Tiểu luận Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện trung ương quân đội 108

Như chúng ta đã biết, Cơ cấu tổ chức thể hiện các mối quan hệ chính thức hoặc phi chính thức giữa những con người trong tổ chức. Sự phân biệt hai loại mối quan hệ đó làm xuất hiện hai dạng cơ cấu trong tổ chức là cơ cấu chính thức (hay còn gọi là cơ cấu tổ chức) và cơ cấu phi chính thức. Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới những mục tiêu đã xác định.

Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Bệnh viện TWQĐ được biên chế như một Quân khu, trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Bệnh viện là một đơn vị chiến đấu với chức năng chăm khám, chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ, bên cạnh đó, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và là trung tâm nghiên cứu y học.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4126 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện trung ương quân đội 108, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Để tồn tại và phát triển, con người không thể hành động riêng lẻ mà cần phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng vào những mục tiêu chung. Quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cũng như đảm bảo cuộc sống an toàn cho cộng đồng xã hội ngày càng được thực hiện trên quy mô lớn hơn với tính phức tạp ngày càng cao hơn đòi hỏi sự phân công, hợp tác để liên kết những con người trong tổ chức. Chính từ sự phân công chuyên môn hoá, hiệp tác hoá lao động đã làm xuất hiện một dạng lao động đặc biệt – lao động quản trị. Quản trị giúp các tổ chức và các thành viên của nó thấy rõ mục đích và hướng đi của mình. Quản trị sẽ phối hợp tất cả các nguồn lực của tổ chức thành một chỉnh thể, tạo nên tính trồi để thực hiện mục đích của tổ chức với hiệu quả cao. Mục đích của quản trị là đạt giá trị gia tăng cho tổ chức. Đồng thời, quản trị giúp các tổ chức thích nghi được với môi trường, nắm bắt tốt hơn các cơ hội, tận dụng hết các cơ hội và giảm bớt tác động tiêu cực của các nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường. Quản trị là cần thiết đối với mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội, trong đó có Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108. Ngày 1 tháng 4 năm nay, Bệnh viện TWQĐ 108 sẽ tổ chức 52 năm ngày thành lập. Trải qua gần 52 năm xây dựng và phục vụ, Bệnh viện đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh; thành một bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sâu, tuyến cuối toàn quân; là viện nghiên cứu y-dược học lâm sàng; cơ sở đào tạo sau đại học, thành viên y tế chuyên sâu của cả nước. Tiểu luận này tập trung vào việc tìm hiểu và nghiên cứu "cơ cấu tổ chức của Bệnh viện TWQĐ 108" cùng những điều bất hợp lí của cơ cấu này và những đề xuất, kiến nghị. Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn TS. Đoàn Thị Thu Hà, người đã tận tình truyền đạt cho chúng em những kiến thức của môn học Khoa học quản lí. I. Vài nét về Bệnh viện twqđ 108: Bệnh viện TWQĐ 108 được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1951. Trong hơn 50 năm qua, Bệnh viện đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, nhân viên của Bệnh viện đã vượt qua mọi khó khăn, ác liệt của chiến tranh và cơ chế thị trường; giữ vững kỷ cương, bền bỉ phấn đấu, sáng tạo khoa học, đoàn kết một lòng; trung với Đảng, hiếu với dân; vượt lên phía trước, giành những đỉnh cao kỹ thuật, phục vụ tốt cán bộ, bộ đội và nhân dân, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng Nghành Quân y cách mạng và nền y học nước nhà; viết lên truyền thống vẻ vang đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong suốt thời gian vừa qua, Bệnh viện thường xuyên được Đảng, Nhà nước, Quân đội và lãnh đạo chỉ huy Tổng cục Hậu cần (trước đây) quan tâm, được các cơ quan trong và ngoài quân đội ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi. Ngày 29-8-1985, Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Theo Quyết định 88/TTg ngày 13-2-1995 của Thủ tướng chính phủ, Bệnh viện chính thức là một trong năm đơn vị của Trung tâm y tế chuyên sâu phía Bắc: Bệnh viện Hữu Nghị, Bạch