MỸ THUẬT TRANG TRÍ BIA VĂN MIẾU THỜI CHÚA TRỊNH.
Những di sản văn hoá mỹ thuật trang trí bia tại Văn Miếu Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long còn lại đến nay từ thế kỷ XV. Những hình thức trang trí trên trán bia và diềm bia có giá trị mỹ thuật vô cùng to lớn là nền tảng chuẩn mực của mỹ thuật trang trí dân tộc, có phong cách riêng so với các nước lân bang. Những đồ án trang trí bia phát triển theo chiều dài của lịch sử, những mẫu trang trí hoa văn, đường triện, hồi văn được áp dụng vào nhiều lĩnh vực như trang trí chùa Đình, đền tháp và những hình trang trí trên tiền tệ ở nước ta. Sinh viên trường Mỹ thuật đều phải học và nghiên cứu vốn cổ đó để thấm nhuần phong cách dân tộc truyền thống. Số đồ án trang trí bia Văn Miếu chỉ còn lại 82 bia gồm 14 bia thời Lê Sơ từ 1442 đến 1514 và thời Mạc 1529 - 1536. Thời Lê Trịnh đã để lại một khối lượng đồ án đồ sộ là 68 bia. Số đồ án trang trí bia thời Lê Sơ và Mạc còn đơn giản, chạm khắc ít ỏi, kích thước nhỏ, trán bia hẹp, độ cao trung bình 1m50 rộng khoảng hơn 1m dày khoảng 0m15. Những chạm khắc đá, trang trí lăng tẩm thời Lê Sơ còn hạn chế, tượng người, thú nhỏ bé, những đồ án trang trí ở bia Văn Miếu còn đơn giản, sơ sài.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chúa Trịnh Cương với những cải cách ở Phủ Đình, văn hóa nghệ thuật trong lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thân mùa xuân, hạ dùng loại sa Tầu, mùa thu đông dùng đoạn tàu màu trầm hương.
Khăn đội: mùa xuân, hạ: dùng khăn mã vĩ
Thu đông: dùng đoạn màu huyền
Áo các quan văn võ từ nhất phẩm đến tam phẩm: Xuân, hạ dùng Sa Tầu, thu đông dùng đoạn Tàu.
Khăn quấn đều đội khăn màu huyền: quy cách quan văn quấn nhiều vòng (trùng điệp), quan võ dùng một vòng (đơn điệp).
Áo các quan văn võ tứ phẩm mặc giống quan tam phẩm chỉ khác là Sa, đoạn dùng hàng ta, (sa đoạn nam),.
- Các nội giám khăn: dùng loại bằng (bình đính) sau đổi khăn lục lăng.
- Các quan văn võ nội giám khi được sung làm chấp sự, hành lễ, làm việc mặc trang phục áo Thanh Cát, đội mũ ô sa thâm. Các quan văn khi vào hầu ở các nội các cũng như vậy1 Đại Việt sử ký tục liên/78 NXB KHXH 1991
. Năm 1721 các quan văn võ tứ phẩm trở lên khi vào hầu phủ chúa được mặc áo sa, áo đoạn.
Năm Đinh mùi, Bảo Thái 8 (1727) định thể lệ về phẩm phục, hành nghi cho hoàng tử trưởng và sự thăng thụ phẩm cấp cho hoàng tử và hoàng thân.
- Phẩm phục trưởng hoàng tử khi đi lạy mừng nhà vua trang phục:
Mũ: bình đinh mạo (mũ chữ đinh bằng có chỉ đột nổi)
Áo: sa tầu, dải thao chỗ tà giáp nhau, có trang sức bằng vàng xâu ba viên ngọc.
- Khi vào hầu trong phủ chúa trang phục:
Khăn: quấn khăn bằng lượt
Áo: Sa tầu
Hành nghi: Lọng một cái không còn rèm rủ về hoa văn mầu đỏ.
Quạt một cái có rèm rủ hoa văn màu đỏ.
Kiệu vuông hoặc võng mui luyện (bồng võng) cong tròn dùng 7 đòn. Kiện sơn son vẽ hoa văn, đòn khiêng thấp vàng.
Roi 8 chiếc (sơn son thiếp bạc hai đầu).
Khi vào hầu chúa đi cửa phía tả đến ngoài cổng thứ nhất thì xuống kiệu hoặc võng, có 10 người theo hầu, (lịch triều tạp kỷ/405, 406 nhà xuất bản KHXH 1995).
Cùng năm này về nghi chế cờ, chúa cho làm cờ đuôi beo (khi cờ đuôi beo béo lên là thiết chế quân luật tỏ rõ ưu thế quân sự tất cả quan lại, quân nhân đều phải yên lặng, nghiêm túc chấp hành nội bất xuất, ngoại bất nhập).
