Tiểu luận Chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Mục Lục

Trang

Lời mở đầu 1

Nội dung 2

I. Khái quát về CTNN và CTTNHH một thành viên. 2

1. Khái niệm Công ty nhà nước.

2. Vai trò của công ty nhà nước.

3. Tính tất yếu của việc chuyển đổi CTNN.

3.1. Tính tất yếu khách quan của việc chuyển đổi

3.1.1. Cơ sở lý luận.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn.

3.2. Tính chủ quan của việc chuyển đổi CTNN.

4. Đặc điểm của công ty TNHH một thành viên.

II. Chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

1. Đối tượng chuyển đổi.

2. Điều kiện chuyển đổi từ CTNN sang CTTNHH một thành viên.

3. Trình tự, thủ tục chuyển đổi.

3.1. Chuẩn bị chuyển đổi

3.2. Xây dựng phương án chuyển đổi

3.3. Thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện đề án chuyển đổi

3.4. Quyết định chuyển đổi.

III. Thực trạng pháp luật và giải pháp thi hành pháp luật về chuyển đổi CTNN thành CTTNHH một thành viên.

1. Thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về chuyển đổi CTNN thành CTTNHH một thành viên theo LDN 2005.

2.Giải pháp thực thi pháp luật về chuyển đổi CTNN thành CTTNHH một thành.

2

2

3

3

3

4

5

6

 

7

7

9

9

10

11

11

12

 

 

12

 

12

 

13

 

 

 

