Tiểu luận Chuyển đổi kinh tế ở Nga

MỤC LỤC

I. Bối cảnh kinh tế nước Nga 2

1. Bối cảnh lịch sử của công cuộc chuyển đổi kinh tế 2

2. Đặc điểm kinh tế trước chuyển đổi (xét đặc điểm kinh tế trong giai đoạn 1976-1990) 4

3. Nguyên nhân chuyển đổi 6

II. Quá trình chuyển đổi 7

1. Liệu pháp sốc: 7

2. Nội dung chuyển đổi: 8

3. Kết quả 11

III. Đặc điểm kinh tế nước Nga sau khi chuyển đổi: 17

Giai đoạn từ năm 1991 đến 1995 17

Giai đoạn từ năm 1996 đến nay 18

Bài học rút ra cho Việt Nam: 19

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3828 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chuyển đổi kinh tế ở Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Liên Xô tiếp tục đạt được những thành tựu như: so vói năm 1940, thu nhập quốc dân sản xuất năm 1975 đã tăng lên 11,4 lần; năm 1980 là 14,1 lần; năm 1985 tăng lên 16,8 lần. Nhưng vào cuối những năm 70, đầu những năm 80, nền kinh tế quốc dân Liên Xô bắt đầu tăng thêm những khó khăn, nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống rõ rệt. Ví dụ, nhịp độ tăng thu nhập quốc dân: Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1966-1970): 7,8% Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 9 (1971-1975): 5,7% Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (1976-1980): 4,3% Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (1981-1985): 3,5% Trong kế những năm 1986-1989: 3,2% Đồng thời, những khó khăn, căng thẳng về tài chính cũng tăng lên. Có hiện tượng bị tụt lùi rõ rệt trên các chỉ tiêu kinh tế; khoảng cách giữa Liên xô và các nước phát triển nhất về năng suất, chất lượng, hiệu quả, về khoa học – kỹ thuật bắt đầu tăng lên, không có lợi cho Liên Xô. Chương trình xã hội đã vạch ra trong những năm đó cũng hoàn toàn không thực hiện được. Phần lớn các loại sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp được sản xuất trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đã không đạt được mục tiêu do Đại hội lần thứ XXVI của Đảng cộng sản Liên Xô đã vạch ra; đã có tình trạng lạc hậu nghiêm trọng trong công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp dầu mỏ và hóa chất, xây dựng cơ bản; đã không thực hiện những nhiệm vụ về các chỉ tiêu chủ yếu của việc tăng hiệu quả và nâng cao mức sống của nhân dân. Những điều đó thể hiện rõ sự trì trệ của nền kinh tế và tình trạng tiền khủng hoảng kinh tế - xã hội của Liên Xô (đến giai đoạn thì bị khủng hoảng nghiêm trọng). Sự suy giảm của nền kinh tế Liên Xô là động lực dẫn đến cải tổ. Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô họp vào tháng 4-1985 đã đề ra chủ trương cải tổ căn bản nền kinh tế quốc dân Liên Xô, nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng. Công cuộc cải tổ tiến hành trong hoàn cảnh chưa có một mô hình XHCN hiện thực được vạch ra rõ rệt, nên cải tổ kinh tế cũng đồng nghĩa với cuộc cách mạng, thử nghiệm sai lầm để tìm phương hướng đổi mới mô hình CNXH. Nhưng trong thời kỳ cải tổ, mặc dù đã tiến hành nhiều biện pháp, nền kinh tế Liên Xô tiếp tục bị khủng hoảng và sa sút: Tốc đọ tăng thu nhập quốc dân sản xuất từ năm 1986 đến năm 1989 chỉ đạt 3,2% so với 3,5% thời kỳ 5 năm trước. Theo đánh giá của Ủy nam kinh tế Liên Hợp Quốc năm 1989 là năm xấu nhất của kinh tế