Thời Chúa Trịnh Cương còn xuất hiện một nhà điêu khắc nổi danh được tôn sư là Tổ nghề họ Tô tên Phú Vượng, ông nổi danh về tạc tượng đầu thế kỷ XVIII có biệt tài nhìn người tạc ra tượng đẹp có tâm hồn, chuẩn mực theo phong cách hiện thức tả chân. Ông được Chúa An Vương Trịnh Cương phong tước là Kỳ tài tử niên hiệu Bảo Thái 9 (1728) sau thăng kỳ tài bá. Ông được coi là kỳ tài của nước ta thời kỳ Lê Trịnh, tại quê hương ông xã Đồng Minh huyện Vĩnh Bảo Phủ Hạ Hồng (nay thuộc Hải Phòng) còn để lại nhiều pho tượng điêu khắc giá trị đẹp nhất Việt Nam. Những pho tượng đó là ba pho thị nữ ở đình Bảo Hà. Nhóm tượng này còn ít được biết đến vì ngôi đình Bảo Hà đồ sộ trước đây đã bị tàn phá được nhân dân bảo vệ trong một khu hậu cung nhỏ bé và đường đi trước đây không được thuận tiện. Ba tượng thị nữ được tạo tạc chuẩn mực về tạo hình, dáng vẻ sống động, nét mặt đoan trang, mũi thon dọc dừa, đầu tóc đều rẽ ngôi giữa cân đối giản dị. Mái tóc thiếu nữ màu huyền màu dài xuống tận gót chân, tinh tả chân rất rõ về các thiếu nữ Việt thế kỷ xa xưa nhưng đến nay có thể cảm nhận vẻ đẹp thuần khiết, hiện đại. Các cô trong trang phục áo gấm có tượng đeo hoa tai mặt dàn, chân đi hài cong trái đào, váy phủ kín thiết tha. Nhìn chung ba pho tượng thị nữ mặc tảng phục cung đình: áo gấm hoa to tay thụng, cổ áo kiểu giao lĩnh có viền có trang trí hoạ tiết hoa văn chữ triện... có cô mặc áo kép chéo vạt chéo vạt lộ áo gấm đào. Những pho tượng màu trải qua thời gian hơn ba thế kỷ, màu sắc vẫn như xưa, nét tô tượng dung dị, vẽ mi, điểm nhỡn lông mày, làn môi uyển chuyển mờ ảo lung linh. Ta có thể so sánh với một tượng thị nữ mới làm cho đủ bốn cô (một pho đã bị mất) mới cảm nhận được sự loè loẹt, thô cứng, kém xa tượng cổ. Những pho tượng võ cao lớn thể hiện mặc triều phục gấm hoa vàng màu tía, khuôn mặt tinh anh ngước cao râu dài đội mũ đa la võ, áo gấm hoa văn tròn lớn, hai tay thụng lớn, ngực có hình bổ tử, áo ngoài dài quét đất, trong mặc xiêm đi võ hài. Tượng quan võ thứ ba đội mũ đa la đen chéo chếch xuống trán. Tượng ở tư thế động, tay lộ ngoài áo thế dáng đứng mạnh mẽ, nếp áo sinh động mềm mại thanh thoát để lộ các ngón tay chuyển động cầm kiếm dựng đứng trước vai (như kiểu bồng súng), nét mặt mạnh mẽ, thắt đai lưng to rộng bản giát vàng, áo đa la võ cộc tay, cổ tròn xẻ giữa ngực, đường viền lớn có nẹp vòng xoắn trang trí, viền đè lên hoạ tiết hoa cúc lớn hình tròn, gấu áo lượn sóng thuỷ ba bủa soài, toàn bộ có một bố cục mỹ thuật trang trí của mỹ thuật sơn ta với nhiều hoạt tiết giát vàng.
