Tiểu luận Chứng minh: Theo Luật Hình sự Việt Nam, người chuẩn bị phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự

Việc người tấn công sử dụng sức mạnh vật chất, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hay hành vi khác không nằm ngoài mục đích là nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị tấn công, chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó. Các hành vi nói trên thường xảy ra trước hoặc cùng thời điểm với hành vi chiếm đoạt tài sản. Tội “Cướp tài sản” là tội có cấu thành tội phạm hình thức, tức là tội này được coi là hoàn thành ngay khi người tấn công có hành vi sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc hay các hành vi khác nhằm khống chế người bị tấn công, khiến họ không thể chống cự được, bất kể người tấn công có chiếm được tài sản hay không. Vì vậy, khi người tấn công thực hiện các hành vi này có nghĩa là đã đe dọa đến quan hệ sở hữu hoặc quan hệ tài sản.

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chứng minh: Theo Luật Hình sự Việt Nam, người chuẩn bị phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 2: Hãy phân tích để chứng minh: Theo Luật Hình sự Việt Nam, người chuẩn bị phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự. Bài làm Sở hữu là quyền thiêng liêng của mỗi con người và quyền đó được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và quy định trong Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật khác như: Bộ luật dân sự, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,… Tại sao Nhà nước lại phải bảo vệ quan hệ sở hữu? Bởi vì những hành vi xâm hại đến quan hệ sở hữu cũng có nghĩa là xâm phạm đến các quy phạm pháp luật về chế độ sở hữu. Điều này có thể giải thích xuất phát từ chính sách của Đảng Có người cho rằng: Theo Luật hình sự Việt Nam, người chuẩn bị phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy khẳng định đó là đúng hay sai? Trước khi đi vào giải quyết vấn đề, chúng ta cần tìm hiểu thêm về giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn mà trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó. Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định rõ ràng về giai đoạn này tại Chương III Điều 17: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện trên.” Ta có thể thấy, giai đoạn chuẩn bị phạm tội bắt đầu khi người phạm tội có hành vi chuẩn bị dụng cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện để thực hiện tội phạm một cách nhanh chóng, dễ dàng. Thời điểm muộn nhất của giai đoạn này là trước khi người phạm tội thực hiện hành vi khách quan được phản ánh trong cấu thành tội phạm. Ví dụ: hành vi chuẩn bị kìm cộng lực để cắt khóa trong tội “Trộm cắp tài sản”, hành vi chuẩn bị dao trong tội “Giết người”,… Việc xác định thời điểm sẽ giúp chúng ta phân biệt giai đoạn chuẩn bị phạm tội với giai đoạn phạm tội chưa đạt. Có một số ý kiến cho rằng hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện cho việc phạm tội chưa tác động trực tiếp và làm biến đổi tình trạng của đối tượng tác động của tội phạm, chưa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội mà tội phạm đó hướng tới. Do đó, đây không phải là một giai đoạn thực hiện tội phạm. Đây là một quan điểm sai lầm, chúng ta không thể tách rời hành vi chuẩn bị với hành vi thực hiện tội phạm (hành vi khách quan). Rõ ràng, người phạm tội sẽ không thể tiến hành hành vi khách quan đó nếu như không có sự chuẩn bị về công cụ, phương tiện hay tinh thần. Hành vi cướp tài sản sẽ không thể xảy ra nếu không có sự chuẩn bị về công cụ, phương tiện gây án (dao, súng, phương tiện lưu thông,…). Do đó, hành vi chuẩn bị cũng được coi là một giai đoạn trong quá trình thực hiện tội phạm, mặc dù bản thân chưa phải là hành vi thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có hành vi chuẩn bị phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà mình định thực hiện mà chỉ có “người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện trên” (Điều 17 BLHS năm 1999). Vậy tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng ở đây được hiểu như thế nào? Điều này được quy định rất rõ ràng tại khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999: “…Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. “Cướp tài sản” là tội phạm được quy định tại điều 133 BLHS năm 1999. Đây cũng là một trong mười ba tội phạm được quy định trong chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu”. Nội dung của Điều luật này như sau: “1. Người nào dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30%; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60%; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng; 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tug từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.” Như vậy, khẳng định: “Theo luật Hình sự Việt Nam, người chuẩn bị phạm tội “Cướp tài sản” theo Điều 133 Bộ luật hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự” chỉ đúng khi tội “Cướp tài sản” là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Điều 8 và Điều 17 BLHS năm 1999. Để chứng minh cho khẳng định trên, chúng ta cùng đi xem xét Cấu thành tội phạm của tội này: Về mặt khách thể của tội phạm: cướp tài sản là hành vi một người sử dụng vũ lực hay đe dọa vũ lực hay sử dụng các hành vi khác để đưa người khác vào trạng thái không thể chống cự nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của họ. Như vậy, có thể thấy, tội này cùng một lúc xâm hại đến hai quan hệ xã hội là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân, mà ở đây là tính mạng và sức khỏe của công dân. Về mặt khách quan của tội phạm: mặt khách quan của tội phạm được thể hiện qua hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hay hành vi khác để chiếm đoạt tài sản của công dân. - Dùng vũ lực ở đây có thể hiểu là dùng sức mạnh về vật chất (có thể có hoặc không có vũ khí) để chủ động tấn công chủ thể đang sở hữu tài sản mà người đó muốn chiếm đoạt. Hành vi tấn công ở đây là nhằm làm mất khả năng chống cự của chủ thể sở hữu để chiếm đoạt được tài sản (dùng súng bắn, dùng dao đâm, đánh cho chủ sở hữu ngất đi,…). Hành vi tấn công có thể diễn ra một cách bí mật (đánh lén vào gáy, bất ngờ đâm vào bụng,…) hoặc công khai, để cho người bị tấn công biết, bất kể có người nào biết hay không. - Đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc ở đây là việc sử dụng sức mạnh vật chất như đã nêu ở trên khi chủ sở hữu có hành vi chống cự lại để khiến cho họ cảm thấy sợ hãi và tin rằng nếu không để cho người tấn công chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị nguy hại đến tính mạng sức khỏe của mình. Các hành vi đe dọa dùng vũ lực có thể là giơ súng dọa bắn, rút dao dọa đâm,… và thường đi kèm với những lời nói, cử chỉ, thái độ hung bạo của người tấn công cũng nhằm một mục đích như trên. - Hành vi khác ở đây có thể là sử dụng các loại thuốc hướng thần, thuốc ngủ, thuốc mê, ete,… để người bị tấn công mất đi tri giác. - Lâm vào tình trạng không thể chống cự được của người bị tấn công được hiểu là họ biết sự việc đang xảy ra nhưng không thể có biện pháp nào để chống lại hoặc là bị khiến cho mất đi tri giác, mê man, bất tỉnh trong một khoảng thời gian do bị người tấn công dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hay các hành vi khác khống chế. Tình trạng không thể chống cự được có thể là bị trói chân tay, bị súng chĩa vào người, bị kề dao vào cổ,… Việc người tấn công sử dụng sức mạnh vật chất, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hay hành vi khác không nằm ngoài mục đích là nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị tấn công, chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó. Các hành vi nói trên thường xảy ra trước hoặc cùng thời điểm với hành vi chiếm đoạt tài sản. Tội “Cướp tài sản” là tội có cấu thành tội phạm hình thức, tức là tội này được coi là hoàn thành