Khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Đối với đất nước ta trong giai đoạn hiện nay, khoa học và công nghệ còn là động lực đa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn tới trình độ tiên tiến của thế giới. Vì vậy, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm, có chính sách đúng đắn và quản lý có hiệu quả bảo đảm cho sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6052 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chức năng tổ chức và quản lý văn hoá, giáo dục và khoa học công nghệ của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chức năng tổ chức và quản lý văn hoá, giáo dục và khoa học công nghệ của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
I. Đặt vấn đề
Cuộc sống bao gồm rất nhiều lĩnh vực vận động. Các lĩnh vực ấy đều cần có sự tác động của Nhà nước, sự tác động được thực hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau. Mỗi lĩnh vực ấy có những quy luật vận động đặc thù, do vậy đòi hỏi Nhà nước một sự tác động đặc thù, phù hợp với từng đặc điểm của từng lĩnh vực. Sự hình thành các lĩnh vực khác nhau với những đặc trưng khác nhau của xã hội XHCN đã quy định những phương hướng hoạt động khác nhau của Nhà nước, mà mỗi phương hướng hoạt động nhằm vào thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đang được đặt ra bởi sự phát triển khách quan của đời sống trong từng lĩnh vực cụ thể. Đó có thể là lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, có thể là lĩnh vực thuộc đời sống trong nước hoặc thuộc quan hệ với quốc gia bên ngoài. Các phương hướng hoạt động cơ bản của Nhà nước được gọi là các chức năng Nhà nước.
Nhà nước XHCN Việt Nam với bản chất là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, phần lớn các cơ sở văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật đều là sở hữu của toàn dân. Vì vậy Nhà nước CHXHCN Việt Nam không những đề ra mà cần phải tổ chức thực hiện chức năng tổ chức và quản lý văn hoá, giáo dục và khoa học, mà cần có đầy đủ điều kiện để thực hiện chức năng đó. Chức năng tổ chức và quản lý văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ có nội dung rất rộng với những nhiệm vụ hết sức phong phú và phức tạp.
II. Giải quyết vấn đề
1. Chức năng tổ chức và quản lý văn hoá
Văn hoá là những giá trị vật chất, tinh thần được đú kết, lưu truyền và tồn tại theo suốt chiều dài của lịch sử. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều có bản sắc văn hoá riêng. Đất nước Việt Nam với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trải qua bao nhiêu khó khăn, ác liệt của các cuộc chiến tranh chống lại sự xâm lược của phong kiến phương Bắc, chế độ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhưng vẫn bảo tồn được các giá trị văn hoá truyền thống, các công trình văn hoá có giá trị cao về kiến trúc, là minh chứng của lịch sử hàng nghìn năm tồn tại của dân tộc.
Ngày nay, khi đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập cùng sự phát triển của thế giới, thì việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá của các nước bạn trên thế giới là một nhiệm vụ hết sức quan trọng được đặt ra.
Nhiệm vụ trung tâm đặt ra là xây dựng nền văn hoá mới, lối sống mới, con người mới thiết lập trật tự kỷ cương trong mọi hoạt động của Nhà nước và xã hội, đấu tranh chống những tư tưởng, văn hoá lạc hậu và thù địch. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này Nhà nước ta phải tiến hành cuộc cách mạng về văn hoá. Cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hoá được xác định là một trong ba cuộc cách mạng phải tiến hành đồng thời và có quan hệ mật thiết với nhau đó là: Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng về khoa học kỹ thuật và cách mạng về văn hoá.
Để thực hiện tốt công cuộc cách mạng văn hoá cần phải giải quyết tốt những vấn đề cơ bản sau:
+ Chọn lọc, giữ gìn và nâng cao tinh hoa văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và từng dân tộc, đồng thời tiếp thu những giá trị văn hoá khoa học của nhân loại để xây dựng nền văn hoá hiện đại mang bản sắc Việt Nam.
+ Dùng nhiều hình thức và phương tiện, trong đó chú trọng vai trò của pháp luật để giáo dục, nâng cao trình độ văn hoá nói chung và văn hoá pháp lý nói riêng của nhân dân, trao dồi đạo đức, bồi dưỡng tình cảm tâm hồn và thẩm mỹ, nâng cao trình độ hiểu biết và hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật của nhân dân, ngăn chặn các văn hoá phẩm và hoạt động văn hoá nghệ thuật độc hại. Hình thành nếp sống và làm việc theo pháp luật, tôn trọng đạo đức, bảo vệ nhân phẩm của người, chống những tư tưởng lạc hậu, lối sống thấp hèn, suy đồi đạo đức.
+ Khuyến khích tự do sáng tạo các giá trị văn hoá, vun đắp tài năng. Giữ gìn và nâng cao giá trị truyền thống, tôn tạo và bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá. Nhà nước cần có cơ chế thoả đáng và có cơ chế quản lý bằng pháp luật, các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Tuy nhiên, cần tránh khuynh hướng hành chính các đơn vị hoạt động văn hoá nghệ thuật, cũng như thương mại hoá đơn thuần trong lĩnh vực này.
+ Tăng cường hiện đại hoá và nâng cao chất lượng thông tin đại chúng để thoả mãn nhu cầu về thông tin và nâng cao sự hiểu biết của nhân dân.
