Tiểu luận Cổ phiếu trong doanh nghiệp

MỤC LỤC

Trang

 

I. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán 5

II. Tác động của thị trường chứng khoán 5

III. Cổ phiếu là gì? Tác dụng của việc phát hành cổ phiếu 7

IV. Đặc điểm và phân loại cổ phiếu 8

V. Chức năng của cổ phiếu 12

VI. Mục đích mua cổ phiếu của nhà đầu tư, quyền lợi của cổ đông 13

và phân loại cổ đông.

VII. Nơi mua bán cổ phiếu và quy trình giao dịch cổ phiếu. Các 14

thành phần tham gia

VIII. Định giá cổ phiếu 17

IX. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 25

X. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiểu 26

XI. Cổ phiếu mang lại lợi ích gì cho chúng ta 30

XII. Ưu và nhược điểm của các công ty chứng khoán trong việc phát 33

hành cổ phiếu hiện nay

XIII. Khó khăn, thách thức và thực trạng hiện nay 34

XIV. Kiến nghị 36

 

Tài liệu tham khảo 37

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cổ phiếu trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cho nhân viên giao dịch (mẫu quảng cáo giao dịch), dại diện giao dịch của công ty chứng khoán (CTCK) kiểm tra các quảng cáo giao dịch thoả thuận vào hệ thống giao dịch. Màn hình giao dịch sẽ hiển thị nội dung của quảng cáo. Ghi chú: Trong trường hợp đã có đối tác, khách hàng cần nộp thêm chứng từ xác nhận thoả thuận, cam kết giữa hai bên về khối lượng, giá thoả thuận, mã số giao dịch của cả hai bên... Bước 2: Điều chỉnh lệnh trong quá trình thoả thuận. Khách hàng cần giữ liên lạc thường xuyên với CTCK để nắm rõ tình hình giao dịch với đối tác. Trong trường hợp có điều chỉnh các thông số lệnh, những sửa đổi cần được sự chấp thuận của CTCK và CTCK sẽ xác nhận trực tiếp việc sửa đổi vào phiếu lệnh. Ghi chú: Trong trường hợp khách hàng đã có đối tác trước thì lệnh được thực hiện ngay. Trường hợp nhà đầu tư quyết định giao dịch dựa trên thông tin quảng cáo, quy trình đặt lệnh được tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Tiếp nhận những thông tin quảng cáo về giao dịch thoả thuận được đại diện giao dịch thông báo rộng rãi đến nhà đầu tư. Khách hàng có thể tìm hiểu thêm thông tin tại quầy giao dịch của các CTCK. Nếu chấp nhận các tin quảng cáo, nhà đầu tư đăng ký giao dịch thoả thuận. Bước 2: Khách hàng điền vào phiếu lệnh giao dịch thoả thuận theo mẫu rồi nộp phiếu lệnh cho nhân viên giao dịch. Đại diện giao dịch nhận được phiếu đăng ký sẽ tiến hành thoả thuận với đại diện giao dịch của bên quảng cáo và thông báo cho khách hàng. Khách hàng có quyết định cuối cùng chấp thuận giao dịch hay không. Về việc xác nhận giao dịch: Sau khi hai bên đã đồng ý tiến hành giao dịch. Đại diện giao dịch sẽ tiến hành thực hiện giao dịch cho khách hàng. Sau khi hoàn tất giao dịch, phần việc xác nhận kết quả giao dịch, số dư chứng khoán và quy trình thanh toán bù trừ được thực hiện như giao dịch khớp lệnh. VIII. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU Hiện tại các nhà phân tích chứng khoán tại Việt Nam và trên thế giới dùng khá nhiều phương pháp để tính và dự đoán giá CP. Sau đây là 3 phương pháp có thể áp dụng được trong điều kiện hiện tại của TTCK Việt Nam. 1. Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF) - Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên một nguyên lý cơ bản là "tiền có giá trị theo thời gian, một đồng tiền của ngày hôm nay luôn có giá trị hơn một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong doanh nghiệp (DN) này có mức sinh lời khác với một đồng đầu tư trong DN khác. Do đó, giá trị của DN được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà DN đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của DN đó. - Do vậy, trong phương pháp DCF có 3 thông số cơ bản nhất cần được xác định, đó là luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai, mức lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó và thời hạn tồn tại dự tính của DN. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở những nước mà TTCK phát triển, nơi thường có đầy đủ thông tin về lịch sử cũng như thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính và rủi ro của doanh nghiệp. Hiện nay, việc áp dụng công thức này ở Việt Nam cũng được nhiều người chấp nhận bởi giá CP tính theo phương pháp này phản ánh được tương đối đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác và đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì, ngoài việc tính toán theo phương pháp này rất đơn giản, nó còn đáp ứng đúng suy nghĩ, nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một DN. - Tuy nhiên, tại Việt Nam việc áp dụng công thức này có một số khó khăn làm cho việc ước tính nguồn thu trong tương lai của các công ty khó có thể chính xác như: Tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động; Các DN Việt Nam trong đó có các công ty đang niêm yết đều chưa quen với việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, đặc biệt là còn xa lạ với việc dự báo chi tiết luồng tiền dài hạn ra, vào công ty... Do đó, chúng ta sẽ điều chỉnh lại công thức này theo hướng 5 năm và cộng giá trị tài sản ròng được tính vào thời điểm niêm yết. - Công thức được điều chỉnh sẽ là: P = Po + E1/(1+r) + E2/(1+r)2 + E3/(1+r)3 + E4/(1+r)4 + E5/(1+r)5 2. Định giá CP phổ thông theo phương pháp hệ số P/E - Đây là phương pháp cũng được áp dụng phổ biến ở các TTCK đã phát triển. Hệ số P/E là hệ số giữa giá CP (thị giá) và thu nhập hàng năm của một CP đem lại cho người nắm giữ. Thông thường, để dự tính giá của một loại CP, người ta thường dùng thu nhập trên mỗi CP của công ty nhân với hệ số P/E trung bình ngành hoặc của một công ty tương tự về qui mô, ngành nghề và đã được giao dịch trên thị trường. Việc áp dụng hệ số P/E để tính giá CP tại Việt nam còn gặp phải nhiều khó khăn do thiếu số liệu và TTCK chưa phát triển. - Tại các thị trường đã phát triển, theo số liệu thống kê về chỉ số P/E, hệ số này từ 8-15 là bình thường, nếu hệ số này lớn hơn 20 thì công ty đang được đánh giá rất tốt và người đầu tư trông đợi trong tương lai, mức thu nhập trên một CP của công ty sẽ tăng nhanh. Trường hợp công ty có hệ số P/E thấp có thể là do thị trường không đánh giá cao công ty đó hoặc chưa hiểu biết nhiều về công ty. Khi tất cả các CP trên thị trường đều có giá quá cao so với giá trị thực của của nó thì phần bong bóng sẽ vượt quá phần thực và nhất định có ngày nổ tung, gây khủng hoảng thị trường như đã từng thấy ở các nước phát triển. 3. Định giá cổ phiếu dựa trên cơ sở tài sản ròng có điều chỉnh - Quan điểm chung của phương pháp này cho rằng, một công ty có giá trị không kém hơn tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng của nó trừ đi các khoản nợ của nó. Tài sản riêng ở đây được hiểu bao gồm cả những giá trị lợi thế của công ty. Giá CP của công ty có thể được tính theo phương pháp tổng quát sau: Giá CP = (Giá trị TS ròng + Giá trị lợi thế)/Tổng số CP định phát hành - Phương pháp này thường được sử dụng để tính toán giá tham chiếu và so sánh. Ở Việt Nam, phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các DN Nhà nước thực hiện cổ phần hóa (CPH). Tuy nhiên, giá trị tài sản ròng của công ty dù được định giá chính xác đến đâu cũng chỉ thể hiện giá trị thanh lý của công ty, trong khi đó đối với người đầu tư mua CP thì tương lai của công ty mới là điều đáng quan tâm hơn cả. Trong các DN CPH ở Việt Nam có nhiều loại tài sản mà chúng ta không xác định được giá do không có thị trường cho các loại tài sản này, nhưng có một loại tài sản mà ai cũng thấy rõ là đang góp phần khiến cho các DN Nhà nước CPH được định giá thấp là giá trị quyền sử dụng đất. - Quan sát cho thấy, việc quyền sử dụng đất trong các DN Nhà nước CPH được định giá thấp hơn giá cả trên thị trường nhà đất từ 4 đến 5 lần không phải là hiện tượng cá biệt. Hơn thế nữa, trong nhiều DN, quyền sử dụng đất là một tài sản có giá trị cao nhất, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty. Chúng ta sẽ dựa trên một số số liệu về cổ phần hoá, tính những thiếu hụt trong quá trình định giá của các DN Nhà nước cổ phần bằng cách nhân tổng giá trị tài sản ròng của công ty lên 2 lần. Dựa trên các phương pháp được giới thiệu trên và chỉ sử dụng một cách máy móc những con số ghi trên trên báo cáo tài chính năm 1999 và 2000 được công bố của các công ty niêm yết, các bạn có thể tự tính toán được giá trị CP của các công ty theo bảng dưới đây. Tuy nhiên, theo những tính toán nêu trên thì giá CP vẫn chưa thể hiện được hoàn toàn về các giá trị thực của công ty mà nó phản ánh. Để có thể hiểu được một cách rõ nét và toàn diện hơn, chúng ta cần phải đi sâu vào phân tích những yếu tố phi định lượng khác nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến những kết quả tính toán nêu trên. - Những yếu tố cần phải tính đến khi phân tích và tính giá CP của một công ty bao gồm: Độ tin cậy của số liệu. Mức độ rủi ro trong hoạt động của công ty bao gồm cả những yếu tố như tình hình thị trường và triển vọng của công ty (điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời hạn hoạt động cuả công ty, hệ số chiết khấu trong công thức tính DCF); Những yếu tố liên quan đến tài sản vô hình của công ty như trình độ quản lý của ban giám đốc, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, chất lượng sản phẩm được thể hiện theo các tiêu chuẩn ISO... 4. Một số trường hợp khác a. Tính giá cổ phiếu tại thời điểm chốt - Theo nguyên tắc của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, giá tham chiếu của những ngày chốt trả cổ tức hoặc phát hành cổ phiếu mới một mã chứng khoán sẽ được điều chỉnh sao cho thị giá đóng cửa ngày hôm trước sẽ bằng thị giá tham chiếu của ngày hôm sau. Công thức cụ thể là: Q1*P1 = Q2*P2 Trong đó : Q1: Khối lượng cổ phiếu vào ngày trước ngày chốt. P1: Giá đóng cửa cổ phiếu vào ngày trước ngày chốt. Q2: Khối lượng cổ phiếu đã được điều chỉnh tăng, tương ứng với số cổ phiếu phát hành thêm hoặc lượng trả cổ tức. P2: Giá tham chiếu điều chỉnh của cổ phiếu vào ngày chốt. - Khi đó giá tham chiếu của mã chứng khoán vào ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ được tính theo công thức: P2 = Q1*P1/Q2 Ví dụ: Áp dụng cho cổ phiếu STB, trả cổ tức vào ngày 22/7 theo tỷ lệ 15%. Có nghĩa là cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu cũ sẽ được tặng thêm 15 cổ phiếu mới. Như vậy, giá tham chiếu của STB trong ngày giao dịch không hưởng quyền là: Q1: Khối lượng cổ phiếu STB vào cuối phiên 22/7. P1: Giá đóng cửa STB phiên 22/7, bằng 28.000 đồng một cổ phiếu. Q2: Khối lượng cổ phiếu STB vào 23/7 (đã chia cổ tức bằng Cổ phiếu). P2: Giá tham chiếu điều chỉnh của STB vào 23/07. Ta có: Q2= Q1*(1+15/100)= Q1*1,15. Khi đó giá tham chiếu của STB ngày 23/7 sẽ được tính theo công thức: P2 = Q1*P1/Q2 = Q1*P1/(Q1*1,15) = P1/1,15 = 28/1,15 = 24,35 Vậy mức giá tham chiếu đúng của ngày 23/7 sẽ là 24,35. Khi đó cộng trừ 3% của giá tham chiếu điều chỉnh, ta sẽ có được mức giá trần, sàn của ngày 23/7 là 25 và 23,7. Như vậy việc chia cổ phiếu thưởng hay phát hành cổ phiếu thực tế chỉ làm tăng lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư sở hữu chứ không làm thay đổi giá trị của số cổ phiếu đó. Nói nôm na, nếu nhà đầu tư đầu tư 2 đồng và mua được 1 cổ phiếu thì sau khi chia, họ sẽ có 2 cổ phiếu