ngay khi người tấn công có hành vi sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc hay các hành vi khác nhằm khống chế người bị tấn công, khiến họ không thể chống cự được, bất kể người tấn công có chiếm được tài sản hay không. Vì vậy, khi người tấn công thực hiện các hành vi này có nghĩa là đã đe dọa đến quan hệ sở hữu hoặc quan hệ tài sản. Ngoài ra, hành vi một người sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hay các hành vi khác để làm mất khả năng chống cự của người bị tấn công cũng được coi là tội “Cướp tài sản”. Ví dụ: A vào nhà B để ăn trộm. Trên đường tẩu thoát thì bị B phát hiện, A đã dùng dao chuẩn bị sẵn để đe dọa B. Hành vi của A vẫn được coi là cướp tài sản. Mặt chủ quan của tội phạm: Tội cướp tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp nhằm mục đích mưu lợi. Người tấn công biết tài sản không phải là của mình nhưng vẫn cướp bởi mục đích của y là mưu lợi cho bản thân. Chủ thể của tội phạm: Bao gồm những người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Từ sự phân tích nói trên, ta có thể thấy, tội “Cướp tài sản” xâm hại đến hai quan hệ xã hội cơ bản là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Như đã nói ở trên, các hành vi xâm phạm quan hệ sở hữu có nghĩa là xâm phạm đến các quy phạm pháp luật về chế độ sở hữu. Còn việc xâm phạm đến quan hệ nhân thân, mà cụ thể ở đây là tính mạng, sức khỏe của công dân, gây nguy hiểm rất lớn cho xã hội. Hơn nữa, khung hình phạt cao nhất tại khoản 1 Điều 133 BLHS cho tội cướp tài sản (chưa có tình tiết tăng nặng) là phạt tù từ ba năm đến mười năm. Mức hình phạt cao nhất của khung này phạt tù đến mười năm và đây là mức hình phạt dành cho loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, ta có thể đi đến kết luận qua tất cả sự phân tích nói trên, “Cướp tài sản” thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999. Theo quy định tại Điều 17 BLHS năm 1999, “người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện trên”. Tội “Cướp tài sản” thuộc loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nên người chuẩn bị phạm tội “Cướp tài sản” vẫn phải chịu TNHS. Việc Luật hình sự Việt Nam buộc người chuẩn bị phạm các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nói chung, tội “Cướp tài sản” nói riêng, phải chịu TNHS cho hành vi của mình để răn đe, giáo dục người phạm tội cũng như những người có ý định phạm tội. Tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng khi xảy ra sẽ để lại hậu quả rất lớn cho xã hội, vì thế, giai đoạn chuẩn bị công cụ phương tiện của những tội trên cũng sẽ gây ra những thiệt hại nhất định cho xã hội. Vì vậy, Nhà nước ta buộc người phạm tội phải chịu hình phạt cho hành vi này để họ thấy được tác hại do hành vi của mình gây ra cho xã hội và hối cải. Tuy nhiên, do mục đích giáo dục được đặt lên hàng đầu, cho nên, hình phạt dành cho giai đoạn chuẩn bị phạm tội của các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thường nhẹ hơn so với hình phạt dành cho các tội trên. Tóm lại, từ những lý lẽ đã trình bày ở trên, ta có thể đi đến kết luận: Theo Luật hình sự Việt Nam giai đoạn chuẩn bị của tội “Cướp tài sản” vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Nguyên nhân là do tội “Cướp tài sản” là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hại lớn cho xã hội nên giai đoạn chuẩn bị của nó cũng phải chịu TNHS theo quy định tại Điều 17 BLHS năm 1999. Trên đây là toàn bộ tìm hiểu về giai đoạn chuẩn bị của tội “Cướp tài sản”. Qua đây, ta cũng hiểu hơn về nội dung và ý nghĩa của những quy định Điều 17 BLHS năm 1999 để có thể xác định đúng người đúng tội trong thực tiễn sau này. Đây là những quan điểm cá nhân của em cho nên không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHãy phân tích để chứng minh- Theo Luật Hình sự Việt Nam, người chuẩn bị phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật hình sự phải chịu trách nhiệm hình.doc
Tài liệu liên quan