Tiểu luận Cơ chế hợp tác quốc phòng Asean

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 2

NỘI DUNG 2

I. Vấn đề pháp lý về cơ chế hợp tác quốc phòng của Asean : 2

1. Cơ sở pháp lý của cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN. 2

2. Thiết chế pháp lý 2

II. Thực tiễn Cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN 4

1. Xây dựng lòng tin. 4

2. Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. 4

3. Hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống. 5

4. Hợp tác quốc phòng với các quốc gia và tổ chức ngoài khu vực. 6

III. Vị trì và vai trò của cơ chế hợp tác quốc phòng trong cấu trúc an ninh khu vực 6

1. Vị trí của cơ chế hợp tác quốc phòng 6

2. Vai trò của cơ chế hợp tác quốc phòng: 7

IV. Triển vọng của cơ chế hợp tác quốc phòng trong tương lai 7

V. Vai trò của Việt Nam trong cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN 9

KẾT LUẬN 9

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3001 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ chế hợp tác quốc phòng Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Hợp tác quốc phòng là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng, là nền tảng cho sự liên kết của cộng đồng chung Asean. Để thực hiện tốt hoạt động này, các nước Asean đã thiết lập một cơ chế hợp tác vững chắc với sự cam kết tham gia của tất cả các quốc gia thành viên. Hy vọng phần trình bày sau đây của nhóm sẽ góp phần làm rõ nét hơn nội dung cũng như vai trò của cơ chế hợp tác quốc phong của Asean trong quá trình gìn giữ môi trường hòa bình ổn định ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung. NỘI DUNG Vấn đề pháp lý về cơ chế hợp tác quốc phòng của Asean : Cơ sở pháp lý của cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN. Hợp tác quốc phòng giữa các nước ASEAN có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung. Hiểu được vấn đề này, trong nhiều năm qua, các nước ASEAN đã có sự hợp tác quốc phòng ngày càng phát triển và hiệu quả. Cơ chế hợp tác quốc phòng đã được ghi nhận như một nguyên tắc trong các văn bản pháp lý của ASEAN, thể hiện rõ nhất qua Hiến chương ASEAN. Cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN hiện nay là sự thực hiện những mục tiêu 1, 2 đã nêu trong Hiến chương ASEAN : “1. Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực; 2. Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội;…” 2. Thiết chế pháp lý Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) T5/2006, Hội nghị bộ trưởng quốc phòng của các nước tv Asean đã tổ chức hội nghị đầu tiên tại Kuala Lumpur, Malaysia và thống nhất tổ chức Hội nghị bộ trưởng quốc phòng (ADMM) hàng năm, coi đó là cơ chế hợp tác quốc phòng cao nhất của Hiệp hội. Mục tiêu của ADMM được quy định tại tài liệu thành lập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN bao gồm ADMM có nhiệm vụ thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua đối thoại và hợp tác trong vấn đề quốc phòng và an ninh, ADMM thúc đẩy sự tinh tưởng lẫn nhau thông qua việc tăng cường nhận thức về các thách thức an ninh, quốc phòng cũng như tăng cường sự cởi mở, minh bạch. ADMM sẽ đưa ra các hướng dẫn cho các cơ quan quốc phòng và quân sự cao cấp trong các cuộc đối thoại và hợp tác về lĩnh vực quốc phòng và an ninh trong khuôn khổ Asean và giữa Asean với các bên đối thoại. ADMM thúc đẩy việc thực hiện các kế hoạch xây dựng APSC theo quy định tại tuyên bố BALI II cũng như đẩy mạnh việc thực hiện chương trình Vientiane ADMM có thể tổ chức các hội nghị ADMM hẹp (ADMM retreat) khi cần thiết để thảo luận các vấn đề quốc phòng an ninh trong các phiên họp kín, không chính thức và các hội nghị ADMM cộng. ADMM cộng có vai trò là một diễn đàn cho sự hợp tác giữa ASEAN và các nước bên ngoài khu vực trong các lĩnh vực thuộc về lợi ích an ninh chung. Ngoài ra, các khuôn khổ hợp tác quân sự ngoài ASEAN như Hội nghị không chính thức tư lệnh các lực lượng quốc phòng ACDFIM, Hội nghị tư lệnh lục quân các nước ASEAN (ACAMM), Hội nghị tư lệnh không quân các nước ASEAN (AAFCC), Hợp tác hải quân ASEAN (ANI) và Hội nghị không chính thức những người