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2766 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa đất nước. Năm là, CTNN góp phần quan trọng vào việc tích lũy, đóng góp cho ngân sách nhà nước. Sáu là, CTNN góp phần không nhỏ trong việc đảm nhận những trách nhiệm xã hội như: giải quyết việc làm cho người lao động; nhất là các nhóm xã hội dễ bị tổn thương; phát triển những vùng khó khăn, kém phát triển; cung cấp dịch vụ bảo đảm các mục tiêu xã hội v.v.. Bảy là, Trong điều kiện hiện nay, CTNN còn được Nhà nước sử dụng như những yếu tố mang tính hạt nhân, nòng cốt trong việc liên doanh, liên kết làm đối trọng trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Qua đó, vừa chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vừa bảo đảm định hướng XHCN cho nền kinh tế. 3. Tính tất yếu của việc chuyển đổi CTNN. 3.1. Tính tất yếu khách quan của việc chuyển đổi. 3.1.1. Cơ sở lý luận. Đối với Việt Nam từ trước đến nay, khu vực kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò “chủ đạo” trong nền kinh tế quốc dân, là trụ cột của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong thời kỳ tồn tại cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Chuyển sang cơ chế thị trường, việc làm thế nào để các CTNN vốn hình thành trong nền kinh tế kế hoạch trước kia có thể tiếp tục tồn tại và phát triển đã trở thành một vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Bước sang thời kỳ mới kinh tế ngoài quốc doanh trong nước phát triển mạnh mẽ, các CTNN dần mất vị trí độc quyền trong các ngành nghề lĩnh vực. Các CTNN lúc này không những phải đương đầu với các thành phần kinh tế khác trong nước mà còn phải đương đầu cạnh tranh với hàng hóa và kỹ thuật nước ngoài. Cải cách CTNN trong bối cảnh đó được coi là khâu trung tâm để xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do đó, Đảng và Nhà nước thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả của CTNN. Nhưng các CTNN vẫn còn tồn tại những mạt hạn chế yếu kém nhất định như: quy mô nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, chưa tập trung vào ngành lĩnh vực then chốt; trình độ công nghệ còn lạc hậu; quản lý còn yếu kém; chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước; v.v.. 3.1.2. Cơ sở thực tiễn. Như đã phân tích ở trên, qua một thời gian Đảng và Nhà nước cũng đã có những điều chỉnh với khối CTNN cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng trong cơ chế kinh tế thị trường thì sự chuyển biến như vậy là chưa đủ. Với sự phát triển của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, của hoạt động đàu tư nước ngoài tại Việt Nam thì CTNN đã gặp khó khăn và bộc lộ những hạn chế của nó. Đặt ra việc chuyển đổi loại hình thức của CTNN sẽ tìm ra giải pháp mới cho vấn đề sản xuất kinh doanh của CTNN. Từ đó, giúp nó hoạt động hiệu quả hơn, khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế hướng tới xây dựng nó theo mô hình kinh tế hiện đại là hết sức cần thiết. Mặt khác, Việt Nam đã gia nhập ASEAN, APEC, ASEM, WTO, nhưng việc gì cũng có hai mặt của nó. Việc tham gia các tổ chức đã và sẽ đặt ra những thời cơ cũng như thách thức trong việc thực hiện thể chế kinh tế vủa nước ta. Đặc biệt đối với WTO, để có thể tận dụng được hết những điều kiện thuận lợi khi đã trở thành thành viên của WTO, Việt Nam cần phải hiểu các nguyên tắc, thủ tục gia nhập WTO, cũng như những thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam sẽ gặp phải trong quá trình gia nhập của mình, để từ đó đưa ra những đối sách thích hợp. Một trong những yêu cầu quan trọng là Việt Nam phải đẩy mạnh cải cách hệ thống pháp luật và đổi mới quản lý Nhà nước bằng pháp luật, với nền kinh tế theo hướng minh bạch, bình đẳng. Trong đó, có vấn đề về chuyển đổi khối CTNN. Mặc dù, các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế, trong đó có WTO không quy định việc điều chỉnh cơ cấu, phạm vi CTNN đối với các thành viên gia nhập, nhưng việc tạo ra một “sân chơi công bằng” trong sản xuất và kinh doanh cho xí nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân là một trong những vấn đề mà WTO và các thành viên hết sức quan tâm. Điều XVII Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) quy định: “ Các quốc gia phải cam kết rằng nếu muốn thành lập DNNN, cho dù đặt ở đâu, hay trao cho bất cứ doanh nghiệp nào những ưu đãi dù là hình thức hay thực tế thì các doanh nghiệp đó trong các hoạt động mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu phải ứng xử phù hợp với các nguyên tắc không phân biệt đối xử được thỏa thuận này quy định với các biện pháp của Chính phủ áp dụng với các nhà xuất nhập khẩu tư nhân”. Từ quy định trên cho thấy, yêu cầu đối với các nước gia nhập WTO là phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử giữa các DNNN và công ty tư nhân, giữa các CTNN với các công ty nước ngoài trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các thành viên còn phải cam kết giảm dần vai trò của các DNNN, còn đối với một số lĩnh vực cần phải giữ lại sự độc quyền của Nhà nước thì phải xác định lộ trình bãi bỏ và phải thông báo với các thành viên của WTO. Có thể thấy, đây chính là một trong các yêu cầu khách quan của việc chuyển đổi từ mô hình DNNN nói chung hay CTNN nói riêng. Do đó, việc cải cách kinh tế là yêu cầu bắt buộc. Trong đó, yêu cầu cải cách toàn diện khối CTNN cả về cơ cấu và cơ chế quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh trước hết là trong nước và cao hơn là trên trường quốc tế. 3.2. Tính chủ quan của việc chuyển đổi CTNN. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước quản lý các hoạt động doanh nghiệp nói chung, CTNN nói riêng bằng các công cụ quản lý vĩ mô như pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, các công cụ đòn bẩy kinh tế v.v.. Do đó, việc chuyển đổi hình thức CTNN ở nước ta còn xuất phát từ nội tại phát triển nền kinh tế ở nước ta. Nó thể hiện ở những khía cạnh: - Đây là phương thức hữu hiệu nhất để tách bạch hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các CTNN. - Việc chuyển đổi CTNN là phân biệt quan trọng nhằm xác lập địa vị pháp lý của CTNN nói riêng và DNNN nói chung trong nền kinh tế, đồng thời quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ sở hữu nhà nước đối với CTNN. - Việc chuyển đổi các CTNN góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của CTNN, từ đó đưa hệ thống DNNN chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của quốc gia trong hoạt động kinh tế đối ngoại. 4. Đặc điểm của công ty TNHH một thành viên. Với việc chọn công ty TNHH một thành viên là một hình thức chuyển đổi xuất phát từ các ưu thế của công ty TNHH một thành viên (theo quy định tại LDN năm 2005). Đó là: Một là, Công ty do một tổ chức hay một cá nhân là chủ sở hữu (được gọi là chủ sở hữu công ty), không có quyền phát hành cổ phiếu, chủ sở hữu công ty không được rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp và công ty mà chỉ có quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hay toàn bộ số vốn cho tổ chức, cá nhân khác; chủ sở hữu không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Hai là, cơ cầu tổ chức của công ty được tổ chức theo một trong hai mô hình sau (tùy thuộc vào quy mô và ngành nghề kinh doanh): - Mô hình: Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên. - Mô hình: Chủ tịch công ty và Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên. Quyền hạn của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên do điều lệ công ty quy định căn cứ vào LDN (2005) và các quy định khác có liên quan. Ba là, quyền và nghĩa vụ của CTTNHH tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác là đối tượng của LDN 2005 (công ty cổ phần, CTTNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân). Nhìn chung quyền của công ty được mở rộng hơn so với CTNN, nhất là về quyền sử dụng, định đoạt tài sản của công ty, quyền quyết định các dự án đầu tư hay bán tài sản có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty. Cuối cùng, đặc điểm quan trọng và là đặc điểm khác biệt về chủ sở hữu của CTTNHH một thành viên so với CTNN là công ty chỉ có một tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu đối với nó, thay vì nhiều cơ quan tổ chức cùng thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu. Chính vì CTTNHH một thành viên mang những đặc điểm như vậy nên việc chuyển đổi CTNN sang CTTNHH một thành viên chính là thực hiện tổng thể các biện pháp nhằm tạo môi trường và điều kiện để các CTNN chuyển đổi có các đặc điểm đó. Đây sẽ là một quá trình thực hiện gồm những nội dung theo một trình tự thủ tục nhất định, trong đó không chỉ bao