Những tượng quan văn đội mũ khước phi màu huyền, áo cổ tràng vạt lớn tay thụng màu huyền, tạo dáng thư thái ung dung. Phía trong ba lớp áo màu tía, xanh vàng lộ trên cổ áo và nẹp hai bên thân áo. Những nếp ảo toả dài, tạo ra đường nét khối hình uốn lượn tinh tế, bắt theo ánh sáng lunh linh tràn đầy mỹ cảm, óng ánh màu Thanh cát, đen huyền chuyển động của nếp áo. Lối trang phục này giống với kiểu trong ngôi mộ cổ của Đại tư đồ Nguyễn Bá Khanh được tìm thấy ở Hưng Yên thời Lê Trịnh. Những nét đặc trưng về triều phục nghệ thuật tạc tượng màu thời chúa Trịnh Cương, đặc biệt ở đình Bảo Hà là những tinh hoa của nghệ thuật mầu Việt Nam. Những tác phẩm này có một giá trị khác biệt với kiểu tượng chùa Tây phương ở sự hoàn hảo về tính sáng tạo, phong cách chân hiện thực của đời sống xã hội, cung đình Việt Nam. Những tượng ở chùa Tây phương phục vụ phật giáo có tính ước lệ và những quy chuẩn phật giáo. Tượng ở đình chùa Bảo Hà thể hiện tinh thần người Việt đầu thế kỷ XVIII, thể hiện qua tài năng điêu luyện, phong cách độc đáo, chân thực ở các pho tượng đều để tóc dài, nhiều kiểu tết, xoã, dài ngắn như vốn có của đời thường trong các tượng quan văn, quan võ là nam giới. Có người tóc đến ngang lưng, ngang hông, hoặc dài xuống chân, nhiều kiểu tóc hơi uốn cong, dày mỏng khác nhau. Các kiểu tóc bỏ ra ngoài trang phục, ta còn thấy ở tượng vua Lê Thần Tông, tượng Hoàng Hậu, Vương phi. Tác giả bài viết này đã có dịp được nghiên cứu nhìn từ phía sau tượng đều thấy tóc bỏ ra ngoài trang phục Long Bào, hoàng bào, áo vân kiều, đúng như lời hịch của Hoàng đế Quang Trung, "đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng" chứa đựng đầy khí chất anh hùng của dân tộc truyền thống. Nét độc đáo các pho tượng ở đình Bảo Hà có pho tượng thần Linh Lang có thể cử động ngồi xuống đứng lên khi động chốt điều khiển. Tượng ngồi trên ngai, đội mũ dương đường, áo gấm long bào, cân đai được chạm khắc tinh vi. Đây là pho tượng thờ cử động còn lại duy nhất ở nước ta. Lối tạc tượng cử động này đã được nói tới từ triều Lý trên tấm bia ở thế kỷ X sùng thiện Diên Linh chùa Long Đọi, khi tả về rùa máy, người máy biểu diễn ở Hoàng Thành Thăng Long, Kỳ tài Tô Phú Vượng còn tự tạc tượng chân dung của ông, trong tư thế ngồi phóng khoáng, chân co chân trụ, dáng hai tay đang ở tư thế chuyển động, khoác áo tràng vạt, hở vai hở bụng, râu tóc bạc để dài quá ngực. Đặc biệt các ngón tay chau truốt, hình khối sinh động. Tượng có bố cục đẹp tư thế viên mãn thanh thoát, chân thực, hiện còn được lưu giữ tại đình Bảo Hà. Năm 1754 thời Chúa Tĩnh Vương Trịnh Sâm Tô Phú Vượng được vinh phong là kỳ tài hầu1 Tạp chí Mỹ thuật Việt Nam - Mỹ thuật truyền thống số 200 tháng 8/2009
.
Những quy chế này có thể tham khảo sách trang phục triều Lê Trịnh
Những quy định thể lệ trang phục phật giáo theo cấp bậc khi cúng lễ và lúc bình thường, năm Bính ngọ (1726).
Hoà thượng: mặc áo màu lục cổ tráng vạt: áo cà sa màu đỏ.
Mũ màu đỏ, lúc trụ trì áo màu xanh
Tăng chánh, tăng phó: Mặc áo màu xanh, áo cà sa và mũ đều màu lục.
Lúc trụ trì áo màu mực đen.
Tăng chúng: người nào được cấp độ điệp mặc áo màu thâm, áo cà sa và mũ dùng màu xanh xanh (xanh nhạt).
Lúc trụ trì mặc áo màu mộc lan (đen nhờ).
Chúa Trịnh Cương đã ban cho thiền sư Như Nhàn áo Tử Y kim lũ (màu tía thêu kim tuyến vàng) sư hoá năm 1724.
MỸ THUẬT KIẾN TRÚC ĐIÊU KHẮC THỜI TRỊNH CƯƠNG
Chúa Trịnh Cương là người rất quan tâm đến các công trình kiến trúc văn hoá, chùa Tháp, điêu khắc lịch sử đã ghi những dấu ấn về mỹ thuật thời kỳ này. Năm 1720 sửa toà Thái Học, 1723 dựng sáu toà nhà ngoài cửa phủ làm nơi xét xử hình ngục. Sai Bùi Nhân Hữu đi xây dựng chùa Độc Tôn ở chân núi Độc Tôn xã Cát Nê huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên làm chùa Thiền Tây (Tây Thiên) làng Sơn Đình huyện Nghĩa Sơn núi Tam Đảo do Trần Đình Ngọc trông coi. Đây là công trình kiến trúc chùa Cổ có giá trị mỹ thuật phật giáo còn đến nay đang được phục hồi, dựng cung Hy Sơn trên núi Hy Cương nay là khu vực đền Hùng. Khu đất tổ Hùng Vương các đời Chúa Trịnh đều chăm lo tu bổ, xây dựng.
