Tiểu luận Chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Trong hơn hai thập kỷ qua, công nghệ sinh học đã có những bước tiến nhảy vọt góp phần mang lại những thành tựu to lớn cho loài người. Nhờ công nghệ sinh học hiện đại, các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng được tạo ra với những đặc tính ưu việt đã từng bước khẳng định vị trí trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm và y tế.

Công nghệ sinh học (CNSH) có 3 cấp độ khác nhau: CNSH truyền thống như các hoạt động chế biến thực phẩm (rượu, giấm , sữa chua, dưa chua, cà muối, pho-mát, tương, nước mắm, men bánh mì.), ủ phân, phơi ải đất, diệt khuẩn và ức chế vi sinh vật có hại. CNSH cận đại với việc sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm của công nghệ lên men, công nghệ vi sinh vật (cồn, bia, dung môi hữu cơ, bột ngọt và các acid amin khác, acid citric và các acid hữu cơ khác, chất kháng sinh, nhiều vitamin, các loạin vaccin, kháng độc tố, các kit chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học.). CNSH hiện đai chỉ mới xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. CNSH hiện đại sử dụng các kỹ thuật trao đổi, sửa chữa, tổ hợp hoặc cải tạo vật chất di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những loại vi sinh vật mới hoặc bắt các sinh vật này tạo ra các protein hay các sản phẩm khác mà vốn dĩ chúng ta không tạo ra được.

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2756 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao tiến bộ kỹ thuật; tăng cường quản lý nhà nước về sản xuất lúa. Trước hết cần ứng dụng có hiệu quả công nghệ cây, con lai; đây là hướng quan trọng để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trước, trong và sau sản xuất theo hướng đồng bộ, khép kín, giảm đầu tư chi phí, nâng cao hiệu quả của sản xuất. Gắn chặt hơn nữa sản xuất với thị trường. Xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa. Nghiên cứu quy trình quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên nước, đất và hệ thống các công trình giúp trong việc trồng trọt lúa Tất cả các hướng nghiên cứu, ứng dụng trên phải gắn chặt với xây dựng các mô hình trình diễn, các ruộng thí nghiệm và mở các lớp tập huấn, khuyến nông để hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nông dân; gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng. * Trồng cây ăn quả 1/Thực trạng về cây ăn quả hiện nay ở Việt Nam: Tính đến nay, diện tích trồng cây ăn quả (CAQ) ở cả nước đã lên tới 755 ngàn ha, trong đó ĐBSCL hiện có 325 ngàn, tăng hơn gần 100 ngàn so với năm 2000. Năm 2004, diện tích cây ăn quả đạt trên 550 ngàn ha. Trong đó, Đồng Bằng sông Cửu long (ĐBSCL) là vùng cây ăn quả quan trọng nhất của Việt Nam chiếm trên 30% diện tích cây ăn quả của cả nước. Dưới đây là 1 sơ đồ thể hiện sự phát triển diện tích cây ăn quả ở nước ta từ năm 1999-2005: Sở dĩ diện tích đất trồng cây ăn quả tăng nhiều như vậy là vì nay người trồng đã chú trọng hơn đến hiệu quả kinh tế ben cạnh những tác dụng của CAQ là làm cây bóng mát, cây chắn gió như trước đây. Ðơn cử như cây bơ, từ khi được chọn để phát triển thành cây hàng hóa thì nhiều người đã bắt đầu tìm chọn giống bơ tốt để