Tiểu luận Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái – Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪVIẾT TẮT . 2

LỜI MỞ ĐẦU. 3

I. Tổng quan vềtỷgiá hối đoái và chính sách điều hành tỷgiá hối đoái . 4

1. Tỷgiá hối đoái . 4

1.1. Khái niệm:. 4

1.2. Xác định tỷgiá hối đoái . 4

1.3. Nhân tốtác động đến tỷgiá . 7

1.3.1. Mức giá cảtương đối. 8

1.3.2. Chênh lệch vềlãi suất. 8

1.3.3. Chênh lệch vềlạm phát . 8

2. Chính sách tỷgiá hối đoái: . 8

2.1. Khái niệm:. 8

2.2. Phân loại . 9

2.2.1. Chế độtỷgiá cố định. 10

2.2.2. Chế độtỷgiá thảnổi hoàn toàn . 10

2.2.3. Chế độtỷgiá thảnổi có điều tiết . 10

2.3. Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái. 10

2.3.1. Chính sách tỷgiá phục vụcho mục tiêu cân bằng nội:. 10

2.3.2. Chính sách tỷgiá phục vụcho mục tiêu cân bằng ngoại . 11

2.4. Mối quan hệcủa chính sách tỷgiá hối đoái và thương mại quốc tế . 12

2.4.1. Các tác động của thương mại quốc tế đến tỷgiá hối đoái nhìn từgóc độ

cán cân thanh toán. 12

2.4.2. Các tác động của tỷgiá hối đoái và chính sách tỷgiá hối đoái đến

thương mại quốc tế, thểhiện ởcán cân thanh toán . 13

II. Thực tiễn điều hành tỷgiá hối đoái ởmột sốnước . 14

1.Nhật Bản . 15

2.Trung Quốc và chính sách phá giá đồng nội tệ . 20

2.1 Ngoại thương . 22

2.2. Tác động của thay đổi tỷgiá đồng NDT đến dòng FDI . 23

2.3. Khảnăng lên giá đồng NDT và tác động của nó. 24

III. Bài học kinh nghiệm trong điều hành tỷgiá hối đoái ởViệt Nam . 25

1. Khái quát vềchính sách tỷgiá hối đoái ởViệt Nam và các tác động đến

thương mại . 25

2. Bài học kinh nghiệm rút ra từchính sách điều hành tỷgiá của các nước và

một sốgiải pháp đểphát triển . 27

KẾT LUẬN . 32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 34

pdf36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái – Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo việc cung ứng tiền không tăng lên nhanh quá hoặc chậm quá (không quá mở rộng cũng như không quá thắt chặt). 2.3.2. Chính sách tỷ giá phục vụ cho mục tiêu cân bằng ngoại: Mục tiêu cân bằng ngoại phụ thuộc vào nhiều biến số phức tạp và khó định lượng nên rất khó xác định một cách cụ thể. Cách phổ biến hiện nay được dùng để xem xét cân bằng ngoại là dựa vào trạng thái của cán cân tài khoản vãng lai. Một sự thâm hụt của cán cân tài khoản vãng lai hàm ý một nước đang đi vay nợ của nước ngoài sẽ không phải là vấn đề gì nghiêm trọng nếu số tiền đi vay đó được sử dụng để đầu tư có hiệu quả, đảm bảo trả được nợ trong tương lai và có lãi. Tình hình sẽ thực sự nghiêm trọng, nếu một sự thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai lớn, kéo dài là kết quả của chính sách tài chính mở rộng quá mức nhưng đồng thời không tạo ra những cơ hội đầu tư có hiệu quả. Đây chính là trường hợp thường thấy ở nhiều nước đang phát triển, trong khi tìm mọi cách tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài thì lại để một phần lớn lượng vốn thu hút được sử dụng không hiệu quả. Ngược lại, một sự dư thừa trong cán cân tài khoản vãng lai nói lên rằng một nước đang tích tụ tài sản của họ ở nước ngoài. Sự khác nhau về các loại lợi thế và chính sách giữa các nền kinh tế đảm bảo rằng các tài sản đầu tư ra nước ngoài có thể đem lại lợi ích cao hơn cho cả nước đầu tư và nhận đầu tư. Nhưng một dư thừa lớn, liên tục trong cán cân tài khoản vãng lai có thể dẫn đến có ảnh hưởng nghiêm trọng đến những cân đối bên trong nền kinh tế. Nhiều