Tiểu luận Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên

MỤC LỤC

Trang

A. MỞ ĐẦU . 3

1. Tính cấp thiết của đề tài . 3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5

3.1 Đối tượng nghiên cứu .5

3.2 Phạm vi nghiên cứu .5

4. Phương pháp nghiên cứu 6

5. Bố cục đề tài .7

B. NỘI DUNG 8

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân . .8

1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân .8

1.1 Chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân .8

1.2 Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước .9

2. Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện .14

2.1 Tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện 14

2.2 Hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện 17

Chương 2: Đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên .18

1. Khái quát về vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội huyện Thủy Nguyên .18

2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên . .22

2.1 Thực trạng về tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên .22

2.2 Thực trạng về hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên .26

3. Những điểm hạn chế cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên .29

4. Một số giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên . .32

C. KẾT LUẬN .35

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .36

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16649 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vệ pháp luật”, Chỉ thị số 34 - TC/TW ngày 18-3-1994 của Ban Bí thư về “Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân, Thẩm phán Toà án quân sự các cấp”, Chỉ thị số 53 - CT/TW của Bộ Chính trị ngày 21-3-2000 về “Một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000”. Kết quả phát triển và lớn mạnh của Toà án nhân dân ngày nay, thể hiện đậm nét sự vận dụng đường lối lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân. Nghiên cứu những chủ trương, quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Toà án nhân dân trong các văn kiện nêu trên, có thể nhận thấy, đường lối lãnh đạo của Đảng đối với Toà án nhân dân trong thời kỳ đổi mới là hoàn toàn nhất quán, có sự kế thừa và phát triển từng bước. Đảng luôn quan tâm chỉ đạo nhằm kiện toàn đội ngũ cán bộ Toà án nhân dân. Đó là cho ý kiến về tổ chức của Toà án nhân dân, giới thiệu những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao và phẩm chất chính trị vững vàng cho ngành Toà án, phát hiện và xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những cán bộ, Đảng viên có sai phạm công tác trong ngành Toà án. Đồng thời, Đảng lãnh đạo thực hiện chức năng xét xử theo quy định của pháp luật. Thông qua việc thường xuyên nghe báo cáo tổng hợp tình hình công tác của Toà án nhân dân, Đảng có cơ sở để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với hoạt động xét xử của Toà án. Đảng luôn xác định cải cách Toà án nhân dân là thể hiện tập trung của cải cách tư pháp. Trong đó, Đảng nhấn mạnh việc sắp xếp lại hệ thống Toà án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân không chỉ tác động đến ngành Toà án mà còn liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp khác, như cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành và có thể phải sửa đổi cả Hiến pháp, vì vậy cần phải có bước đi thích hợp nhằm đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của cả hệ thống các cơ quan nhà nước. Điều rất đáng lưu ý, là để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc cải cách tư pháp, ngày 02-01-2002, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Nghị quyết số 08 - NQ/TW đã đề cập một cách toàn diện vấn đề cải cách tư pháp, trong đó đưa ra cả những quan điểm chung và chủ trương, giải pháp cụ thể đối với từng cơ quan tư pháp. Đối với Toà án, Nghị quyết 08-NQ/TW nhấn mạnh: Cần phân định thẩm quyền của các Toà án các cấp theo hướng Toà án nhân dân tối cao làm nhiệm vụ tổng kết xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và giám đốc xem xét các quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật. Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố chủ yếu thực hiện công tác xét xử phúc thẩm. Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động. Đối với nước ta, bộ máy Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, trong việc thực hiên ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước chính là đổi mới trong cơ cấu và hoạt động của ba cơ quan ấy. Vì vậy, ta thấy vai trò của cơ quan tư pháp là vô cùng quan trọng. Thực hiện quyền tư pháp mà cụ thể là quyền xét xử một trong những chức năng chủ yếu được giao cho Tòa án nhân dân. Do vậy trong quá trình đổi mới bộ máy Nhà nước thì Tòa án luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu “lực” được thể hiện đầy đủ đúng đắn qua hoạt động lập pháp, nhưng hệ thống truyền “lực” qua hoạt động tư pháp không tốt thì bộ máy Nhà nước sẽ kém hiệu lực, kém hiệu quả. Sau khi Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị được triển khai trên thực tế được gần 4 năm, ngày 2-6-2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Nghị quyết đề ra phương hướng: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học, hiện đại về cơ cầu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc, trong đó xác định Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm, xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp”. Nghị quyết xác định nhiệm vụ của Tòa án các cấp như sau: “Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện, Toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án, Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm, Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Việc thành lập Toà án chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Toà án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức Toà án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn, với đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành”. Trong các cơ quan tư pháp, Tòa án giữ vị trí trung tâm. Tất cả các cơ quan tư pháp khác như: điều tra, truy tố, bổ trợ tư pháp... đều phục vụ cho hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Khẳng định ấy đúng theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã khẳng định “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế đình bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc, trong đó xác định Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”, trong hệ thống Toà án nhân dân các cấp đã thành lập thêm một Toà chuyên trách để kịp thời giải quyết các loại tranh chấp mới phát sinh, đã bỏ thẩm quyền xét xử sơ thẩm và chung thẩm, chú ý đến chất lượng tranh tụng tại phiên toà. Đặc biệt Tòa án nhân dân có vai trò quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Không chỉ vậy Tòa án nhân dân còn là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loai tội phạm. Những quan điểm và phương hướng nêu trên về cải cách tổ chức và hoạt động của Toà án có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay. Với vị trí và vai trò quan trọng nêu trên thì Tòa án có ảnh hưởng rất lớn trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, nó có đóng góp tích cực trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước 2. Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện 2.1 Tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện Trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, bên cạnh Tòa án nhân dân tối cao còn có Tòa án nhân dân cấp địa phương. Trong đó Tòa án nhân dân huyện thuộc chế định của Tòa án nhân dân cấp địa phương; theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, tại điều 32 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau: “ 1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Chánh án, một hoặc hai Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, thư kí Tòa án. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có bộ máy giúp việc. 2. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng” . Vậy theo tinh thần trên ta thấy tổ chức Tòa án nhân dân cấp huyện bao gồm: chánh án một hoặc hai phó chánh án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư kí, và có bổ sung thành phần giúp việc. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 (tại khoản 4, điều 40) thì chánh án, phó chánh án các Tòa án nhân dân địa phương do chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với thường trực hội đồng nhân dân địa phương. Về chế độ Thẩm phán, là lực lượng chủ yếu của Tòa án nhân dân địa phương nói riêng và Tòa án các cấp nói chung. Vì vậy, thẩm phán phải hội tụ được nhiều tiêu chuẩn cần thiết quy định tại (khoản 1/ điều 5, điều 20, Pháp lệnh Thẩm phản và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002), thẩm phán phải trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Vì công tác xét xử của Tòa án cũng là một công tác chính trị, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đăc biệt, Nhà nước ta đang tiến hàng cải cách ngành tư pháp theo hướng thâm phán độc lập trong xét xử và chỉ tuân theo luật. Nếu thẩm phán xét xử sai, thì chiu trách nhiệm trước pháp luật đó là hướng đi đúng đắn và tích cực. Đồng thời thẩm phán phải thông qua Hội đồng tuyển chọn thẩm phán do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm chủ tịch hội đồng. Hội đồng này có trách nhiệm tuyển chọn cả Thẩm phán cấp tỉnh và Thẩm phán cấp huyện trong phạm vi tỉnh mình trước khi trình Chánh án toà án tối cao ký quyết định bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của Thẩm phán được quy định là năm năm, sau năm năm, Thẩm phán được xem xét để tái bổ nhiệm. Theo quy định tại Điều 41, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 thì Hội thẩm nhân dân được Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, và phải đáp ứng các điều kiện quy định (tại khoản 2/điều 5, điều 37, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002). Hội thẩm nhân dân huyện làm nhiệm vụ, theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân huyện đó. Thư kí có số đông trong tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp nói chung và Tòa án nhân dân cấp huyện nói riêng, thư kí được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, bằng cấp là Cử nhân Luật, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao... 2.2 Hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện Trong vấn đề hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện do Chánh án lãnh đạo và chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 135 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) “... Chánh án Tòa án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân”, thể hiện nguyên tắc hoạt động của Toà án phải chịu sự giám sát của nhân dân, thông qua cơ quan đại diện cho họ là Hội đồng nhân dân các cấp. Hiện nay, Toà án được tổ chức theo các đơn vị hành chính, tương ứng với các cấp chính quyền từ cấp huyện trở lên đều có một Toà án nhân dân. Các Toà án nhân dân ở mỗi cấp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cấp đó. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức công tác xét xử và các công tác khác theo quy định của pháp luật, và có trách nhiệm báo cáo công tác với Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp lãnh đạo và báo cáo với hội đồng nhân cùng cấp. Hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án hình sự mà Bộ luật hình sự quy định khung hình phạt từ 15 năm tù trở xuống, trừ những tội sau:các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm đến an ninh chủ quyền quốc gia, các tội quy định trong Bộ luật hình sự tại các điều: 89, 90, 91, 92, 93, 101(khoản 3), 102, 179, 231, 232. Tòa án nhân dân huyện còn có thẩm quyền và hoạt động xét xử sơ thẩm những vụ án dân sự, vụ án hôn nhân và gia đình, vụ án kinh tế, vụ án lao động, vụ án hành chính theo quy định của pháp luật. Trừ một số việc phức tạp hoặc có liên quan đến yếu tố nước ngoài, các tranh chấp về sở hữu công nghiệp ...những vấn đề nêu trên chính là hoạt động chủ yếu của Toà án nhân dân huyện. Chương 2: Đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên 1. Khái quát về vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội huyện Thủy Nguyên Thuỷ Nguyên là một huyện thuộc thành phố Hải Phòng, nằm bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Phía Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Nam giáp huyện An Dương và nội thành Hải Phòng; phía Đông Nam là cửa biển Nam Triệu. Địa hình Thuỷ Nguyên khá đa dạng, dốc từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam, vừa có núi đất, núi đá vôi, vừa có đồng bằng và hệ thống sông hồ dày đặc. Đây chính là những điều kiện tự nhiên thuận lợi để huyện Thuỷ Nguyên phát triển một nền kinh tế đa dạng về ngành nghề, bao gồm: cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản và du lịch. Vị trí địa lý: Nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Hải Phòng Diện tích tự nhiên là: 242 km2, Dân số: 29 vạn người. Đơn vị hành chính gồm: 2 thị trấn: Thị trấn Núi Đèo, Thị trấn Minh Đức và 34 xã, trong đó có 6 xã miền núi. Nhờ có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng những chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước theo xu hướng mở, nên trong những năm gần đây huyện Thủy Nguyên đã đạt