trồng với quy mô lớn. Nhờ có nhu cầu ngày càng tăng này nên diện tích cây ăn quả trong thời gian qua tăng mạnh. Trong các loại cây ăn quả, một số cây nhiệt đới đặc trưng như vải, nhãn, và chôm chôm tăng diện tích lớn nhất vì ngoài thị trường trong nước còn xuất khẩu tươi và khô sang Trung Quốc. Năm 1993, diện tích của các loại cây này chưa thể hiện trong số liệu thống kê. Từ năm 1994, diện tích trồng 3 loại cây này tăng gấp 4 lần, với mức tăng trường bình quân 37%/năm, chiếm 26% diện tích cây ăn quả cả nước. Diện tích cây có múi và xoài cũng tăng mạnh bình quân 18% và 11%/năm. Chuối tuy là cây trồng quan trọng chiếm 19% diện tích cây ăn quả cả nước nhưng chưa trở thành sản phẩm hàng hoá qui mô lớn. Diện tích dứa giảm trong thập niên 1990, nhất là từ khi Việt Nam mất thị trường xuất khẩu Liên Xô và Đông Âu. Tiền Giang là tỉnh phát triển diện tích trồng CAQ nhanh nhất và rộng nhất nước ta: năm 1990 có 24.500 ha, thì đến 2006 có gần 67.000 ha. Một cơ cấu giống CAQ hợp với từng loại đất đã được người làm vườn thực hiện và luôn hoàn thiện. Chủng loại CAQ ở mỗi vùng không chỉ phụ thuộc vào vùng đất ngọt, vùng đệm, lợ, mặn, phèn, mà còn phụ thuộc vào ý người trồng cây muốn có lời cao hơn. Số loài CAQ vùng ngọt nhiều nhất: 15 loài chính chiếm trên 50% diện tích CAQ của cả tỉnh, trong đó có sầu riêng, vú sữa, xoài, cam, quýt, nhãn, sapô, ổi, chôm chôm, bưởi. Vùng đệm và vùng mặn có 12 loài, vùng mặn có 10 loài và vùng phèn chỉ có 6. Phần lớn các loài CAQ ở vùng ngọt cho năng suất cao nhất, như cam đạt 12-13 tấn , thì ở vùng đệm còn 5 tấn, vùng mặn còn 1 tấn, tất nhiên có thể tăng đầu tư để đạt cao hơn, nhưng lời ít hoặc lỗ vốn. Dừa tập trung ở vùng lợ, có trên 5.000 ha, chiếm 70% diện tích dừa cả tỉnh, và có năng suất (8-9 tấn/ha) vượt trội so với các vùng khác; vùng ngọt đứng thứ nhì cũng chỉ đạt 7,5 t. Sản xuất dứa (khóm, thơm) hàng hóa tập trung tới 100% diện tích (#5.000 ha) ở vùng phèn. Vùng phèn thường giàu mùn giàu đạm này còn làm cho chuối đạt năng suất cao nhất tỉnh, khoảng 13 – 14 t/ha, trong khi vùng ngọt chưa đầy 10 tấn. Mỗi địa phương, mỗi vùng lại có tính đặc thù trong sản xuất CAQ về giống cũng như về tập quán và về điều kiện tự nhiên. Đến nay, chưa thấy giống CAQ nhập nào vượt trội hơn giống bản địa về chất lượng ngon lành. Tuy nhiên, ta kém về lợi thế cạnh tranh hàng hóa, như độ an toàn thực phẩm, không đáp ứng kịp thời thị trường về số lượng, chất lượng cao và độ đồng đều, cũng như bao bì đóng gói, thời gian giao hàng theo hợp đồng, và giá bán lại cao do giá thành cao. Các nhà khoa học cùng địa phương hàng thập kỷ đến nay kiên trì đề xuất và chỉ đao thực hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng vùng sản xuất trái cây hàng hóa chưa đủ rộng, tổ chức hợp tác sản xuất kinh doanh yếu, thiếu giống tốt, áp dụng kỹ thuật tùy tiện, yếu kém trong khâu chế biến, bảo quản, chưa đạt nhiều tiêu chuẩn hàng hóa trên “sân chơi” WTO.. Hiệu quả chỉ đạo hầu như chỉ thể hiện trong quá trình tăng diện tích sản xuất như trên, chưa tăng được lợi thế cạnh tranh về chất lượng, giá thành. Giải pháp phù hợp nhằm tăng thu, giảm rủi ro cho nông dân là cách để người nông dân ham áp dụng giống và kỹ thuật