Năm 1727 chúa Trịnh Cương cho xây dựng chùa Quỳnh Lâm (thời Lý nổi tiếng đã bị huỷ hoại), xây tháp Tịch Quang là một tháp đá lớn trong có tạc tượng Tuệ Đăng Hoà Thượng, Chánh chân Nguyên thiền sư. Ngài là đệ nhất tổ chùa này tên thật là Nguyễn Nghiêm người Thanh Hà tu ở chùa Hoa Yên, Yên Tử, sau về chùa Vĩnh Phúc núi Côn Cương, Ngài hoá năm Bảo Thái thứ 7 (1726) được dựng tháp Long Động thọ 76 tuổi Chúa Phong là Tăng Thống chính giác hoà thượng. Chùa Quỳnh Lâm đã bị phá nay vẫn còn lại lan can chạm đá hình rồng to lớn thời Lê Trịnh dài hơn 3m với nét chạm khắc trau chuốt tinh diệu. Chùa Quỳnh Lâm là một đại danh lam có kiến trúc gỗ đồ sộ cao lớn ba tầng ở nước ta.
Tại Kinh đô Thăng Long xây dựng chùa Hàm Long trong 12 năm (1702 - 1713) do bà Thái Phi mẹ chúa Trịnh Cương chủ trì, đây là đại danh lam phật giáo ở kinh đô, hiện còn lưu giữ 2 tấm bia đá lớn của tiến sĩ Đặng Đình tướng và Tham Tụng Nguyễn Qúy Đức có giá trị lịch sử và mỹ thuật. Chính nơi đất chùa Hàm Long khảo cổ đã phát hiện một bệ đá tượng phật tạc bông sen nhiều tầng rất lớn chạm khắc, khi dùng cẩu nâng lên đã bị vỡ không còn nguyên vẹn.
Chúa Trịnh Cương với ý định di chuyển kinh đô, sai Lê Hoà Chính tiến sĩ Phong thuỷ người Lưu xá, Kim Bảng Hà Nam chọn đất, vẽ đồ án để dâng chúa xem đất Cổ Bi (Như Kinh) Như Quỳnh ngày nay. Tại Cổ Bi bước đầu xây dựng sau một tháng Hành Cung đã xong. Chúa đã đến dự tuyên đọc lệnh chỉ ban ơn phong chức cho các quan văn võ. Do chúa Trịnh Cương mất đột ngột nên việc kiến trúc ở Như Kinh bị dang dở ngày nay còn lại 6 linh thú đá chia làm 3 cặp đực cái (âm dương) tạc bằng đá xanh nguyên khối:
+ Lối vào hành cung là cặp hổ 1 đực, 1 cái ngồi chầu song song đối diện, đuôi vắt lên thân. Hai chân trước thẳng đứng, dáng thon khoẻ, đầu nhỏ, mặt chạm chìm có hốc sâu, cao 1m20 ngang 1m, nét chạm râu, lông mày sâu thế tĩnh ngồi canh.
+ Cặp voi đá nguyên khối cao khoảng 2m, dài 2m, rộng 1m20 không kể bệ. Voi đực dáng đứng thế cao lớn.
+ Cặp kỳ lân cao 1m60 dài 1m20, rộng 0m70, nét chạm khắc sâu thành những đường gờ nổi khối mặt, hàm vuông mũi rộng, trán lớn đầu nhô ra phía trước, bờm toả dải xuống cổ gờ nổi có vòng xoáy hoa mỹ, tạo thành vòng tròn liên kết hai tầng. Thế ngồi kỳ lân hùng vĩ được tạo tác kỹ thuật, phong cáchd trang trí điển hình cho tạo hình kỳ lân Việt Nam.
Khu vực nhà thờ họ Trương Thái Phi của Diễn Khánh Công còn 6 rồng đá cao 0m70 dài 1m20 hoa văn rồng đầu kỳ lân, đuôi cá, mây lửa, 7 hương án đá, 2 kỳ lân đá 2 linh ngao to, lớn cao khoảng 1m70. Đây là hai linh ngao to nhất Việt Nam bằng đá, 2 tượng nữa (nô lệ) 2 cột đá, có giá trị mỹ thuật chạm khắc đá trong mỹ thuật Việt Nam.
MỸ THUẬT TRANG TRÍ BIA VĂN MIẾU THỜI CHÚA TRỊNH.
Những di sản văn hoá mỹ thuật trang trí bia tại Văn Miếu Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long còn lại đến nay từ thế kỷ XV. Những hình thức trang trí trên trán bia và diềm bia có giá trị mỹ thuật vô cùng to lớn là nền tảng chuẩn mực của mỹ thuật trang trí dân tộc, có phong cách riêng so với các nước lân bang. Những đồ án trang trí bia phát triển theo chiều dài của lịch sử, những mẫu trang trí hoa văn, đường triện, hồi văn được áp dụng vào nhiều lĩnh vực như trang trí chùa Đình, đền tháp và những hình trang trí trên tiền tệ ở nước ta. Sinh viên trường Mỹ thuật đều phải học và nghiên cứu vốn cổ đó để thấm nhuần phong cách dân tộc truyền thống. Số đồ án trang trí bia Văn Miếu chỉ còn lại 82 bia gồm 14 bia thời Lê Sơ từ 1442 đến 1514 và thời Mạc 1529 - 1536. Thời Lê Trịnh đã để lại một khối lượng đồ án đồ sộ là 68 bia. Số đồ án trang trí bia thời Lê Sơ và Mạc còn đơn giản, chạm khắc ít ỏi, kích thước nhỏ, trán bia hẹp, độ cao trung bình 1m50 rộng khoảng hơn 1m dày khoảng 0m15. Những chạm khắc đá, trang trí lăng tẩm thời Lê Sơ còn hạn chế, tượng người, thú nhỏ bé, những đồ án trang trí ở bia Văn Miếu còn đơn giản, sơ sài.
