tế, Đại hôi IX nhấn mạnh thêm 3 quan điểm:
1. Con đường CNH-HĐH ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các
nước đi trước.
2. CNH-HĐH đất nước phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
3. Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Để thực hiện những đường lối chủ trương, quan điểm đó cần có những giải pháp, chính sách:
- Tạo nguồn vốn tích lũy cho CNH-HĐH: Sự nghiệp CNH-HĐH đòi hỏi nguồn vốn rất to lớn .Do đó mở rộng quy mô huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu qủa các nguồn vốn là một điều kiện, tiền đề quan trọng để CNH-HĐH được thành công.Vốn cho quá trình CNH-HĐH có hai nguồn gồm có vốn tích luỹ trong nước và vốn từ nước ngoài.
- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học & công nghệ mới: Khoa học và công nghệ được xác định là đông lực của CNH-HĐH. Khoa học công nghệ có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triền kinh tế nói chung và CNH-HĐH nói riêng. Trong khi ở Việt Nam cho đến năm 2000, nguồn nhân lực thông tin khoa học - công nghệ nước ta vẫn còn quá mỏng và yếu kém, chưa đủ sức đáp ứng so với nhu cầu thực tế. Số người làm công tác thông tin khoa học - công nghệ chuyên nghiệp mới chỉ có 3000 người, trong đó, số người có trình độ đại học chiếm 66,3%, trên đại học chiếm 6,45%[Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Khoa học và công nghệ Việt Nam 1996-2000. Hà nội, 2001, tr.78-79]. Để phát triển được khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay thì cần làm theo các hướng sau đây:
Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu đánh giá chính xác tài nguyên quốc gia, nắm bắt công nghệ cao cùng với thành tựu khoa học và công nghệ mới để từ đó có chính sách, chiến lược đúng đắn cho việc ứng dụng vào các ngành kinh tế xã hội một cách nhanh chóng và khai thác sử dụng, hợp lý bảo vệ tài nguyên quốc gia.
Thứ hai: Chú trọng nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên để làm chỗ dựa lâu dài cho nghiên cứu ứng dụng và triển khai và tiếp
cận các thành tựu khoa học kỹ thuật mới .
Thứ ba: Mở rộng công tác khoa học công nghệ với các nước và tổ chức quốc tế nhằm tiếp cận kế thừa những thành tựu mới của thế giới, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế.
Thứ tư : Xây dựng tiềm lực nhằm phát triển một nền khoa học tiên tiến, bao gồm các hình thức đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học, chú trọng đào tạo chuyên gia, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành khoa công nghệ.
- Làm tốt công tác điều tra cơ bản, thăm dò địa chất:
Đây là công việc cần thiết, thậm chí phải hoàn thành về cơ bản trong giai đoạn đầu của quá trình CNH-HĐH đất nước. Bởi vì quá trình CNH đất nước đổng thời là quá trình xây dựng những cơ sở kinh tế mới, là quá trình khai thác những tiềm năng để phát triển kinh tế. Công tác điểu tra cơ bản thăm dò địa chất tạo cơ sở cho việc xác định các tiềm năng của nền kinh tế đất nước.
* Vai trò CNH-HĐH trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay:
- Đặt công nghiệp hoá trong bối cảnh của phát triển kinh tế với nội dung cơ bản là phát triển cơ cấu kinh tế trên cơ sở công nghiệp hiện đại nhằm đẩy mạnh nhịp độ phát triển đồng thời hướng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Tổ chức phát triển tốt công việc CNH-HĐH mới có khả năng thực tế để quan tâm đầy đủ tới sự phát triển toàn dân và toàn diện của nhân tố con người.
- CNH còn tạo vật chất, kỹ thuật cho việc củng cố phát triển tiềm lực quốc phòng vững mạnh vì chỉ có phát triển kinh tế mạnh mới ó thể tạo ra cơ sở vật chất kinh tế cho an ninh quốc phòng phát triển. Mặt khác CNH còn tạo ra nhiều khả năng cho việc thực hiện tốt phân công và hợp tác quốc tế.
- CNH là cuộc cách mạng về LLSX làm thay đổi căn bản khoa học kinh tế sản xuất làm tăng năng xuất lao động. CNH chính là thực hiện xã hội hoá về mặt kinh tế với tốc độ cao, góp phần ổn định và ngày càng nâng cao đời sống vật chất.