mới hơn. Giống CAQ vẫn được xếp hàng đầu trong quy trình sản xuất trái cây. Khác với sản xuất lúa hàng vụ có thể đổi giống, với trái cây là hàng chục năm. Khác với rau hiện ta đang sản xuất chủ yếu bằng giống nhập nội, vì hiện còn rất ít giống bản địa, như sả, giềng..; còn đối với CAQ thì phần nhiều dùng giống bản địa đặc sản, có giống có chất lượng và mẫu mã mầu sắc vỏ quả bắt mắt vượt trội không những không thua kém giống nhập nội, như cam, xoài, bưởi, sầu riêng, mà còn có giống vượt trội hơn. Để phát huy CAQ đặc sản bản địa, cần xác định và mở rộng diện tích ra vùng có điều kiện đất và sinh thái khí hậu thích hợp, như ta đã làm rất thành công với vải thiều trước kia chỉ có ở Hưng Yên Thời gian tạo chọn giống CAQ mới cần 10 – 15 năm, nhưng sau đó năm nào ta cũng có thể giới thiệu vào sản xuất giống mới. Tuyển chọn cây mẹ làm đầu dòng triết ghép nhân ra cũng là cách như ta đã làm có kết quả tốt. Quản lý cây giống vẫn là vấn đề bức xúc, vì giống kém chất lượng và không đúng giống vẫn còn trôi nổi trên thị trường. Nhìn chung sản xuất cây ăn quả mới nhắm vào phục vụ thị trường trong nước, một thị trường dễ tính, đang tăng nhanh nhưng sẽ bị cạnh tranh mạnh trong tương lai. Triển vọng của ngành sản xuất này là rất lớn với điều kiện đầu tư thích đáng và đồng bộ từ nghiên cứu, tổ chức sản xuất giống, chế biến, đóng gói, vận chuyển, tiêu chuẩn cất lượng, nhãn hiệu, tiếp thị,... những lĩnh vực Việt Nam còn rất yếu kém. Hiện nay, xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá ngày càng tăng. Tuy nhiên mức độ thương mại hoá khác nhau giữa các vùng. ĐBSCL là vùng có tỷ suất hàng hoá quả cao nhất với gần 70% sản lượng được bán ra trên thị trường. Tiếp theo là Đông nam Bộ và Nam Trung Bộ với tương ứng là 60% và 58%. Các vùng còn lại tỷ suất hàng hoá đạt từ 30-40%. Mức độ thương mại hoá cao ở Miền Nam cho thấy xu hướng tập trung chuyên canh với quy mô lớn hơn so với các vùng khác trong cả nước. Sản xuất nhỏ lẻ, vườn tạp vẫn còn tồn tại nhiều, đây chính là hạn chế của quá trình thương mại hoá, phát triển vùng chuyên canh có chất lượng cao. 2/ Ứng dụng công nghệ trong trồng cây ăn quả Trong hơn hai thập kỷ qua, công nghệ sinh học đã có những bước tiến nhảy vọt góp phần mang lại những thành tựu to lớn cho loài người. Nhờ công nghệ sinh học hiện đại, các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng được tạo ra với những đặc tính ưu việt đã từng bước khẳng định vị trí trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm và y tế. Công nghệ sinh học (CNSH) có 3 cấp độ khác nhau: CNSH truyền thống như các hoạt động chế biến thực phẩm (rượu, giấm , sữa chua, dưa chua, cà muối, pho-mát, tương, nước mắm, men bánh mì...), ủ phân, phơi ải đất, diệt khuẩn và ức chế vi sinh vật có hại... CNSH cận đại với việc sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm của công nghệ lên men, công nghệ vi sinh vật (cồn, bia, dung môi hữu cơ, bột ngọt và các acid amin khác, acid citric và các acid hữu cơ khác, chất kháng sinh, nhiều vitamin, các loạin vaccin, kháng độc tố, các kit chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học...). CNSH  hiện đai chỉ mới xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. CNSH  