NHỮNG ĐỒ ÁN TRANG TRÍ BIA THỜI CHÚA TRỊNH TK XVIII.
Nhìn khái quát trong lần dựng bia đầu tiên niên hiệu Thịnh Đức (1633) hiện còn 25 bia đã có bước ngoặt về trang trí đồ án bởi những đặc điểm sau: to lớn hơn trước, cao từ 1m55 đến 1m70, rộng từ 1m10 đến 1m25 dày 0m20. Nhiều kiểu đồ án trang trí phong phú trán bia được chú trọng với đề tài rồng chầu mặt nguyệt. Hình rộng cụ thể tư thế uốn lượn, vẩy móng dữ dội, đuôi rồng vút trên trán bia, đầu rồng và phong cách có tiếp nối hình rộng ở điện Kinh thiên thời Lê Sơ. Trán bia trang trí có hình mặt trời, mặt trăng, viên ngọc sáng có điểm xoắn ốc, viền ngoài là quầng lửa tỏa sáng bay lên gợi cho ta thấy có phong cách thời kỳ Lý Trần. Hình trang trí còn có chim phượng bay uốn lượn đang xoè cánh hoặc hình long mã có vẩy rồng uốn mình vờn ngọc. Những hình trang trí hoa lá, chim muông, hươu, hổ cũng xuất hiện trong các trang trí đường diềm bia và góc bia rất đa dạng được chạm khắc đẹp.
Những đồ án trang trí bia thời Chúa Trịnh Cương TK XVIII Chúa Trịnh Cương cho dựng bia Văn Miếu gồm 25 bia. Lần dựng thứ nhất vào năm 1717 niên hiệu Vĩnh Thịnh 13 hiện còn 21 bia. Ba lần dựng sau là những năm 1721, 1724, 1726 còn lại ba bia. Đặc điểm bia từ thời Chúa Trịnh Cương to lớn, đồ sộ hơn bia ở thế kỷ XVII thường cao hơn từ 1m70 đến 1m90, rộng từ 1m20 - 1m30 dày 0m20. Hình dáng đồ án bia thời kỳ này tương tự ở thế kỷ XVII nhưng bề thế hơn đặt trên lưng rùa tạc theo lối tả chân thực, đầu rùa chếch, cổ ngắn hơn, mai rùa vồng cong có sống, một số con có hình trang trí mai, đầu ngóc lên, miệng dài, chân to lộ rõ năm ngón. Hình khối rùa to khoẻ mai gồ có sống để cân đối đội tấm bia to hoành tráng ở trên. Đợt dựng bia đồng loạt năm 1717, đồ án rồng trang trí thay đổi có tính trang trí cách điệu rồng mây, rồng lá. Hình tượng rồng được biến thể sang các hoạ hình vân mây, lá những vần cho cảm giác là hình đầu rồng, thân rồng và móng vuốt. Đường nét trang trí đồ hoạ đã biến cách, uốn lượn khéo léo tạo ra hình hoạ con rồng nhưng không mang yếu tố tả thực. Trong đồ án trên trán bia trang trí cách điệu rồng cùng kết hợp với mặt trời, mặt trăng, mây bay tạo ra một phong cách mới, mềm mại trong bố cục chặt chẽ, các khoảng cách chạm khắc nổi, chìm rất sống động và phong phú. Những phong cách đồ án trang trí có bố cục long mã sau này được phát triển cao trong một số bia đá thời Chúa Trịnh Cương như ở Cổ Bi, bia phủ từ họ Trương ở Như Kinh (Như Quỳnh ngày nay). Đồ án Long Mã thể hiện đầu rồng mình ngựa, thân có vẩy rồng, sống lưng có vây, đuôi lông soáy hình quả tim. Phần chân trước của long mã từ khuỷu và chân sau có mây lửa hình lưỡi kiến, tạo sự phong phú của đường nét và hoành tráng của linh thú. Trang trí diềm bia những năm về sau vẫn duy trì phong cách đầu thế kỷ XVII, XVIII vô cùng phong phú như các loại hoa chanh, hoa mẫu đơn, hoa cúc, mai, hồng, lựu, hoa sen, các loài chim sáo cò, vịt, trĩ, khỉ, hươu, nai, ngựa, hổ v.v... Đặc biệt có cả hình chạm khắc trang