gồm nhứng thủ tục hành chính – pháp lý mà còn gồm cả các bước chuyển về nội dung kinh tế, chuyển về tổ chức quản lý nội bộ bên trong công ty và xác định lại cá nhân hay tổ chức làm chủ sở hữu công ty, chuyển đổi cơ chế, chính sách, quan hệ của chủ sở hữu với công ty để chuyển CTNN sang CTTNHH một thành viên với các đặc điểm nêu trên. II. Chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Qua các quy định của pháp luật cũng như quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp có thể đưa ra khái niệm “chuyển đổi doanh nghiệp là một biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp mà kết quả là sau quá trình thực hiện, các doanh nhiệp tham gia chuyển đổi mang một diện mạo mới khác với loại hình tổ chức vốn có, tức là tạo ra một doanh nghiệp khác loại”. Chuyển đổi doanh nghiệp được hiểu là chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Chuyển đổi CTNN thành CTTNHH một thành viên chịu sự điều chỉnh của LDNNN 2003 và LDN 2005, cùng với các Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 8/9/2006 của Chính phủ về chuyển đổi CTNN thành CTTNHH một thành viên, Thông tư số 25/2007/TT-BTC ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ tài chính về hướng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi CTNN thành CTTNHH một thành viên Cho đến nay, CTNN của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước XHCN, đều tồn tại một vấn đề nổi bật, đó chính là sự không rạch ròi về người sở hữu, khó làm ràng buộc trách nhiệm kinh doanh gắn với nó là sự không rành mạch, khó thực hiện; lấy giám sát và can thiệp về hành chính thay cho sự ràng buộc về kinh tế. Ở Việt Nam đây cũng chính là vấn đề nổi cộm của các CTNN. Điều này là nguồn gốc của nhiều điểm bất cập, hạn chế trong cơ chế kinh doanh của các công ty này. Muốn giải quyết được tình trạng đó, yêu cầu đặt ra hàng đầu là phải tách rời quyền sở hữu với quyền kinh doanh. Hạt nhân để thực hiện được yêu cầu đó chính là “công ty hóa” chuyển đổi CTNN thành các loại hình doanh nghiệp thuộc sự điều chỉnh của LDN năm 2005. Trong đó có CTTNHH một thành viên đã được Nhà nước quan tâm xây dựng. Các nội dung chuyển đổi đã được ghi nhận khá đầy đủ chi tiết và cụ thể. 1. Đối tượng chuyển đổi. Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 8/9/2006 của Chính phủ về chuyển đổi CTNN thành CTTNHH một thành viên (sau đây gọi là Nghị định số 95/2006/NĐ-CP) quy định: “1. Đối tượng áp dụng gồm: a) Công ty nhà nước độc lập; b) Công ty nhà nước là công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (gọi chung là công ty mẹ); c) Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước; d) Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc tổng công ty nhà nước được Thủ tướng Chính phủ cho phép”. Tuy nhiên, không phải toàn bộ các CTNN đều có thể chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên, mà chỉ những CTNN đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại trên mới được phép chuyển đổi. Sở dĩ pháp luật quy định chỉ có các CTNN hoạt động độc lập, hoạt động kinh doanh thuộc danh mục Nhà nước củng, phát triển, duy trì 100% sở hữu được chuyển đổi thành CTTNHH một thành viên là vì các công ty hoạt động công ích do còn được Nhà nước giao kế hoạch, được hỗ trợ bù đắp các chi phí nên không đủ điều kiện “TNHH” của một CTTNHH một thành viên cũng như chế độ TNHH của chủ sở hữu công ty, vì vậy không thể trở thành đối tượng được chuyển đổi. Đối với những công ty mà Nhà nước không nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ, pháp luật không cho phép các công ty này được quyền chuyển đổi thành CTTNHH một thành viên bởi: đặc tính của công ty đó khi mà chuyển đổi thành CTTNHH một thành viên là vẫn không thay đổi bản chất sở hữu mà chỉ thay đổi về hình thức pháp lý. Vì vậy, việc quy định những đối tượng chuyển đổi chỉ bao gồm những CTNN nắm giữ 100% vốn điều lệ là rất hợp lý. Điều đó cũng có nghĩa, các CTNN thuộc diện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, giải thể, phá sản và các CTNN nằm trong kế hoạc cổ phần hóa không thể là đối tượng được quyền chuyển đổi. Vì các CTNN này thuộc diện chuyển đổi quyền sở hữu. Điều đó làm mất đi bản chất của việc chuyển đổi từ hình thức CTNN sang CTTNHH một thành viên (như nêu trên). Tóm lại, các CTNN thuộc đối tượng chuyển đôit thành CTTNHH một