MỤC LỤC
A- ĐẶT VẤN ĐỀ 2
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I- Một số khái niệm và định nghĩa 2
1. Công nhận quốc tế 2
2. Chủ thể luật quốc tế 3
II- Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế 3
1. Quốc gia- chủ thể cơ bản của luật quốc tế 3
2. Sự công nhận quốc gia mới thành lập 4
III- Một số thuyết về công nhận quốc tế 6
1. Thuyết cấu thành 6
2. Thuyết tuyên bố 6
IV- Hệ quả pháp lý của việc công nhận quốc tế 7
C- KẾT THÚC VẤN ĐỀ 8
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4308 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chứng minh: Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế nhưng nó tạp ra điều kiện cho quốc gia mới thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ nhất, tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh mục tài liệu tham khảo
BÀI LÀM
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
Hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng trở thành yêu cầu bức thiết đối với các quốc gia. Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, tiến hành các hoạt động tiến tới hộp nhập khu vực và toàn cấu tất yếu đặt ra hàng loạt vấn đề phức tạp, cần nghiên cứu, trong đó có vấn đề lý luận về công nhận. Sự xuất hiện và tồn tại trên trường quốc tế những quốc gia mới với những quy chế pháp lý hoàn toàn khác với quy chế pháp lý của những quốc gia, chính phủ đã tồn tại trước đó đã đặt ra hàng loạt vấn đề phức tạp buộc các quốc gia phải xử lý, bày tỏ thái độ của mình trong quan hệ hợp tác quốc tế với quốc gia mới xuất hiện. Một trong những phương thức bày tỏ thái độ chính thức của quốc gia, chính phủ đối với sự xuất hiện và tồn tại của quốc gia là công nhận hay không công nhận về mặt quốc tế đối với quốc gia mới được thành lập.
Có quan điểm cho rằng: “Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế nhưng nó tạp ra điều kiện cho quốc gia mới thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ nhất, tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất”, theo em đây là một quan điểm đúng với pháp luật quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Dưới đây là một số những lập luận của em để chứng minh cho quan điểm trên là đúng. Do lượng kiến thức có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm, em rất mong được sự góp ý của thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- Một số khái niệm và định nghĩa
1. Công nhận quốc tế (sau đây gọi gọi tắt là công nhận)
Sự xuất hiện và tồn tại trên trường quốc tế những quốc gia trẻ, mới giành được độc lập và việc thành lập tại nhiều quốc gia những chính phủ mới có quy chế pháp lý hoàn toàn khác với quy chế pháp lý của chính phủ đã tồn tại trước đó trong cộng đồng quốc tế tất yếu sẽ gây nên những phản ứng khác nhau cho các quốc gia, các chính phủ khác. Trước các sự kiện trên, các quốc gia, các chính phủ khác thường có những hành động nhất định nhằm thể hiện thái độ, phản ứng của mình, qua đó bày tỏ quan điểm của mình đối với sự kiện này.
Như vậy, công nhận quốc tế là hành vi chính trị - pháp lýcủa quốc gia công nhận dựa trên nền tảng các động cơ nhất định (mà chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng) nhằm xác nhận sự tồn tại của thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ cuả quốc gia công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế của thành viên mới và thể hiện ý định muốn được thiết lập các quan hệ bình thường, ổn định với thành viên mới của cộng đồng quốc tế trongnhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế.
2. Chủ thể luật quốc tế
Khác với các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốcgia, các chủ thể của luật quốc tế không xuất hiện tại cùng một thời điểm với nhau. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế, do tính chất quyền năng chủ thể khác nhau nên vai trò của các chủ thể luật quốc tế cũng khác nhau. Về cơ bản, việc xác định một thực thể là chủ thể của luật quốc tế có một số dấu hiệu sau:
Có sự tham gia vào các quan hệ quốc tế do luật quốc tế điều chỉnh
Có ý chí độc lập(không phụ thuộc vào các chủ thể khác) trong sinh hoạt quốc tế;
Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế;
Có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi mà chủ thể đã thực hiện gây ra.
Căn cứ vào các dấu hiệu nêu trên, có thể thấy: Chủ thể luật quốc tế là những thực thể độc lập tham gia vào những quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh, có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành vi mà chính chủ thể thực hiện.
II- Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế
1. Quốc gia- chủ thể cơ bản của luật quốc tế
Chủ thể của luật quốc tế bao gồm: Quốc gia, tổ chức quốc tế, dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết, và một số thực thể đặc biệt khác. Trong đó, quốc gia được xác định là chủ thể truyền thống và phổ biến nhất của luật quốc tế.
Quốc gia là một phần tạo nên cộng đồng quốc tế, hiện nay trong khoa học pháp lý quốc tế chưa có một định nghĩa thống nhất được chấp nhận chung về thuật ngữ "quốc gia". Tuy nhiên, tại Điều 1 Tuyên bố Montevideo về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia được thông qua tại Hội nghị quốc tế các nước châu Mỹ ngày 27/12/1933 có đưa ra một vài yếu tố chính dẫn đến sự hình thành quốc gia, đó là:
Thứ nhất, có lãnh thổ xác định: đây là dấu hiệu cơ bản nhất hình thành quốc gia. Không tồn tại lãnh thổ thì không thể có quốc gia. Lãnh thổ quốc gia được xác định là một phần của trái đất và được coi là cơsở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là ranh giới để xác định chủ quyền quốc gia đối với dân cư của mình.Vấn đề kích thước lãnh thổ rộng hay hẹp, địa hình thuận lợi hay bất lợi đều không có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay mất đi của danh nghĩa quốc gia.
Thứ hai, có cộng đồng dân cư ổn định: Theo nghĩa rộng, dân cư của một quốc gia là tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ một quốc gia nhất định và tuân theo pháp luật của nhà nước đó. Theo nghĩa hẹp, dân cư dùng để chỉ tất cả những người có quốc tịch của quốc gia đó. Mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa nhà nước với cộng đồng dân cư của quốc gia chủ yếu thông qua chế định quốc tịch.
Thứ ba, có chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế. Chính phủ này phải là chính phủ thực thi một cách có hiệu quả quyền lực nhà nước trên phần lớn hoặc toàn bộ lãnh thổ quốc gia một cách độc lập, không bị chi phối, khống chế bởi quốc gia khác.
Thứ tư, có khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế: "khả năng" này có được xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực.
Vì vậy, khi có đủ các yếu tố trên thì một quốc gia mới ra đời. Điều đó cũng đồng nhất với việc quốc gia đó đã có tư cách để tham gia các quan quan hệ quốc tế với tư cách là chủ thể của Luật quốc tế. Và việc quốc gia khác công nhận hay không cũng không tạo ra tư cách chủ thế luật quốc tế của quốc gia đó.
2. Sự công nhận quốc gia mới thành lập
Sự xuất hiện của một chủ thể của pháp luật quốc tế có thể thấy được đặc điểm ặc biệt quan trọng giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế như sau:
Thứ nhất, thông thường sự xuất hiện của một chủ thể của pháp luật trong nước đòi hỏi phải có đủ hai yếu tố cấu thành cơ bản đó là yếu tố vật chất và yếu tố pháp lý. Về yếu tó vật chất mà nói, thì sự xuất hiện của một chủ thể mới của pháp luật quốc gia có nghĩa là sự xuất hiện một thực thể mới được quy tụ về mặt vật chất, một hiệp hội mới được tổ chức, một nghiệp đoàn mới được sáng lập, một độc thể mới độc lập hoặc một thực trạng không thể phủ nhận được và chịu sự chi phối của luật quốc gia. Về yếu tố pháp lý mà nói, thì các quy phạm pháp luật quốc gia là yếu tố cơ bản để xác thực và chứng minh sự xuất hiện của một chủ thể mới của pháp luật quốc gia, nếu thiếu yếu tố pháp lý thì sự tồn tại của yếu tố vật chất có thể bị đánh giá là bất hợp pháp.