hiện đại sử dụng các kỹ thuật trao đổi, sửa chữa, tổ hợp hoặc cải tạo vật chất di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những  loại vi sinh vật mới hoặc bắt các sinh vật này tạo ra các protein hay các sản phẩm khác mà vốn dĩ chúng ta không tạo ra được. Ứng dụng công nghệ sinh học vào trồng trọt, chúng ta có một số biện pháp như sau: a/ Cây chuyển gen: Theo các nhà khoa học, cây chuyển gen có ích lợi tiềm tàng đối với môi trường. Chúng giúp bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên, sinh cảnh và động, thực vật bản địa; góp phần giảm sói mòn đất, cải thiện chất lượng nước, cải thiện rừng và nơi ngụ cư của động vật hoang dại. Thực vật với khả năng tự bảo vệ chống lại côn trùng và cỏ dại có thể giúp giảm liều lượng và nồng độ các thuốc trừ sâu sử dụng. Ở các quốc gia thường xuyên không đủ lương thực để phân phối và giá lương thực ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của đại bộ phận dân chúng thì lợi ích tiềm tàng của cây chuyển gen là không thể phủ nhận. Các loại cây biến đổi gen được trồng phổ biến nhất hiện nay là ngô, đậu tương, cà chua, cải dầu, bông... Nhưng điều quan tâm hơn cả đối với cộng đồng là sản phẩm chế biến từ cây biến đổi gen có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không ? Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng nên pháp luật mỗi nước có những quy định riêng về vấn đề này. Nhưng họ cũng thống nhất rằng, thực phẩm xuất xứ từ cây chuyển gen phải được ghi rõ cụ thể để người tiêu dùng được quyền lựa chọn. Ngày nay, các nhà khoa học đang hướng tới tạo những cây chuyển gen thế hệ thứ hai có đặc điểm tăng giá trị dinh dưỡng hoặc có những tính trạng thích hợp cho công nghiệp chế biến. Lợi ích của những cây trồng này hướng trực tiếp hơn vào người tiêu dùng. Ví dụ: lúa gạo giàu vitamin A và sắt; khoai tây tăng hàm lượng tinh bột; vắc-xin ăn được ở ngô và khoai tây; những giống ngô có thể trồng trong điều kiện nghèo dinh dưỡng; dầu ăn có lợi cho sức khỏe hơn từ đậu nành và cải dầu... Không phát triển rầm rộ, các nghiên cứu về cây trồng biến đổi gen đã và đang được thực hiện tại một số cơ sở chuyên nghiên cứu về công nghệ sinh học (CNSH) ở nước ta. Các nhà khoa học đã bước đầu thành công trong việc chuyển gen kháng sâu bệnh, pro- vitamin A... vào cây lúa, bắp cải, ngô, đu đủ, cây hoa. Tuy nhiên, những thành công này chỉ dừng lại ở mức độ phòng thí nghiệm. Nhưng các chuyên gia khẳng định, thị trường thực phẩm của Việt Nam đã xuất hiện các cây trồng và sản phẩm biến đổi gen cây chuyển gen đem lại rất nhiều lợi ích như: tăng sản lượng, cung cấp nhiều hơn thực phẩm cho dân số ngày càng tăng; giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận nông nghiệp; tăng giá trị dinh dưỡng hoặc tính thích hợp cho công nghiệp chế biến thực phẩm; tạo ra các sản phẩm có lợi cho sức khỏe. b/ số biện pháp bảo vệ và chăm s óc cây trồng: * Thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dùng lại đơn giản, nên được nông dân ưa thích. Nhưng thuốc bảo vệ thực vật cũng có rất nhiều tác hại, đó là: Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn núp dưới lá, có loại đục vào thân cây, có loại lại chui vào đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người nông dân có trình độ văn hoá thấp. Nhiều người chỉ thích mua thuốc rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Có người hay phun quá liều chỉ dẫn để cho "chắc ăn", làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước. Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn, đồng thời ảnh hưởng tới các loại chim ăn sâu, vì chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của nhiều loại sâu cũng giảm. Ðiều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại. Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Do trình độ hạn chế, một số nông dân không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn, vào tủ quần áo, nên đã gây nên những trường hợp ngộ độc, thậm chí chết thảm thương do ăn nhầm phải thuốc. Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt. Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì thế mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Ðể hạn chế bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng mãi nồng độ được. Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường nhiều lên. Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ được dùng ở mức ít hơn. Tuy nhiên do có tính độc, chúng cũng gây nên những tác hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu. Nói tóm lại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người. Do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật. * Thuốc trừ sâu sinh học: Những năm gần đây, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp mang lại lợi ích kinh tế to lớn, song việc lạm dụng thuốc đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt nhiều loại động vật có ích, từ đó làm phát sinh nhiều bệnh dịch do sâu hại kháng thuốc và do không còn thiên địch trên đồng ruộng để đảm nhận chức năng tự nhiên là hạn chế sâu hại phát triển thành dịch. Trước thực tế đó, nhu cầu cấp bách là phải nghiên cứu các chế phẩm sinh học có khả năng thay thế, hoặc giảm thiểu thuốc hoá học, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái không sử dụng hóa chất, duy trì sự cân bằng tự nhiên. Tiến sĩ Sinh học Nguyễn Văn Vấn- Chuyên gia bệnh cây (Viện Bảo vệ thực vật) cho biết: “Thuốc trừ sâu sinh học lấy từ các virus, vi khuẩn, nấm côn trùng, tuyến trùng có ích, các loại kháng sinh và hóa sinh trong tự nhiên để phòng trừ những sinh vật gây hại cho cây trồng”. Thuốc trừ sâu sinh học không gây độc hại cho người sử dụng, gia súc, làm trong sạch môi trường, tiêu diệt sâu với tỷ lệ cao mà không làm cho chúng nhờn thuốc, hạn chế việc “giết nhầm” những loài côn trùng hữu ích. Có khá nhiều loại thuốc trừ sâu sinh học nhưng hay được sử dụng nhất vẫn là 7 loại thuốc sau: - NPV là chế phẩm trừ sâu hoạt lực cao, gồm 2 loại V- Ha và V- S1. Thuốc chuyên dùng để diệt trừ sâu xanh, sâu khoang, sâu xanh đốm trắng, sâu tơ trên các loại cây rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả với hiệu quả rất cao. NPV có nồng độ đặc hơn so với các loại thuốc khác, sử dụng tương đối dễ dàng: chỉ cần hoà thuốc vào bình và phun bình thường với liều lượng 1,0- 1,2 kg/ha. - Chế phẩm Bt: Gồm 2 loại: dạng sữa 4.000 IU/ml và dạng bột Biotox 16.000 IU/mg chuyên