Liên Xô: nhịp độ tăng thu nhập quốc dân chỉ tăng khoảng 1,5%, năng suất lao động xã hội giảm 2,5%, xây dựng cơ bản suy thoái, công nghiệp trì trệ, lần đầu tiên sau 14 năm thâm hụt mậu dịch của Liên Xô lên tới 5 tỷ USD do giảm xuất khẩu dầu mỏ và tăng nhập khẩu ngũ cốc, nợ trong nước lên tới 400 tỷ rúp và nợ nước ngoài lên tới 56 tỷ USD, thâm hụt ngân sách lên tới 120 tỷ rúp, bằng ¼ mức chi hằng năm của ngân sách giá trị tổng sản lượng của Liên Xô lúc đó đã tụt xuống thứ 7 trên thế giới. Năm 1990 tình hình kinh tế Liên Xô tiếp tục xấu đi: So với năm trước, tổng sản phẩm xã hội giảm 2%, thu nhập quốc dân giảm 4%, năng suất lao động giảm 3%, chu chuyển ngoại thương giảm 6,9%, lưu thông tiền tệ rối loạn, lạm phát hoành hành tăng ở mức 19%; nợ trong nướ lên tới 550 tỷ rúp, thị trường hàng tiêu dùng cực kỳ khan hiếm và luôn luôn mất ổn định. Như vậy, sau hơn 6 năm cải tổ tình hình kinh tế chính trị xã hội ở Liên Xô không nghững không được cải thiện mà còn sa vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Cuộc đấu tranh phe phái, tranh giành quyền lực đã đẩy xã hội vào những cơn lốc chính trị căng thẳng, Cải tổ không giữu vững được định hướng XHCN, đã đưa một siêu cường vào bậc nhất thế giới đến tan rã từ ngày 19/8/1991. Sau sự kiện ngày 19/8/1991, Liên Xô tan rã, các nước cộng hoà thuộc Liên Xô tách ra thành các quốc gia độc lập, sau đó hình thành tổ chức Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), các nước đều tiến hành chuyển đổi mô hình kinh tế. Liên Xô tan rã tách thành 15 nước, trong đó có Liên bang Nga. Và Liên bang Nga được luật pháp quốc tế công nhận là nhà nước kế tục của Liên xô cũ. 3. Nguyên nhân chuyển đổi Sự sụp đổ của mô hình kinh tế – xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là do những nguyên nhân cơ bản sau: - Nguyên nhân sâu xa: Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã giúp cho Liên Xô đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là thời gian đầu và những năm chiến tranh, nhưng mô hình ấy dần dần bộc lộ một số khuyết, nhược điểm: nó không có cơ cấu và cơ chế tự điều chỉnh để phát triển thích ứng với những đòi hỏi của cuộc sống thực tế. Do đó, không tạo ra động lực bên trong của sự phát triển. - Nguyên nhân trực tiếp: Công cuộc cải tổ không có sự chuẩn bị kỹ, phạm sai lầm về quan điểm đường lối, bước đi và giải pháp thực hiện. Tiến trình cải tổ chỉ thiên về chính trị trước mà không làm biến chuyển về kinh tế; làm cải tổ ở bên trên mà không làm chuyển ở bên dưới… - Nguyên nhân khác từ phía chủ nghĩa đế quốc và phản động quốc tế, cùng với các lực lượng xã hội dân chủ tăng cường hoạt động cho các lực lượng chống đối… II. Quá trình chuyển đổi 1. Liệu pháp sốc: 1.1. Sơ lược chung về liệu pháp sốc. Liệu pháp sốc là phương pháp chuyển đổi mà thời gian cho quá trình chuyển đổi sẽ ngắn hơn và khả dĩ hơn về mặt chính trị so với cách thức chyển đổi từng bước. Với phương pháp này nó khẳng định được rõ ràng ngay từ đầu mục tiêu của chuyển đổi kinh tế: định hướng kinh tế thị trường và đạt được sự tin cậy trong xã hội; tranh thủ được sự nhất quán của công chúng không thể chấp nhận được cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây và nhanh chóng muốn thay đổi nó. Cách thức liệu