Mai, Việt-Đức, Trường đại học Y Hà nội và Bệnh viện TWQĐ 108. Trước đây, Bệnh viện nằm trong sự quản lí của Tổng cục Hậu cần. Nhưng từ ngày 25 tháng 12 năm 2002, theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Bệnh viện đã chuyển về sự quản lí của Bộ Quốc Phòng, mà trực tiếp là Bộ Tổng tham mưu. Trong giai đoạn hiện nay, Bệnh viện được giao các nhiệm vụ sau: Là Bệnh viện tuyến cuối cùng của toàn quân, thu dung điều trị bệnh nhân khu vực từ cấp tá trở lên và các đối tượng trong diện chính sách. Điều trị, chăm sóc sức khoẻ, phục vụ cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quân đội nước ta và nước bạn Lào, Campuchia. Chỉ đạo tuyến trong toàn quân. Tổ chức dịch vụ y tế khám, chữa bệnh cho nhân dân, có thu một phần viện phí. Là một trong những trung tâm nghiên cứu y học và đào tạo cán bộ của nghành Quân y. II. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện TWQĐ 108: Như chúng ta đã biết, Cơ cấu tổ chức thể hiện các mối quan hệ chính thức hoặc phi chính thức giữa những con người trong tổ chức. Sự phân biệt hai loại mối quan hệ đó làm xuất hiện hai dạng cơ cấu trong tổ chức là cơ cấu chính thức (hay còn gọi là cơ cấu tổ chức) và cơ cấu phi chính thức. Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới những mục tiêu đã xác định. Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Bệnh viện TWQĐ được biên chế như một Quân khu, trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Bệnh viện là một đơn vị chiến đấu với chức năng chăm khám, chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ, bên cạnh đó, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và là trung tâm nghiên cứu y học. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện TWQĐ 108 gồm: Tổ chức Đảng và bộ máy quản lí. Tổ chức Đảng bao gồm Đảng uỷ Bệnh viện, các Đảng uỷ bộ phận và các chi bộ cơ sở. Bộ máy quản lí của Bệnh viện bao gồm Ban giám đốc mà người đứng đầu là giám đốc bệnh viện, khối cơ quan cùng các phòng, khoa và ban. Do thời gian viết tiểu luận ngắn nên trong tiểu luận này, em chỉ xem xét và nghiên cứu cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lí bệnh viện. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lí của Bệnh viện gồm: Ban giám đốc. Khối cơ quan: Khối cơ quan gồm các phòng, ban có chức năng tham mưu cho giám đốc bệnh viện, điều hành và phân công quản lí các mặt công tác của cơ quan. Khối cơ quan gồm có: Phòng kế hoạch-tổng hợp. Phòng chính trị. Phòng hậu cần. Phòng hành chính. Ban tài chính. Ban tang lễ. Các phòng kế hoạch-tổng hợp và chính trị chịu sự quản lí gián tiếp của giám đốc thông qua hai phó giám đốc. Người phó giám đốc chính trị, đồng thời là bí thư Đảng uỷ của Bệnh viện. Trong đó, phòng kế hoạch-tổng hợp có vai trò như một bộ phận tham mưu cho giám đốc về các vấn đề chuyên môn cũng như các vấn đề kế hoạch khác. Các phòng còn lại chịu sự quản lí trực tiếp của giám đốc bệnh viện. Phòng kế hoạch-tổng hợp (KH-TH) là phòng quan trọng nhất trong bộ máy quản lí của bệnh viện. Phòng này gồm có bốn ban là: Ban kế hoạch-tổng hợp. Ban khoa học và công nghệ. Ban chỉ đạo tuyến. Ban huấn luyện. Phòng chính trị gồm năm ban là: Ban tổ chức cán bộ. Ban chính sách. Ban bảo vệ. Ban quân lực. Ban tuyên huấn. Phòng hậu cần gồm ba ban là: Ban trang bị. Ban dinh dưỡng. Ban quân trang. 3. Khối các khoa chức năng: Các khoa chức năng trong bệnh viện bao gồm khoa khám bệnh, các khoa nội, các khoa ngoại và chuyên khoa và các khoa cận lâm sàng. Phụ trách khối các khoa ngoại và khối các khoa nội là hai phó giám đốc chuyên môn. Trong cơ cấu nhân sự của bệnh viện, không có các cơ quan chuyên trách các khối khoa nội, ngoại và chuyên khoa, và cận lâm sàng. Đứng đầu mỗi khoa là chủ nhiệm khoa và một phó chủ nhiệm khoa (người phó chủ nhiệm khoa này kiêm chức bí thư chi bộ). Các khoa nội gồm: Nội cán bộ. Tim-thận-khớp. Nội tiêu hoá. Nội truyền nhiễm. Lao và các bệnh về phổi. Nội thần kinh. Máu. Da liễu. Nhi. Quốc tế. Y học dân tộc. Các khoa ngoại gồm: Chấn thương chỉnh hình. Tiết niệu. Ngoại bụng. Hồi sức cấp cứu. Phẫu thuật lồng ngực. Mổ. Ngoại thần kinh. Tai-mũi-họng. Mặt-hàm. Mắt. Răng. Sản. Các khoa lâm sàng gồm: X-quang. Vật lí trị liệu phục hồi chức năng. Chẩn đoán chức năng. Y học thực nghiệm. Hoá nghiệm. Truyền máu. Vi sinh vật. Sinh hoá. Miễn dịch. Khoa phóng xạ. Giải phẫu bệnh lí. Trang bị. Dược. Ngoại nhân dân. Nội nhân dân. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lí của Bệnh viện thể hiện trong hình ở trang bên. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bệnh viện TWQĐ 108 Khoa khám bệnh Các khoa cận lâm sàng Các khoa nội Các khoa ngoại và chuyên khoa Phòng chính trị Phòng KH-TH Phòng hậu cần Ban giám đốc Giám đốc P. Giám đốc chuyên môn P. Giám đốc chính trị P. Giám đốc KH-TH P. Giám đốc chuyên môn Ban hành chính Ban Tang lễ Ban Tài chính III. Phân tích cơ cấu tổ chức: Dựa vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lí của Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, em thấy nó có những điều bất hợp lí sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơ quan là theo cơ cấu trực tuyến-chức năng. Mặc dù, cơ cấu này giúp cho chức năng của tổ chức được thực hiện một cách hoàn hảo và điều này rất thích hợp trong điều kiện chiến tranh nhưng đã khiến cho bộ máy của tổ chức rất cồng kềnh, có chứa quá nhiều phòng, ban. Do vậy, biên chế lao động quá lớn, gây tốn kém tiền của của nhà nước. Việc có quá nhiều nhân công làm việc trong bệnh viện làm cho hiệu quả công việc kém, năng suất thấp, bộ máy kém linh hoạt. Trong quá trình hoạt động, có thể xảy ra tình trạng làm việc chồng chéo, xung đột giữa các khoa với nhau. Đồng thời, do cơ cấu có quá nhiều đầu mối nên khó phối hợp giữa các bộ phận trực tuyến và chức năng. Một vài kiến nghị, thay đổi: Như trên đã phân tích, nhược điểm căn bản của cơ cấu tổ chức trên là bộ máy quản lí quá cồng kềnh. Về mặt nguyên tắc, Biên chế lao động trong công tác chuyên môn bao gồm các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, các kĩ thuật viên là không thể tinh giảm được mà thậm chí, phải tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Do vậy, để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải tiến hành tinh giảm bộ máy quản lí. Quá trình này chỉ có thể được tiến hành khi mà chức năng của cơ quan được duy trì và nâng cao, hiệu quả cũng như năng suất làm việc tăng cao. Để làm được như vậy, chúng ta có thể làm như sau: Thường xuyên giáo dục công tác tư tưởng, chính trị, đạo đức cách mạng, y đức cho cán bộ, công nhân viên toàn viện. Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lí cho cán bộ, nhân viên quản lí và chuyên môn cho các bác sĩ, y tá trong bệnh viện. Đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lí Bệnh viện, thực hiện việc vi tính hoá và mạng hoá toàn Bệnh viện. Nhờ vậy, mà lãnh đạo viện có thể quản lí trực tiếp, toàn diện Bệnh viện mà không cần qua các khâu trung gian. Qua đó, tinh giảm tối đa số nhân công dư thừa bằng cách sáp nhập và sắp xếp lại một số phòng, ban có liên quan đến nhau. Ví dụ như bố tri ban tang lễ từ một ban trực thuộc giám đốc bệnh viện thành một ban nhỏ trong ban chính trị hoặc có thể sáp nhập ban chính sách và ban tuyên huấn trong phòng chính trị lại làm một ban (chính sách-tuyên huấn). Tăng cường thực hiện việc kiểm tra, thực hiện các quyết định của lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo bệnh viện. Đồng thời, quan tâm một cách thích đáng đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ, công nhân viên. kết luận Để thực hiện tiểu luận, em đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lí của Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108. Tiểu luận này tập trung đưa ra sơ đồ cơ cấu tổ chức cũng như phân tích làm rõ những điều bất hợp lí của cơ cấu và đưa ra những kiến nghị, thay đổi. Do thời gian thực hiện tiểu luận có hạn, chắc chắn tiểu luận không tránh khỏi sai sót. Em mong được sự chỉ bảo của cô và hy vọng rằng em sẽ có điều kiện để hoàn thiện trong tương lai không xa. Tài liệu tham khảo [1]. Giáo trình Quản trị học. Biên soạn: TS. Đoàn Thị Thu Hà (chủ biên) Nhà xuất bản Tài chính Hà nội [2]. Lịch sử Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Biên soạn: Đảng uỷ và Ban giám đốc Bệnh viện 108 Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74901.DOC
Tài liệu liên quan