phục quan văn, quan võ (bia Thịnh Đức 1). Trang trí đường diềm vô cùng phong phú: kết hợp hoa điểu, hoa lá, hoa thú tạo ra các đường triện kiểu hồi văn (nhắc đi nhắc lại). Các loại hoa được cách điệu theo lối "giải phẫu học" bổ dọc, cắt ngang hoặc kết hợp thay đổi điểm nhìn mắt trước hoa, mặt sau, mặt nghiêng có cả cánh hoa và đài hoa đều được dàn ra ở phía trước. Những hoạ tiết hoa, chim thú, được bao bọc, uốn lượn bởi các loại mây lá, dây hoa có mầm tách nhánh tạo ra sự tinh tế về đường nét, thay đổi về mảng khối. Những đồ án trang trí này người nghệ nhân đã tận dụng tối đa các đặc điểm cấu tạo tự nhiên của từng loại hoa như mẫu đơn, cúc, sen v.v... Những đồ án vẽ chim cũng rất sinh động với cách nhìn trang trí, tinh giản theo mặt phẳng, chú ý đến dáng chuyển động, khi nhảy nhót, khi giang cánh bay, khi đậu ngoái cổ, kết hợp với cành lá rất sinh động. Sự phối kết hợ trang trí đường nét thẳng, mảng phẳng của hình chim với những đường chạm sâu tả lông, cánh tạo ra sự thay đổi nét âm dương (nổi chìm) rất sinh động. Nếu ta dùng phương pháp dán giấy dó vào bia và đập mực lên sẽ hiện lên như bản tranh khắc sống động, đầy mỹ cảm mang phong cách mỹ thuật đỉnh cao thời Lê Trịnh. Hiện nay dùng phương pháp này để có nhiều bản in khắc trang trí, dùng cho sinh viên các trường Đại học Mỹ thuật học và hiểu về truyền thống mỹ thuật trang trí cổ Việt Nam.
Ngày nay 82 bia còn lại ở Quốc Tử Giám trên 6 thế kỷ qua ghi dấu ấn về mỹ thuật văn hoá lịch sử của một trường đại học cổ xưa. Những nội dung trên bia đá có nhiều giá trị nhân văn triết lý sâu sắc, hiền tài là nguyên khí clủa quốc gia, đó là những đặc điểm độc đáo hiếm có ở Châu Á. Dựa trên những điều kiện trên là cơ sở để nước ta đệ trình lên liên hiệp quốc công nhận là di sản văn hoá thế giới của ba giai đoạn lịch sử: Lê Sơ, Mạc, Lê Trịnh nhân dịp kỷ niệm kinh đô Thăng Long một ngàn năm. Trịnh Cương là một vị chúa văn võ song toàn, yêu nước, thương dân, ngày đêm lo việc nước. Năm 1721 niên hiệu Bảo Thái 2, cho bỏ luật hình phạt chặt chân, chặt tay. Trong 20 năm trị vì, đất nước thanh bình, hùng mạnh nên, chúa Trịnh Cương đòi lại đất khu vực mở đồng Tụ Long, chú ý khuyến nông, củng cố đê điều. Năm 1725 nhà Thanh trả lại 80 dặm đất lộc mốc giới ở núi Xưởng Chi. Thời Trịnh Cương buôn bán ở phố Hiến vẫn rất phát triển. Ngày nay còn tấm bia khắc năm Bảo Thái thứ ba (1723) ca ngợi đất nước ta. Người soạn văn bia là Trần Quế Đào người huyện Tấn Giang tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), nguyên là trưởng tầu Hải Nam đến cư trú ở nước ta lâu năm đã ca ngợi, ông viết: "Những khi rỗi rãi, chúng tôi từng du lãm tới các nơi núi sông, cảnh đẹp ở chốn đô ấp đây để mở rộng tầm biết. Thấy non sông văn nhân tài giỏi, võ sỹ siêu quần, quốc thể âu vàng bền vững, bọn chúng tôi đã từng cùng nhau ca ngợi. Về chỗ tầu thuyền ra vào tấp nập thì Vạn Lai triều là nơi tầu buôn dừng đậu, người Bắc Quốc sang đây mấy chục năm được an cư lạc nghiệp".