nhưng giá mỗi cổ phiếu chỉ còn là 1 đồng. b. Cách tính lại giá cổ phiếu khi công ty phát hành thêm Giá tham chiếu của cổ phiểu sẽ được điều chỉnh khi xảy ra một trong các sự kiện sau: - Công ty phát hành thêm quyền mua cổ phiếu - Công ty chi trả cổ tức bằng tiền mặt - Công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu - Công ty chia cổ phiếu thưởng - Công ty chia thưởng bằng tiền mặt   * Công thức tổng quát để tính giá tham chiếu trong những ngày đặc biệt:   PR t-1 + (I1 x Pr1 ) + (I2 x Pr2 ) + (I3 x Pr3 ) –TTHcp- Divcp- TTHt -Divt  Ptc  = ----------------------------------------------------------------------------------------   {1+ I1 + I2 + I3} Trong đó : Ptc: : Giá tham chiếu của ngày không hưởng quyền PR t-1: : là giá chứng khoán phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền I1 : Tỷ lệ vốn tăng theo phát hành quyền mua cổ phiếu I2 : Tỷ lệ vốn tăng do chia thưởng bằng cổ phiếu I3: Tỷ lệ vốn tăng do chi trả cổ tức bằng cổ phiếu TTHcp: Giá trị thưởng bằng cổ phiếu Divcp : Giá trị cổ tức bằng cổ phiếu TTHt: Giá trị tiền thưởng bằng tiền Divt  : Giá trị cổ tức bằng tiền Pr1 : Giá cổ phiếu bán cho người có quyền mua cổ phiếu Pr2  : Giá cổ phiếu tính cho người được thưởng bằng cổ phiếu Pr3: Giá cổ phiếu tính cho người được nhận cổ tức bằng cổ phiếu Trong thực tế, chúng ta có thể dùng công thức tổng quát này để tính toán cho tất cả các trường hợp. Đối với những nhân tố không xảy ra ta để giá trị bằng 0. * Giá tham chiếu của cổ phiếu trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn Trong trường hợp này giá tham chiếu của cổ phiếu ngày không hưởng quyền mua cổ phiếu mới (Ptc) được tính theo công thức:    PR t-1 + (I x PR )   Ptc  = ------------------------   1+ I Trong đó : Ptc :  là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới để tăng vốn, đây là giá cần xác định PR t-1:  là giá chứng khoán phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền. I :  là tỷ lệ vốn tăng PR :  là giá cổ phiếu sẽ bán cho người nắm giữ quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới.  Ví dụ: Giả sử ta muốn tính giá tham chiếu của cổ phiếu Hapaco (HAP) vào ngày không hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu lần đầu để huy động vốn đầu tư xây dựng Nhà máy giấy Craft. Thông tin chúng ta có được như sau: Tổng vốn huy động mới là 20 tỷ đồng (tổng vốn Hapaco trước lúc phát hành quyền mua cổ phiếu là 10 tỷ đồng). Tức là mỗi cổ phiếu cũ được mua thêm 2 cổ phiếu mới. Giá tham chiếu của cổ phiếu này vào phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền là 50.000 đồng cho mỗi cổ phiếu (PRt-1). Tỷ lệ vốn tăng là gấp 2 lần vốn hiện có (I=2). Giá cổ phiếu sẽ bán cho cổ đông là 32.000đồng/cổ phiếu (PR). Ptc = 50.000+2 x 32.000 = 38.000 (đồng) 1 + 2 Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng chỉ số giá nói chung là xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự biến động của giá theo thời gian. Chỉ số giá cổ phiếu cũng vậy nó là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian. Ý tưởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng chỉ số giá là phải cố định phần lượng, loại bỏ mọi yếu tố ảnh hưởng về giá trị để khảo sát sự thay đổi của riêng giá. Có như vậy chỉ số giá mới phản ánh đúng sự biến động về giá. Mọi công thức, phương pháp không thực hiện được ý tưởng này đều sai với lý luận và chắc chắn chỉ số giá không phản ánh đúng sự biến động của giá. Để thực hiện được mục tiêu và ý tưởng trên, có 3 vấn đề cần giải quyết trong quá trình xây dựng chỉ số giá cổ phiếu, đó là: - Chọn phương pháp - Chọn rổ đại diện - Tìm biện pháp trừ khử các yếu tố về giá trị để đảm bảo chỉ số giá chỉ phản ánh sự biến động của riêng giá. Ngoài các phương pháp trên, phương