nguồn lực bị bỏ lãng phí không được sử dụng, sản xuất một số ngành bị đình trệ, tăng trưởng giảm và thất nghiệp tăng. Sự dư thừa lớn trong cán cân tài khoản vãng lai còn phản ánh sự vay nợ quá mức của nước ngoài, và nước 12 cho vay có thể không thu hồi được tài sản của mình nếu các nước đi vay không sử dụng tài sản đó có hiệu quả (rủi ro về khả năng trả nợ của nước ngoài). Như vậy, mục tiêu cân đối bên ngoài đòi hỏi duy trì một tài khoản vãng lai phải không thâm hụt hoặc dư thừa quá mức để tránh những hậu quả nghiêm trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của một nước. Và chính sách tỷ giá được lựa chọn phải có khả năng điều chỉnh trạng thái của tài sản vãng lai để không rơi vào tình trạng mất cân bằng ngoại. 2.4. Mối quan hệ của chính sách tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế 2.4.1. Các tác động của thương mại quốc tế đến tỷ giá hối đoái nhìn từ góc độ cán cân thanh toán Cán cân thanh toán là những ghi chép về các giao dịch mà dân cư và chính phủ một nước thực hiện với thế giới bên ngoài trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Cán cân thanh toán bao gồm các khoản mục chủ yếu liên quan và tác động đến những thay đổi của tỷ giá. Đó là tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản dự trữ chính thức. Chính trạng thái không cân bằng trong các khoản mục của cán cân thanh toán là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong tỷ giá hối đoái. *Tác động của tài khoản vãng lai đến tỷ giá hối đoái: Tài khoản vãng lai ghi chép các hoạt động mua bán hàng hóa – dịch vụ, thu nhập từ đầu tư và các khoản chuyển giao có liên quan đến tiền tệ của một nước với nước khác. Trong đó, cán cân thương mại là nội dung quan trọng nhất của tài khoản vãng lai. Những thay đổi trong cán cân thương mại có tác động trực tiếp và quan trọng đến tỷ giá hối đoái. Do vậy, những yếu tố có khả năng tác động làm thay đổi tình hình xuất nhập khẩu đều là những nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái. Cách tiếp cận xác định tỷ giá hối đoái dài hạn đã chỉ rõ những nhân tố làm thay đổi cung cầu ngoại tệ có liên quan trực tiếp đến sự thay đổi của cán cân thương mại chính là: mức giá tương đối, chính sách bảo hộ, năng suất lao động… Mọi sự biến đổi của các nhân tố này đều làm thay đổi về cầu xuất nhập khẩu. Nếu những nhân tố làm cho cán cân thương mại thặng dư (xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu) nước đó có khả năng tăng dự trữ ngoại tệ, giảm tỷ giá hối đoái và tăng giá đồng nội tệ. Ngược lại, những thay đổi về cầu xuất nhập khẩu làm tăng thâm hụt cán cân thương mại sẽ làm giảm dự trữ ngoại tệ, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ giảm giá. 13 *Tác động của tài khoản vốn đến tỷ giá hối đoái: Tài khoản vốn ghi chép các giao dịch liên quan đến việc mua bán tài sản của một nước với nước ngoài, bao gồm sự di chuyển của các nguồn vốn vay và các nguồn vốn đầu tư trực tiếp. Mọi nguồn vốn chảy vào một nước sẽ làm tăng tài sản ngoại tệ của nước đó và bất cứ lượng vốn nào từ nước đó được chuyển ra nước ngoài cũng đều làm suy giảm tài sản ngoại tệ của nước đó. Chính vì vậy các nhân tố làm thay đổi luồng di chuyển của dòng vốn, làm thay đổi cán cân tài khoản vốn đều có tác động làm thay đổi quan hệ cung cầu trên thị trường tài sản. Tiếp theo, quan hệ cung cầu tài sản đến lượt nó sẽ làm thay đổi tỷ giá hối đoái và giá trị của các đồng tiền. 2.4.2. Các tác