pháp sốc này còn có dụng ý chủ quan chính trị, ác cảm với tư tưởng kế hoạch hóa tập trung. Nhất là ở châu Âu, ngay từ sau Đệ Nhị quốc tế đã có sự nỗ lực tìm kiếm “ con đường thứ ba ” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Thực tế này đã làm cho các nhà cải cải cách theo liệu pháp sốc cho rằng chỉ có cải cách, tiến lên với tốc độ tối đa thì mới là giải pháp tốt nhất, nếu không muốn nói là duy nhất. Bên cạnh đó thì liệu pháp sốc cũng tồn tại những mặt hạn chế của nó đó là nó sẽ gây ra những đảo lộn xã hội và những tổn thất to lớn chưa lường hết được. Một khi nhà nước và chính phủ tỏ ra yếu ớt và không đủ sức kiểm soát được quá trình chuyển đổi thì nguy cơ bất ổn chính trị, xã hội sẽ xảy ra, từ đó có thể gây mất niềm tin của dân chúng đối với cải cách. 1.2. Đặc trưng của phương pháp cải cách theo liệu pháp sốc. Về cơ bản, chuyển đổi kinh tế theo liệu pháp sốc được triển khai theo một chương trình đã được vạch sẵn, bao gồm nội dung các biện pháp cải cách, thời hạn, cách tổ chức thực hiện. Đặc biệt thời hạn và tiến độ của các biện pháp được đề ra rất chặt chẽ và trong thời gian ngắn được mở đầu và kết thúc vào một thời điểm cụ thể. Do vậy có thể nói, cải cách theo liệu pháp sốc là một chương trình chủ động của chính phủ, của giới lãnh đạo. Trước hết quá trình tự do hóa được tiến hành ngay lập tức và nhanh chóng bao gồm những vấn đề sau: - Đồng tiền được được phá giá mạnh và được tăng khả năng chuyển đổi. - Thắt chặt chính sách tài chính và tiền tệ. - Hợp pháp hóa trao đổi ngoại tệ chợ đen, cũng như tự do hóa hệ thống thương mại cả trong và ngoài nước. - Tự do hóa giá cả. - Bãi bỏ các quy định đối với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, đồng thời ban hành luật tư nhân hóa. - Mở cửa nền kinh tế. 2. Nội dung chuyển đổi: 2.1. Quá trình tư nhân hóa: Chương trình tư nhân hóa hàng loạt của Nga đòi hỏi phải tư nhân hóa được 5.000 xí nghiệp nhá nước lớn và giành quyền tham gia chương trình cho 16 đến 20 nghìn xí nghiệp trung bình. Con số này thấp hơn nhiều so với thực tế. Kế hoạch tư nhân hóa của Nga được thực hiện từ “ dưới lên”. Vai trò tư nhân hóa của Nhà nước bị giới hạn ở việc cung cấp cho các xí nghiệp một số quan điểm và một số văn kiện tư nhân hóa chung đồng thời xem xét phê chuẩn các chương trình tư nhân hóa của cấp dưới đưa lên. Các hãng và công nhân Nga được tự do gây dựng các quỹ bằng giấy chứng nhận để có thể tích lũy và tham gia đấu thầu các xí nghiệp trên cơ sở tuân theo các tiêu chuẩn tối thiểu. Trên cơ sở các đạo luật được Nghị Viện thông qua vào năm 1991 – 1992, tài sản nhà nước được phân thành tài sản liên bang, khu vực hoặc tỉnh thành và giao trách nhiệm phụ trách tư nhân hóa ở mức thích hợp cho các Ủy ban Tài sản và Quỹ tài sản. Các xí nghiệp cũng được phân thành lớn nhỏ phù hợp với mục đích và yêu cầu của chương trình tư nhân hóa nhà nước. Để các xí nghiệp nhà nước trở thành các công ty cổ phần có tư cách pháp nhân họ đã tiến hành cổ phần hóa. Quá trình này do Ủy ban tư nhân đảm nhiệm. Quyền lực đối với quá trình tư nhân hóa trong tay những người bên trong Ủy ban này hoàn toàn do tổng giám đốc quyết định, gồm từ 3 đến 5 người trong đó có một công nhân. Bên cạnh đó, cá nhà quản lý có sự khích lệ lớn để