Thứ hai, trong lĩnh vực quốc tế thì sự xuất hiện của một chủ thể của pháp luật quốc tế nói chung và sự thành lập các quốc gia nói riêng được xem như một sự kiện tự nhiên, không phụ thuộc vào pháp luật quốc tế và không bị pháp luật quốc tế chi phối. Pháp luật quốc tế chỉ được áp dụng để hợp thức hóa các sự kiện tự nhiên đó xảy ra chứ không phải là để xem xét liệu sự kiện đó xảy ra chứ không phải là để xem xét liệu sự kiện đó có đáp ứng được yêu cầu, điều kiện pháp lý hay không. Điều này đã được nhiều luật gia quốc tế thừa nhận khi họ tuyên bố rằng hành vi công nhận quốc gia là khẳng định sự tồn tại của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế chứ không tạo lập ra quốc gia đó. Tuy rằng, trong quan hệ quốc tế, cũng có không ít người bác bỏ quan điểm này. Nhưng dù sao đi nữa quan điểm về sự xuất hiện của chủ thể pháp luật quốc tế là sự kiện tự nhiên đã được án lệ quốc tế công nhận và được thuyết Stimson khẳng định.
Sự xuất hiện một quốc gia- đó là sự xuất hiện một chủ thể mới của pháp luật quốc tế. Quan hệ so sánh giữa sự xuất hiện một quốc gia với tư cách là chủ thể cơ bản của pháp luật quốc tế và vấn đề công nhận quốc gia đó đã và đang là vấn đề theo đó có sự đấu tranh quyết liệt giữa các lực lượng chủ thuyết tuyên bố và lực lượng chủ thuyết cấu thành (hai thuyết này được trình bày ở phần dưới). Điều quan trọng ở đây vẫn cần chú ý là pháp luật quốc tế đặt vấn đề quyền năng chủ thể pháp luật quốc tế của bất kỳ quốc gia nào trong quan hệ gắn bó với sự kiện tồn tại của quốc gia đó chứ không phaỉ gắn bó với sự kiện công nhận quốc gia. Điều này đã được khẳng định trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế. Chẳng hạn, trong tuyên bố Montevideo năm 1993 về quyền và nhiệm vụ của quốc gia có ghi rõ “sự tồn tại chính trị của quốc gia không phụ thuộc vào việc các quốc gia khác có công nhân quốc gia này hay không. Ngay cả khi chưa có quốc gia nào công nhận quốc gia mới ra đời này thì quốc gia này vẫn có quyền bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình, được bảo đảm quyền tự quyết của mình, thực hiện quyền lực tối cao trên lãnh thổ nước mình”. Quan điểm này được luật quốc tế thừa nhận là quy phạm phổ biến của pháp luật quốc tế. Quan điểm này cũng được nhiều luật gia quốc tế thừa nhận. Chẳng hạn, D.P. O’connell cho rằng sự xuất hiện một thực thể quốc gia mới không thể bị đặt lệ thuộc vào sự nhìn nhận của quốc gia khác. Sự xuất hiện quốc gia mới đương nhiên là sự xuất hiện một chủ thể mới của luật quốc tế.
Vấn đề một thực thể quốc gia nào đích thực là chủ thể của pháp luật quốc tế, trong thực tiễn được giải quyết nhờ cái gọi là các tiêu chuẩn cần áp dụng để công nhận quốc tế.
Trước đây, các tiêu chuẩn được áp dụng để công nhận hoặc không công nhận một quốc gia mới là tiêu chuẩn về tính hợp pháp về sự xuất hiện của quốc gia mới này. Nhưng trong thời đại này, khi mà cách mạng xã hội xảy ra ở khắp mọi nơi thì tiêu chuẩn “hợp pháp” hay “không hợp pháp” dường như bị lãng quên. Các quốc gia mới thành lập chủ yếu bằng con đường đấu tranh vũ trang của nhân dân các nước nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết của mình. Trong cuộc đấu tranh đó sự thể hiện ý chí của các dân tộc đã được công nhận như là một nhân tố độc lập định lập một thức chế quốc gia độc lập. Sự thiết lập một thiết chế quốc gia như vậy được thừa nhận là phù hợp với luật quốc tế hiện đại.
Quyền tự quyết chân chính của các dân tộc khi thành lập quốc gia mới có quan hệ mật thiết với sự kiện cao nhất đó là việc thành lập một quyền lực chính trị có chủ quyền. Dân tộc trong trường hợp như vậy khi tham gia vào quan hệ quốc tế đã được coi là một quốc gia chủ quyền độc lập. Đây là một chủ thể cơ bản của pháp luật quốc tế.