được những thành tựu to lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế như: Nhiều công trình công nghiệp, dân dụng mọc lên san sát, ngành công nghiệp đóng tàu phát triển mạnh, đường sá được nâng cấp, mở rộng, đời sống nhân dân ngày một cải thiện, mở ra một hướng phát triển mới, một diện mạo mới với vị thế của một trong những trung tâm đô thị hành chính của thành phố Cảng trong tương lai không xa, theo quy hoạch điều chỉnh của thành phố Hải Phòng đến năm 2020, Tận dụng tối đa các thế mạnh của một vùng đất giàu tiềm năng kinh tế, đa dạng về ngành nghề, Thuỷ Nguyên đã nắm bắt thời cơ, khai thác tối đa những tiềm năng sẵn có. Trên cơ sở đó, nhanh chóng xác định các ngành kinh tế mũi nhọn để đầu tư phát triển, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá bước đầu đã thu được những kết quả tốt đẹp. Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế; nông nghiệp cũng có những bước tiến nhất định. Đặc biệt là trong giai đoạn 2008 việc chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp để sang nuôi trồng thuỷ sản, thay đổi cơ cấu trà lúa theo hướng tăng diện tích cấy lúa xuân muộn, mùa trung từ 28% lên 33%, đạt năng suất lúa 45,5 tạ/ha/vụ, đảm bảo diện tích trên 2.000 ha rau màu, trong đó diện tích rau đạt 1.320 ha với sản lượng 22.586 tấn. Công tác chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp bước đầu có những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2009, huyện chú trọng quy hoạch, xây dựng vùng cấy trồng lúa cao sản, xây dựng trang trại chăn nuôi gắn với chế biến, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng hoá dịch vụ phù hợp với quỹ đất sau khi các dự án triển khai trên địa bàn, tổ chức đào tạo và chuyển đổi nghề cho lao động các vùng có dự án lấy đất nông nghiệp Ngoài ra, chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng, đàn lợn, gia cầm tăng theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển mạnh về số lượng và quy mô. Trong đó huyện đã tiến hành quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ sản, lập các dự án nuôi tập trung theo phương pháp bán thâm canh và công nghiệp, đã gặt hái được kết quả cao. Những năm gần đây, Thuỷ Nguyên nhộn nhịp như đại công trường xây dựng với 3 khu công nghiệp Minh Đức- Bến Rừng, Nam Cầu Kiền; Lưu Kiếm- Gia Minh và hàng trăm dự án ngoài các khu công nghiệp này. Hiện trên địa bàn Thuỷ Nguyên có 39 dự án đã và đang triển khai, trong đó có 30 dự án mới với tổng diện tích đất thu hồi 964,6 ha, khoản tiền bồi thường cho hơn 10 nghìn hộ dân lên tới 1323 tỷ đồng. 32 dự án có quyết định thu hồi đất của UBND thành phố với 599 ha, 7611 hộ dân liên quan phải di dời, trong đó có 317 hộ cần tái định cư và bố trí giãn dân. Góp phần cùng thành phố cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai dự án. Các dự án mang lại hiệu quả thiết thực, đóng góp lớn cho ngân sách và thúc đẩy tăng trưởng GDP trên địa bàn, tạo việc làm cho số lượng lớn lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế Thuỷ Nguyên theo hướng công nghiệp-xây dựng chiếm chủ yếu (42,1%), dịch vụ 28,9%, nông nghiệp- thuỷ sản 29%. Năm 2008, tổng giá trị sản xuất các ngành của Thuỷ Nguyên đạt hơn 2100 tỷ đồng tăng 16,9% so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thuỷ sản, công nghiệp xây dựng, dịch vụ đạt khá. GDP đạt 980 tỷ đồng, tăng 16,6% so với năm 2007. Bên cạnh đó, phát huy lợi thế của vùng ven đô giáp hải cảng, Thuỷ Nguyên có điều kiện phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ với nhiều thắng cảnh đẹp như: hồ Sông Giá, hang Lương, hang Vua, khu vực núi Tràng Kênh... và nhiều công trình kiến trúc độc đáo, đền thờ, miếu mạo đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng cùng với những lễ hội truyền thống độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Xuất phát từ những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế, thì đời sống nhân dân ngày được nâng cao về: văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, thể dục - thể thao... Đã được chính quyền địa phương huyện Thủy Nguyên chú ý quan tâm, từ đó tạo nên đời sống tinh thần ngày càng phong phú phục vụ tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước. Đặc biệt kinh tế phát triển đã góp phần không nhỏ vào việc củng cố và hoàn thiện tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý huyện Thủy Nguyên. 