2. Nội dung của quan điểm đó:
* Khái niệm CNH-HĐH:
Khái niệm CNH-HĐH do Đảng ta nêu ra tại hội nghị TW khóaVII,năm 1994
“CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lạo động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”
* Vì sao phải xác định khoa học & công nghệ và giáo dục & đào tạo là quốc sách hàng đầu:
- Vai trò của khoa học & công nghệ:
Một là, khoa học và công nghệ có vai trò quyết định trong việc trang bị và trang bị lại các máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiên tiến cho nền sản xuất xã hội nói riêng, cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới, v.v... với mục tiêu không ngừng cải thiện và nâng cao mức sống của người dân, sự phồn vinh của xã hội. Đó là nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay tạo tiền đề và nền tảng thúc đẩy sự nghiệp CNH- HĐH để đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Hai là, khoa học và công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ, một nguồn lực to lớn, có tính chất quyết định đối với sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta. Thông qua giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ sẽ trang bị cho con người những
tri thức cần thiết để họ có thể am hiểu, sử dụng và khai thác một cách tích cực, có hiệu quả những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, và mặt khác, có thể sáng tạo ra công nghệ mới.
Ba là, khoa học và công nghệ giữ vai trò động lực trong việc tạo ra môi trường thông tin và thị trường thông tin - huyết mạch của CNH-HĐH và của cả nền kinh tế. So với giai đoạn phát triển trước đây, thì ngày nay, thông tin có một vị trí quan trọng, mang tính quyết định đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cả những hoạt động tinh thần.
Bốn là, khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và xã hội. Nhiệm vụ quan trọng của công tác tổ chức, quản lý là liên kết các yếu tố trang thiết bị, máy móc kỹ thuật, con người và thông tin lại với nhau thành một tổ hợp vận hành hợp lý, đồng đều nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định, mà đây là mục tiêu CNH-HĐH.
Năm là, khoa học và công nghệ đóng góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển lâu bền của xã hội. Phát triển lâu bền là “sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con người đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ các hệ sinh thái” [Những nhân tố của sự phát triển bền vững. Thông tin chiến lược phát triển khoa học, kỹ thuật, kinh tế, số 8, 1996]. Ngày nay, phát triển lâu bền đang là mối quan tâm sâu sắc của toàn nhân loại. Nhiệm vụ trọng tâm của khoa học và công nghệ là cung cấp những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại thông qua các công nghệ cao để con người khắc phục được những hậu quả tiêu cực do chính những phương tiện kỹ thuật chưa hoàn thiện trước đây gây ra (xử lý các chất thải độc hại, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên...
- Vai trò của giáo dục & đào tạo trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta:
Quá trình CNH-HĐH không chỉ đòi hỏi phải có vốn, kỹ thuật, tài nguyên... mà còn phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người để có thể làm chủ các phương tiện hiện đại đó.
Nguồn lực con người cho CNH-HĐH phải đáp ứng được những yêu cầu: con người có tài, ham học hỏi, sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc lập của dân tộc và sự tôn vinh của Tổ quốc, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá, được đào tạo thành thạo về nghề nghiệp, về sản xuất kinh doanh, về quản lý kinh tế.
Xây dựng được một giai cấp công nhân có trình độ chính trị, có trình độ tổ chức kỷ luật, có trình độ làm chủ khoa học kỹ thuật là điêu kiện hết sức quan trọng trong việc tạo nên liên minh công - nông - trí thức vứng chắc và đoàn kết các thành phần khác góp phần xây dựng đất nước.
Vì vậy việc phát triển giáo dục và đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực với chất lượng cao để đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH.
- Sự phụ thuộc khoa học & công nghệ và giáo dục & đào tạo trong công cuộc xây dựng CNH-HĐH:
Con người với tri thức nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm sản xuất là một yếu tố cực kỳ quan trọng của LLSX. Khoa học công nghệ cũng có vai trò to lớn, quyết định trong việc biến đổi yếu tố con người trong LLSX theo chiều hướng hiện đại. Khoa học và công nghệ đã đến với con người thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tiễn, đã trang bị cho con người những tri thức lý luận và kinh nghiệm cần thiết để họ có thể nhanh chóng vận hành tốt và thích nghi với các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tiên tiến trong sản xuất, cũng như có đủ năng lực giải quyết những tình huống phức tạp trong sản xuất. Chính nhờ vậy mà trình độ và chất lượng của người lao động không ngừng được nâng cao và được hiện đại hóa theo đà phát triển của khoa học và công nghệ.
3) Cơ sở lý luận:
* LLSX trong lý luận hình thái kinh tế xã hội của Mác:
- Xuất phát từ quan niệm lịch sử: xã hội loài người là quá trình con người thường xuyên sản xuất và tái sản xuất trong đó sản xuất của cải vật chất là quan trọng nhất. Ngày nay CNH-HĐH chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất hiện đại.
- Công cụ lao động đóng vai trò quyết định:
Trong các yếu tố hợp thành tư liệu lao động thì công cụ lao động có ý nghĩa quyết định nhất, nó là yếu tố động và cách mạng trong LLSX. Cùng với sự phát triển của công cụ lao động thì kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con người cũng tiến bộ, phong phú thêm, những ngành sản xuất mới xuất hiện, sự phân công lao động phát triển. Chính sự cải tiến và hoàn thiện không ngừng của nó đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ TLSX. Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế.
