MỤC LỤC
Mở đầu 6
1. Thách thức trong quản lý chất thải rắn ở việt nam 7
1.1. Sức ép dân số dân số và quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam 7
1.2. Thành phần của chất thải rắn ngày càng đa dạng và phức tạp 11
1.2. Khó khăn về nguồn nhân lực 12
1.4. Tỉ lệ thu gom chất thải rắn chưa được triệt để 15
1.5. Khó khăn trong phân loại rác tại nguồn 18
1.6. Các thách thức khác 19
2 . Thực trạng quản lý chất thải rắn ở việt nam 21
3. Tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải rắn 22
3.1 Quản lý tổng hợp chất thải rắn theo hướng bền vững 22
3.2 Những vấn đề đặt ra trong áp dụng quản lý tổng hợp chất thải rắn
và các giải pháp chính sách thực hiện trong điều kiện của Việt Nam 27
3.3 Các giải pháp về chính sách trong quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 28
4. Hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn 32
4.1 Cơ cấu và sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn đô thị 32
4.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ở đô thị 33
4.1.2. Hệ thống thu gom chất thải rắn ở đô thị 34
4.1.3 Lưu trữ chất thải rắn tại nguồn 38
4.1.4.Hiện trạng xử lý chất thải rắn đô thị tại thành phố
Hồ Chí Minh 41
4.2. Quản lý, phân loại, lưu trữ và xử lý chất thải rắn tại nguồn 41
4.2.1 Quản lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ
Gia Đình 42
4.2.2 Quản lý, phân loại chất thải rắn tại các khu thương mại và các cơ sở sản xuất công nghiệp khu thương mại 47
4.2.3 Lưu trữ chất thải rắn Tại nguồn 47
4.2.4 Xử lý chất thải rắn tại hộ gia Đình 50
4.2.5 Xử lý chất thải tại các khu thương mại 52
4.2.6. Dự án phân loại chất thải rắn tại nguồn, tp. Hồ chí minh 52
4.2.6.1 Phương án 1 53
4.2.6.2 Phương án 2 57
4.3 Kinh nghiệm thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn của các nước trên thế giới 62
5. Một số biện pháp cải thiện hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 63
5. 1. Về các hình thức tổ chức thu gom rác 65
5. 2. Về cơ chế quản lý 67
5. 4. Cần xác định rõ trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thu gom
rác thải 69
5. 3. Về các chính sách hỗ trợ cho các tổ chức thu gom rác hoạt động 70
6. Hệ thống quản lý chất thải rắn của Singapore 71
Tài liệu tham khảo 72
74 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5766 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ sở hệ thống quản lý chất thải rắn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về môi trường. Sản xuất sạch hơn, theo định nghĩa của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), là “áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường trong các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sinh thái và giảm thiểu rủi ro đến con người và môi trường”. Các lợi ích về kinh tế của sản xuất sạch hơn là giúp giảm nguyên vật liệu đầu vào thông qua thu hồi sử dụng lại nguyên vật liệu (như thu hồi nước làm mát từ các máy nhuộm để tuần hoàn tái sử dụng) hoặc sử dụng tiết kiệm nguyên liệu đầu vào. Việc giảm chi phí sản xuất từ sản xuất sạch hơn còn bao gồm cả giảm các chi phí phát sinh cho xử lý chất thải thải bỏ trong quá trình sản xuất. Do vậy sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Các lợi ích về môi trường từ áp dụng sản xuất sạch hơn là trên cơ sở phân tích các nhân tố phát thải cũng như các hành vi lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng giúp làm giảm lượng chất thải (rắn, lỏng, khí) thải vào môi trường, giảm tác nhân gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các lợi ích về xã hội bao gồm những tác động của sản xuất sạch hơn trong việc cải thiện điều kiện lao động, tăng cường sự nhiệt tình, tích cực lao động của người lao động, sự gắn bó tốt hơn của người lao động đối với doanh nghiệp... Các quốc gia trên thế giới đều cố gắng khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện các nguyên lý/nội dung cơ bản của sản xuất sạch hơn, coi đó là một giải pháp ưu tiên trong các hành động hướng tới phát triển bền vững như Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn đã kêu gọi. Việt Nam đã ký cam kết thực hiện Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn từ năm 1999 và đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất sạch hơn (tháng 5/2002). Mặc dù các lợi ích thu được từ áp dụng sản xuất sạch hơn là rõ ràng và to lớn, nhưng trong thực tế ở nước ta cho đến nay còn rất ít các doanh nghiệp quan tâm áp dụng. Đây là điều mà việc triển khai quản lý tổng hợp chất thải ở nước ta cần được tính đến trong những năm tới.