Tóm lại, các quốc gia mới được thành lập theo các trường hợp khác nhau, không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm, đặc điểm dân cư, lãnh thổ, hình thức nhà nước… là những chủ thể mới của pháp luật quốc tế ngay từ khi thời điểm chúng được thành lập. Luật pháp quốc tế thiết lập mối quan hệ này với yếu tố công nhận quốc tế. Sự công nhận ở đây chỉ đóng vai trò tuyên bố sự tồn tại trên trường quốc tế của một quốc gia mà thôi. Khi công nhân một quốc gia mới thành lập, các quốc gia công nhận chỉ ra rằng thành viên mới đó của cộng đồng quốc tế là một quốc gia chủ quyền có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản theo luật quốc tế và thỏa mãn tiêu chuẩn cơ bản dùng để công nhận một chủ thể của luật quốc tế.
III- Một số thuyết về công nhận quốc tế
Mối quan hệ hệ giữa công nhận quốc tế và quyền năng chủ thể Luật quốc tế, cũng như vị trí, vai trò của công nhận quốc tế đối với các thành viên mới của cộng đồng quốc tế được giải quyết theo chiều hướng khác nhau. Trong khoa học luật quốc tế, có nhiều quan điểm, trường phái và học thuyết khác nhau về vấn đề này nhưng chủ yếu vẫn là hai thuyết cấu thành và tuyên bố là những thuyết được đề cập.
Thuyết cấu thành
Thuyết cấu thành (hay còn gọi là thuyết sáng lập ra chủ thể luật quốc tế) xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX. Những nguyên tắc cơ bản của học thuyết này đến bây giờ vẫn nằm trong cơ sở thực tiễn ngoại giao và hành pháp của nhiều nước. Nội dung cơ bản của thuyết cấu thành quan niệm các quốc gia mới được thành lập chỉ có thể trở thành chủ thể của Luật quốc tế và thành viên độc lập của cộng đồng quốc tế nếu được các quốc gia khác chính thức công nhận.
Tuy nhiên, thuyết cấu thành là thuyết chính trị phản động và là thuyết mâu thuẫn với luật quốc tế hiện đại.
2. Thuyết tuyên bố
Thuyết tuyên bố cũng là học thuyết của các luật gia quốc tế tư sản được hình thành như trào lưu chống lại Thuyết cấu thành. Cuộc đấu tranh giữa những người theo đuổi thuyết cấu thành và những người theo đuổi thuyết tuyên bố thực chất là cuộc đấu tranh giữa những thế lực bảo thủ, phản động và lực lượng tiến bộ, bảo vệ những nguyên tắc dân chủ trong khoa học luật quốc tế.
Những người chủ trương thuyết này cho rằng tất cả các quốc gia mới thành lập đều là chủ thể của luật quốc tế và điều đó xác định thông qua bằng chứng là quốc gia này đã xuất hiện và đang còn tồn tại trên thực tế. Việc công nhận quốc gia mới thành lập không thể tạo ra chủ thể mới của Luật quốc tế mà chỉ đóng vai trò tuyên nhận sự tồn tại trên thực tế của một quốc gia.
Chẳng hạn, Viện nghiên cứu pháp luật quốc tế trong phiên họp tại Brucxen năm 1936 đã tuyên bố, sự công nhận của một hay một vài quốc gia không ảnh hưởng đến tính chất thực tại của quốc gia mới thành lập về phương diện pháp lý.
Thuyết tuyên bố là thuyết ra đời trong cuộc đấu tranh của những quốc gia dân tộc tư sản trẻ chống lại các quốc gia phong kiến quân chủ chuyên chế và trong một mức độ nhất định nào đó là thuyết tiến bộ.
IV- Hệ quả pháp lý của việc công nhận quốc tế
Có nhiều ý kiến về hậu quả pháp lý của việc công nhận quốc tế nhưng nhìn chung, trong trường hợp tiêu biểu, sự công nhận quốc tế thực hiện hai chức năng pháp lý phù hợp với việc công nhận. Thứ nhất, giải quyết triệt để vấn đề quy chế pháp lý của đối tượng được công nhận và thứ hai, tạo ra những điều kiện thuận lợi để các bên thiết lập những quan hệ nhất định với nhau.
Công nhận quốc gia sẽ tạp ra và bảo đảm những điều kiện thuận lợi để thiết lập và phát triển những quan hệ bình thường giữa các quốc gia, tạo ra tiền đề để thiết lập những quan hệ nhiều mặt ở những mức độ khác nhau giữa quốc gia công nhận và quốc gia được công nhận. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa quốc gia công nhận và quốc gia được công nhận là một trong những hệ quả pháp lý quốc tế quan trọng nhất của sự công nhận quốc tế.