dùng trừ sâu tơ, sâu xanh hại rau, sâu kéo ra lá, các loại sâu thuộc họ Leptidopera. - Chế phẩm M&B có 2 loại: Metarhizium và Beauveria. Metarhizium anisopliae 1,6- 2,5 x 109Bt/gr bọ hại dừa. Thử nghiệm tại Đà Nẵng, Phú Yên đạt hiệu quả tới 86,5%. Dạng nấm xanh được dùng để trừ rầy, bọ xít trên lúa và cây ăn quả đạt 70- 90%, dạng nấm trắng đạt 50- 85%. Chế phẩm Beauveria chuyên dùng để trị sâu róm thông và sâu đo nâu hại bồ đề với hiệu quả tiêu diệt sâu tới gần 87%. TS. Nguyễn Văn Vấn cho biết: “Loại thuốc này có thể sử dụng để tiêu diệt sâu róm hại thông đang xảy ra tại Nghệ An hiện nay”. - Chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma 3- 3,2 x 109Bt/gr trừ bệnh hại cây trồng như bệnh lở cổ rễ bắp cải, nấm đất đạt 41,5- 60%. - Chế phẩm tuyến trùng EPN Biostar 15- 20 x 106 IJs trừ sâu xám hại thuốc lá, đặc biệt là mía đạt hiệu quả khá cao. Hiện những sản phẩm đầu tiên đã được đưa vào ứng dụng để diệt trừ sâu xám hại thuốc lá tại Ba Vì (Hà Tây), bọ hung hại mía tại Thạch Thành (Thanh Hoá). - Chế phẩm hoá sinh Momosertatin (MM) 2IU/lít trừ các loại sâu hại rau màu đạt 45- 50%. - Chế phẩm Ditacin 8% và Ketomium 1,5 x 106 Cfu/g, trừ bệnh hại trên cây ăn quả, cây lâu năm. Hạn chế của các chế phẩm sinh học tuyến trùng là giá thành còn khá cao và khả năng bảo quản khó khăn so với thuốc hóa học và một số chế phẩm sinh học khác. Trong 3 năm gần đây, Viện Bảo vệ thực vật đã tiến hành thử nghiệm các chế phẩm sinh học trên diện tích hàng trăm ha ở nhiều địa phương trong cả nước, cho kết quả rất tốt. Tuy nhiên, giá thành một chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học hiện còn khá cao so với thuốc trừ sâu hoá học, khoảng 60.000 đồng/kg chế phẩm, chưa phù hợp với sức mua của người nông dân. Sở dĩ giá thành chế phẩm vẫn còn cao, theo TS Nguyễn Văn Vấn là do công nghệ sản xuất của ta vẫn còn làm phương pháp thủ công là chính, chưa có sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại, vì thế để hạ giá thành chế phẩm và thương mại hóa, cần tiếp tục nghiên cứu, áp dụng công nghệ cao, sử dụng môi trường lỏng và thiết bị lên men tự động (bio-reactor). Đây là hướng đi thành công tại các nước có nền công nghệ cao như Trung Quốc, Mỹ và châu Âu, cho phép sản xuất lớn và hạ giá thành, đủ sức cạnh tranh với thuốc trừ sâu hoá học, mà lợi ích lâu dài về môi trường sẽ còn lớn hơn nhiều. . Hiện Viện Bảo vệ thực vật đang tiếp tục nghiên cứu để hạ giá thành sản xuất và sớm ứng dụng đại trà. * Phân bón hóa học: Cây trồng cần một lượng tương đối lớn chất đạm, lân và kali nên ba loại này gọi là các nguyên tố đa lượng. Các loại phân đạm, phân lân, phân kali gọi là phân bón đa lượng. Cây trồng cần canxi, ma giê và lưu huỳnh ở mức vừa phải nên gọi là các nguyên tố trung lượng. Các nguyên tố bo, ma ngan, sắt,  đồng, kẽm, molipđen rất cần thiết cho cây trồng nhưng chỉ với một lượng rất nhỏ nên được gọi là nguyên tố vi lượng. Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng, dùng để bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất. Những hoá chất dùng làm phân bón phải là những hợp chất tan được trong dung dịch đất để rễ cây có thể hấp thụ được. Ngoài ra, hợp chất đó phải không độc hại, và không có lẫn chất độc hại, có thể gây ô nhiễm môi trường. Trên thị trường có rất nhiều loại phân bón như phân hóa học, phân hữu cơ sinh học, phân khoáng hữu cơ dùng để bón gốc, ngoài ra còn có phân bón phun trên lá cây trồng. Riêng phân hóa học cũng có rất nhiều loại như phân đơn và phân hỗn hợp, phân vi lượng. Hiện tại phân bón hóa học là nguồn chủ yếu cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Tuỳ theo lượng phân bón, giống lúa, mùa vụ và phương pháp bón, hiệu quả 1 kg phân đạm trên đất phù sa Sông Hồng đạt từ 2,5-16,5 kg thóc. Đối với supe lân bón trên đất phèn, giống chiêm bầu đạt tới 17,7kg thóc/kg P205 còn phân lân nung chảy -26,7 kg thóc/kg P205. Các nhà khoa học nông nghiệp khuyến cáo nên bón cân đối các loại chất dinh dưỡng nghĩa là chọn tỷ lệ giữa đạm, lân và kali hợp lý cho từng loại cây và đất trồng. Hiện nay lượng phân bón trên ha còn rất thấp, ngay ở đồngbằng cũng chỉ mới đạt khoảng 80 kg N + P205  + K2O , trong khi ở các nước phát triển là 240-400 kg. Tỷ lệ N - P - K sử dụng bị mất cân đối nghiêm trọng, hiện mới đạt tỷ lệ 1,0 : 0,3 : 0,1 trong khi tỷ lệ trung bình của thế giới là 1,0 : 0,47 : 0,32. Tuy nhiên khi bón phân vào đất, cây trồng chỉ hấp thụ được một phần. Hệ số sử dụng phân đạm trên đất phù sa Sông Hông chỉ đạt 12,5 - 46,5%, còn trên đất bạc mầu là 11,4 -   48,3%. Đối với phân lân hệ số sử dụng trung bình từ 13-30%. Phân bón có thể bị tổn thất do rửa trôi, bị bốc hơi (đối với phân đạm) và bị giữ chặt trong đất do tạo thành hợp chất không tan. Do vậy, các nhà khoa học công nghệ đang tìm cách để hạn chế sự mất mát này. Thí dụ, để hạn chế sự rửa trôi người ta đã sản xuất những loại phân bón tan chậm bằng cách tạo viên bọc thêm một lớp sáp hay lưu huỳnh. Muốn cho phân đạm đỡ bị phân huỷ bởi vi sinh vật, người ta cho thêm chất ức chế, hoặc để tránh phân lân bị giữ chặt trong đất bởi sắt, nhôm người ta sản xuất loại phân khoáng chứa chất hữu cơ. Các nhà khoa học nông nghiệp cho rằng bón kết hợp phân khoáng và phân hữu cơ, đồng thời đầu tư phân bón ở mức kinh tế là chìa khóa để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. c/ Kỹ thuật thay giống mới có phẩm chất ngon Nhằm đáp ứng nhu cầu trái ngon của thị trường, nhiều giống cây ăn trái đã được du nhập vào nước ta, đồng thời qua các Hội thi Cây Giống Tốt do Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (Trung tâm Cây ăn quả Long Định cũ) kết hợp với Hội khuyến nông và các Trung tâm Khuyến nông tổ chức đã phát hiện nhiều giống cây ăn trái đặc sản như: sầu riêng hạt lép, nhãn xuồng cơm vàng, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi... Chính vì giống có chất lượng ngon, nên được thị trường chấp nhận nhanh chóng, điều này làm cho giá cây giống cũng tăng vọt lên, kích thích người dân mạnh dạn đầu tư mua cây giống mới. Tuy nhiên để đáp ứng sớm nhu cầu tiêu dùng về trái cây có chất lượng cao thay vì trồng cây mới mất 3-4 năm mới cho trái với kỹ thuật ghép giống mới trên cây đã có sẵn; chúng ta có trái ngon trên cùng gốc ghép trong khoảng 1 - 1,5 năm. Kỹ thuật thay giống này đã được sử dụng phổ biến ở một số nước có nền nông nghiệp phát triển như: Israel, Australia, Đài Loan. Ở nước ta, trước đây