Trong công cuộc đổi mới, vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần phát huy trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần sáng tạo, đổi mới, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kết hợp chặt chẽ lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm theo nguyên tắc "Dĩ bất biến ứng vạn biến" với ý thức phục vụ nhân dân cao nhất. Triết lý phát triển Hồ Chí Minh cũng chính là triết lý phát triển Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4591 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chứng minh rằng : đến năm 1930 tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành về cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài:
Câu 1: Anh ( chị ) hãy chứng minh rằng : đến năm 1930 tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành về cơ bản.
Câu 2: Anh (chị ) hãy phân tích và chỉ ra những luận điểm sán tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
Bài làm
Câu 1:
Trước hết ta đi tìm hiểu khái niệm tư tưởng ?.Nói đến khái niệm tư tưởng là nói đến một hệ thống quan điểm, lý luận mang giá trị như một học thuyết được xây dựng trên một thế giới quan và phương pháp luận nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, phù hợp với nhu cầu tiến hóa của thực tiễn nhất định, trở lại chỉ đạo và cải tạo thực tiễn đó. Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời cũng là tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, nó đã mở ra con đường cứu nước cho dân tộc ta. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đọc trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: ‘’Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại...’’.
Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời bắt nguồn từ giá trị truyền thống dân tộc trong đó chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi; từ tinh hoa văn hoá nhân loại: nho giáo, phật giáo, chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn; từ tư tưởng văn hoá phương Tây bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác –Lênin và phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh. Tư tưỏng này đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài và đến năm 1930 nó đã được hình thành về cơ bản.
Trước năm 1911,nó mới chỉ là tư tưởng yêu nước thuơng nòi. Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh lớn lên và sống trong nỗi đau của người dân mất nước, được sự giáo dục của gia đình, quê hương, dân tộc về lòng yêu nước thương dân; sớm tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp; băn khoăn trước những thất bại của các sĩ phu yêu nước chống Pháp; ham học hỏi, muốn tìm hiểu những tinh hoa văn hóa tiên tiến của các cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở châu Âu, muốn đi ra nước ngoài xem họ làm gì để trở về giúp đồng bào thoát khỏi vòng nô lệ. Trong thời kỳ này, ở Hồ Chí Minh đã hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ham muốn học hỏi những tư tưởng tiến bộ của nhân loại.
Yêu nước đối với Người là gắn liền với yêu nhân dân. Người nói, lòng thương yêu nhân dân và nhân loại của Người không bao giờ thay đổi…Người có một ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được độc lập, dân ta có cơm ăn, áo mặc và được học hành. Người đã nêu ra chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân” và phát triển những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước. Đó là yêu nước dựa trên quan điểm giai cấp công nhân, yêu nước mở rộng ra thành tình yêu vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, những người cùng khổ, đối với giai cấp công nhân các nước trên thế giới. Trên cơ sở tư tưởng của giai cấp công nhân, Người đã nêu ra nội dung mới: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới ngày một ấm no thêm, Tổ quốc ngày một giàu mạnh thêm.
Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911-1920) . Đây là giai đoạn Hồ Chí Minh có sự phát triển vượt bậc về mặt tư tưởng, từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc tiến lên giác ngộ chủ nghĩa Mác- Lênin, từ một chiến sĩ chống thực dân phát triển thành một chiến sĩ cộng sản Việt Nam. Đây là một bước chuyển biến cơ bản về tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản’’.
Trước yêu cầu cấp bách phải tìm một con đường cứu nước mới, bằng thiên tài trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén, tháng 6-1911 Nguyễn ái Quốc đã lên đường sang các nước phương Tây, nơi có khoa học - kỹ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, xem họ làm như thế nào, để rồi trở về nước giúp đồng bào cởi ách xiềng xích nô lệ. Trên một con tàu buôn Người đến nước Pháp, nơi đã sản sinh ra tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái.Bằng cách sống và hoạt động với những người dân bị áp bức ở phương Đông và những người làm thuê ở phương Tây. Người đã khảo sát, tìm hiểu cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tham gia Đảng Xã hội Pháp, tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga, học tập và đã tìm đến với chủ nghĩa Lênin, tham dự Đại hội Tua, đứng về phía Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.Tìm hiểu các nước thuộc địa giúp Hồ Chí Minh thấy được bản chất dã man và tàn bạo của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới; thấy được thân phận nô lệ và cuộc sống cực khổ của nhân dân lao động đồng thời Ngưòi cũng phát hiện ra tiềm năng cách mạng của những người dân thuộc địa.