động của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái đến thương mại quốc tế, thể hiện ở cán cân thanh toán: Chính sách tỷ giá hối đoái tác động làm thay đổi cán cân thanh toán sẽ dẫn tới những biến động trong ngoại thương. Từ đó sẽ có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của thương mại quốc tế. Do vậy, cán cân thanh toán thay đổi tốt hay xấu thể hiện rõ nét khi tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái thay đổi, và được biểu hiện tập trung trước hết là đối với cán cân thương mại – nội dung chủ yếu nhất của tài khoản vãng lai. Tỷ giá và sự biến động của tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến mức giá cả của hàng hóa dịch vụ xuất nhập khẩu của một nước. Khi tỷ giá thay đổi theo hướng giảm sức mua đồng nội tệ thì giá cả hàng hóa dịch vụ của nước đó sẽ tương đối rẻ so với hàng hóa dịch vụ của nước ngoài trên thị trường trong nước và quốc tế. Hàng hóa và dịch vụ của nước đó có khả năng cạnh tranh tốt hơn, dẫn đến cầu về xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của nước đó sẽ tăng, cầu về nhập khẩu hàng hóa dịch vụ nước ngoài của nước đó sẽ giảm và cán cân thương mại sẽ chuyển về phía thặng dư. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái thay đổi theo hướng tăng giá đồng nội tệ sẽ làm cho giá hàng hóa dịch vụ của nước đó tăng tương đối so với hàng hóa dịch vụ nước ngoài, và khi đó sẽ dẫn tới giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu và cán cân thương mại chuyển sang phía thâm hụt. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái còn tác động một cách gián tiếp đến ngoại thương của một nước thông qua sự tác động làm thay đổi cán cân tài khoản vốn. Một sự thay đổi về tỷ giá theo hướng tăng giá đồng nội tệ có tác động thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước đó đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Bởi vì khi đó một đồng nội tệ khi tăng giá sẽ đổi được một lượng ngoại tệ nhiều hơn so với trước khi tăng giá. 14 Chế độ tỷ giá cố định có tác động tích cực đến ngoại thương và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Vì xét ở góc độ là một loại giá, một khi tỷ giá được duy trì ổn định thì nó có thể giảm thiểu được những rủi ro từ giá cả trên thị trường hàng hóa – dịch vụ và do đó góp phần duy trì được trạng thái cân bằng tương đối trong cán cân thương mại của một nước thông qua việc ổn định xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, chế độ và chính sách tỷ giá hối đoái cố định cũng không cho phép một nước có thể thông qua cơ chế giá làm tăng lợi ích từ thương mại quốc tế cho mình khi có cơ hội. Hơn nữa, quy luật nội tại thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển vốn không nằm trong những mối quan hệ công bằng mà nằm trong những mối quan hệ ở ngoài trạng thái cân bằng và có xu hướng vận động về điểm cân bằng. Trái ngược với chế độ và chính sách tỷ giá cố định, chế độ và chính sách tỷ giá thả nổi, biểu hiện ở sự biến đổi thường xuyên theo quan hệ cung cầu trên thị trường, có tác động làm tăng những rủi ro về yếu tố giá cả đối với các hoạt động ngoại thương và cả hoạt động tài chính quốc tế. Do đó, xét ở góc độ giá cả, tỷ giá thả nổi sẽ có những tác động tiêu cực đến ngoại thương nói riêng và cán cân thanh toán nói chung. Nhưng tỷ giá thả nổi bằng những thay đổi thường xuyên, lại có khả năng phản ánh được tương quan và lợi ích thương mại luôn thay đổi giữa các nước đã