pháp tính giá bình quân giản đơn cũng thường được áp dụng. Công thức đơn giản là lấy tổng thị giá của chứng khoán chia cho số chứng khoán tham gia tính toán: Phương pháp này sẽ tốt khi mức giá của các cổ phiếu tham gia niêm yết khá đồng đều, hay độ lệch chuẩn (s) của nó thấp. 5. Chọn rổ đại diện - Một nhiệm vụ thứ hai quan trọng trong việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán là việc chọn rổ đại diện. Ở Sở giao dịch chứng khoán New York có trên 3000 cổ phiếu niêm yết, nhưng chỉ số tổng hợp Dow Jone chỉ bao gồm 65 cổ phiếu. Trong đó, chỉ số Dow Jones công nghiệp (DJIA) chỉ bao gồm 30 cổ phiếu, Dow Jones vận tải (DJTA) bao gồm 20 cổ phiếu và Dow Jones dịch vụ (DJUA) bao gồm chỉ 15 cổ phiếu. - Tuy chỉ bao gồm một số lượng cổ phiếu niêm yết rất nhỏ như vậy trong tổng thể nhưng các chỉ số Dow Jones vẫn trường tồn qua năm tháng, vì nó phản ánh được xu thế, động thái của quá trình vận động của giá cả. Rổ đại diện này là tiêu biểu, đại diện được cho tổng thể vì họ thường xuyên thay những cổ phiếu không còn tiêu biểu nữa bằng cổ phiếu tiêu biểu hơn. Ví dụ tháng 11/1999, họ đã thay 4 cổ phiếu trong rổ đại diện, công ty IBM cũng có lúc phải loại khỏi rổ đại diện khi thị trường PC nói chung phát triển và lấn át. - Ba tiêu thức quan trọng để xác định sự tiêu biểu của cổ phiếu để chọn vào rổ đại diện là số lượng cổ phiếu niêm yết, giá trị niêm yết và tỷ lệ giao dịch, mua bán chứng khoán đó trên thị trường (khối lượng và giá trị giao dịch). - Đối với Việt Nam, hay bất kỳ thị trường nào khi mới ra đời, số lượng các cổ phiếu niêm yết chưa nhiều, thì rổ đại diện nên bao gồm tất cả các cổ phiếu. Tuy nhiên cũng nên chú ý đến khối lượng và giá trị giao dịch. Nếu một cổ phiếu nào đó trong một thời gian dài không có giao dịch hoặc giao dịch không đáng kể thì nên tạm loại khỏi phạm vi tính toán. - Có như vậy chỉ số chúng ta tính ra mới phản ánh được động thái vận động thực sự của giá cả thị trường. 6. Vấn đề trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu - Trong quá trình tính toán một số nhân tố làm thay đổi về khối lượng và giá trị của các cổ phiếu trong rổ đại diện sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của chỉ số. Ví dụ như phạm vi, nội dung tính toán của ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó và làm cho việc so sánh bị khập khiễng, chỉ số giá tính ra không phản ánh đúng sự biến động của riêng giá. Các yếu tố đó là: Thêm, bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện, thay cổ phiếu trong rổ đại diện; nhập, tách cổ phiếu; thưởng cổ phần, thưởng tiền, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới; bán chứng quyền; cổ phiếu trong rổ đại diện bị giảm giá trong những ngày giao dịch không có cổ tức... - Để trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu, làm cho chỉ số giá cổ phiếu thực sự phản ánh đúng sự biến động của riêng giá cổ phiếu mà thôi người ta dùng kỹ thuật điều chỉnh hệ số chia. Đây là một đặc thù riêng của việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán. - Để hiểu bản chất của kỹ thuật này, chúng ta hãy xem xét một ví dụ đơn giản sau: Chỉ số tính theo phương pháp bình quân giản đơn (phương pháp Dow Jones). Giá 3 cổ phiếu hình thành như sau: Cổ phiếu Giá ngày giao dịch 1 Giá ngày giao dịch 2 Giá ngày giao dịch 3 A B C 17 13 15 19 13 16 19 13 8 Tổng giá 45 48 30 DJA ngày 1 là 45/3 = 15 (ngàn đồng, hay điểm) DJA ngày 2 là 48/3 = 16 (ngàn đồng, hay điểm), tăng 1 điểm hay 6.7% Ngày thứ 3 cổ phiếu C tách làm hai và giá coi như không có gì thay đổi (cổ phiếu C giảm còn 8 không coi là giảm giá, mà chỉ vì cổ phiếu tách đôi). Về nguyên tắc, nếu giá không có gì thay đổi, thì chỉ số vẫn giữ nguyên. Ta không thể lấy tổng mới chia cho 3: 30/3=10 