Việc ký kết các điều ước quốc tế hai bên, trong đó thể hiện rõ sự thống nhất nguyện vọng, ý muốn của các bên về các quyền và nghĩa vụ đã quy định trong các lĩnh vực cụ thể cũng được thừa nhận là một trong những hệ quả pháp lý quốc tế quan trọng của công nhận quốc tế chính thức. Đối với việc tham gia vào các hội nghị quốc tế và các tổ chức quốc tế phổ cập thì công nhận quốc tế chính thức cũng tạo ra những quan hệ pháp lý nhất định. Về nguyên tắc, mọi quốc gia đều có quyền được tham gia vào các hội nghị và các tổ chức quốc tế phổ cập. Quyền đó của các quốc gia không phụ thuộc vào sự công nhận của các quốc gia khác. Song, việc công nhận chính thức cũng có vai trò thúc đẩy việc thực hiện các quyền đó của quốc gia và ngược lại, chính việc tiến hành chính sách không công nhận quốc tế đôi khi lại gây khó khăn cho quốc gia không được công nhận muốn thực hiện quyền tham gia tổ chức quốc tế của mình. Điều này thấy rõ qua thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc và thực tiễn chính sách không công nhận quốc tế của các nước đế quốc đối với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và các nước mới giành độc lập.
Ví dụ như: Sau năm 1945, Việt Nam dân chủ cộng hòa trở thành một quốc gia độc lập và có đầy đủ quyền năng tham gia quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, do chưa được hầu hết các quốc gia công nhận nên khả năng thực hiện quyền năng chủ thể Luật quốc tế của Việt Nam dân chủ cộng hòa bị hạn chế rất nhiều.Ví như việc tham gia Liên hợp quốc, Việt Nam dân chủ cộng hòa có nộp đơn yêu cầu. Tuy nhiên, theo thủ tục thông qua các nghị quyết của Liên hợp quốc là phải có 9/15 phiếu (trong đó có 5 phiếu của các Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc), nhưng Việt Nam bị 3 quốc gia là Mỹ, Pháp và Trung Quốc bỏ phiếu phủ quyết với lý do các quốc gia này không công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, đến năm 1977 do có sự công nhận của hầu hết các quốc gia này nên Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
Sự công nhận quốc tế chính thức, ngoài những điều nêu trên còn làm phát sinh các hệ quả pháp lý khác, chẳng hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia mới được công nhận có khả năng thực tế để bảo vệ quyền miễn trừ quốc gia và miễn trừ tư pháp đối với tài sản của quốc gia mình tại lãnh thổ của quốc gia công nhận, tạo ra những cơ sở pháp lý để chứng minh hiệu lực, chứng cứ của các văn bản pháp luật do quốc gia mới được công nhận ban hành.
C- KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trong thời đại ngày nay đã và đang xuất hiện nhiều quốc gia mới với những quy chế pháp lý, đường lối chính sách đối nội và đối ngoại độc lập với nhau. Sự xuất hiện và tồn tại trên trường quốc tế những quốc gia trẻ, mới giành được độc lập và thành lập tại nhiều nước khác nhau những chính phủ mới có quy chế pháp lý hoàn toàn khác với quy chế pháp lý đã tồn tại trước đó là một thực tế khách quan.
Sự công nhận quốc tế sẽ thúc đẩy và hỗ trợ quốc gia tham gia vào quan hệ quốc tế, giúp các quốc gia mới thực hiện quyền và nghĩa vụ quốc tế của mình. Chỉ có công nhận mới tạo ra được những điều kiện pháp lý thuận lợi cho sự đa dạng hóa quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia. Quan hệ này trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết cho sự phát triển của công đồng quốc tế./
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật quốc tế - Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhận dân năm 20004.
Luận án tiến sỹ: “Vấn đề công nhận trong Luật quốc tế hiện đại”- Vannphal- công dân Campuchia, Hà Nội, 2000.
Tuyên bố Montevideo năm 1993 về quyền và nhiệm vụ của quốc gia.
Và một số webside.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vấn đề công nhận quốc tế trong công pháp quốc tế.doc