Sử gia Phan Huy Chú viết về thời kỳ lịch sử này: "Bấy giờ vua nối nghiệp thái bình, không có binh đao, trong nước vô sự.Triều đình đặt nhiều pháp độ, kỷ cương hẳn hoi, đầy đủ. Các phương xa đến cống và Trung Quốc trả lại đất đai, thực là đời thịnh trị" (Lịch triều hiến chương loại chí T1/NXB Sử học 1960 Hà Nội). Trong 20 năm cầm quyền Chúa Trịnh Cương đã phải 7 lần lệnh cho quan địa phương lấy thóc trong kho phát triển cho dân, cứu đói vì mất mùa, miễn giảm tô thuế nhiều lần. Đặc biệt năm 1726 Thanh Hoa bị đói: "Triều đình bỏ ra 14 vạn quan tiền trong kho giao cho Bồi Tụng Nguyễn Hiệu chia ra phát chẩn cho dân cứu đói". Bấy giờ chính vì vậy mà được thời thịnh trị chúa chăm lo sức dân đem lại sự ổn định một thời kỳ lịch sử. Sứ thần Trung Quốc Đinh Triết kiêng nể nhận xét: "Cảnh thổ yên bình, lễ đáng kể để người ngoài quan chiêm".
Thời Chúa Trịnh Cương ở đàng trong là Tộ Quốc công Nguyễn Phúc Chu bấy giờ đang cường thịnh, cậy xứ Đàng trong giàu có, có ý định đánh đàng ngoài. Tướng trấn giữ Nghệ An là Trung quận Công Lê thời Liệu canh phòng rất nghiêm ngặt, cẩn mật, nên chúa Phúc Chu không thăm dò được tin tức. Ông đã bí mật sai bọn khách buôn tên là Bình và Quý người Phúc Kiến từ lưỡng quảng sang Nam Quan - Lạng Sơn rồi lén về kinh đô Thăng Long, đến các trấn dò la việc nước, thu thập tin tức. Nhưng chúng không thể vựơt ranh giới trấn thủ Nghệ An, do canh gác cẩn mật, 2 tên không vào được chân Bố chính để về Đàng trong vì không đủ giấy tờ nên phải quay trở lại về Trung Quốc rồi đi đường biển vào Phú Xuân, để báo cáo với Tộ Quốc Công về tình hình Đàng ngoài như sau: "Chúa Trịnh ở kinh đô là người sáng suốt, quả quyết, lại biết trọng dụng nho thần như Đặng đình tướng là người chính trực làm thiếu phó, Nguyễn Mại là người Anh kiệt làm trấn thủ, thao luyện lính súng. Quân đội có phép tắc kỷ luật cả. Ở kinh đô dưới quyền đề đốc và thị vệ có nhiều quan quân, voi ngựa. Bốn trấn lớn Đông, Tây, Nam, Bắc và Thanh Hoa đều có kho quân nhu. Đồn doanh trại ở Nghệ An có độ 7, 8 nghìn người. Mọi việc trên đây cho đến số mục chiến thuyền đều có trình bày sơ qua cả".
Tộ Quốc Công Phúc Chu thấy được triều chúa Trịnh Cương đang cường thịnh nên mới chịu thôi âm mưu dòm ngó phía Bắc.
Chúa Trịnh Cương là người giỏi thơ văn, thường với các triều sỹ vào phủ đường, đích thân ra đầu đề hỏi về các điều mục, chính trị. Việc nào là cần thiết nên làm trước sau, xem xét đạo trị nước, thương xót, săn sóc vỗ về yêu dân. Chúa Trịnh còn đích thân ra đầu bài thi Đông Các. Đặc biệt thời kỳ này xuất hiện nhiều nhà thơ nữ sáng tác truyện nôm diễn ca thể lục bát của bà Trương Thị Ngọc Trong là phi của Chúa, thường cùng chúa đi du ngoạn thăm cảnh núi sông. Bà giỏi thơ nôm sáng tác khúc diễn ca về sự tích bà Ỷ Lan tên là: Lý Triều đệ tam Hoàng Thái Hậu Cổ lục thần tích quốc ngữ ca, dài 606 câu. Những tác phẩm văn học này hình thành mở đầu truyện thể thơ lục bát mà tiếp nối thế kỷ sau là truyện Kiều của Nguyễn Du. Quận Chúa Trịnh Thị Ngọc Thùy, bà Nguyễn Thị Ngọc Vinh (sau lấy Minh đô vương Trịnh Doanh). Đặc biệt là Ngọc Kiều phu nhân Nguyễn Thị Huệ, còn thầy thuốc làng Cựu Lâu gần hồ thủy quân (Hồ Hoàn Kiếm). Nhân lễ khánh tiết nàng được giáo phường chọn cử vào phủ chúa hát mừng. Chúa thấy nàng là người đức hạnh đoan trang, nhan sắc kiều diễm, có giọng hát du dương nổi tiếng khắp kinh thành, lại lầu thông kinh sử là bậc nhi nữ tài hoa. An Vương Trịnh Cương giữ lại làm nữ quan, trông coi ban nhạc nữ ở phủ chúa, phong làm Ngọc Kiều phu nhân. Sau khi Chúa mất nàng về quy y cửa phật tại làng Cựu Lâu, làm thuốc giúp dân tránh nhiều hoạn nạn. Khi bà mất được dân quanh vùng lập đền thờ cúng tế ngay trên nơi nhà cũ, nay là Đền Hàng Trống, có tên là đền Đông Hương. Bà được phong là Phúc thần, đến nay quanh năm hương khói nghi ngút người thập phương đến lễ rất đông.