tạo ra động lực để chuyển dịch ngoại thương đến vị trí cân bằng mới, cao hơn. Chế độ và chính sách tỷ giá thả nổi còn có thể cho phép một nước tránh được những cú sốc từ bên ngoài hoặc ít ra cũng tạo cho nước đó một cơ hội để giảm sóc. Tỷ giá thả nổi cũng tạo cơ chế để một nước có thể khai thác tối đa các nguồn lợi của nước đó và thế giới thông qua ngoại thương. Cả chế độ và chính sách tỷ giá cố định và thả nổi đều có rất nhiều ưu nhược điểm trái ngược nhau. Chính thực tế này đã gợi ý rằng một chế độ và chính sách tỷ giá kết hợp hai cực cố định và thả nổi có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho ngoại thương nói riêng và kinh tế nói chung của một nước, chế độ tỷ giá linh hoạt. II. Thực tiễn điều hành tỷ giá hối đoái ở một số nước: Phần I đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái cùng với mục tiêu, tác động và mối quan hệ với thương mại quốc tế. Vì vậy trong phần II, chúng ta sẽ tìm hiểu thực tế thế giới về việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của nó đến thương mại. Điểm lại kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của các nước trên thế giới, một số nước thì lựa chọn chính sách phá giá tiền tệ, nghĩa là một đồng nội tệ 15 yếu để phát triển kinh tế – xã hội; một số nước khác thì lại theo đuổi chính sách nâng giá tiền tệ trong quá trình phát triển nền kinh tế. Ở mỗi nước đã gặt hái được những thành công nhất định và cũng có nước không thành công khi sử dụng chính sách để nỗ lực đạt được những mục tiêu kinh tế, chính trị và xã hội của mình. Điển hình nhất là Nhật Bản với việc điều hành chính sách nâng giá tiền tệ hết sức thành công, đã đem lại cho Nhật Bản những thành quả tuyệt vời trong việc phát triển cả về kinh tế và xã hội. Thêm vào đó, nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận định rằng Trung Quốc và Việt Nam có nét tương đồng trong việc định hướng phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, chúng ta sẽ đề cập về Trung Quốc, tình hình kinh tế Trung Quốc với chính sách phá giá tiền tệ, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 1. Nhật Bản Nền kinh tế Nhật Bản cũng như các nền kinh tế khác trên thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển, đã chịu nhiều tác động tiêu cực bởi những cú sốc từ giá dầu và sự thay đổi của chế độ tỷ giá hối đoái. Sau cú sốc giá dầu lửa và sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ tỷ giá Bretton Woods 1973, từ sau năm 1976 nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu giai đoạn suy giảm tăng trưởng và tiếp tục suy thoái nhiều lần trong suốt mấy thập kỷ còn lại của thế kỷ 20. Tuy nhiên nhờ có những chính sách kinh tế phù hợp, điển hình là chính sách nâng giá tiền tệ Nhật Bản đã vượt qua cơn khó khăn, vững bước phát triển kinh tế. Từ sau sự sụp đổ của chế độ tỷ giá Bretton Woods đến nay, diễn biến tỷ giá của Nhật Bản có nhiều biến động quan trọng, tuy nhiên chúng ta sẽ cùng xem xét giai đoạn 1974 – 1980: Thời kỳ thành công rực rỡ nhất với chính sách nâng giá tiền tệ Thời kỳ những năm 70 là thời kỳ thể hiện rõ nét nhất sự thành công của Nhật Bản với chính sách nâng giá đồng nội tệ. Tăng trưởng nhanh và mạnh trong suốt thời gian dài trước thập kỷ 70 đã tạo tiền đề cho đồng JPY lên giá mạnh. Đặc biệt là sau khi Mỹ tuyên bố thả nổi đồng USD và chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt thì đồng JPY đã liên tục lên giá rất mạnh so với USD và các đồng tiền