- Mối quan hệ giữa con người với con người(quan hệ sản xuất):
Trong quá trình sản xuất để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn, con người luôn luôn tìm cách cải tiến, hoàn thiện công cụ lao động và chế tạo ra những công vụ lao động mới, tinh xảo hơn. Cùng với sự phát triển của công cụ lao động thì kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con người cũng ngày càng tiến bộ.
- LLSX là thước đo năng lực thực tiễn của con người:
LLSX bao gồm người lao động với kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng lao động, biết sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất.Trong quá trình sản xuất, lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất, trong quá trình lịch sử lâu dài của xã hội loài người, trí tuệ hình thành phát triển cùng với lao động làm cho lao động ngày càng có hàm lượng trí tuệ cao hơn. Hàm lượng trí tuệ trong lao động, đặc biệt là trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện nay đã làm cho con người trở thành một nguồn lực đặc biệt của sản xuất, là nguồn lực cơ bản, nguồn lực vô tận.
-Trong sự phát triển của LLSX khoa học ngày càng đóng vai trò quan trọng:
Ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của quá trình sản xuất, bất cứ sự tiến bộ nào của kỹ thuật(công nghệ) sản xuất đều phải dựa trên những thành tựu của khoa học làm cơ sở lý thuyết cho nó.
* Khoa học công nghệ trong nền kinh tế toàn cầu:
- Khái niệm khoa học, khái niệm công nghệ:
+ Khái niệm khoa học: khoa học là tập hợp những tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy thể hiện ở các phát minh.
+ Khái niệm công nghệ: công nghệ là phương tiện hoặc hệ thống phương tiện để thực hiện sản xuất, nhằm biến đổi đầu vào và cho đầu ra là hàng hóa dịch vụ theo mong muốn.
- Khoa học công nghệ đóng vai trò rất lớn trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển:
Sự phát triển năng lưc nội sinh thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ cùng với việc phát triển công nghệ ngoại sinh thông qua tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ các nước tiên tiến co tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước thông qua việc trang bị kỹ thuật tiên tiến đê khác phục tính trạng tụt hậu; tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh; thúc đẩy quá trình chuyển sang mô hình CNH-HĐH hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu nhằm đạt hiệu quả đối với Việt Nam hiện nay.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ trong các một số lĩnh vực:
+ Tự động hóa: Máy tự động, máy công cụ điều khiển bằng số, rô bốt…
+ Năng lượng: Ngoài những dạng năng lượng truyền thống( nhiệt điện, thủy điện) ngày nay đã và đang chuyển sang lấy dạng năng lượng nguên tử.
+ Vật liệu mới: chỉ trong khoảng chưa đầy 40 năm lại đây các vật liệu mới đã xuất hiện với chủng loại rất phong phú và có nhiều tính chất đặc biệt mà vật liệu tự nhiên không có được. Thí dụ: vật liệu tổ hợp hay còn gọi là composit với các tính chất mong muốn; gốm zin côn hoặc các- bua- si- lích ...
+ Điện tử và tin học: một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và hấp dẫn, nhất là chịu nhiệt cao...
+ Công nghệ sinh học: công nghệ vi sinh, kỹ thuật gen và nuôi cấy tế bào được ứng dụng ngày càng nhiều trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hóa chất, bảo vệ môi trường... lĩnh vực máy tính, diễn ra theo 4 hướng nhanh( máy siêu nhỏ( vi tính); máy tính có xử lý kiến thức); máy lý kiến thức( trí tuệ nhân tạo); máy tính nói từ xa( viễn tin học).
Tài liệu tham khảo
Giỏo trỡnh triết học Mỏc – Lờ Nin (Nhà xuất bản chớnh trị quốc gia)
Giỏo trỡnh kinh tế chớnh trị Mỏc – Lờ Nin (Nhà xuất bản chớnh trị quốc)
Giỏo trỡnh Chủ nghĩa xó hội khoa học Mỏc – Lờ Nin (Nhà xuất bản chớnh gia trị quốc gia)
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.
Những nhõn tố của sự phỏt triển bền vững – Thụng tin chiến lược phỏt triển khoa học, kỹ thuật, kinh tế, số 8, 1996.
Khoa học cụng nghệ với nhận thức biến đổi thế giới và con người. Mầy vấn đề lý luận và thực tiễn (Phạm Ngọc Trõm – Trung tõm KHXH Nhõn văn quốc gia – Viện triết học)
Một số vấn đề chủ nghĩa Mỏc – Lờ Nin trong thời đại ngày nay (Nhà xuất bản Chớnh trị quốc gia 1996)
Bản thảo kinh tế - C.Mac.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Khoa học và công nghệ Việt Nam 1996-2000. Hà nội, 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10885.doc