Hồ Chí Minh từng nói về "nhà khai hoá" như sau: "Khi người ta đã là một nhà khai hoá thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất". Và nếu dân bản xứ không chịu nhục được, phải vùng lên, thì các nhà khai hoá "điều quân đội, súng liên thanh, súng cối và tàu chiến đến, người ta ra lệnh giới nghiêm. Người ta bắt bớ và bỏ tù hàng loạt. Đấy! Công cuộc khai hoá nhân từ là như thế đấy!’’.
Trong những ngày hoạt động cách mạng sôi nổi đó, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 bùng nổ làm chấn động toàn cầu. Với sự nhạy cảm chính trị đặc biệt, Người hướng đến ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của cuộc cách mạng vĩ đại đó.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxay (1919) để phân chia quyền lợi. Thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp, Người lấy tên là Nguyễn ái Quốc đưa đến Hội nghị này bản yêu sách đòi các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách đó không được Hội nghị Vécxay chú ý đến, nhưng được báo chí tiến bộ Pháp công bố rộng rãi và gây ảnh hưởng chính trị vang dội. Đó là đòn tiến công trực diện đầu tiên của Nguyễn ái Quốc vào bọn trùm đế quốc. Kết luận quan trọng mà Nguyễn ái Quốc rút ra là: Những lời tuyên bố dân tộc tự quyết của bọn đế quốc chỉ là trò bịp bợm; các dân tộc bị áp bức muốn được độc lập tự do thực sự, trước hết phải dựa vào lực lượng của bản thân mình, phải tự mình giải phóng cho mình.
Tháng 7-1920, Nguyễn ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Bản Luận cương đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết mà Nguyễn ái Quốc đang ấp ủ: độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Sau này Người viết: "Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!".
Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba"1.
Cuộc hành trình dài ngày, qua nhiều đại dương và lục địa là một cuộc khảo sát vô cùng phong phú, đã đem lại cho Nguyễn ái Quốc một tình cảm cách mạng sâu sắc, một vốn tri thức lớn, làm cơ sở cho Người đi đến một khám phá, một sự lựa chọn chính xác con đường giải phóng dân tộc trong thời đại mới.
Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (Tours) đã nảy ra cuộc tranh luận gay gắt về việc gia nhập Quốc tế thứ ba hay ở lại Quốc tế thứ hai. Nguyễn ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản; mở đường giải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng dân tộc của Việt Nam.
Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921 - 1930) Hồ Chí Minh đã có thời kỳ hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi, phong phú ở Pháp (1921-1923), ở Liên Xô (1923-1924), ở Trung Quốc (1924-1927), ở Thái Lan (1928-1929)... Trong thời gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành cơ bản. Hồ Chí Minh đã kết hợp nghiên cứu xây dựng lý luận, kết hợp với tuyên truyền tư tưởng giải phóng dân tộc và vận động tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng tổ chức cách mạng, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngưòi viết nhiều bài báo tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào các dân tộc thuộc địa và phê phán chủ nghĩa thực dân. Năm 1924, Người tham gia Đại hội V của Quốc tế Cộng sản và các đại hội của Quốc tế Công hội đỏ, Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ. Trong hai bản tham luận quan trọng đọc tại Hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái Quốc đã đề cập hai vấn đề lớn sau:
1. Tăng cường mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
2. Vấn đề nông dân ở các nước thuộc địa.
Người viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (Le Procès de la colonisation Franỗaise) và được xuất bản lần đầu tiên ở Pari năm 1925. Bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động, tác phẩm đã tố cáo trước dư luận Pháp và thế giới những tội ác tày trời của bọn thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa. "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra’’. Bản án chế độ thực dân Pháp đã vạch trần bản chất phản động của đế quốc Pháp đối với các nước thuộc địa, thức tỉnh tinh thần dân tộc, hướng nhân dân các nước thuộc địa tới con đường giải phóng dân tộc của thời đại cách mạng vô sản.
Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn ái Quốc cho các lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản thành sách với tên gọi là Đường kách mệnh. Trong tác phẩm này, Nguyễn ái Quốc vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Người nêu chân lý "muốn sống, phải làm cách mệnh", "cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người". Việc giải phóng dân tộc, chủ yếu là do nhân dân ta tự làm lấy, vì vậy phải làm cho mọi người Việt Nam hiểu rõ "vì sao làm cách mệnh", "không làm không được". Đường kách mệnh giới thiệu tính chất và kinh nghiệm các cuộc cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), và khẳng định rằng chỉ có Cách mạng Tháng Mười Nga là triệt để nhất, vì thế cách mạng Việt Nam cần phải đi theo con đường cách mạng của học thuyết Mác - Lênin mới thành công. Đường kách mệnh nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc; lực lượng cách mạng bao gồm "sỹ, nông, công, thương", trong đó công nông là "chủ cách mệnh", là "gốc cách mệnh", còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị đế quốc áp bức, song không cực khổ bằng công nông nên ba hạng ấy chỉ là "bầu bạn cách mệnh của công nông’’.
Cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh trong những năm 20 của thế kỷ XX được truyền bá vào Việt Nam, làm cho phong trào dân tộc và giai cấp ở nước ta trở thành một phong trào tự giác, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3-2-1930, thông qua Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đánh dấu sự hiện thực hoá, cụ thể hoá của cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với đường lối đúng đắn của Ðảng là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 70 năm qua, là tài sản tinh thần vô giá tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đúng như Mi-ghen Ðê-xtê-pha-nô, giáo sư, cố vấn Viện nghiên cứu Á châu (Cuba) đã viết: "Người không phải là một kỷ niệm của quá khứ. Người là một con người kỳ diệu cho tất cả mọi thời đại. Tất cả những người Cuba, tất cả những người có lương tri trên thế giới nhìn thấy ở Nguyễn Ái Quốc - "Người yêu nước", ở Hồ Chí Minh - "Người chiếu sáng", ở Bác Hồ "Vị Chủ tịch kính yêu". Trong công cuộc đổi mới, vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần phát huy trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần sáng tạo, đổi mới, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kết hợp chặt chẽ lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm theo nguyên tắc "Dĩ bất biến ứng vạn biến" với ý thức phục vụ nhân dân cao nhất. Triết lý phát triển Hồ Chí Minh cũng chính là triết lý phát triển Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển.
Câu 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc :
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
2. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo
3. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực
So với Mác Hồ Chí Minh có hai luận điểm sáng tạo, đó là:
cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa
vấn đề đại đoàn kết toàn dân
Chñ tÞch Hå ChÝ Minh lµ nhµ t tëng vÜ ®¹i, nhµ lý luËn thiªn tµi cña c¸ch m¹ng ViÖt Nam. Ngêi ®· nªu mét tÊm g¬ng s¸ng trong viÖc tiÕp thu vµ vËn dông chñ nghÜa M¸c - Lªnin trªn tinh thÇn ®éc lËp, tù chñ vµ s¸ng t¹o. Ngêi ®· "n¾m b¾t s©u s¾c b¶n chÊt c¸ch m¹ng vµ khoa häc, tinh thÇn biÖn chøng vµ nh©n ®¹o cña häc thuyÕt M¸c - Lªnin, vËn dông mét c¸ch s¸ng t¹o häc thuyÕt Êy phï hîp víi hoµn c¶nh thùc tÕ níc ta; ®ång thêi, Ngêi ®· kÕ thõa, ph¸t huy chñ nghÜa yªu níc, truyÒn thèng tèt ®Ñp cña d©n téc vµ tinh hoa cña nh©n lo¹i. T tëng Hå ChÝ Minh ®îc h×nh thµnh tõ nh÷ng nguån gèc ®ã.
Trong khi gi¶i quyÕt nh÷ng vÊn ®Ò cña c¸ch m¹ng ViÖt Nam, Chñ tÞch Hå ChÝ Minh ®· gãp phÇn ph¸t triÓn chñ nghÜa M¸c - Lªnin trªn nhiÒu vÊn ®Ò quan träng, ®Æc biÖt lµ lý luËn vÒ c¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc vµ tiÕn lªn chñ nghÜa x· héi ë c¸c níc thuéc ®Þa vµ phô thuéc. T tëng cña Ngêi ®· vµ ®ang soi ®êng cho cuéc ®Êu tranh cña nh©n d©n ta giµnh th¾ng lîi, trë thµnh nh÷ng gi¸ trÞ bÒn v÷ng cña d©n téc ViÖt Nam vµ lan to¶ ra thÕ giíi. Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính - phụ. Năm 1925, Hồ Chí Minh viết: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra".
Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. Theo Hồ Chí Minh, khối liên minh các dân tộc thuộc địa là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản. Phát biểu tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (tháng 6-1924), Người khẳng định vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa: "Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa... nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc"2, nếu xem thường cách mạng ở thuộc địa tức là "muốn đánh chết rắn đằng đuôi"3. Vận dụng công thức của C.Mác: sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân, Người đưa ra luận điểm: "Công cuộc giải phóng anh em, (tức nhân dân thuộc địa - TG) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em"
Do nhận thức được vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, đánh giá đúng sức mạnh dân tộc, năm 1921, Nguyễn ái Quốc cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Người viết: "Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn".
§ã lµ mét luËn ®iÓm s¸ng t¹o mµ Chñ tÞch Hå ChÝ Minh ®· cèng hiÕn vµo sù ph¸t triÓn lý luËn cña chñ nghÜa M¸c - Lªnin vÒ c¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc ë thuéc ®Þa. Trªn nÒn t¶ng lý luËn ®ã, Ngêi ®· cïng víi §¶ng ta ®Ò ra vµ gi¶i quyÕt ®óng ®¾n nhiÒu vÊn ®Ò vÒ chiÕn lîc vµ s¸ch lîc, dÉn ®Õn th¾ng lîi lÞch sö cña cuéc C¸ch m¹ng Th¸ng T¸m.
Luận điểm thứ hai đó là lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc không giống với quan điểm của Mác chỉ gồm hai giai cấp công nhân và nông dân. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc "là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người". Người phân tích: "dân tộc cách mệnh chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền". Trong lực lượng đó, công nông "là gốc cách mệnh", "là người chủ cách mệnh"; "còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi".
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then chốt bảo đảm thắng lợi. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người phê phán việc lấy ám sát cá nhân và bạo động non làm phương thức hành động. Người khẳng định: "Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại"
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc: Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông... đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, chí ít là làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh lấy nhân dân làm nguồn sức mạnh. Quan điểm "lấy dân làm gốc" xuyên suốt quá trình chỉ đạo chiến tranh của Người. Người đặt niềm tin ở truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam. Người khẳng định: "Địch chiếm trời, địch chiếm đất, nhưng chúng không làm sao chiếm được lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta".
Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược, có tác dụng thêm bạn bớt thù, phân hóa và cô lập kẻ thù, phát huy yếu tố chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ quốc tế. Hồ Chí Minh chủ trương: "vừa đánh vừa đàm", "đánh là chủ yếu, đàm là hỗ trợ".
Đấu tranh kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế của ta, phá hoại kinh tế của địch. Người kêu gọi "hậu phương thi đua với tiền phương", coi "ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ", "tay cày tay súng, tay búa tay súng, ra sức phát triển sản xuất để phục vụ kháng chiến".
"Chiến tranh về mặt văn hóa hay tư tưởng so với những mặt khác cũng không kém quan trọng".
Mục đích cách mạng và chiến tranh chính nghĩa - vì độc lập tự do, làm cho khả năng tiến hành chiến tranh nhân dân trở thành hiện thực, làm cho toàn dân tự giác tham gia kháng chiến. Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh là ngọn cờ cổ vũ, dẫn dắt cả dân tộc ta đứng lên kháng chiến và kháng chiến thắng lợi, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam, làm nên thắng lợi vĩ đại có tính thời đại sâu sắc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp, gắn bó hữu cơ giữa hai quá trình đấu tranh cách mạng: giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản không phải chỉ là chứng minh cho sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn là sự phát triển sáng tạo và có giá trị định hướng rất cơ bản. Qua thực tiễn đấu tranh và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, luôn bám sát đặc điểm thực tiễn Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm các nước khác, Hồ Chí Minh đã có những giải pháp đúng đắn, sáng tạo, đáp ứng đòi hỏi của lịch sử, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; đó cũng chính là nguồn gốc sức mạnh của cách mạng nước ta trong suốt bảy thập kỷ qua.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12400.doc