Để thực hiện tốt chức năng tổ chức và quản lý văn hoá, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã xây dựng cho mình một bộ máy hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương, xây dựng cơ sở vật chất: Nhà hát, rạp chiếu bóng, để phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân, tổ chức và quản lý các đoàn nghệ thuật để biểu diễn các hoạt động văn hoá, văn nghệ. Trong những năm gần đây, nhà nước ta cũng đã tiến hành làm nhiều công việc cụ thể để bảo vệ, cải tạo các di tích văn hoá lịch sử, tổ chức các hoạt động Festivanl nhằm giới thiệu những nét văn hoá đặc trưng của mỗi vùng nhằm giới thiệu bản sắc văn hoá tới các du khách. Tổ chức các tuần lễ văn hoá Việt Nam tại nước ngoài và các tuần lễ văn hoá nước ngoài tại Việt Nam nhằm giới thiệu nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam tới bạn bè các nước trên thế giới và thu nhận, tiếp thu có chọn lọc những nét văn hoá mới của nước bạn phù hợp với nền văn hoá Việt Nam để phát triển nhằm làm phong phú, đa dạng nền văn hoá trong thời kỳ hội nhập nhưng không làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc. Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế đã được tổ chức Unesco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn... là những di sản của thế giới....
2. Về giáo dục và đào tạo
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhà nước phải có chính sách phù hợp về giáo dục và đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, nâng cao dân trí, phải xây dựng được đội ngũ trí thức mạnh, những nhà kinh doanh người quản lí giỏi, đội ngũ chuyên gia công nghệ và công nhân lành nghề cho trước mắt và lâu dài.
Đại hội Đảng lần thứ VIII trên cơ sở đánh giá về công tác giáo dục và đào tạo những năm qua căn cứ vào tình hình hiện nay, dự kiến phát triển tiếp theo đã khẳng định: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài".
Đồng thời Đại hội cũng đã xác định những nội dung cơ bản mà Nhà nước cần tiến hành trong những năm tới là coi trọng cả ba mặt: Mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Phương hướng chung của lĩnh vực đào tạo trong 5 năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên có việc làm, khắc phục những tiêu cực yếu kém trong giáo dục và đào tạo.
Trong những năm qua cùng với việc chú trọng và phát triển nền kinh tế, Nhà nước ta cũng đặc biệt quan tâm và chú trọng phát triển nền giáo dục trong nước. Xây dựng lại trường lớp khang trang, đầu tư vật chất, các thiết bị giảng dạy tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo từ các cấp học: mầm non, tiểu học, trung học, phổ thông cơ sở đến đại học. Khuyến khích mở các trường tư, các trường đại học ngoài công lập để tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người đều được đi học, thu hút tối đa nguồn lực của Xã hội để phát triển nền giáo dục. Phát triển hệ thống các trường đào tạo nghề để tạo ra nguồn lao động có tay nghề cao nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá của đất nước... Phát động các phong trào thi đua nhằm làm trong sạch nền giáo dục nước nhà....
3. Về khoa học và công nghệ.
Khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Đối với đất nước ta trong giai đoạn hiện nay, khoa học và công nghệ còn là động lực đa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn tới trình độ tiên tiến của thế giới. Vì vậy, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm, có chính sách đúng đắn và quản lý có hiệu quả bảo đảm cho sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã xác định rõ vai trò của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, đề ra những phương hướng và biện pháp lớn để thúc đẩy sự phát triển của khoa học trong những năm tới, cụ thể là:
Khoa học xã hội phải góp phần xứng đáng trong việc đổi mới tư duy, xây dựng luận cứ khoa học cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xây dựng lập trường quan điểm, ý thức và phân cách đúng đắn, khắc phục những tư tưởng sai lầm, phải nhanh chóng khắc phục sự chậm trễ của khoa học xã hội, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, phát triển nhanh các ngành kinh tế học, xã hội học, luật học,... Đặc biệt là khoa học quản lý Nhà nước và quản lý kinh tế.
Nhiệm vụ chủ yếu của khoa học xã hội trong những năm tới là nghiên cứu vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của nước ta và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của khoa học thế giới để triển khai thực hiện thắng lợi những phương hướng mới do đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra.
Đối với khoa học tự nhiên và công nghệ cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học tự nhiên và công nghệ tiên tiến trong tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quản lý và quốc phòng an ninh.
Nắm bắt các công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, những công nghệ mới trong chế tạo máy,... để có thể đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.
Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp đúng đắn để xây dựng tiềm lực nhằm phát triển một nền khoa học và công nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh các hình thức đào tạo cán bộ khoa học, trong đó phải chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu đàn, kiện toàn tổ chức các tổ chức khoa học công nghệ, sắp xếp bố trí cán bộ một cách hợp lí theo hướng gắn khoa học công nghệ với giáo dục đào tạo, gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn.
Để phát triển khoa học và công nghệ, Nhà nước cần phải tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ thuật, xây dựng tốt hệ thống chính sách và cơ chế đồng bộ cho phát triển khoa học và công nghệ, trong đó cần chú trọng tới chính sách ưu đãi nhân tài bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo lập thị trường cho các hoạt động và công nghệ. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ.
Xây dựng các chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám. Có chính sách đối đãi đặc biệt với các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
III. Kết luận
Tổ chức và quản lí văn hoá, giáo dục và khoa học công nghệ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Thực hiện tốt chức năng sẽ là tiền đề quan trọng để phát triển đất nước trong thời kì hội nhập hiện nay. Phát triển đất nước phải gắn liền với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đào tạo được một lớp người mới có đủ đức đủ tài để có thể nắm bắt được những thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới. Đó cũng chính là mục tiêu mà Nhà nước ta đang hướng tới.
Tài liệu tham khảo
1. Nội dung cơ bản của môn LLNN và PL (Nhà Xuất bản GTVT)
2. Những vấn đề cơ bản của môn LL chung về NN và PL (NXB CAND)
Tiến sĩ Mai Văn Đông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26554.doc