đánh giá thấp giá trị tài sản xí nghiệp, vì nguồn định giá này được lấy làm vốn sáng lập của công ty đã tư nhân hóa và do đó là cơ sở để cho các nhà quản lý và công nhân đấu giá các cổ phần trong việc “mua khép kín”. Do việc định giá tài sản xí nghiệp dựa trên sổ sách chứ không dựa trên cơ sở thị trường với tỉ lệ lạm phát 1000% vào năm 1992 nên quá trình tư nhân hóa ở Nga đã trở thành sự chuyển giao tài sản khổng lồ từ nhà nước sang tay những người nội bộ xí nghiệp. Qui mô chuyển giao cổ phần không có lãi cố định ở Nga được thực hiện thông qua việc đăng ký mua khép kín, bí mật là rất lớn. Các nhà quản lý và công nhân trong xí nghiệp được hưởng những ưu đãi rộng rãi hơn nhiều so với bất vứ chương trình tư nhân hóa nào trên thế giới. Nga tiến hành cấp giấy phát chứng nhận tư nhân hóa. Các giấy này là chứng từ của những người có giấy, dùng để mua các cổ phần của xí nhiệp mà họ làm việc hoặc mua các cổ phần tạo các cuộc bán đấu giá của bất vứ xí nghiệp nào ở Liên Bang Nga. Giấy này còn được đem ra trao đổi tại các cuộc đấu thầu thương mại hoặc đầu tư, được đổi lấy cổ phần của một quỹ đầu tư giấy chứng nhận, được bán lấy tiền mặt hoặc trả cho việc mua bán nhà cửa và các tài sản nhỏ. Mọi công dân Nga đều được nhận một giấy chứng nhận trị giá 10.000 rúp và phải nộp lệ phí 25 rúp. Giấy chứng nhận tư nhân hóa do Liên Bang Nga phát hành và chỉ có giấy chứng nhận của Liên Bang cấp phát mới được các cơ quan tư nhân hóa chấp nhận. Do giá giấy chứng nhận của Nga quá rẻ ( 5 sent) so với giá giấy chứng nhận ở một số nước khác nên việc cấp phát được tiến hành rất nhanh và số người có giấy này rất cao. Sau đợt một đã có 95% số dân Nga nhận được các giấy chứng nhận. Sau khi bán khép kín cổ phần của xí nghiệp Ủy ban tư nhân hóa tổ chức bán công khai số cổ phần không có lãi cố định còn lại. Xí nghiệp có thể lựa chọn một trong ba phương án: bán đấu giá giấy chứng nhận, bán đấu giá giấy chứng nhận kèm theo thương mại và bán đấu giá giấy chứng nhận kèm theo thầu đầu tư. Mỗi giải pháp đều có thể bán cổ phần lấy tiền mặt. Các cuộc đấu thầu thương mại và đầu tư hiếm khi xảy ra, mặc dù đã có sắc lệnh nhằm đơn giản hóa các thủ tục cần thiết đối với việc đấu thầu thương mại và đầu tư vào tháng 7 – 1994. Các quỹ đầu tư ở Nga đều do tư nhân bảo trợ hoàn toàn, nhà nước chỉ đưa ra những quy định pháp luật và khuôn khổ điều chỉnh thận trọng các quỹ. Theo các sắc lệnh của Tổng thống công bố tháng 10 năm 1992 và luật công ty đầu tư năm 1993 đã cho phép lập quỹ đầu tư giấy chứng nhận tư nhân hóa do UBQLTSNN cấp phép và điều chỉnh và quỹ đầu tư không phải giấy chứng nhận do Bộ Tài chính quản lý. Mặc dù việc thành lập các quỹ giấy chứng nhận là rất muộn so với thời điểm cấp phát giấy chứng nhận nhưng số quỹ tăng rất nhanh. Tới tháng 5 năm 1994 đã có 624 quỹ đầu tư được cấp giấy phép với 550 nhà quản lý quỹ đầu tư kiểm soát 45 triệu giấy chứng nhận – 30% tổng số giấy chứng nhận đã phát hành. Quỹ lớn nhất có tới 2 triệu đồng và 4 triệu giấy chứng nhận. Pháp luật xem xác quỹ giấy chứng nhận có vai trò như các chủ đầu tư gián tiếp thụ động, giống các quỹ hỗ trợ ở phương Tây. 3. Kết quả Nhìn chung, quá trình tư nhân hóa ở Nga đổi với các xí nghiệp qui mô lớn và nhỏ đều có những bước