khác. Tính đến cuối những năm 70, đồng JPY đã lên giá gần 50% so với USD, tỷ giá hối đoái từ 357,60 JPY/1USD năm 1970 giảm xuống còn 181,80 JPY/1USD vào năm 1979. Đồng JPY lên giá vào giai đoạn này tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật giảm sóc cho nền kinh tế do tác động của các cuộc khủng hoảng, thay đổi chiến lược phát triển cơ cấu kinh tế và xuất khẩu để khai thác những thế mạnh hiện có của mình. Đồng JPY lên giá làm 16 cho giá hàng nhập khẩu vào Nhật rẻ hơn đã góp phần quan trọng vào việc giảm bớt những tác động từ cú sốc giá dầu năm 1973. Vì vậy, kinh tế và ngoại thương Nhật Bản trong giai đoạn này vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều nước công nghiệp phát triển khác. Biểu đồ 2.1 cho thấy từ năm 1970 đến 1976, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản là 7,0% tăng gần gấp 3 lần các cường quốc Anh, Mỹ và Đức lần lượt là 2,5%, 2,8% và 2,5%. Kể từ sau cuộc khủng hoảng giá dầu năm 1973, tuy tốc độ tăng trưởng GDP có giảm nhưng tình hình chung là tốc độ tăng trưởng của các nước công nghiệp phát triển khác cũng giảm đáng kể. Trong giai đoạn 1976 – 1982, Nhật Bản vẫn có xuất nhập khẩu tăng mạnh và duy trì mức độ tăng trưởng cao hơn các cường quốc như Anh, Mỹ và Đức. Lượng nhập khẩu của Nhật Bản vẫn ở mức ngang ngửa với các nước đó nhưng xuất khẩu thì tăng gần gấp đôi với tốc độ 8,0% trong khi đó Anh là 4,3%, Mỹ là 5,4% và Đức là 5,3%. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này giảm xuống còn 3,9% so với giai đoạn trước (7,0%) nhưng vẫn gấp hơn 2 lần so với các nước công nghiệp phát triển trên. Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 12 năm 1992. Có thể thấy rõ hơn tác động tăng giá của đồng JPY vào thời gian này có tác động giảm sóc cho nền kinh tế Nhật thông qua việc xem xét mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Nhật vào bên ngoài. Do đặc điểm về địa lý, đất nước này Biểu đồ 2.1: So sánh tốc độ tăng trưởng của Nhật và các cường quốc 7 2,5 2,8 2,5 3,9 1,4 2 1,9 8 4,3 5,4 5,3 2,4 2,3 2,8 3 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nht Anh M c %/năm Tốc độ tăng GDP (1970-1976) Tốc độ tăng GDP (1976-1982) Xuất Khẩu(1976- 1982) Nhập Khẩu (1976- 1982) 17 phải phát triển kinh tế trong điều kiện phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn lực về nguyên nhiên vật liệu. Có tới gần 100% các nguyên nhiên vật liệu chủ chốt cho phát triển công nghiệp Nhật Bản phải nhập khẩu từ nước ngoài (xem bảng 2.2). Nhật Bản nhập khẩu 100% quặng sắt là nguyên liệu cho các ngành chế tạo máy móc thiết bị, cơ khí…, chủ yếu từ các nước Úc, Braxin và ấn Độ. Đặc biệt là dầu thô, một nhiên liệu quý luôn được mọi quốc gia quan tâm khai thác và sử dụng rất nhiều, Nhật Bản phải nhập khẩu đến 99,6%. Thêm vào đó là một số nguyên nhiên liệu khác như quặng đồng nhập khẩu 99,1%, khí đốt 96,0% và than với 93,4%... Vì vậy, những cú sốc từ bên ngoài, như là những cú sốc từ giá dầu có ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Bảng 2.2: Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu của Nhật Bản về nguyên nhiên vật liệu. Nguồn nhập từ 3 nước chủ yếu (%) Hàng nhập Tỷ lệ phụ thuộc (%) 1 2 3 Than 93,4 Úc (51,6) Canada (17,9) Mỹ (9,6) Dầu thô 99,6 Các TVQ ả rậpthống nhất (21,6) ả rập Xêút (19,3) Iran (9,7) Khí đốt 96,0 Indonesia (45,0) Malaysia(18,0) Quặng sắt 100,0 Úc (42,4) Braxin (27,2) Ấn Độ (12,3) Quặng đồng 99,1 Chilê (25,2) Indonesia(18,4) Canada (14,4) Nguồn: IMF, International Financial Statistics (IFS). Chính sự tăng giá của đồng JPY trong thời gian này đã có những tác động quan trọng giúp Nhật giảm bớt những tác động từ cuộc khủng hoảng giá dầu, nhanh chóng ra khỏi thời kỳ suy thoái (do tác động của các cú sốc) và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Trong suốt thập kỷ 70, 18 Nhật Bản chỉ có duy nhất một năm (1974, đó là năm sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng giá dầu lần 1, năm 1973, giá dầu đột ngột tăng lên gấp 4 lần) là có mức tăng trưởng thực tế âm (-0,7%), còn lại đều có mức tăng trưởng dương tương đối cao (từ 3,8% đến 9,3% GNP thực tế năm sau so với năm trước (xem đồ thị 2.3). Tuy đồng JPY tăng giá có tác động làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Nhật và gây khó khăn cho xuất khẩu, nhưng chính việc lợi dụng sự lên giá đồng JPY phối hợp với những chính sách điều chỉnh thích hợp kịp thời, Nhật đã đưa nền kinh tế nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng và tiếp tục tăng trưởng (như chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành kinh tế sử dụng công nghệ tốn ít nguyên nhiên vật liệu và các nguyên nhiên vật liệu mới, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và cạnh tranh…, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; và lợi dụng đồng JPY lên giá chuyển hướng từ xuất khẩu mạnh hàng hoá sang xuất khẩu vốn…). Kết quả là nền kinh tế tiếp tục có tốc độ tăng trưởng khá cao và đã tác động trở lại thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng nhanh và mở rộng ra phạm vi toàn thế giới. Nên chính vào thời kỳ này, cán cân thương mại của Nhật đã chuyển mạnh sang thặng dư vào cuối những năm 70. Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng GNP danh nghĩa và thực tế của Nhật Bản những năm 1970 – 1980. -5 0 5 10 15 20 25 1970 1971 1972 1973 1974 1975 1976 1977 1978 1979 1980 Năm % Tốc độ tăng GNP danh nghĩa Tốc độ tăng GNP thực tế 19 Bảng 2.4: Tình hình cán cân thương mại của Nhật Bản thập kỷ 70. Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Năm Triệu USD Tỷ lệ tăng (%) Triệu USD Tỷ lệ tăng (%) Triệu USD 1970 19.318 20,8 18.881 25,7 437 1971 24.019 24,3 19.712 4,4 4.307 1972 28.591 19,0 23.471 19,1 5.120 1973 36.930 29,2 38.314 63,2 -1.384 1974 55.536 50,4 62.110 62,1 -6.574 1975 55.753 0,4 57.836 -6,8 -2.110 1976 67.225 20,6 64.799 12,0 2.426 1977 80.495 19,7 70.809 9,3 9.686 1979 103.032 5,6 110.672 39,5 -7.640 Nguồn: Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 3/6 năm 2000 Bảng 2.4 cho thấy sự tác động có tính giảm và tính trễ của những thay đổi trong tỷ giá hối đoái và giá trị đồng JPY. Khi chuyển đổi chế độ tỷ giá, đồng JPY lên giá mạnh từ năm 1971 nhưng sang năm 1973 cán cân thương mại của Nhật mới chuyển sang thâm hụt, trong 3 năm tiếp sau cán cân thương mại thâm hụt lần lượt từ -1.384 triệu USD vào năm 1973, năm 1974 thâm hụt lớn gấp khoảng 5 lần so với năm 1973 với con số lên tới -6.574 triệu USD; tuy nhiên đến năm 1975 cán cân thương mại vẫn thâm hụt nhưng giảm xuống còn -2.110 triệu USD. Những điều chỉnh trong chính sách kinh tế, tiền tệ (trong đó có chính sách hạn chế và kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ), thương mại sau cuộc khủng hoảng giá dầu 1973 làm giảm tốc độ lên giá của đồng JPY và khuyến khích xuất khẩu cũng chỉ khôi phục lại cán cân thương mại thặng dư bắt đầu vào năm 1976, 1977 sau đó. Cú sốc giá dầu lần 2 vào năm 1978 tuy mức độ ảnh hưởng tới nền kinh tế Nhật Bản không lớn, nhưng cũng đã một lần nữa làm cán cân thương mại Nhật Bản quay lại thâm hụt khoảng -7.640 triệu USD vào năm 1979. 