Người nào gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
- Giả định: Người nào gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó.
- Quy định: Chấm dứt hành vi vi phạm. Đồng thời, quy phạm này cũng quy định các chủ thể không được gây thiệt hại về tinh thần cho người khác.
- Chế tài: Xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5215 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ cấu một số quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh quan hệ tài sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC KHÁI NIỆM CHUNG.
Khái niệm quan hệ tài sản.
Quan hệ tài sản là quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác có liên quan đến tài sản. Ví dụ: Sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thông qua mua, bán, thuê, mượn...
Các bộ phận trong cơ cấu quy phạm pháp luật.
Giả định.
Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật xác định chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của quy phạm, đồng thời cũng chỉ ra hoàn cảnh, điều kiện gắn với các chủ thể đó. Nó trả lời cho các câu hỏi: ai, khi nào, trong hoàn cảnh nào...
Quy định.
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ ra cách xử sự, khuôn mẫu hành vi cho chủ thể được nêu trong phần giả định. Bộ phận này chỉ ra những việc chủ thể được làm (quyền), không được làm, những việc phải làm (nghĩa vụ) và cách thức tiến hành các xử sự. Do đó, nó thường trả lời các câu hỏi: “được làm gì”, “không được làm gì”, “phải làm gì” và “làm như thế nào”.
Chế tài.
Chế tài là các biện pháp cưỡng chế nhà nước dự kiến sẽ áp dụng với chủ thể vi phạm pháp luật. Trong quy phạm pháp luật, chế tài trả lời cho câu hỏi: “biện pháp cưỡng chế nhà nước nào sẽ được áp dụng đối với chủ thể vi phạm”. Đó là những biện pháp liên quan đến việc hạn chế tự do tinh thần hoặc thân thể, thậm chí cả việc tước đi mạng sống của con người hoặc những lợi ích vật chất khác.
CƠ CẤU MỘT SỐ QUY PHẠM PHÁP LUẬT DÂN SỰ ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ TÀI SẢN.
Điều 163: Tài sản.
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Giả định: Không có.
Quy định: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Chế tài: Không có.
Điều 269: Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa.
Chủ sở hữu nhà phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.
Giả định: Chủ sở hữu nhà.
Quy định: Phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.
Chế tài: Không có.
Khoản 3 Điều 307: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Người nào gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Giả định: Người nào gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó.
Quy định: Chấm dứt hành vi vi phạm. Đồng thời, quy phạm này cũng quy định các chủ thể không được gây thiệt hại về tinh thần cho người khác.
Chế tài: Xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Điều 446: Quyền yêu cầu bảo hành.
Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
Giả định: Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán.
Quy định: Có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
Chế tài: Không có.
Khoản 1 Điều 590: Hứa thưởng.
Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.
Giả định: Người đã công khai hứa thưởng, người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.
Quy định: Phải trả thưởng.
Chế tài: Không có.
Khoản 1 Điều 597: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
Người thực hiện công việc không có uỷ quyền cố ý gây thiệt hại khi thực hiện công việc thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện.
Giả định: Người thực hiện công việc không có uỷ quyền cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc.
Quy định: Về hình thức, phần quy định của quy phạm này không được thể hiện rõ, tuy nhiên về nội dung, quy phạm này nghiêm cấm người thực hiện công việc có ủy quyền cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc.
Chế tài: Phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện.
Khoản 1 Điều 710: Bồi thường thiệt hại do đất bị thu hồi.
Khi bên cho thuê hoặc bên thuê cố ý vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng đất dẫn đến việc Nhà nước thu hồi đất thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
Giả định: Bên cho thuê hoặc bên thuê cố ý vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng đất dẫn đến việc Nhà nước thu hồi đất.
Quy định: Về hình thức, phần quy định của quy phạm này không được thể hiện rõ, tuy nhiên về nội dung, quy phạm này nghiêm cấm hành vi cố ý vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng đất dẫn đến việc Nhà nước thu hồi đất.
Chế tài: bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
NHẬN XÉT.
Trong cơ cấu của quy phạm pháp luật dân sự nói chung và cơ cấu của quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh quan hệ tài sản nói riêng, về cơ bản có ba phần – giả định, quy định, chế tài. Tuy nhiên, không phải quy phạm nào cũng đầy đủ cơ cấu ba bộ phận như trên. Quy phạm pháp luật dân sự thường không có phần chế tài (như Điều 269, Điều 446, Khoản 1 Điều 590...); hoặc không có phần giả định (như Điều 163, Điều 174...). Trong nhiều trường hợp, phần quy định về hình thức không được thể hiện, nhưng về nội dung lại được quy định ở phần giả định (như Khoản 3 Điều 307, Khoản 1 Điều 597, Khoản 1 Điều 710...). Do đó, việc xác định cơ cấu của các quy phạm pháp luật dân sự là vô cùng cần thiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
***
Bộ Luật Dân sự năm 2005, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2011.
PGS. TS. Nguyễn Thị Hồi, những nội dung căn bản của môn học lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, 2010.
Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. CAND, Hà Nội, 2003.
PGS. TS. Nguyễn Văn Động, Giáo trình lí luận về nhà nước và pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009.
Nguyễn Quốc Hoàn, Bàn về cơ cấu của quy phạm pháp luật, Tạp chí luật học, số 1/2000, trang 14 – 17.
Nguyễn Minh Đoan, Một các tiếp cận đối với quy phạm pháp luật, Tạp chí luật học, số 4/2004, trang 9 – 16.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích cơ cấu 5 quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh quan hệ tài sản.doc