do tập quán của người dân, cũng như do chưa được sự giúp đỡ của Nhà nước về định hướng các giống cây ăn trái. Trên thị trường cây ăn quả hiện nay có quá nhiều giống thương phẩm trên cùng một chủng loại, do đó phẩm chất cũng rất khác nhau. Mặc dù điều này sẽ làm phong phú thêm nguồn gen cây ăn trái ở nước ta, nhưng để sản xuất hàng hóa cây ăn quả, thì chính là một trở ngại, khó khăn cho xuất khẩu và chế biến. Ví dụ: Chỉ riêng xoài, ta có xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài Bưởi, xoàn Thanh Ca, xoài Mật. Để công nghiệp hóa, các giống xoài này nên sớm được rút lại 3-4 giống thôi, trong đó chú ý xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chu; bằng cách ghép đọt lên cành non, ghép đoạn già hơn lên cành già của cây xoài Bưởi, xoài Thanh Ca... Qua đề nghị của Trung tâm cây ăn quả Long Định tại Hội nghị Khoa học của Bộ Nông nghiệp và PTNT ở khu vực phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997). Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công nhận 13 cá thể thuộc các chủng loại xoài, sầu riêng, chôm chôm, nhãn, quýt, cam, bưởi... để đưa ra sản xuất tại các tỉnh phía Nam theo quyết định số 2767 ngày 29-10-1997. Đây là những giống có chất lượng tốt có thể cạnh tranh được với các giống cây ăn quả cùng loại của một số nước ở khu vực Đông Nam Aá. Vì vậy ngoài việc trồng cây giống tốt từ cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn ươm, thì việc ghép mắt, ghép đọt, ghép đoạn cành non tốt lên trên gốc ghép có sẵn cùng chủng loại rất nên khuyến khích, việc này sẽ làm rút ngắn thời gian cho trái của cây, cây sẽ sớm ra hoa kết trái nhờ bộ rễ đã phát triển trước và đủ mạnh để cung cấp dinh dưỡng cho cây. d/ Phương pháp ghép: Có 3 cách ghép chính: - Ghép đoạn cành non (ghép áp đoạn cành tốt lên trên xoài) (Wedge graft) - Ghép đọt (ghép chẻ gốc để trẻ hóa cây) (Cleft graft) - Ghép mắt (thường áp dụng trên ca cao, nhãn...) (Patch budding) Ở miền Bắc nước ta phương pháp thay giống (Topworking) đã được áp dụng thành công cả trên cây xoài, trên bơ, trên hồng (Đà Lạt) - (Trung tâm Cây ăn quả Phú Hộ). Còn ở các tỉnh ĐBSCL phương pháp này được phổ biến trên ghép mắt nhãn tiêu lá bầu, nhãn xuồng cơm vàng lên trên gốc nhãn long, kỹ thuật này cũng đã được áp dụng cho cây ca cao, hồng (Đà Lạt), bơ, xoài... Riêng Sapôchê do thân cây có nhiều mủ nên ghép dễ bị thất bại, vì vậy trước khi lấy mắt ghép ta phải cắt bỏ đoạn đầu cành (cành non) thì những mầm ngủ nằm trên đoạn cành còn lại sẽ nhú mầm, lúc đó ta tiến hành lấy mắt ghép giống như nhãn. "Để hạn chế cành ghép (mắt ghép) bị gãy đổ do gió, hoặc mang quá nhiều trái, cũng như gặp khó khăn trong chăm sóc và thu hoạch, chúng ta nên ghép trên gốc ghép ở vị trí gần mặt đất (60cm - 80cm) mặc dù tỷ lệ ghép thành công có thể không cao do thân của gốc ghép đã già, khó bọc vỏ, khả năng tiếp hợp giữa gốc ghép và mắt ghép thấp, nhưng tuổi thọ của cành có thể lâu hơn ghép ở trên cao". 3/ Giải pháp về phát triển công nghệ trong trồng cây ăn quả - Đầu tư cho các công trình nghiên cứu nông nghiệp tốt như lai giống, tạo phân bón nhằm cho những công nghệ đạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.doc
Tài liệu liên quan