20 Bảng 2.5: Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản những năm 1970 – 1980. Năm 1970 1975 1976 1977 1978 1979 1980 FDI(TriệuUSD) 904 3.280 3.462 2.806 4.598 4.995 4.693 % thay đổi +262,8 +5,5 -18,9 +63,9 +8,6 -6,0 Nguồn: Tạp chí ngoại thương số 17 năm 1995. Đồng thời với những tác động giảm sóc cho nền kinh tế Nhật Bản, đồng JPY lên giá vào thời kỳ này đã tạo điều kiện cho Nhật xuất khẩu vốn ra nước ngoài. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) của Nhật Bản đã tăng lên nhanh chóng (xem bảng 2.5). Đặc biệt năm 1975 luồng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật là 3.280 triệu USD, tăng thêm 262,8% so với năm 1970. Năm 1976 tăng thêm 182 triệu USD, tương đương với mức tăng 5,5% so với năm 1975. Năm 1977 là năm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần 2 (1978) nên FDI của Nhật là -18,9%, giảm 656 triệu USD so với năm 1976. Tiếp sau đó là những năm 78 và 79, FDI ra nước ngoài của Nhật Bản luôn đạt khoảng 4,5 tỷ USD cho đến gần 5 tỷ USD. Điều này góp phần quan trọng thực hiện nhanh chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xuất khẩu, khai thác những lợi thế so sánh mới được hình thành trong giai đoạn trước và chuẩn bị điều kiện để tạo những lợi thế so sánh mới cho Nhật trong tương lai. Thời kỳ 1973 – 1980 với 2 cuộc khủng hoảng dầu mỏ xảy ra trên toàn cầu, Nhật Bản với chính sách nâng giá đồng nội tệ và các biện pháp điều hành nền kinh tế khác, trong đó chính sách nâng giá là yếu tố quan trọng nhất, đã khiến nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh, đó là mục tiêu mà chính phủ Nhật Bản hướng tới và họ đã đạt được mục tiêu đó. 2. Trung Quốc và chính sách phá giá đồng nội tệ Thay đổi chính sách tỉ giá hối đoái ở Trung Quốc và tác động đột phá Kinh nghiệm phá giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu. Trong trường hợp của Nhật Bản, sự đốt phá gắn với việc tăng giá đồng Yên. Còn trong trường hợp của Trung Quốc, sự đột phá gắn với việc phá giá đồng Nhân Dân Tệ (NDT). 21 Từ năm 19879 đến năm 1993, Trung Quốc đã điều chỉnh mạng tỷ giá hối đoái tới 7 lần. Xu hướng điều chỉnh là phá giá mạnh đồng NDT. Năm 1993, mức điều chỉnh tỷ giá (phá giá) so với năm 1985 đã là gần 70%. Nhưng mặc dù phá giá liên tục và với biên độ lớn như vậy, tổn thất xuất khẩu do tỷ giá (đánh giá cao đồng NDT) gây ra vẫn rất lớn (Bảng A). Lý do là vì tỷ giá NDT/USD có mặt bằng xuất phát “phá giá” quá thấp nên dù phá giá mạnh như vậy, mức tỷ giá vẫn chưa đạt đến điểm “hòa vốn” cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bảng 2.6: Tổn thất tài chính đối với xuất khẩu do tỷ giá ở Trung Quốc (đơn vị: NDT) Năm 1979 1981 1983 1985 1988 1993 Chi phí để thu 1USD xuất khẩu 2,40 2,31 3,02 3,67 5,80 6,32 Tổn thất ứng với 1USD xuất khẩu 0,85 0,49 0,22 0,73 2,08 1,0 Nguồn: N. Lardy 1992; Wong 1998. Để cải thiện tình hình, năm 1994, Chính phủ Trung Quốc quyết định phá giá mạnh đồng NDT. Biên độ phá giá lên tới 50%: từ mức 5,75NDT/1USD năm 1993 lên 8,7NDT/1USD kể từ ngày 1/1/1994. Cùng với việc thay đổi chính sách tỷ giá, chế độ quản lý ngoại hối của Trung Quốc cũng được cải cách mạnh mẽ, tỷ giá chính thức thống nhất với mức giá hoán đổi hiện hành, chế độ giữ lại ngoại