tiến triển nhất định. Cho đến tháng 3 nă 1994, ngoài những xí nghiệp cỡ lớn trên 8.700 xí nghiệp vừa đã được tư nhânhoas thông qua chương trình tư nhân hóa quy mô lớn. Đây chính là dấu hiệu cho thấy rõ người bên ngoài không thể năm quyền kiểm soát được. Vào tháng 3 năm 1994, có chừng 9.500 xí nghiệp ở 81 khu vực chiếm 10,8 triệu công nhân đã bán các cổ phần thông qua việc bán đầu giá giấy chứng nhận. Đến tháng 4 năm 1994 đã có 80 triệu giấy chứng nhận đã được sử dụng trong những cuộc bầu bán khép kín và bán đấu giá công khai, 5- 10 triệu sử dụng trong các đợt tư nhân hóa nhỏ, các hợp đồng cho thuê, xây dụng nhà cửa và 45 triệu giấy được thu góp trong các quỹ giấy chứng nhận. Qua tính toán dựa trên các cuộc bán đấu giá giấy chứng nhận và giá cả thị trường của giấy chứng nhận cho thấy các tài sản nhà nước đều được định giá quá thấp. Về tư nhân hóa các xí nghiệp quy mô nhỏ cũng đạt được một số kết quả. Việc kiểm soát chương trình này tập trung vào các nhà chức trách thành phố, thị xã. Về cơ bản tất cả mạng lưosi bán buôn và bán lẻ trong việc tiêu thụ các hành công nghiệp, các cơ sở cung cấp lương thực thực phẩm, các dịch vụ tiêu dùng và các xí nghiệp nhỏ thuộc vào loại tư nhân hóa bắt buộc. Đến tháng 4 năm 1994 có 6.700 xí nghiệp nhỏ được bán trên khắp nước Nga. Mặc dù tư nhân hóa quy mô nhỏ chưa thúc đẩy được sự tăng trưởng của khu vực nhưng nước Nga đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này. Về vấn đề sở hữu cổ phần các xí nghiệp, trung bình 70% cổ phần không có lãi cố định của một xí nghiệp đã tư nhân hóa rơi vào tay những người bên trong, trong đó 17% sẽ do giới quản lý sở hữu. Trong 30% còn lại thì 16% do các quỹ tài sản nắm giữ. 2.1. Quá trình tự do hóa: Cuộc cải tổ Gaidar – Yeltsin: Trong chương trình bình ổn 2/1/1992 và giác thư chính sách kinh tế 2/1992 được chuẩn bị để cho IMF thông qua và được thực sự cho phép vào tháng 4/1992 bao gồm: Tự do hóa giá cả như trong chương trình bình ổn 2/8/1992 (90% giá cả đối với người tiêu dùng và 80% đối với người sản xuất). Giá cả các mặt hàng thực phẩm cơ bản, thuốc, giá thuê vẫn bị kiểm soát đối với người tiêu dùng và kiểm soát giá năng lượng cho người sản xuất. Tự do hóa nội thương. Thông báo chính sách tiền tệ nghiêm ngặt dựa trên tỉ lệ lãi suất cao. Cắt giảm chi tiêu ngân sách (bảo vệ chi tiêu, trợ cấp) Lương tối thiểu và điều tiết lương hưu, không có chính sách thu nhập. Lần đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng VAT ở tỉ lệ 28% sau đó hạ xuống 15% Bắt đầu chương trình tư nhân hóa (Nghị định 29/12/1991): Áp dụng duy nhất một tỷ giá hối đoái cho đồng rúp vào tháng 4/1992 Tự do hóa ngoại thương ngoại trừ hãng vận tải năng lượng, điều tiết xuất khẩu bằng hạn ngạch. Nguyên tắc quan hệ kinh tế tự do hóa và đóng giữ Nga và các nước Cộng hòa trước đây của Liên bang Nga. Quá trình thực hiện năm 1992/1993: Việc thực thi được tiến hành lần đầu bởi chính phủ của Gaidar (Gaidar được bổ nhiệm làm thủ tướng tháng 6/1992) tiếp sau đó là Chính phủ của Chernomyrdin được các nhà công nghiệp chủ nghĩa ủng hộ kể từ tháng 12/1992. Phản đối chính trị đối với việc tự do hóa hoàn toàn giá cả và áp lực của xã hội đối với việc tăng lương (kể cả tiền lương tối thiếu). Hoàn thiện tự