Chúa Trịnh Cương còn đổi mới trong khoa cử.
- Chỉnh đốn thể thức văn bài trong thi hương, không cho quan chấm thi soạn sẵn, đề thi thường lấy trong Tứ thư và sử, thể văn tứ lục không quá 10bài. Về phú không quá 4,5 bài làm đề thi gọi là sách mẫu không thay đổi. Chính vì vậy nhiều học giả có thể soạn thành phiếu tóm tắt, đề mua bán, truyền cho nhau; quan chấm thi cứ tuỳ theo bài văn mà chọn lấy đỗ, không kể gì trùng lặp. Nay chúa ra lệnh cho quan chấm thi tuỳ ý ra đề, thói xấu ở trường thi nhờ thế mà dần dần sửa đổi. (Đại Việt sử ký Tục Biên/65 NXB KHXH).
- Cấp học điền đề khuyến khích học.Môi trường quốc học được 60 mẫu, trường hương học phủ lớn cấp 20 mẫu, phủ vừa 18 mẫu, phủ nhỏ 16 mẫu (ĐVSKTB/92 Sđd).
- Chống nhũng lạm trong thi cử vì con em nhà quyền thế, ít người có thực tài, có lệnh phải thi lại 28 người thi trượt có con trai các vị đại thần, những người này được giao cho phép đình trị tội (Việt sử TG cương mục/tr139).
- Đưa chữ nôm vào thi cử, trong khoa Sĩ vọng năm 1715 các cống sỹ cử nhân phải làm bài văn sách bằng chữ nôm.
Trịnh Cương là một vị chúa có tài năng, đức độ, khiêm nhường, ông còn là một nhà thơ. Hiện nay còn để lại tập thơ Ngự chế thi tập do Thuận Vương Trịnh Giang giao cho Tiến sĩ Thượng thư, Bồi Tụng Lâm quận Công Cao Dương Trạc biên tập các sáng tác chữ nôm và chữ Hán. Bài khải của tập này đăng trong Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích (Q6) tại Vịnh Hạ Long trên núi Bài thơ của chúa Trịnh Cương. Chúa Trịnh Cương còn để lại một chuyện cảm động đối với thầy Đàm Công Hiệu như sau. Khi Trịnh Cương làm Chúa vẫn kính trọng thầy và mời thầy giữ chức Tham Tụng kiêm Thượng Thư bộ lễ năm 1720 cho tới khi về nghỉ tại quê nhà. Ngày tiễn thầy về quê, Chúa ban đủ nghi trượng, xe ngựa. Khi được tin thầy ốm, Chúa Trịnh Cương về tận quê làng ông Mặc, huyện Tiên sơn Bắc Ninh thăm thầy. Thấy nhà tranh đơn sơ Vương hỏi thầy: "Có ao ước gì không?" Thầy Đàm trả lời: "Tôi vốn nhà hàn vi, may sinh gặp thời, nhờ ơn Vua Chúa được như thế này là tốt lắm rồi, còn mong muốn gì hơn nữa. Tôi chỉ mong sao chóng khỏi bệnh để được trở lại thăm nhà giảng đường xưa cho đỡ nhớ". Khi về phủ Chúa Trịnh Cương đã cho dỡ ngôi nhà học mà thầy Đạm đã dâỵ xưa đem về tặng thầy. Ngoài ra Vương còn tặng thầy sách quý, tậu thêm đất nhà bên cạnh để dựng nhà cho thầy có kỷ niệm xưa. Lại còn cử người phục dịch thuốc thang, hàng ngày phi báo bệnh tình thầy. Khi thầy Đàm mất năm Tân Sửu (1721), An Vương Trịnh Cương cho Hương quận công Nguyễn Thế Trung vẽ kiểu, chọn đất để an táng, truy tặng hàm Thái Bảo. Ngôi nhà học Chúa Trịnh Cương tặng đã gần 300 năm vẫn còn tồn tại, trở thành nhà thờ Tổ họ Đàm ba gian hai dĩ. Năm 1988 ngôi nhà này được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia, thầy Đàm Công Hiệu được công nhận là danh nhân văn hoá. Đây là những tấm gương sáng của tình nghĩa thầy trò của một ông Chúa đức độ, hiếm có trong lịch sử văn hiến Việt Nam.
Việt Nam đầu thế kỷ XVIII công cuộc cải tổ của Chúa Trịnh Cương đặt thêm ba phiên cho đủ lục phiên, đặt lục cung để điều hành chính phủ thuận lợi, nắm trọn quyền hành, nhằm đưa đất nước phát triển cường thịnh, được nhiều sử gia đánh giá tích cực. Nhà sử học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chúa Trịnh Cương với những cải cách ở phủ đình văn hóa nghệ thuật trong lịch sử.doc