đứng đầu cơ quan tình báo quan sự (AMIIM) được tiến hành hàng năm theo sự hướng dẫn của ADMM. Hoạt động của ADMM được chỉ đạo bởi các nguyên tắc cơ bản như đã nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) và có cơ chế mở, chủ động hợp tác với các nước đối tác và các bên đối thoại của Asean và ARF. Hội nghị quan chức cao cấp quốc phòng ASEAN (ADSOM) Hội nghị quan chức cao cấp quốc phòng là cơ quan giúp việc của hội nghị bộ trưởng quốc phòng, được tổ chức hàng năm với nhiệm vụ chuẩn bị cho ADMM diễn ra trong năm đó. ADSOM là cơ chế phối hợp chính thức các hoạt động quốc phòng và quân sự khác, đồng thời giám sát việc thực hiện các hoạt động thường kỳ. Cũng như Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ADMM, hội nghị quan chức cao cấp quốc phòng ADSOM cũng có những ADSOM hẹp và ADSOM cộng tương ứng. Ngoài ra còn có các nhóm công tác ADSOM được thành lập để tập trung vào các lĩnh vực cụ thể (ADSOM-WG). Hội nghị này giúp các quan chức Quốc phòng cao cấp và các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN định hình một cơ chế mới, một phương thức hợp tác thiết thực về an ninh-quốc phòng giữa ASEAN với các quốc gia chủ chốt ngoài khu vực Hội nghị Mạng lưới kênh 2 các Viện Nghiên cứu chiến lược quốc phòng-an ninh ASEAN(NADI) NADI là sáng kiến của Trường Nghiên cứu quốc tế mang tên S. Rajaratnam thuộc đại học Nanyang(Singapore) vào năm 2007. Đây là hội nghị thường niên của Mạng các cơ quan nghiên cứu quốc phòng-an ninh ASEAN để học giả các nước chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp, sáng kiến mới nhằm đối phó với các thách thức an ninh. Thực tiễn Cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN Trên cơ sở nhận thức rằng không một nước nào có thể đủ sức tự mình loại bỏ các nguy cơ mang tính khu vực và quốc tế liên quan trực tiếp đến an ninh của mình, nên các thành viên ASEAN xét thấy cần phải có một cơ chế hợp tác quốc phòng trong phạm vi toàn Hiệp hội. Thực tiễn cơ chế hợp tác quốc phòng phản ảnh rõ nét trong hoạt động hợp tác quốc phòng của ASEAN. Xây dựng lòng tin. Xây dựng lòng tin là nội dung hàng đầu trong hoạt động hợp tác quốc phòng của ASEAN. Tại Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN (ADMM). Ngày 19-5-2011, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 5 (ADMM-5) đã chính thức khai mạc tại thủ đô Jakarta của Indonesia, với chủ đề "Tăng cường hợp tác quốc phòng ASEAN đối phó với những thách thức mới". Hội nghị này đã đóng một vai trò tích cực trong việc giải quyết xung đột an ninh trong khu vực, hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, với một trong ba trụ cột là Cộng đồng an ninh - chính trị. Bên cạnh đó ASEAN cũng đã thông qua các Chương trình hành động 3 năm nhằm thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau giữa các nước ASEAN. Vào ngày 29-4 vừa qua, tại thành phố Yogyakarta, Indonesia, đã diễn ra Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao các nước ASEAN (ADSOM). Thông qua Hội nghị này, các quan chức quốc phòng ASEAN đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Hoạt động 3 năm (2008-2010) của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và tập trung thảo luận các tài liệu, nội dung về Chương trình Hành động 3 năm tới (2011-2013) của ADMM. Chương trình hành động 3 năm này đã đề ra được những nội dung giải quyết thách thức an ninh đang nổi lên trong khu vực, trong đó có vấn đề an ninh ở Biển Đông, xung đột biên giới lãnh thổ giữa Thái Lan và Cam-pu-chia cũng như vấn đề an ninh môi trường và tài nguyên nguồn nước . Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Hiệp định ASEAN về Kiểm soát thảm họa và Ứng phó khẩn cấp (AADMER) đã được ký ngày 26/7/2005 tại Viên Chăn - Lào. Hiệp định thiết lập các cơ chế hiệu quả nhằm giảm thiểu những mất mát về người và thiệt hại về các nguồn lực xã hội, kinh tế, môi trường của các nước thành viên ASEAN cũng như để ứng phó chung với các tình huống thảm họa khẩn cấp thông qua những nỗ lực tầm quốc gia và hợp tác sâu rộng trong khu vực và trên thế giới. Cùng với nó, tại Hội nghị ADMM lần thứ tư năm 2010 đã thông qua Tài liệu về việc sử dụng các nguồn lực và cứu trợ thảm họa, làm cơ sở cho ASEAN tiến hành các hoạt động hợp tác quốc phòng trong lĩnh vực này. Mới đây nhất là Cuộc diễn tập cứu trợ thảm họa và nhân đạo đầu tiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tiến hành tại tỉnh Tây Java của Indonesia, đã kết thúc ngày 15/7/2011. Quân đội Singapore và Indonesia đồng tổ chức cuộc diễn tập ba ngày trên với sự tham dự của hơn 100 nhân viên quân sự thuộc các nước thành viên ASEAN. Các đội quân y của Singapore và Indonesia lần đầu tiên diễn tập sơ tán nạn nhân của thảm họa bằng máy bay trực thăng. Nhân dịp này, các quân y sỹ tham gia diễn tập đã lập một bệnh viện dã chiến và tiến hành các ca tiểu phẫu từ vá môi cho đến cắt bỏ khối u cho một số bệnh nhân trong cộng đồng dân cư địa phương. Trong khi đó, nhiều cuộc hội thảo liên quan cũng diễn ra tại Trung tâm chỉ huy và kiểm soát Changi ở Singapore.  Hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống. "An ninh phi truyền thống" là một cụm từ mới, được xuất hiện chính thức trong “Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống" thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6, giữa các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc tại Phnôm Pênh (Campuchia) ngày 01-11-2002. Đó là những vấn đề về các loại tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm khủng bố và ma túy đe dọa an ninh khu vực và thế giới, đồng thời tạo ra những thách thức mới đối với hòa bình, ổn định trong và ngoài khu vực. ". Nhiều hoạt động đã được tiến hành giữa các cơ quan quốc phòng của các nước thành viên như trao đổi thông tin trực tiếp giữa các quốc gia cũng như trong khuôn khổ các hội nghị, phối hợp tuần tra trên biển, nghiên cứu khoa học biển, thiết lập đường dây nóng giữa hải quân các nước hợp tác tuần tra giữa một số nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia và Singapore tại eo biển Malacca; giữa Việt Nam và Thái Lan tại vịnh Thái Lan….Không dừng lại ở đó ASEAN còn phối hợp với các tổ chức và thực thể khác trong vấn đề an ninh phi truyền thống, Tài liệu về hợp tác giữa các cơ sở quốc phòng Asean và các tổ chức xã hội dân sự về vấn đề an ninh phi truyền thống đã được thông qua tại ADMM lần thứ tư năm 2010, qua đó làm cơ sở cho hoạt động trao đổi và đối thoại, thiết lập các kênh liên lạc giữa các cơ sở quốc phòng ASEAN với các tổ chức xã hội dân sự (CSOs). Hợp tác quốc phòng với các quốc gia và tổ chức ngoài khu vực. Cho đến nay, ASEAN đã tổ chức 5 lần ADMM và qua mỗi lần nhóm họp, ADMM đều để lại dấu ấn riêng cho quá trình hợp tác quốc phòng ASEAN. Đầu tháng 5 năm 2010, với chủ đề "Tăng cường hợp tác quốc phòng ASEAN vì một khu vực ổn định và phát triển", ADMM lần thứ tư (ADMM-4) đã được tổ chức tại Hà Nội. Tại Hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã nghe thông báo về những diễn biến gần đây trong hợp tác ASEAN, về kết quả Hội nghị không chính thức Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ bảy (ACDFIM-7)\ và đặc biệt là thông qua hai tài liệu quan trọng là Tài liệu “ADMM+: Cơ cấu và Thành phần” và “ADMM+: Thể thức và Thủ tục”. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt: “Hội nghị ADMM+ mang tầm vóc chiến lược với nội dung thảo luận hài hòa, chặt chẽ. Chủ tịch điều hành khéo léo và linh hoạt, công tác lễ tân đảm bảo chu đáo, tạo được không khí xây dựng hiểu biết và không để những vấn đề nhạy cảm trở thành chủ đề của Hội nghị”. Vị trí và vai trò của cơ chế hợp tác quốc phòng trong cấu trúc an ninh khu vực Xét về toàn cục, châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đang hình thành cấu trúc mới về an ninh. Theo đó sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng từ Trung Quốc và sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á sẽ khiến cấu trúc an ninh thay đổi mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, cơ chế hợp tác quốc phòng Asean vẫn đang dần khẳng định vị trí cũng như vai trò của mình trong cấu trúc an ninh khu vực. Vị trí của cơ chế hợp tác quốc phòng của Asean ADMM: là một bộ phận quan trọng của cộng đồng chính trị - an ninh, với vai trò là kênh đối