để kết luận chỉ số giá đã giảm 5 ngàn (điểm) được. Vì thực chất giá không hề thay đổi. Bởi vậy chỉ số giá mới tính ra phải bằng 15 như ngày 2. Đây là cốt lõi của kỹ thuật tính toán lại hệ số chia. Kỹ thuật hết sức đơn giản: áp dụng quy tắc tam suất mà chúng ta đã học từ lớp 4. Cụ thể là: 48 =======> Hệ số chia là 3 (Do) 30 =======> Hệ số chia là D1 Từ đây suy ra D1 = (30 x 3)/48 = 1.875 và DJA ngày thứ 3 là 30/1.875 = 16 không có gì thay đổi. Chỉ số này phản ánh đúng động thái của giá (không đổi). Trong thực tế giá thường có thay đổi nên chỉ số sẽ có dao động. Nhưng khi tính lại hệ số chia, người ta luôn giả định giá không đổi. Tức là hệ số chia của ngày giao dịch được xác định trước khi xảy ra giao dịch. Chỉ số VN INDEX thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại TTGDCK TP.HCM. Công thức tính chỉ số áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày. Chỉ số VN INDEX so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28/07/2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động. Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ số được điều chỉnh trong các trường hợp như niêm yết mới, huỷ niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết. Công thức tính chỉ số VN INDEX: Chỉ số VN INDEX = (Giá trị thị trường hiện hành / Giá trị thị trường cơ sở) x 100 = (Pit x Qit)/(Pi0 x Qi0) x100 Trong đó: Pit: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i Qit: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i Pi0: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i Qi0: Số lượng niêm yết vào ngày gốc của cổ phiếu i I= 1,n Định giá CP áp dụng phương pháp P/E là phương pháp thông dụng và phổ biến nhất, phù hợp với tất cả nhà đầu tư (NĐT), đặc biệt rất hiệu quả đối với các NĐT cá nhân vì phương pháp này có ưu điểm dễ tính và dễ hiểu. NĐT cần xác định liệu một CP của Cty có giá trị gấp bao nhiêu lần thu nhập hiện tại của nó, giá CP trên thị trường là đắt hay rẻ có phản ánh đúng giá trị nội tại của CP. * Các nhân tố ảnh hưởng tới P/E - EPS (thu nhập trên mỗi CP): Tỉ lệ tăng trưởng EPS càng cao thì hệ số P/E có xu hướng cao theo. - Hệ số đòn bẩy tài chính: Nguồn vốn của Cty được hình thành từ vốn nợ và vốn chủ sở hữu, nên khi một Cty có hệ số đòn bẩy tài chính cao thì P/E của Cty đó sẽ thấp hơn so với một Cty khác tương đương trong ngành. - P/E toàn thị trường: P/E toàn thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới P/E riêng lẻ của từng loại CP. Điều này chúng ta có thể thấy rất rõ tại TTCK VN khi TTCK điều chỉnh tăng hay giảm thì đa số các Cty đơn lẻ cùng tăng hoặc cùng giảm dẫn đến P/E của các Cty này tăng giảm theo. - P/E của các CP cùng ngành: Phần lớn CP của các Cty trong cùng một ngành thường có xu hướng biến động cùng chiều. Cách so sánh nhanh nhất để biết CP một Cty trong ngành là cao hay thấp là so sánh P/E của Cty với P/E trung bình ngành. - Lĩnh vực kinh doanh đa dạng: Một Cty có nhiều mảng hoạt động kinh doanh thì đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro, ổn định thu nhập và sự đa dạng này sẽ giúp làm giảm sự biến động mạnh về thu nhập mỗi CP của Cty đó. Những Cty đa dạng hoá họat động kinh doanh thường được NĐT đánh giá cao. - Lãi suất thị trường: Giá cả các loại CK chịu tác động nhiều từ yếu tố lãi suất. Nếu lãi suất thị trường cao sẽ dẫn đến giá CK và hệ số P/E thấp hơn vì giá trị hiện tại của các khoản thu nhập tương lai của Cty sẽ thấp hơn do phải chiết khấu ở mức lãi suất cao. Lựa chọn P/E trong định giá CP Khi sử dụng phương pháp định giá bằng P/E ta có thể lựa chọn một trong các cách sau: * Xác định hệ số P/E theo công thức: Với: Re- tỉ lệ chiết khấu; g- tốc độ tăng trưởng thu nhập; b- tỉ lệ chia cổ tức. D1: Cổ tức tại năm dự đoán. Sau đó nhân hệ số P/E này với thu nhập dự kiến của Cty để đạt được mức giá dự kiến hợp lý. * Xác định hệ số P/E bình quân của nhóm Cty tương đương trong ngành về kỹ thuật, mạng lưới khách hàng, quy mô, cơ cấu vốn và nhân hệ số này với thu nhập dự kiến của Cty để có mức giá hợp lý. * Xác định hệ số P/E trung bình các Cty tương đương cùng ngành các nước trong khu vực và nhân hệ số này với thu nhập dự kiến để có mức giá hợp lý. Xem xét CP có ý định đầu tư đắt hay rẻ không chỉ đơn thuần dựa vào hệ số P/E mà cần phải kết hợp nhiều yếu tố và phương pháp khác để có kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, vẫn có thể sử dụng hệ số P/E như một phương pháp tham khảo để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.  IX. CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TTCK Theo chúng ta biết thị truờng chứng khoán biến động không đồng đều và rất phức tạp. Để cho giá cả chứng khoán được hình thành một cách thống nhất công bằng cho các bên giao dịch. Nên để khắc phục điều đó thì thị trường chứng khoán thống nhất hoạt động theo 3 nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc trung gian, nguyên tắc đấu giá và nguyên tắc công khai. - Nguyên tắc trung gian: Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị truờng chứng khoán đều đuợc thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà môi giới. Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư... Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thoả thuận với nhau để mua bán chứng khoán. Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình để đặt lệnh. Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớp lệnh. -Nguyên tắc đấu giá: Giá chứng khoán đuợc xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị truờng đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động. Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp đấu giá. Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới đuợc nhập vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối luợng cao nhất. -Nguyên tắc công khai: Tất cả các hoạt động trên thị truờng chứng khoán đều phải đảm bảo tính công khai. Sở giao dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hàng năm của công ty, các sự kiện bất thuờng xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, nguời quản lý, cổ đông đa số. Các thông tin càng được công bố công khai minh bạch, thì càng thu hút đuợc nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán. àCác nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán đuợc hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch. Do đó, ở hầu hết các nuớc trên thế giới hiện nay, mỗi nước chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán duy nhất (tuy nhiên, người dân mọi miền đất nuớc đều có thể tiếp cận thị trường thông qua các phòng giao dịch của công ty chứng khoán mở tới các điểm dân cư). Một số nước khác còn tồn tại vài Sở giao dịch chứng khoán do lịch sử để lại thì đều nối mạng với nhau hoặc giao dịch những chứng khoán riêng biệt. X. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU Sự tác động của các nhân tố  tới giá cổ phiếu như thế nào cũng còn rất nhiều tranh luận. Rất khó để có thể xác định nhân tố nào sẽ ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trong một trường hợp nhất định. Giá của cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Sau đây là tóm tắt những kết luận, ý kiến của các nhà kinh tế, các nhà hoạt động thị trường trên thế giới về những nhân tố chủ yếu có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu được quyết định bởi thị trường nơi mà cung - cầu gặp nhau, cung nhiều cầu ít thì giá sẽ thấp và ngược lại. Tuy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_co_phieu_doanh_nghiep_7538.doc