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động cuả Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên 2.1 Thực trạng về tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên Tổ chức Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên, tuân thủ theo luật định (tại khoản 1, điều 32, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002), thành phần cán bộ của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên bao gồm: Chánh án, phó chánh án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, Thư kí và bộ phận giúp việc. Tính đến thời điểm hiện tại thì đội ngũ cán bộ của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên gồm có cán bộ công chức biên chế chính quy, một nhân viên văn phòng. Để tìm hiểu cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên, tôi xin giới thiệu về những cán bộ đương nhiệm trong ban lãnh đạo như sau: Giữ vai trò lãnh đạo, đứng đầu Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên là Chánh án bà Lê Thị Cúc (kiêm thẩm phán), bà nhận nhiêm kì mới từ năm (2008-2012). Trước khi được bổ nhiệm làm Chánh án, bà đã từng là phó chánh án Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên hai nhiệm kì (2000-2004) và (2004-2008). Với trình độ nghề nghiệp cao, thời gian công tác lâu năm trong ngành đã đạt nhiều thành tích và có đóng góp tích cực cho quá trình hoạt động, phát triển của Tòa án nhân dân huyện Thủy nguyên… Bà đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định tại (khoản 1/ điều 5, điều 20, Pháp lệnh Thẩm phản và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002), để đảm nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân huyện và trong nhiệm kì (2008-2012) bà được chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiêm làm chánh án Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên (khoản 4, điều 40, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002) . Với vị trí đứng đầu của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên bà Lê Thị Cúc có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là người tổ chức công tác xét xử các vụ án trong địa bàn huyện, báo cáo công tác của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên cho hội đồng nhân dân cùng cấp và Chánh án Tòa án nhân dân trực tiếp lãnh đạonhân dân tỉnh, gồm những công việc khác theo quy định của pháp luật. Nhiệm kì (2004-2008) Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên có hai phó chánh án, nhưng đến thời điểm hiện, Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên có một phó chánh án là ông Trịnh Khắc Thịnh, ông đã từng giữ chức vụ thẩm phán Toà án nhân dân huyện Thủy Nguyên hai nhiệm kì (2000-2004) và (2004-2008), với việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một phó chánh án Toà án nhân dân huyện nên đến nhiệm kì (2008-2012) ông đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm làm phó chánh án Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên (kiêm thẩm phán). Tiếp đến là cơ cấu thẩm phán, Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên gồm có bảy thẩm phán: bà Lê Thị Cúc (kiêm chánh án), ông Trịnh Khắc Thịnh (kiêm phó chánh án); bà Nguyễn Thị Nhã, bà Nguyễn Thị Thủy, ông Lê Anh Sơn, ông Vũ Đình Thi, ông Nguyễn Phong Thu. Tất cả đều đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điều 37,38, 39 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, và những quy định mới trong việc tuyển chọn thẩm phán đã góp phần lựa chọn đúng đắn hơn những người đủ năng lực để đảm nhiệm công việc được giao. Hội thẩm nhân dân, là bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên nói riêng, và Tòa án nhân dân các cấp nói chung, cho đến thời điểm hiện tại thì Hội thẩm nhân dân của huyện Thủy Nguyên là hai mươi cán bộ, với tiêu chuẩn đáp ứng đầy đủ theo quy định (tại khoản 2, điều 5, Pháp lệnh Thẩm phản và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002). Và hoạt động theo sự chỉ đạo của Chánh án là bà Lê Thị Cúc. Thư kí của Tòa án nhân dân (TAND) huyện Thủy Nguyên gồm 11 thư kí, có trình độ cao đáp ứng tốt nhu cầu công việc: tốt nghiêp Cử nhân Luật, có phẩm chất đạo đức tốt… trong đó có một nhân viên phụ trách công việc văn phòng: đánh máy, văn thư… Năng lực đội ngũ cán bộ của TAND huyện Thủy Nguyên đúng tiêu chuẩn luật định, hầu hết đã tốt nghiệp và có bằng Cử nhân Luật hệ chính quy. Chỉ một vài cán bộ tốt nghiệp hệ tại chức về ngành Luật, nhưng đã được cơ quan tạo điều kiện học thêm nghiệp về nghiệp vụ. Với phẩm chất đạo đức tốt: 100% cán bộ là đối tượng Đảng, luôn ý thức cao trách nhiệm nghề nghiệp . Nhờ có chính sách đổi mới về tổ chức và hoạt động của Tòa án, trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị “về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, nên trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của TAND huyện Thủy Nguyên được nâng cao, với hệ thống nhà cao tầng khang trang, trong đó mỗi cán bộ đã có một máy tính, một máy in riêng, có mạng internet và phần mềm thống kê nội bộ ngành, thuận lợi trong việc tổng kết hoạt động, báo cáo công tác, và tìm tài liệu phục vụ công tác... Cùng đó là những tiêu chuẩn mới trong việc tuyển cán bộ, đã thực sự nâng cao chất lượng trong bộ máy TAND huyện Thủy Nguyên, bởi vậy trong quá trình hoạt động đã thu được kết quả cao, có thể nói là bước đầu đánh dấu sự thành công trong chiến lược cải cách TAND huyên Thủy Nguyên mà Đảng và Nhà nước đề ra. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên, tuân thủ theo những nguyên tắc luật định, đảm bảo cho việc hoạt động có hiệu quả cao, đi theo đúng hướng của Nhà nước trong việc đổi mới hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện và công cuộc cải cách nền tư pháp. 2.2: Thực trạng về hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên Tòa án nhân dân huyện có hoạt động chủ yếu là xét xử và Tòa án nhân dân huyện Thủy nguyên cũng không ngoại lệ. Trong đó bao gồm các vụ án: hình sự (với khung hình phạt dưới 15 năm tù), sơ thẩm các vụ án dân sự, án kinh tế, án lao động, án hành chính…theo quy định của pháp luật. Trong năm 2008, lượng án mà TAND huyện Thủy Nguyên giải quyết là tương đối nhiều. Trong đó, những vụ án phải giải quyết nhiều nhất là án hình sự với 289 vụ và 525 bị cáo, có những vụ án nghiêm trọng như: vụ “mua bán trái phép chất ma túy” của bị cáo Vũ Ngọc Điện, xã Kênh Giang, trong vụ này TAND huyện Thủy Nguyên đã thống nhất xử lưu động, tại Ủy ban nhân dân xã Kênh Giang là 10 năm tù nhằm mục đích, tuyên chuyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Đặc biệt trong đầu năm 2009 (09-1-2009) TAND huyện Thủy Nguyên đã xét xử “vụ 3 vụ tàng chữ, buôn bán pháo nổ”. Vụ thứ nhất với bị cáo Nguyễn Thị Đông, sinh 1957, ở thôn Phù Lưu, xã Phù Ninh, huyện Thuỷ Nguyên về tội buôn bán hàng cấm và Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Thị Đông 36 tháng tù giam về tội buôn bán hàng cấm và nộp phạt 3.000.000 đồng. Tiếp đó, ngày 12-1, TAND huyện Thuỷ Nguyên tiến hành xét xử lưu động tại xã An Lư, huyện Thuỷ Nguyên 2 vụ án về pháo khác. Vụ thứ nhất xét xử bị cáo Phạm Hồng Quân, sinh 1979, ở xã Yên Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định tội buôn bán hàng cấm. 22h30' ngày 14-12-2008, tại quốc lộ 10 qua xã Thuỷ Sơn, huyện Thuỷ Nguyên. Tại phiên toà, xét thấy hoàn cảnh khó khăn của gia đình cũng như thái độ thành khẩn khai báo của Quân nên Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phạm Hồng Quân 18 tháng tù giam về tội buôn bán hàng cấm. Vụ án tiếp theo xử Lê Thị Chính, sinh 1975, ở thôn Cây Đa, xã An Lư, huyện Thuỷ Nguyên về tội tàng trữ hàng cấm, Tại phiên toà, Lê Thị Chính đã nhận thức được hành vi tàng trữ pháo nổ của mình là sai trái và thành khẩn khai báo toàn bộ sự việc. Tòa đã tuyên bị cáo án phạt 18 tháng tù giam và nộp phạt 3.000.000 đồng. Qua số liệu tổng kết và một số vụ án nêu trên, cho thấy hoạt động của TAND huyện Thủy Nguyên là hiệu quả, trong việc áp dụng hình thức xử lưu động, đã trực tiếp đưa luật đến với đời sống nhân dân, mang tính chất giáo dục, tuyên truyền pháp luật để nhân dân hiểu luật và tuân thủ luật. Không chỉ trong án hình sự mà các vụ án dân sự cũng xảy ra tương đối nhiều (năm 2008 có 79 vụ). Chủ yếu là liên quan đến : thừa kế, đất đai… có nhiều vụ rắc rối gây khó khăn trong công tác xét xử, tuy nhiên hầu hết đã được giải quyết song, chỉ còn một số vụ đang trong thời gian giải quyết. Trong các vụ án về hôn nhân gia đình chủ yếu là giải quyết vấn đề: ly hôn, chia tài sản khi ly hôn… (trong năm 2008 có 215 vụ án) về lĩnh vực này, nhìn chung các vụ án trong lĩnh vực này tương đối nhỏ, không phức tạp nên quá trình giải quyết nhanh và hiệu quả, đảm bảo tính khách quan, công bằng của pháp luật. Về các vụ án lao động, thì tương đối ít và nhỏ nên quá trình giải quyết nhanh (năm 2008 có 12 vụ về lĩnh vực này). Còn những vụ về kinh doanh, thương mại có số lượng rấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmuc l7909c.doc