thành viên gồm: các công ty độc lập; thuộc danh mục Nhà nước củng cố, phát triển, duy trì 100% sở hữu; các công ty mẹ; các công ty không thuộc diện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, giải thể, phá sản hoặc không nằm trong kế hoạch cổ phần hóa. 2. Điều kiện chuyển đổi từ CTNN sang CTTNHH một thành viên. Theo quy định của LDN 2005 và Nghị định số 95/2006/NĐ-CP thì điều kiện để chuyển đổi CTNN sang CTTNHH một thành viên gồm: - CTNN thuộc các ngành, các lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn; - Có mức vốn điều lệ không thấp hơn 30 tỷ đồng đối với CTNN độc lập hay đơn vị hạch toán phụ thuộc của tổng công yt, của công ty mẹ và 500 tỷ đồng đối với công ty mẹ (theo quy địnht tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ); - Đối với các ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật quy định phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty không được thấp hơn vốn pháp định; - Tất cả các tài sản của tổng công ty, đơn vị thành viên của tổng công ty khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị; - Điều lệ của CTTNHH một thành viên do công ty mẹ soạn thảo và chủ sở hữu phê duyệt. Công ty chuyển đổi phải ĐKKD và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của LDN 2005. Sau khi được cấp GCNĐKKD, CTTNHH một thành viên phải làm thủ tục đăng ký lại quyền sở hữu đối với tài sản được chuyển từ CTNN sang tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNĐKKD. Mặt khác, để đảm bảo lợi ích cho người lao động trong các DNNN chuyển đổi, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN. Theo đó, DNNN chuyển đổi phải có trách nhiệm “xác định phương án săp xếp lao động, xác định số lao động cần thiết theo yêu cầu của sản xuất, kinh doanh, xác định số lao động dôi dư và số tienf trợ cấp cho từng người lao động và giải quyết chính sách, chế đội với lao động dôi dư”. 3. Trình tự, thủ tục chuyển đổi. Về hình thức, chuyển đổi chỉ là sự thay đổi về loại hình công ty. Nhưng về thực chất, sự thay đổi đó lại dẫn đến hàng loạt sự thay đổi bên trong của CTNN như: thay đổi cơ cấu phòng ban, vị trí, chức danh quản lý, thay đổi cơ cấu vốn, tài sản trong công ty… Chính vì vậy, để bảo đảm được tác dụng và hiệu quả của việc chuyển đổi, quá trình chuyển đổi nhất thiết phải được thực hiện một cách khoa học, tuần tự theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ và hợp lý. Trình tự chuyển đổi CTNN thành CTTNHH một thành viên được quy định rõ trong Chương II Nghị định số 95/2006/NĐ-CP. Theo văn bản này, quá trình chuyển đổi bao gồm 4 bước: chuẩn bị chuyển đổi; xây dựng phương án chuyển đổi; thẩm định, phê duyệt phương án chuyển đổi CTNN và triển khai thực hiện; quyết định chuyển đổi và đăng ký kinh doanh. 3.1. Chuẩn bị chuyển đổi (đểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 95/2006/NĐ-CP). Đây là khâu đầu tiên của quá trình chuyển đổi. Với mọi hoạt động phải chuẩn bị kỹ càng đầy đủ thì việc thực hiện mới có thể đạt kết quả tốt. Chuyển đổi cũng vậy, chuẩn bị tốt sẽ là cơ sở, điều kiện để tiến hành tốt quá trình chuyển đổi. Việc chuẩn bị chuyển đổi gồm các bước sau: Bước thứ nhất: lập danh sách, quyết định danh sách, kế hoạch chuyển đổi. Kế hoạch chuyển đổi được xây dựng dựa vào phương án tổng thể chuyển đổi công ty đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thẩm quyền quyết định chuyển đổi đã được quy định tại Điều 8 Nghị định số 95/2006/NĐ-CP: “1. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định lộ trình và  chuyển đổi doanh nghiệp do mình quyết định thành lập. 2. Thủ tướng Chính phủ quyết định lộ trình và chuyển đổi doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập”. Bước thứ hai: Thông báo về kế hoạch chuyển đổi. Sau khi đã có danh sách và kế hoạch chuyển đổi, cơ quan có thẩm quyền quyết định cần tiến hành thông báo cho các công ty và tổ chức được ủy quyền chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu công ty về kế hoạch, quyền và trách nhiệm của công ty trong việc chuyển đổi thành CTTNHH một thành viên. Bước thứ ba: Thành lập ban chuyển đổi CTNN thành CTTNHH một thành viên (gọi là ban chuyển đổi). Mục đích việc thành lập ban chuyển đổi là để có một cơ quan giúp Giám đốc thực hiện các công việc chuyển đổi. Thành phần gồm: Trưởng ban: do Giám đốc hay Phó giám đốc giữ vị trí này. Ủy viên thường trực: là Kế toán trưởng. Ủy viên: gồm các trưởng phòng, ban; Bí thư Đảng ủy (hay chi bộ), Chủ tịch công đoàn… Danh sách Ban chuyển đổi do chính doanh nghiệp dự kiến. Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị côngty sẽ quyết định thành lập ban chuyển đổi công ty trên cơ sở danh sách dự kiến do công ty lập. Bước thứ tư: Thông báo chuyển đổi. Cũng như quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp khác được quy định trong LDN, việc gửi thông báo chuyển đổi đến tất cả các chủ nợ và người lao động trong công ty biết là một thủ tục bắt buộc với CTNN khi chuyển đổi thành CTTNHH một thành viên (khoản 2 Điều 75 LDN 2005). Pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ những người liên quan tới việc chuyển đổi, người lao động trong công ty và các chủ nợ là những chủ thể chịu nhiều ảnh hưởng nhất của việc chuyển đổi. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ này là 15 này kể từ ngày quyết định danh sách chuyển đổi. 3.2. Xây dựng phương án chuyển đổi (đểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 95/2006/NĐ-CP). Tiếp theo công việc chuẩn bị là xây dựng phương án chuyển đổi. Đây là bước có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chuyển đổi. Một phương án chi tiết cụ thể, khoa học mang tính khả thi cao được đưa ra sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho các bước tiếp theo là thẩm định, phê duyệt, quyết định chuyển đổi và đăng ký kinh doanh. Ban chuyển đổi công ty cần tiến hành các bước sau: Thứ nhất, chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến chuyển đổi. Thứ hai, tiến hành kiểm kê, phân loại, xác định vốn, tài sản, công nợ của công ty. Thứ ba, phân loại, lập danh sách số lao động tiếp tục chuyển sang làm việc tại CTTNHH một thành viên, số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoài ra, Ban chuyển đổi công ty còn phải phối hợp với ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc TW tiến hành các hoạt động như: lập phương án xử lý tài chính, xử lý lao động theo nguyên tắc xử lý vốn, tài sản, tài chính, lao động theo quy định tại Điều 9 Nghi định số 95/2006/NĐ-CP. 3.3. Thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện đề án chuyển đổi (điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định số 95/2006/NĐ-CP). Việc thẩm định, phê duyệt báo cáo tài chính, phương án chuyển giao quyền, nghĩa vụ, tài sản, vốn, công nợ, lao động thẩm định và phê duyệt vốn điều lệ (điểm b khoản 1 Điều 75 LDNN 2003 và Điều 8 Nghị định số 95/2006/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định chuyển đổi CTNN). Trên cơ sở phương án đã được thẩm định và phê duyệt đó, công ty và các cơ quan có liên quan sẽ tiến hành triển khai thực hiện chuyển đổi. Đây là công việc quan trọng có tính chất quyết định đối với cả quy trình. Do vậy, công việc trong bước này phải tiến hành thậm trọng, và khoa học. 3.4. Quyết định chuyển đổi. Là bước cuối cùng của quy trình chuyển đổi. Nó mang ý nghĩa quan trọng. Tất cả các công việc đã tiến hành chỉ có giá trị, được các cơ quan có thẩm quyền “quyết định chuyển đổi” được ban hành và công ty mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD). Như vậy, quyết định chuyển đổi là một văn bản quan trọng, nó phải có đầy đủ các nội dung sau: vốn điều lệ của công ty; thời hạn cam kết va bổ sung điều lệ; chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu được ủy quyền (là cá nhân hay tổ chức là đại diện sở hữu ủy quyền theo khoản 1 Điều 63 LDN 2005); mô hình và cơ cấu tổ chức công ty; trách nhiệm của công ty đối với việc kế thừa các quyền, nghĩa vụ và xử lý những vấn đề tồn tại và mới phát sinh của CTNN được chuyển đổi. Việc đăng ký kinh doanh (ĐKKD) là khâu cuối cùng của việc chuyển đổi, sau khi đã tiến hành xong các công việc nói trên, công ty sẽ tiến hành ĐKKD theo quy định của LDN 2005. Chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu lập một bản hồ sơ và nộp hồ sơ ĐKKD tại phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi CTTNHH một thành viên đặt trụ sở chính. Bộ hồ sơ gồm: đơn ĐKKD (mẫu); điều lệ công ty; quyết định chuyển đổi CTNN sang CTTNHH một thành viên. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng ĐKKD cấp tỉnh sẽ cấp GCNĐKKD cho công ty nếu đủ các điều kiện quy định của pháp luật (K2Đ15LDN 2005). Sau khi được cấp GCNĐKKD, CTNN được chuyển đổi chấm dứt tồn tại, thời điểm hình thành CTTNHH một thành viên được xác lập. CTNN chuyển đổi phải thông báo công khai quyết định chuyển đổi trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định pháp luật. CTTNHH một thành viên đăng ký lại quyền sở hữu tài sản được chuyển đổi từ CTNN tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNĐKKD. III. Thực trạng pháp luật và giải pháp thi hành pháp luật về chuyển đổi CTNN thành CTTNHH một thành viên. 1. Thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về chuyển đổi CTNN thành CTTNHH một thành viên. “Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư đến cuối tháng 6 năm 2005 cả nước có 417 CTTNHH một thành viên với số vốn đăng ký là 5706 tỷ đồng, trong đó có khoảng 250 là từ CTNN chuyển sang hình thức này (có 32 doanh nghiệp thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc TW; 10 doanh nghiệp trực thuộc các Bộ; 13 doanh nghiệp trực thuộc các tổng công ty 91). Kết quả bước đầu cho thấy hoạt động kinh doanh của các công ty sau chuyển đổi đã dần đi vào ổn định và đã có nhiều cải thiện hơn so với những năm trước, đã mở rộng ngành nghề, đầu tư đạt hiệu quả tích cực, mức độ tăng trưởng và lợi nhuận đều cao hơn năm trước. Mặc dù, đã đạt được những kết quả ban đầu nhưng tỏng quá trình thực hiện đã gặp một số vướng mắc. Do sau khi chuyển đổi công ty vẫn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, hoạt động theo LDN, lợi ích không rõ, không hơn gì so với CTNN. Việc thực hiện quyền của Hội đồng quản trị hay Chủ tịch công ty không dễ, tổ chức bộ máy có thể cồng kềnh, trong khi vai trò quản lý của các cơ quan hành chính chưa giảm. Đấy là những lý do các đơn vị địa phương đùn đẩy, né tránh chuyển đổi CTNN sang hình thức CTTNHH một thành viên” (1). Nghị định số 95/2006/NĐ-CP đã tạo cơ sở vững chắc hơn cho quá trình thực hiện hình thức chuyển đổi này. Theo quy định trong LDN 2005 thì việc chuyển đổi CTNN được thực hiện theo lộ trình hàng năm, nhưng chậm nhất trong thời hạn 4 năm kể từ ngày LDN 2005 có hiệu lực, các CTNN thành lập theo LDNNN 2003 phải chuyển đổi (căn cứ tại K1Đ166 LDN 2005). Cũng theo đề xuất của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tại Hội nghị tổ chức, sắp xếp đổi mới DNNN ngày 23/4/2008: “Tiếp tục rà soát chuyển các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chưa cổ phần hóa đến năm 2010 thành CTTNHH một thành viên”. Vì vậy, từ nay đến năm 2010, số các CTNN nếu chưa chuyển đổi thì phải áp dụng duy nhất hình thức chuyển đổi này (sang hình thức CTTNHH một thành viên). Điều đó cho thấy, trong những năm sắp tới có thể nói rằng, hình thức này trở thành giải pháp chủ yếu để tổ chức lại DNNN theo quy định của LDN 2005. 2.Giải pháp thực thi pháp luật về chuyển đổi CTNN thành CTTNHH một thành viên theo LDN 2005. Thực trạng thi hành pháp luật chuyển đổi CTNN thành CTTNHH một thành viên trong thời gian qua chưa đạt kết quả khả quan. Hình thức chuyển đổi này dường như vẫn còn mới mẻ, chưa thu hút được các nhà quản lý cũng như các CTNN vào cuộc. Để khắc phục tình trạng đó, em xin nêu ra một số giải pháp: - Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW phải chủ động rà soát, xây dựng lộ trình và thực hiện chuyển đổi các CTNN thành CTTNHH một thành viên theo hoạt động LDN 2005. Kiên quyết thực hiện chủ trương chuyển đổi các CTNN kết _________________________ (1)Trích: Trường Đại học Luật Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ luật học, Nguyễn Thị Tú Anh, Những giải pháp pháp lý sắp xếp lại CTNN nhằm thực thi LDN 2005, Hà Nội năm 2008, tr47,48. hợp theo các tiêu chí, điều kiện luật định, tránh tình trạng cố trì hoãn hay không chuyển đổi. - Thành lập các công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước thành nhiều chi nhánh trực thuộc tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tại các địa phương nhằm giải quyết hài hòa lợi ích TW và địa phương. Mặt khác, kết hợp với UBND cấp tỉnh để định hướng đầu tư tại địa phương sao cho thuận lợi và hiệu quả. Bởi vì, việc CTNN sau khi chuyển đổi sẽ do tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp (theo quy định tại Nghị định 95/2006/NĐ-CP) làm cho các Bộ cũng như các tỉnh mất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.doc
Tài liệu liên quan