thoại chiến lược cấp bộ trưởng và là cơ chế thúc đẩy hợp tác thiết thực giữa quân đội các nước ASEAN. ADMM+: là cơ chế hợp tác ở cấp đô cao nhất về quốc phòng của khu vực, có khả năng định hướng và chỉ đạo các chương trình hoạt động thực tiễn nhằm giải quyết có hiệu quả các thách thức an ninh chung giữa các thành viên ASEAN và 8 nước đối thoại. ADMM+ sẽ là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc an ninh khu vực; diễn đàn quan trọng để thúc đẩy đối thoại và hợp tác về các vấn đề an ninh – quốc phòng giữa ASEAN và các nước đối tác, phản ánh chủ trương nhất quán của ASEAN là luôn coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác quan trong ngoài khu vực tham gia và đóng góp xây dựng vào việc xử lý những thách thức chung vì hòa bình, ổn định và phát triển khu vực. Vai trò của cơ chế hợp tác quốc phòng: Sự ra đời của ADMM là một mốc quan trọng trong lịch sử ASEAN, đánh dấu sự khởi đầu của một kênh quốc phòng chính thức của ASEAN. Điều này phản ánh sự trưởng thành cũng như mức độ đầy đủ trong sự tương tác về các vấn đề an ninh và quốc phòng ASEAN. ADMM mang lại cho các thiết chế quốc phòng ASEAN một diễn đàn cần thiết cho việc đối thoại cởi mở và xây dựng về các vấn đề chiến lược ở cấp bộ trưởng cũng như một diễn đàn để thúc đẩy sự hợp tác thiết thực giữa quân đội các nước ASEAN. Sự hình thành của Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) đã khẳng định tính chất mở của hội nghị bộ trưởng quốc phòng cũng như các cơ chế và diễn đàn khu vực khác do ASEAN giữ vai trò chủ đạo Đây cũng là sân chơi bình đẳng và có lợi cho tất cả các bên tham gia, đồng thời có vai trò hài hòa quan hệ, xây dựng năng lực và tăng cường quan hệ và tương tác giữa quân đội các nước. ADMM+ sẽ đóng vai trò là một diễn đàn cho sự hợp tác thực chất có hiệu quả và có ý nghĩa giữa các nước ASEAN và các nước bên ngoài khu vực trong các lĩnh vực về lợi ích an ninh chung. Các trao đổi và thảo luận ở hội nghị này sẽ góp phần tăng cường sự tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên thông qua nâng cao hiểu biết về những thách thức cũng như nâng cao sự minh bạch và cởi mở. ADMM+ sẽ bổ sung cho các diễn đàn khu vực như ARF,EAS, các tiến trình ASEAN +. Nếu như các tiến trình ASEAN + là rất hữu ích cho kênh ngoại giao, thì tiến trình ADMM+ sẽ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng và đóng góp một cách có hiệu quả vào hòa bình và ổn định khu vực. Có thể khẳng định cơ chế hợp tác quốc phòng của Asean hiện nay không chỉ góp phần đảm bảo ổn định hòa đình khu vực mà còn duy trì sự cân bằng trong cấu trúc an ninh khu vực. Triển vọng của cơ chế hợp tác quốc phòng trong tương lai Chương trình làm việc ba năm 2008-2010 được thông qua tại ADMM2 tại Singapore vào năm 2007. Theo chương trình này trong giai đoạn 2008-2010, các thành viêcn có trách nhiệm thúc đẩyhợp tác an ninh và quốc phòng trong khu vực, phòng ngừa những xung đột, thúc đẩy tăng cường các hoạt động đối thoại… Tại hội nghị ADMM vào 4/2011, chương trình làm việc ba năm đầu đã được đánh giá tích cực và tiếp tục được đưa ra chương trình làm việc ba năm tiếp theo 2011-2013. Bên cạnh đó Hội nghị cũng thông qua tài liệu thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Asean. Có thể thấy với những hoạt động tích cực đầy hiệu quả trong thời gian qua, cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN đã cho thấy triển vọng rõ rệt trong tương lai. Trong bối cảnh hiện tại, Đông Nam Á là khu vực phát triển năng động, an ninh khu vực tương đối ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức lớn. Các nguy cơ và thách thức này không chỉ bó hẹp trong phạm vi một nước mà mang tính khu vực và quốc tế sâu sắc. Đặc biệt, quốc phòng và an ninh là lĩnh vực nhạy cảm, các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh giữa các nước thường rất khó giải quyết. Không một nước riêng rẽ nào trong ASEAN có thể độc lập giải quyết các vấn đề an ninh như vậy, do đó hợp tác quốc phòng an ninh là phương cách hữu hiệu để vượt qua các thách thức có tầm khu vực và thế giới. Việc hợp tác quốc phòng – an ninh sẽ tạo nên sự hiểu biết tin cậy lẫn nhau, làm cơ sở để các bên giải quyết các bất đồng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, chiếu cố đến lợi ích của nhau để phấn đấu cho lợi ích chung của các bên là hòa bình, ổn định và cùng phát triển trong khu vực. Chính tại hội nghị ADMM-5 ở Indonesia vào tháng 5/2011, các cuộc gặp song phương giữa Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan-Campuchia, và cuộc gặp ba bên giữa Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia-Thái Lan-Campuchia đã diễn ra để trao đổi về tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia bên lề hội nghị, ADMM-5 cũng đã thảo luận về vấn đề tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia, nhất trí cho rằng các giải pháp cần được thực hiện thông qua thương lượng, hòa bình. Thứ hai, xét tới bối cảnh phức tạp trên thế giới cũng như trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương hiện nay, đặc biệt tình hình tranh chấp tại Biển Đông hiện nay đòi hỏi nỗ lực hợp tác của tất cả các nước trong khu vực và có lợi ích liên quan, đặc biệt trong giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống, góp phần thực hiện đầy đủ DOC, ngăn chặn hoạt động làm phức tạp tình hình, các cuộc diễn tập phô trương sức mạnh quân sự hay đe dọa các nước khác. Rõ ràng với cơ chế hợp tác ADMM+, trong tương lai các nước thuộc khu vực Biển Đông sẽ có cơ hội giải quyết những xung đột. Hơn nữa, với sự tham gia của nhiều cường quốc trên thế giới, cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN sẽ góp phần làm tăng khả năng của ASEAN trong việc đối phó với các vấn đề an ninh khu vực. Sự hợp tác này cũng làm cho quyền lợi của các nước đối tác của ASEAN tại khu vực được đảm bảo, trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ hoà bình và ổn định tăng lên. Đây là nhân tố tích cực bảo đảm an ninh cho khu vực nói riêng và góp phần bảo đảm an ninh của thế giới nói chung. Có thể thấy với những thách thức, khó khăn đang đặt ra, bằng những hoạt động hiệu quả, cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN hiên tại đã và đang thể hiện những triển vọng trong tương lai sẽ trở thành một diễn đàn góp phần đảm bảo sự ổn định hòa bình chung của thế giới Vai trò của Việt Nam trong cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN Tham gia ASEAN 16 năm, Việt Nam chủ trương một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết chặt chẽ là lợi ích chiến lược, lâu dài của Việt Nam, đã và sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho tất cả các nước thành viên. Do đó, Việt Nam đã nỗ lực hết mình đóng góp cho sự phát triển và lớn mạnh của Hiệp hội. Đặc biệt trong năm 2010, với vai trò là chủ tịch của ASEAN, Việt Nam đã thể hiện vai trò chủ nhà một cách rõ nét trong các hội nghị ADMM, ADSOM… Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) lần thứ nhất được tổ chức tại Việt Nam được các nước thành viên cũng như dư luận quốc tê đánh giá cao. Việt Nam cũng tích cực đưa ra đề xuất một số vấn đề cụ thể cần được tập trung trong hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN như xây dựng nhận thức chung về các mối đe dọa và thách thức trong khu vực thông qua tăng cường chia sẻ và trao đổi; thiết lập đường dây nóng và phối hợp tuần tra chung giữa hải quân các nước nhằm đối phó với các thách thức an ninh biển; xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN… KẾT LUẬN Có thể thấy trong bối cảnh thế giới hiện nay, hợp tác quốc phòng là đòi hỏi tất yếu với các quốc gia để đảm bảo ổn định hòa bình trong khu vực Đông Nam Á. Với cơ chế hợp tác phù hợp với tình hình của mỗi quốc gia, các quốc gia Đông Nam Á đang dần thể hiện vai trò của mình không chỉ với trật tự hòa bình trong khu vực mà còn với toàn thế giới TÀI LIỆU THAM KHẢO Tập bài giản môn Pháp luật cộng đồng ASEAN Admm.org.vn Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC): Nội dung, lộ trình, triển vọng và tác động – Viện nghiên cức Đông Nam Á. Asia-Pacific Security Architecture: Tiered Structure of Regional Security Một số trang web khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCơ chế hợp tác quốc phòng Asean.doc
Tài liệu liên quan