tệ được bãi bỏ, thị trường ngoại hối liên ngân hàng được thành lập. Việc cải cách chế độ tỷ giá (thực chất là thống nhất các loại tỷ giá đi liền với việc phá giá đồng tiền) đã có tác động rất mạnh và hầu như ngay tức thời đến động thái của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là đối với các hoạt động ngoại thương và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 22 2.1 Ngoại thương Việc phá giá đồng NDT với quy mô 50% dẫn tới kết quả tức thì: cán cân thương mại từ chỗ thâm hụt 12,2 tỷ USD năm 1993 chuyển thành cán cân thặng dư 5,4 tỷ USD năm 1994. Kể từ đó đếnkhi Trung Quốc gia nhập WTO (2001), xu hướng này luôn được giữ ở mức thặng thương mại cao ổn định. Bảng số liệu dưới đây cho thấy đã thật sự có một cú nhảy vọt đột biến trong nền kinh tế Trung Quốc từ năm 1994, tức là khi đồng NDT được phá giá 50%. Bảng 2.7: Tình hình tỷ giá, lạm phát và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc 1994 – 2007. Chỉ tiêu TGHĐ (NDT/USD) Tốc độ tăng trưởng (%/năm) Lạm phát 1993 5,7620 13,49 14,58 1994 8,6187 12,70 24,24 1995 8,3514 10,50 16,90 1996 8,3142 9,59 8,32 1997 8,2898 8,80 2,80 1998 8,2790 7,80 -0,80 1999 8,2783 7,11 -1,40 2000 8,2785 8,00 0,40 2001 8,2771 7,30 0,70 2002 8,2770 8,00 -0,80 2003 8,2770 9,10 1,20 2004 8,2768 9,50 3,90 2005 8,1938 9,80 3,00 2006 7,9734 10,70 2,50 2007 7,5069 11,50 6,50 Nguồn: Foreign Exchange Data, Central Bank of China, Republic of China; IMF International Financial Statistics. Kể từ đó, thặng dư thương mại của Trung Quốc liên tục tăng với tốc độ cao. Kết hợp với một số yếu tố khác, như sự tăng trưởng FDI, là một kết quả 23 khác trực tiếp bắt nguốn từ sự biến đổi tỷ giá NDT, nền kinh tế Trung Quốc bước vào nhịp tăng trưởng mới với hai động lực mạnh mẽ nhất là xuất khẩu và đầu tư nước ngoài trực tiếp. Và cũng giống như Nhật Bản trước đây, xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh đã đẩy thâm hụt mậu dịch của thế giới nói chung và của Mỹ nói riêng lên tới điểm “không thể chịu nổi”. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này được quy về “lỗi” chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu được quy về "lỗi" chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Mỹ và hầu như cả thế giới đều cho rằng nguyên nhân chính của tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng trong quan hệ mậu dịch này có nguồn gốc trực tiếp và cơ bản từ việc Chính phủ Trung Quốc duy trì quá lâu chính sách tỷ giá “đồng NDT yếu” (từ 1994 -2006). Trong 12 năm đó, sự cộng hưởng tác động của chính sách “đồng tiền yếu” và của việc Trung Quốc gia nhập WTO (năm 2001) đã tạo thành sức thúc đẩy to lớn để nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy và trở thành khổng lồ, có khả năng làm đảo lộn các cân bằng phát triển vốn có của thế giới. Kết quả tất yếu của sự lớn mạnh kinh tế nhanh chóng này là sự tăng giá đồng NDT. Vì vậy, đòi hỏi Trung Quốc phải tăng giá đồng NDT ngày càng gay gắt từ các nước phương Tây là có căn cứ lý lẽ và thực tiễn vững chắc. 2.2. Tác động của thay đổi tỷ giá đồng NDT đến dòng FDI Các công ty nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc phát hiện ra những sức hấp dẫn mới của đất nước này với tư cách là một “cứ điểm” sản xuất: chi phí thấp, sức cạnh tranh cao. Giá thành sản phẩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCơ chế điều hành tỷ giá hối đoái – Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan