Nhà nước pháp quyền Việt Nam là nhà nước của nhân dân do nhân dân vì nhân.Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân,nhân dân trao quyền cho cơ quan đại diện thực hiện quyền lực của mình .Chính phủ là cơ quan quyền lực ,cơ quan quản lý nhà nước do nhân dân gián tiếp bầu ra .Do đó bên cạnh việc thực thi quyền hạn của mình chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân trước những gì mình đã làm .
Điều 112 Hiến Pháp năm 1992 Nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như điều 8 trong Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 đã quy định thẩm quyền của Chính phủ : “3- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ cấu Chính phủ và vấn đề chịu trách nhiệm của chính phủ Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Quốc Gia Hà Nội
Khoa Luật
đề tài:
Cơ Cấu chính phủ và vấn đề dám chịu trách nhiệm của chính phủ Việt nam hiện nay.
Giảng viên : Th.s Bùi Ngọc Sơn
Sinh viên :Giang Văn Quyết
Hà nội tháng 11/2007
Lời cảm ơn
Sinh viên chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Bùi Ngọc Sơn giảng viên bộ môn Luật Hiến Pháp khoa Luật ,đại học Quốc Gia Hà Nội đã tổ chức và hưỡng dẫn sinh viên hoàn thành báo cáo này .Tôi xin cam đoan báo cáo này là sản phẩm của riêng tôi ,những tài liệu sử dụng trong bài viết đều được trích dẫn và chú thích rõ ràng.
Sinh viên thực hiện
G.V.Q
Giang Văn Quyết
Cơ Cấu chính phủ và vấn đề dám chịu trách nhiệm của chính phủ Việt nam hiện nay
Quá trình đổi mới toàn diện ở nước ta trong những năm qua đã đem lại nhiều chuyển biến sâu sắc ,quan trọng trong đời sống xã hội .Kết quả bước đầu của quá trình đổi mới đó đặt ra yêu cầu bức thiết là phải tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước .Trong đó chính phủ đóng vai trò then chốt .
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng nhấn mạnh: “ cải cách hành chính nhà nước là một trọng tâm của việc xây dựng ,hoàn thiện Nhà nước những năm trước mắt .”Cùng với xu thế hội nhập Quốc tế ,Việt Nam hăng hái gia nhập các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực ,việc đổi mới cơ cấu bộ máy hành pháp nhằm đáp ứng nhu cầu cùa đại mới đã trở nên thiết thực .
Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII là một minh chứng cho sự “lột xác” về mặt cơ cấu ,cũng như chất lượng của một bộ máy điều hành quản lý Nhà nước .
Việc nghiên cứu về sự thay đổi cơ cấu trong chinh phủ cũng như một số vấn đề chịu trách nhiệm của cơ quan hành pháp này đang điểm nóng mang tính thời sự của các nhà lãnh đạo ,nhà lập pháp và lập hiến…Góp phần vào đề tài nghiên cứu chung cá nhân tôi cũng mong được bày tỏ một số quan điểm ,ý kiến có liên quan tới “cơ cấu Chính phủ và vấn đề chịu trách nhiệm của chính phủ Việt Nam hiện nay”.
Có một câu nói mà đến nay tôi vẫn rất tâm đắc :ở đâu có một nền hành pháp mạnh là ở đó có một nhà nước hùng cường .
Thật vậy ,trong ba quyền :lập pháp ,hành pháp và tư pháp thì hành pháp chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt .Nó chính là trung tâm của cành quyền lực nhà nước .ở đâu có nên hành pháp mạnh thì ở đó có một nhà nước hùng cường .Một nền hành pháp mạnh là phải có một chính phủ mạnh ,ở đó phải hội tụ được sự thanh thoát ,nhạy bén trong cơ cấu ,sự quyết đoán quyền uy của người đứng đầu .Đồng thời chính phủ đó phải dám chịu trách nhiệm trước những gì mình làm ,dám chịu trách nhiệm trước nhân dân hay nói cách khác là một chính phủ “trung thực ”.
A- Cơ cấu Chính phủ và vấn đề hoàn thiện
I – Cơ Cấu Chính Phủ hiện hành
1.Cơ cấu của Chính phủ thay đổi theo xu hướng gom đầu mối ,tinh gọn bộ máy .
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất ,nhiệm kỳ khóa XII đã ghi nhận những thành công rực rỡ .Cùng với việc bầu ra những người đại diện ưu tú nhất cho đất nước :Chủ tịch nước ,Tránh án tòa án nhân dân tối cao ,Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao …Quốc hội khóa này đã thành lập được một chính phủ mà theo tôi mang nhiều “dấu ấn của thời đại mới ” ,thời đại hội nhập kinh tế quốc tế .
Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về cơ cấu gồm có : Một Thủ tướng
Năm Phó thủ tướng
22 Bộ trưởng và cơ quan ngang bộ
Trong đó hai phó thủ tướng mới là ông Nguyễn Thiện Nhân ,Bộ trưởng Bộ giáo dục và ông Hoàng Trung Hải,Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp .Các phó thủ tướng đương nhiệm gồm ông Nguyễn Sinh Hùng ,ông Phạm Gia Khiêm và ông Trương Vĩnh Trọng.
Các bộ trưởng gồm :
- Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
- Lê Hồng Anh – Bộ Trưởng Bộ Công An
- Phạm Gia Khiêm – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
- Trần Văn Tuấn – Bộ trưởng Bộ nội vụ
- Hà Hùng Cường – Bộ trưởng Bộ Tư pháp
- Võ Hồng Phúc – Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư
- Vũ An Ninh – Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công thương
- Cao Đức Phát – Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn.
- Hồ Nghĩa Dũng – Bộ Giao thông vận tải
- Nguyễn Hồng Quân – Bộ trưởng Bộ Xây Dựng
- Phạm Khôi Nguyên- Bộ Trưởng Bộ tài nguyên – môi trường
- Lê Doãn Hợp –Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông
- Nguyễn Thị kim Ngân – Bộ trưởng Bộ lao động –thương binh và xã hội
- Hoàng Tuấn Anh – Bộ trưởng Bộ văn hóa – thể thao và du lịch
- Hoàng Văn Phong – Bộ trưởng Bộ khoa học – công nghệ
- Nguyễn Thiện Nhân – Bộ trưởng Bộ giáo dục
- Nguyễn Quốc Triệu –Bộ trưởng Bộ y tế
- Giàng Seo Phử – Chủ nhiệm ủy ban dân tộc
- Nguyễn Văn Giàu – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Trần Văn Truyền – Tổng thanh tra Chính Phủ
- Nguyễn Xuân Phúc – Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ
Như vậy nhìn vào bảng cơ cấu chính phủ mới ta thấy có hai phó thủ tướng kiêm nhiệm Bộ trưởng là ông Phạm Gia Khiêm và ông Nguyễn Thiện Nhân .Cơ cấu chính phủ nhiệm kỳ khóa XII đã có một sự thay đổi khá rõ ràng .Cơ cấu thay đổi theo xu hướng gom đầu mối ,tinh gọn bộ máy .Nếu như Chính phủ khóa XI có 26 Bộ và cơ quan ngang Bộ thì nay tiêu giảm đi 4 Bộ chỉ còn 22 Bộ và cơ quan ngang Bộ .Sự khác biệt này theo PGS.TS Nguyễn Đăng Dung trong bài viết “ Chính phủ hợp pháp mạnh và dám chịu trách nhiệm ”- Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 9 (186),2007 Cơ quan ngôn luận của Bộ Tư Pháp ,đã nhận định : “ con số này thể hiện một tinh thần rất rõ của sự nhường bước cho một sự điều chỉnh của thị trường đối với sản xuất. ”Đó xu thế hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế .Sự thay đổi này có thể coi là một bước ngoặt cho qua trinh đơn giản hóa cơ cấu của một guồng máy vốn khệ nệ ,chậm chạp ,mở đầu sự linh hoạt và năng động trong thời đại thông tin.
Đã có lúc trong cơ cấu chính phủ của chúnh ta có tới gần 50 bộ và gần tương đương với con số đó là các cơ quan trực thuộc của chính phủ .Đó là cơ cấu của chính phủ thời tập trung ,bao cấp ,mọi thứ đều rất máy móc ,đều phải chờ ý kiến của trung ương.Cho nên ai đã từng than phiền về một bộ máy Hành pháp cồng kềnh và phức tạp ,về một ông vui “béo” chắc hẳn cũng có lý do của họ và phần nào đúng .
Quốc hội khóa XII với 22 Bộ trong cơ cấu Chính Phủ là con số nhỏ nhất mà chính phủ ta có được từ thòi kỳ đổi mới .Nhưng để “ Sánh vai với các cường quốc năm châu” để có thể so sánh với chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh những năm sau cách mạng tháng 8 và nhiều nước phương Tây tiên tiến (như Nhật Bản 10 Bộ,Đức 16 Bộ ) thì “chúng ta phải phấn đâu hơn nữa ”- PGS.TS Nguyễn Đăng Dung –sđd ( chính phủ lâm thời của chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có 10 Bộ )
2. Cơ cấu Chính Phủ thay đổi theo xu hướng chuyên môn hóa .
Việc sát nhập các Bộ nhỏ lẻ có liên quan đến nhau về một lĩnh vực nào đó thành một Bộ lớn đã thể hiện tính chuyên môn hóa trong cơ cấu của Chính phủ .Bộ Thủy sản sát nhập vào Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ công nghiệp nhập vào Bộ thương mại thành lập Bộ Công thương; Hay Bộ Văn hóa ,thể thao và du lịch gồm tới 3 lĩnh vực chuyên ngành .Việc cải biến này có tác dụng rất lớn trong việc cắt giảm chi phí không cần thiết cho tổ chức Bộ máy hành chính .Nhưng quan trọng nhất vẫn là nó sẽ tạo cho các Bộ có thể hoạt động linh hoạt hơn ,gắn kết với nhau hơn ,không rời rạc như trước nữa .
Có ý kiến cho rằng việc giảm đi một số bộ cũng đồng nghĩa với việc giảm đi một phần quyền lực của cơ quan hành pháp và quyền hạn của chính phủ cũng giảm .Nhưng đó là cách hiểu sai lầm bởi lẽ chúng ta chỉ tinh gọn bộ máy .chuyên môn hóa cơ cấu chư không hề làm giảm tính chất quyền lực của chính phủ .Trái lại việc gọn nhẹ cấu trúc sẽ giúp cho quyền lực của cơ quan này được tập trung hơn và sẽ trở nên vững mạnh đủ sức làm nên những bước đi mới táo bạo của đất nước.
3. Ngoài ra ,một điều đáng mừng trong cơ cấu chính phủ nhiệm kỳ mới này là các thành viên của chính phủ có tuổi đời tương đối trẻ và có trình độ học vấn học hàm cao .
Trong tổng số 26 thành viên của chính phủ nhiệm kỳ mới thì không một ai không có bằng đại học trở lên,có nhiều bộ trưởng còn có học hàm ,học vị cao như tiến sĩ ,nhà khoa học.Độ tuổi củng tương đối trẻ số bộ trưởng tư độ tuổi 61- 65 không nhiều . Đây là một điều dáng mừng cho chính phủ khóa mới ,chứng tỏ nhà nước ta đã thật sự quan tâm đến chất xám và nhân tài trong bộ máy quản lý .
II.Một số bất cập hiện hay trong cơ cấu Chính Phủ Việt Nam.ý kiến đóng góp.
1.Cơ Cấu của Chính phủ đã được tinh giảm nhưng chưa thực sự gọn nhẹ.
Với 22 Bộ và cơ quan ngang bộ trong chính phủ nhiệm kỳ khóa XII tuy đã là sự cố gắng rất lớn để hoàn thiện bộ máy hành pháp nhưng con số đó vẫn là còn số khá “mập mạp”.Vẫn còn rất nhiều Bộ và cơ quan ngang Bộ có thể sát nhập vào nhau hoặc cắt giảm để tạo nên một chính phủ “linh hoạt ,nhanh nhạy ”.Không nhất thiết mỗi lĩnh vực đều phải có một bộ chuyên trách ,có thể xây dựng ở đó những Bộ hoặc cơ quan ngang bộ liên ngành. Mặc dù dẫu biết trong điều kiện hiện nay chúng ta không thể trong chốc lát tinh giảm và thay đổi hoàn toàn cả một Bộ máy hành pháp nhưng trong thời gian tới ,để nhanh chóng hội nhập Quốc tế,để có một chính phủ nhạy bén và phát huy hết khả năng của một cành quyền lực trung tâm của nhà nước cần phải tiếp tục gom đầu mối những lĩnh vực nào có mối quan hệ tương hộ với nhau, thực hiện chuyên môn hoá trong cơ cấu .
2..Nên chăng giảm bớt một số Cục ,Tổng cục trong các Bộ để quyền lực trực tiếp thuộc các lĩnh vực do các Bộ trưởng nắm giữ .
Trong cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang bộ có các cơ cấu như vụ, cục, tổng cục với số lượng khá lớn. Như đã nêu ở trên, qua sắp xếp lại, số lượng các vụ giảm không đáng kể (5 vụ), số lượng cục lại tăng lên (15 cục và tương đương) và có tới gần 22 bộ, cơ quan ngang bộ có thành lập các cục trực thuộc Chức năng, nhiệm vụ của chúng chưa được nghiên cứu lại và hầu như vẫn tiếp tục nắm giữ các nhiệm vụ quản lý chuyên môn của bộ dẫn đến vừa hạn chế hoạt động tham mưu của cục vừa gây khó khăn (nếu không muốn nói là cản trở) cho việc thúc đẩy sự phân cấp cho địa phương những nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật. Cần giảm tối đa các cơ quan kiểu này trong bộ để bảo đảm Bộ trưởng trực tiếp nắm tất cả các lĩnh vực thuộc quyền quản lý, các cơ cấu lập ra là để tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chứ không phải làm thay Bộ trưởng. Việc sắp xếp, điều chuyển các cơ quan thuộc Chính phủ (các tổng cục) về các bộ, cơ bản đã giải quyết, song tổ chức và hoạt các cơ quan này cũng như các cơ quan tương tự vốn đã có ở các bộ từ trước hiện chưa được tổ chức lại một cách thống nhất. Các cơ quan hầu như chỉ được điều chuyển một cách cơ học về các bộ, còn tổ chức và hoạt động hầu như vẫn giữ nguyên mà chưa có sự hoà quyện hữu cơ với chức năng nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ.
3.Trong cơ cấu Chính phủ phải luôn luôn đảm bảo một lượng thỏa đáng các thành viên trong chính phủ đồng thời là đại biểu Quốc hội .
Trước khi đi đến vấn đề này xin được dẫn dắt một trích đoạn trong bài Viết trên báo Tuổi Trẻ ,số ra ngày 17/7/2007 của TS.Nguyễn Sĩ Dũng :
“ Một Chính phủ mạnh không phải là một chính phủ có quyền ra lệnh và có quyền áp đặt ,một Chính phủ mạnh là một chính phủ có khả năng nhận biết nhanh chóng các vấn đề của Đất nước và đề ra chính sách pháp luật phù hợp kịp thời .Và quan trọng không kém chính phủ mạnh là chính phủ có được sự ủng hộ mạnh mẽ của Quốc hội .Các ưu tiên của chính phủ phải được phản ánh nhanh chóng trong chương trình nghị sự của Quốc hội ,các chính sách ,pháp luật của chính phủ đề ra để xử lý các vấn đề của đất nước phải được Quốc hội thẩm định và phê chuẩn .Điều đáng nói ở đây là nếu chính sách pháp luật bị chậm trễ hoặc bị bóp méo ở công đoạn Quốc hội thì chính phủ không thể mạnh .
Như vậy để có sự tương tác nhanh chóng với Quốc hội trong việc hoạch định chính sách ban hành pháp luật phải đảm bảo cho một lượng thỏa đáng các thành viên của chính phủ đồng thời là đại biểu của Quốc hội”.
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa Chính phủ và Quốc hội sẽ tạo nên một bộ máy quyền lực mạnh và vô cùng linh hoạt nhưng để đảm bảo điều đó thì các thành viên trong chính phủ cũng phải có tiếng nói riêng của mình trong Quốc hội nhưng không phải với tư cách là người của Chính phủ mà là với tư cách là đại biểu của Quốc hội. Chỉ có như vậy thì nhiệm vụ hoạch định các chính sách kinh tế ,chính sách tài chính ,tiền tệ ,nhiệm vụ xây dựng và trình dự án luật ,pháp lệnh của chính phủ (đã được quy định tại khoản 3 điều 8 luật tổ chức Chính phủ của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.)mới thực trở nên có hiệu quả.
B.Vấn đề dám chịu trách nhiệm của Chính phủ
I. Chính phủ phải có trách nhiệm trong việc hoạch định những chính sách của Quốc gia ,trình dự án luật và pháp lệnh lên Quốc hội.
Nhà nước pháp quyền Việt Nam là nhà nước của nhân dân do nhân dân vì nhân.Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân,nhân dân trao quyền cho cơ quan đại diện thực hiện quyền lực của mình .Chính phủ là cơ quan quyền lực ,cơ quan quản lý nhà nước do nhân dân gián tiếp bầu ra .Do đó bên cạnh việc thực thi quyền hạn của mình chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân trước những gì mình đã làm .
Điều 112 Hiến Pháp năm 1992 Nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như điều 8 trong Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 đã quy định thẩm quyền của Chính phủ : “3- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
4- Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước;”
Chính phủ thời hiện đại luôn gắn liền với chính sách .Hoạch định chính sách quốc gia là một trong những chức năng quan trọng gắn liền với sự tồn tại và tiêu vong của chính phủ cũng như sự phát triển cả một Nhà nước .Hay nói cách khác “nguyên khí của một Quốc gia ” là ở các chính sách mà bản thân chính phủ đó vạch ra.Chính sách chính là “ sáng kiến đẻ ra pháp luật hoặc nếu không là như vậy thì chí ít nó cũng là nguồn khơi dậy sức sống thực tế của các quy phạm pháp luật”-(PGS.TS Nguyễn Đăng Dung sđd.tr 455.).Chính sách là những gì mà chính phủ đề ra và thực thi để đối phó với những hoàn cảnh mà chính phủ nhận thức được .Nó có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng ,nhiều khi liên quan đến cả thịnh suy của đất nước,nhất là việc các chính sách lớn như vấn đề tài chính ,tiền tệ .Gáng nặng trách nhiệm đè lên đôi vai chính phủ không hề nhỏ .Chính phủ phải chịu trách nhiệm khi mà những chính sách của mình đề xuất lên Quốc hội không có tính khả thi hoặc không đem lại hiệu quả .Chính phủ phải chịu trách nếu như việc phân bổ ngân sách trở nên bất hợp lý;không tập hợp, phát huy được các nguồn lực quốc gia,chính phủ càng phải chịu trách nhiệm khi tổng nền kinh tế quốc dân không tăng trưởng và phát triển được hoặc chậm phát triển .Trong vận hội mới ,khi nước ta đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế thì chính phủ cũng phải nhanh chóng nắm bắt các vấn đề ,đồng thời đề xuất hoạch định chính sách cho phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của đất nước .Chính phủ làm việc theo phương thức tập thể nhưng trách nhiệm phải quy về cá nhân ,thủ tướng chính phủ người đứng đầu cơ quan hành pháp phải dám chịu trách nhiệm trước những vấn đề lớn liên quan đến quyền hạn của cơ quan mình.Không thể có chuyện một chính sách do chính phủ hoạch định ra khi đưa vào thực tiễn không có tính khả thi lại không có trách nhiệm của thủ tướng chính phủ ở đó .Khi một thành viên trong nội bộ chính phủ mắc sai lầm thì bản thân thủ tướng cũng cần phải nhìn lại việc giám sát ,điều hành cán bộ cấp dưới của mình ,đã thật sự quan tâm đúng mức chưa.Dám chịu trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách của cả một tập thể chính phủ là dám đứng trước nhân dân đứng trước nhà nước nhận những khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa .Lâu nay vẫn còn tình trạnh bệnh thành tích ,báo cáo của chính phủ trước Quốc hội ghi nhận rất nhiều thành quả đã đạt được trong mỗi năm trong khi thực tế những gì chúng ta còn để lại đằng sau rất nhiều bài học kinh nghiệm từ các sai lầm .Đã đến lúc bỏ đi sự che đậy những “mụn nhọt ”vốn lâu ngày trong cơ thể một bộ máy ,hãy dũng cảm đối diện với nó .Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ,chúng ta đều biết nhiệm vụ của chính phủ là rất nặng nề ,những vấp ngã ban đầu là khó tránh khỏi,điều quan trọng là chúng ta dám nhìn nhận một cách trung thực ,để từ đó sửa chữa và hoàn thiện cho tới ngày thành công.Những chê trách từ phía quần chúng,đại biểu quốc hội tôi tin chỉ với mục đích đóng góp cho chính phủ để chính phủ ngày càng tiến bộ chứ không mong vì đó mà không dám công khai nhận trách nhiệm về mình .Nhiệm kỳ chính phủ khoá XII này với sự đổi mới về nhiều mặt tôi kỳ vọng rất nhiều vào một đội ngũ cán bộ mới ,một chính phủ dám chịu trách nhiệm .
II. Vấn đề dám chịu trách nhiệm của cá nhân Bộ trưởng _ vị tổng tư lệnh các ngành lĩnh vực then chốt.
Điều chưa từng thấy trong lịch sử chúng ta là có một bộ trưởng dám dũng cảm đứng lên xin từ chức khi không có chính sách ,không có con người nào phù hợp nguyện vọng của mình . Lịch sử đã vậy thì lịch sử sẽ tiếp diễn tiếp như vậy nếu như trong tư duy ý thức của người đứng đầu một bộ còn chưa dám nhận trách nhiệm thuộc về mình ,khi mà những người không có năng lực hay không chuyên trách ,không tâm huyết với lĩnh vực mình đảm nhiệm vẫn ôm khư khư cái ghế lẽ ra phải thuộc về người có tài có đức .
Các thành viên chính phủ mỗi khi nhậm chức đều quan niệm sẽ không mắc phải sai lầm của một số bộ trưởng đi trước nhưng khi có vấn đề xảy ra thì họ lại đồ thừa cho cơ chế ,cho khách quan. Một PMU18 đùn đẩy trách nhiệm ,một Đồ Sơn không rõ nguyên nhân,hay gần đây nhất là vụ Sập cầu cần thơ ngày 26/9/2007…tất cả đều có thuộc quản của người đứng các đầu ngành nhưng lỗi là do nguyên nhân khác mà bộ trưởng chẳng hề liên đới ?
Bác Hồ của chúng ta đã từng dạy có lỗi mà nhận ra lỗi là một điều tốt ,nhưng biết xin lỗi người khác vì lỗi lầm đó thì càng tốt hơn.Song dường như nhiều nhà chức trách của chúng ta lại vận dụng quá “ sáng tạo ” chân lý đó.Lắng nghe các buổi chất vấn của một vài phiên họp Quốc hội tôi thấy khi các đại biểu đưa ra những vấn đề bê bối hay sai trái của bộ này bộ nó thì hầu hết các bộ trưởng đều đứng lên xin lỗi nhưng có điều hết sức ngạc nhiên là họ không xin lỗi vì năng lực của mình yếu kém hay trách nhiệm chưa cao mà ngay lập tức đùn đẩy lỗi đó cho Đảng ,cho khách quan và do cơ chế .Thậm chí có Bộ trưởng còn ngây thơ trả lời: vấn đề đó tôi không biết,không thấy .Trong khi trách nhiệm là phải phụ trách lĩnh vực ấy .Điều tai hại là sau mỗi lần xin lỗi như vậy thì tình hình cải thiện chẳng sáng sủa là bao nhiêu .Cho nên một nguyên bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trước khi quy về ở ẩn đã để lại một lời cảnh báo chua chát :với cơ chế này người thay vào cũng sẽ mắc lỗi như tôi.
Việc các Bộ trưởng ,thành viên chính phủ đổ thừa trách nhiệm cho cơ chế ,cho Đảng và hàng ngàn lý do khách quan khác ,vô hình như biểu hiện sự bất chấp luân lý .Bởi lẽ những thứ họ quy trách nhiệm vào lại là những thứ lý thuyết ,còn bản thân họ là những con người bằng xương bằng thịt ,được nhân dân tin yêu gián tiếp giao trách nhiệm thì lại bàng quang với tất cả .Cơ chế với con người nhiều khi là một ,không có con người không có chế nào vận hành được .Nếu cơ chế sai con người không thể có thể thay đổi lại ,vận hành lại cơ chế đó cho nó tốt hơn chư không phải đó để đổ lỗi cho nó ,một sản phẩm của chính chúng ta tạo ra. Khi cơ chế sai chẳng lẽ cá nhân không chịu trách nhiệm liên đới trách nhiệm .
Quốc hội là cơ quan lập pháp nhưng trên thực tế ,Quốc hội cũng chỉ xem xét biểu quyết thông qua những dự án luật do chính phủ trình lên mà thực chất là do chính các bộ trưởng soạn thảo ra:
Điều 18: “Trỡnh cỏc dự ỏn luật trước Quốc hội, dự ỏn phỏp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và chương trỡnh của Chớnh phủ về xõy dựng luật, phỏp lệnh với Uỷ ban thường vụ Quốc hội; ban hành kịp thời cỏc văn bản quy phạm phỏp luật để thi hành Hiến phỏp, luật, nghị quyết của Quốc hội, phỏp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm tớnh hợp hiến, hợp phỏp và tớnh thống nhất trong cỏc văn bản quy phạm phỏp luật của cỏc bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhõn dõn và Uỷ ban nhõn dõn cỏc cấp”-Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vì vậy nếu cơ chế không phù hợp thì chính bộ trưởng phải là người thay đổi cơ chế đó ,nếu cần ra thông tư ,nếu cần ra nghị định của chính phủ ,Bộ trưởng kiến nghị với chính phủ đề ra nghị định.Tất cả điều trên cho thấy rằng không thể đổ tôi cho cơ chế cho những điều khách quan khi mỗi sai phạm sảy ra.Điều quan trọng ở đây là ý thức trách nhiệm ,sự dám chịu thừa nhận lỗi về mình của bản thân những người đứung đầu các bộ và cơ quan ngang bộ .
III.Về phân định chức trách tập thể và cá nhân và từng chức danh trong Chính phủ.
Mặc dù đã có sự phân định khá rõ về sự kết hợp nguyên tắc là việc tập thể với trách nhiệm cá nhân, song, trong hoạt động của Chính phủ, theo các quy định do chính Chính phủ ban hành, hình thức làm việc tập thể đã bị coi nhẹ. Quy chế làm việc của Chính phủ (ban hành kèm theo Nghị định số 11/CP ngày 24-1-1998 và sau này là Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 12/3/2003) đã nêu khả năng có vấn đề không nhất thiết phải tổ chức thảo luận tập thể (?) và có vấn đề Chính phủ cần quyết định gấp nhưng không có điều kiện tổ chức họp Chính phủ. Và khi đó thì theo chỉ đạo của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ hoặc cơ quan chủ trì đề án gửi toàn bộ hồ sơ và phiếu lấy ý kiến đến từng thành viên Chính phủ. Nếu quá nửa tổng số thành viên Chính phủ tán thành thì Thủ tướng quyết định và báo cáo Chính phủ tại phiên họp gần nhất (Đ.1 mục 2). Thiết nghĩ, việc thảo luận tập thể mà Hiến pháp quy định là có ý để vấn đề được trao đổi, bàn bạc kỹ, các thành viên lắng nghe nhau để đưa ra quyết định tối ưu. Do đó không thể thay thế bằng "lấy ý kiến". Việc để Thủ tướng quyết định sau khi lấy ý kiến cũng không đúng. Trong quyết định tập thể Chính phủ, Thủ tướng tham gia bình đẳng trừ khi biểu quyết có số phiếu ngang nhau thì mới theo bên có ý kiến của Thủ tướng.
Tiểu Kết
Như vậy việc từng bước hoàn thiện cơ cấu chính phủ là một trong những nhân tố quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Một cơ cấu năng động nhạy bén và làm việc hiệu quả là mong muốn của hàng triệu triệu người dân Việt Nam. Nhưng trước hết một chính phủ mạnh là chính phủ dám chịu trách nhiệm một chính phủ dũng cảm và chịu trách nhiệm đầu tiên là các bộ trưởng .Chỉ khi nào các Bộ trưởng dám đương đầu với những khuyết khuyết của mình và sẵn sàng tâm huyết với nhiệm vụ thiêng liêng mà nhân dân giao phó thì lúc đó chúng ta mới có thể vững tin về một “Nhà nước hùng cường .”
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cơ cấu Chính phủ và vấn đề chịu trách nhiệm của chính phủ Việt Nam hiện nay.doc