do hóa thương mại quy mô nhỏ (chợ trời) mặc dàu có nhiều găng-tơ và tội phạm phá hoại; thương mại bán lẻ và bán buôn quy mô lớn vẫn độc quyền. Thả lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương từ giữa năm 1992, tỷ lệ lãi suất âm kể từ cuối 1993. Không đạt được các mục tiêu ngân sách, thâm hụt tăng từ 1,5% GDP trong quý đầu lên đến hơn 20% vào cuối năm 1992, trốn thuế nhiều. Áp dụng một tỷ lệ thống nhất vào tháng 6/1992 nhưng các doanh nghiệp vẫn phải chịu một phần tiền kiếm được ở một tỷ lệ đặc biệt bất lợi hơn, tỷ giá hối đoái duy nhất đang thả nổi và hạ giá rất nhiều (lượng trung bình hàng tháng tính bằng đồng đô la Mỹ là 8,9 năm 1992). Hạn chế tự do hóa thương mại, hệ thống bằng cấp nhiệm ý vẫn tồn tại. Tiến hành tư hữu hóa các doanh nghiệp nhỏ ở tốc độ nhanh; tư hữu hóa ở quy mô lớn bắt đầu tháng 10/1992 với kế hoạch dùng phiếu. Tư hữu hóa đất đai dừng lại do thiếu luật sở hữu đất đai tư nhân (luật này chỉ được chấp nhận vào tháng 10/1992). Phân rã tiền tệ trong khu vực CIS (cộng đồng các quốc gia độc lập) và ngắt dòng thương mại. Những nỗ lực cải tổ mới và sự vá víu của các chương trình (từ cuối năm 1993 đến 1994): 12/1993: Gaidar bị đánh bại tuy nhiên các chính sách tiền tệ và ngân sách vẫn tiếp tục được thực hiện. Chính sách tiền tệ bị cường điệu quá, tỷ lệ lãi suất thực tế lên đến 8% mỗi tháng vào 4/1994. Chính sách tiền tệ không đạt được mục tiêu, tỷ số thâm hụt/GDP vượt quá 10% trong quý I. 7/1994: giai đoạn tư hữu hóa (dựa trên cơ sở tiền mặt) thứ 2 bắt đầu. Nỗ lực tái gia nhập CIS. 10/1994: đồng rúp mất giá 27% so với đồng đô la. Tiến bộ trong chuyển đổi chậm và không đều (1995-1998): Hai chương trình cải tổ, tái cơ cấu và tăng trưởng kinh tế khẳng định những xu hướng cũ 1995-1997 và 1997-2000. Lạm phát hạ xuống 11%, tỷ số thâm hụt ngân sách/GDP vẫn ở mức cao 8% năm 1997. Giảm sản lượng đứng lại vào năm 1997 với mức tăng trưởng GDP là 0,4%. Chuyển đổi cơ cấu chậm, sự độc quyền của Chính phủ làm hỏng quá tình tư hữu hóa quy mô lớn bởi các vụ bê bối và sự bất lực không kiểm soát nổi; đình công tái diễn phản ứng việc không trả lương; luật về thuế chưa được thông qua hồi đầu 1998. 2/3/1998: nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính, bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ lãi suất và chính sách tiền tệ chặt chẽ. 17/8/1998, đồng rúp bị phá giá 34%, giảm từ 6,3 rúp xuống còn 9,5 rúp/1 đôla. Tái cơ cấu nợ trong nước được công bố và một phần nợ nước ngoài bị đóng băng trong 90 ngày. Trong những ngày sau, tiền tệ giảm tới 14 rúp/1 đôla và chỉ số giao dịch chứng khoán giảm 25%. Ngân hàng trung ương Nga thôi găm giữ tỷ giá hối đoái của đồng rúp trong giới hạn hành lang tiền tệ. Các chính sách cụ thể: Chính sách tài chính: Đã quy định một hệ thống chính sách tài chính thống nhất, thi hành một sách liên bang khắc khổ, giảm chi tối đa cho các mục đích trợ giá và quốc phòng. Ngân sách các nước cộng hòa có trách nhiệm tự tài trợ và đóng góp cổ phần để trả nợ nước ngoài của Nhà nước liên bang. Chính sách đầu tư: Thay thế trình tự tài trợ không hoàn lại từ ngân sách trung ương trước đây bằng việc cấp tín dụng của các ngân hàng kinh doanh. Ban hành luật về hoạt động chứng khoán, đào tạo đội ngũ nhân viên giao dịch chứng khoán, tạo môi trường hoạt động tự do cho các thị trường vốn, lao động và tiền tệ. Chính sách sở hữu: Xóa bỏ chế độ độc quyền Nhà nước hơn 70 năm qua bằng một đạo luật phi quốc hữu hóa để mở rộng quá trình tư nhân hóa, hoàn thiện các đảm bảo hợp pháp cho các quyền cạnh tranh và sở hữu tài sản. Vào cuối năm 1991 đã ban hành sắc lệnh về tư nhân hóa công nghiệp và dịch vụ. Sự chuyển đổi sang tư nhân hóa ở giai đoạn đầu là rất chậm chạp và không đều. Tháng 10/1992, Chính phủ Nga bắt đầu ban hành các cổ phiếu và quá trình tư nhân hóa đã tăng lên nhanh chóng qua các năm 1993 và 1994. Chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự đa dạng và bình đẳng về các hình thức sở hữu Nhà nước, tập thể, tư nhân, cổ phần, hợp tác xã. Chính sách ruộng đất: Ủng hộ và đảm bảo bằng pháp luật sự chuyển hóa đất đai cho tất cả những ai mong muốn và có khả năng lao động sản xuất trên mảnh đất đó theo chế độ cho thuê và có quyền chuyển cho người thừa kế. Nhà nước có nhiệm vụ bảo đảm về mặt xã hội cho nông dân. Khâu đột phá trong nông nghiệp là kích thích người sản xuất đổi mới kỹ thuật canh tác, tạo ra năng suất và sản lượng cao, khuyến khích thành lập các xí nghiệp liên doanh trong nông nghiệp được đầu tư kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại của nước ngoài. Chính sách giá cả: Hủy bỏ độc quyền định giá của Nhà nước. Tự do hóa giá cả để phản ánh các chi phí sản xuất thực sự và thất rõ những mặt hàng bị khủng hoảng. Không khống chế tiền lương để gắn thu nhập với năng suất lao động, gắn giá cả trong nước với giá cả thế giới để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất của xã hội. Trong quá trình chuyển nhanh sang cơ chế thị trường, tự do hóa giá cả là một chính sách quan trọng nhất, được coi là “liệu pháp sốc”. Từ tháng 1/1992, giá cả đã được thả nổi, trừ một số lĩnh vực như năng lượng. Chính sách đầu tư nước ngoài: Cho phép các công ty nước ngoài đầu tư 100% vốn vào các ngành công nghiệp, trước hết vào các xí nghiệp quốc doanh đã được tư nhân hóa. Ngày 5/7/1991, Xô Viết tối cao thông qua luật đầu tư mới, trong đó ngành cho nhà đầu tư nước ngoài có quyền hạn như các xí nghiệp trong nước. Ngoài quyền được tham gia vốn 100%, người đầu tư nước ngoài còn không phải đóng thuế hả quan khi nhập và xuất khẩu thiết bị và sản phẩm của mình, thành lập các khu chế xuất được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng để tạo sức hấp dẫn lớn cho nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách cơ cấu ngành kinh tế: Thu hẹp các ngành sản xuất không hiệu quả và hiệu quả thấp. Chuyển mạnh khu vực sản xuất quân sự sang phục vụ các mục đích dân sự, chuyển 60% công suất các xí nghiệp quốc doanh sang sản xuất hàng hóa tiêu dùng. Tăng nhịp độ phát triển các ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất vật phẩm tiêu dùng gấp 8-10 lần các ngành công nghiệp nặng III. Đặc điểm kinh tế nước Nga sau khi chuyển đổi: Giai đoạn từ năm 1991 đến 1995 Nền kinh tế Nga bị suy thoái nặng nề, tốc độ tăng GDP năm 1991 là -11,8%, năm 1992 là -17,8%, năm 1993 là -13,1%, năm 1994 là -15%, năm 1995 là -4%, thâm hụt ngân sách thường ở mức 7 - 8% GDP. Nga đã trở thành con nợ lớn ngang hàng với các nước châu Phi bị nội chiến tàn phá: trong đó nợ nước ngoài 143,9 tỷ ÚD, nợ trong nước 15 tỷ USD. Lạm phát thường ở mức 3 con số: năm 1991 là 143,9%, năm 1992 là 153,3%, năm 1993 là 896%, năm 1994 là 302%, năm 1995 là 190%. Nói chung nền kinh tế Nga trong thời gian này là một màu xám và cái giá phải trả cho việc chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường ở mức này là quá đắt. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng đó là do việc áp dụng rời rạc, thiếu đồng bộ các yếu tố cơ chế thị trường, sự rối loạn các chức năng điều tiết và kiểm soát nền kinh tế của các cơ quan Nhà nước.... Đồng thời, phải kể đến một nguyên nhân khách quan là do sự đứt đoạn đột ngột những quan hệ hợp tác sản xuất với các nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô ( cũ ) và sự sụp đổ của khối SEV. Có nhiều nhà nghiên cứu đánh giá những nguyên nhân khách quan này quy định tới 1/3 mức suy giảm sản xuất chung của nước Nga. Trong những năm 1992 và 1993 khối lượng sản xuất của Nga đã giảm đi hơn 50%. Các nước Mỹ và Tây Âu hứa hẹn nhiều nhưng thực hiện ít: Nga được hứa hẹn viện trợ 43 tỷ USD nhưng chỉ nhận được 5 tỷ USD. Giai đoạn từ năm 1996 đến nay Nước Nga mới bắt đầu kìm giữ được tốc độ tụt dốc của nền kinh tế và tình hình kinh tế đã sáng sủa hơn: GDP có chiều hướng tăng lên: năm 1996 là -1%, năm 1997 là 0.8%, năm 1998: -5,5% (vì có sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á). Từ năm 1999 đến nay kinh tế Nga bước vào giai đoạn phục hồi, GDP tăng trưởng liên tục, năm 1999 là 2.0%, năm 2000 là 4%, năm 2003 là 6.6%, năm 2004 là 7.5%. Ngân sách liên bang Nga có sự tiến bộ rõ rệt, sua nhiều năm là điểm yếu nhất trong chính sách kinh tế nước này, thâm hụt ngân sách đã giảm xuống còn 4% ( năm 1996 ), năm 1999 đã đạt được thặng dư 2%. Lạm phát tiếp tục giảm từ 190% năm (1995), xuống 12,5% (năm 1998). Khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga năm 1997 cũng tăng chưa từng có, đạt 6,7 tỷ USD, gấp 3,3 lần năm 1996. Điều đó chứng tỏ môi trường đầu tư ở Nga bắt đầu có những cải thiện và gây được lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là một nhân tố góp phần tạo ra sự ổn định và khởi sắc cho nền kinh tế Nga. Quá trình xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, chúng ta thấy rõ một đặc điểm nổi bật là: phát triển rất nhanh chóng. Trong 20 năm (1917-1937), Liên Xô đã phát triển kinh tế rất nhanh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội: từ một nước đứng thứ 5 trên thế giới đã vươn lên vị trí thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu về sản xuất công nghiệp. Liên Xô trở thành nước có nền kinh tế phát triển, quốc phòng hùng mạnh. Trong thời kỳ 1956-1975, Liên Xô tiếp tục đạt được một số thành tựu đáng kể, Liên Xô đứng đầu thế giới về sản xuất gang, thép, dầu mỡ, than, quặng sắt, xi măng và một số sản phẩm khác. Thu nhập và đời sống vật chất tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình đó, những mâu thuẫn đã nảy sinh ngay từ giai đoạn đầu tiếp tục gia tăng. Từ cuối những năm 70 trở đi, nền kinh tế Liên Xô đã ngày càng khó khăn, trì trệ. Do đó, năm 1985, Liên Xô phải tiến hành côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuyển đổi kinh tế ở Nga.doc
Tài liệu liên quan