Đối với vấn đề liên quan tới những yếu kém trong hệ thống và mạng lưới quản lý chất thải: trong nhiều năm qua được khắc phục và đã có những tiến bộ nhất định. Tuy vậy, các tiến bộ này vẫn ngày càng giãn ra so với sự gia tăng lượng thải cao hơn những cố gắng cải thiện. Như đã nói ở trên, cho đến nay chúng ta vẫn còn thiếu vắng một “kịcah bản” quản lý phối hợp cụ thể để thực hiện phương thức quản lý tổng hợp chất thải rắn. Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/12/2009 là cơ sở pháp lý cho việc triển khai một kịch bản như vậy. Bộ TN&MT là địa chỉ thích hợp nhất cho việc chủ trì xây dựng một đề án quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn, trong đó bao gồm không chỉ bản thân các loại chất thải rắn mà còn cả các đối tượng phát thải, xả thải (doanh nghiệp, hộ gia đình...), các chủ thể quản lý chất thải (các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương) và các đối tượng có thể tham gia, cung cấp các dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn (các tổ chức, cộng đồng trong xã hội).
Đối với vấn đề liên quan tới nguồn lực cho hoạt động quản lý chất thải theo phương thức tổng hợp, tuy cho đến nay vẫn là một vấn đề luôn luôn thiếu hụt và sự thiếu hụt này ngày càng lớn nhưng với một kịch bản (đề án) quản lý tổng hợp chất thải rắn được thiết kế tốt, dựa trên cách tiếp cận mới, coi chất thải là hàng hóa, có thị trường, trong đó nguồn cung (chất thải) và nhu cầu xã hội (thu gom, xử lý) ngày càng tăng thì chắc chắn theo quy luật của thị trường sẽ gia tăng các hoạt động đầu tư nối kết cung - cầu trong các khâu của chuỗi giá trị hàng hóa - chất thải và theo đó áp lực về thiếu hụt nguồn lực sẽ được giảm bớt.
Quản lý tổng hợp chất thải là một cách tiếp cận mới, tiên tiến trong quản lý chất thải không chỉ đối với Việt Nam mà cả với thế giới. Thực tế đã chứng minh hiệu quả to lớn của phương thức quản lý mới này. Hiện tại, ở nước ta đã hội tụ đủ các điều kiện cần thiết cho việc áp dụng, từ áp lực, nhu cầu nhanh chóng giải tỏa áp lực cho tới cơ sở pháp lý (trong đó trực tiếp nhất là Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025) cũng như khả năng, năng lực thiết kế và tổ chức thực hiện. Hy vọng rằng, bài viết này cung cấp một vài ý tưởng ban đầu về một phương thức quản lý chất thải mới và hữu ích cho việc triển khai thực hiện.
4. Hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn
4.1 Cơ cấu và sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn đô thị
Quản lý chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống của con người mà các đô thị phải có kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn thích hợp mới có thể xử lý kịp thời và có hiệu quả. Một cách tổng quát, các hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt được minh họa ở hình 3.1
Sơ đồ tổng thể của hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn ở Việt Nam được trình bài ở hình 3.2
Nguồn phát sinh chất thải
Trung chuyển và vận chuyển
Tách, xử lý và tái chế
Thu gom
Tiêu hủy
Hình 3.1 Những hợp phần chức năng của hệ thống quản lý CTR
4.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ở đô thị
Các nguồn chất thải rắn đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng, bao gồm tất cả các nguồn thải ngoại trừ chất thải từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
Các nguồn phát sinh CTR đô thị chủ yếu là:
Từ các khu dân cư.
Từ các chợ, khu thương mại-dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, siêu thị…)
Từ các công sở (viện nghiên cứu, cơ quan, trường học), các công trình công cộng.
Từ các trạm xử lý nước thải, các ống thoát nước thành phố.
Từ các khu công nghiệp.
4.1.2. Hệ thống thu gom chất thải rắn ở đô thị
công tác thu gom tại nguồn
Hiện nay trên địa bàn TPHCM đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập.
Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ công ích của các Quận. Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác chợ, rác cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi rác. Một số đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị để vận chuyển rác trên địa bàn.
Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình (Nguồn: Điều tra chỉ số hài lòng về dịch vụ thu gom 2008, Cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển). Lực lượng thu gom rác dân lập chịu trách nhiệm quét dọn rác trong các ngỏ hẻm, sau đó tập kết rác đến các điểm hẹn dọc đường hoặc bô rác trung chuyển và chuyển giao rác cho các đơn vị vận chuyển rác.
Đối với hộ gia đình thì chất thải rắn chứa trong các thùng chứa các loại, túi nilon… đặt sẵn trước cửa hoặc để trong nhà chờ người thu gom đến gọi thì mang ra.
Công tác thu gom rác tại các hộ gia đình, các tổ chức, cơ quan, chợ, các trung tâm thương mại do 3 đơn vị thực hiện là Công ty Môi trường đô thị và 22 Công ty Dịch vụ Công ích quận huyện. Đối với quận Tân Phú, Bình Tân chưa có Công ty Dịch vụ Công ích nên Công ty Môi trường đô thị đảm nhận công tác thu gom, vận chuyển. Lực lượng thu gom vận chuyển rác ở các quận 2, 4, 6, Gò Vấp và Thủ Đức thì 60% rác từ hộ dân do lực lượng thu gom rác dân lập thực hiện, 40% còn lại do các hợp tác xã và Công ty Dịch vụ Công ích quận huyện thực hiện.
Quy trình thu gom thủ công: Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung thùng, công nhân đẩy thùng 660L đi thu gom hết các hộ ở một bên tuyến đường sau đó quay về bên còn lại của tuyến đường để thu gom tiếp. Nếu tuyến thu gom có một người thì người công nhân có thể đẩy từ 1 tới 2 thùng 660L, tuyến có 2 người có thể đẩy từ 2-3 thùng 660L đến khoảng giữa tuyến đường, đẩy từng thùng đi thu gom rác hộ dân dọc theo 2 bên đường đến khi đầy, sau đó đẩy các thùng đến điểm hẹn.
Hình 6.1. Thùng đựng rác
Quy trình thu gom cơ giới: Một xe lam chạy chậm dọc theo lề đường của các tuyến được quy định trước, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy, chạy về trạm trung chuyển đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định. Hiện nay toàn thành phố có khoảng 2800 xe 3-4 bánh hoạt động trong công tác thu gom.
Hình 6.2. Xe lam thu gom rác thủ công
Đối với các khu vực phát sinh chất thải lớn: Công ty cho xe tới thu gom một hoặc vài cơ sở vào ngày thoả thuận trước rồi vận chuyển về trạm trung chuyển để xe lớn vận chuyển đi bãi chôn lấp.
Lực lượng rác dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom rác tại các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải hay theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một số chất thải rắn có thể tái chế đem bán phế liệu. Sau đó, một số rác dân lập đẩy xe (thùng) đến điểm hẹn đổ vào xe cơ giới theo giờ quy định của đơn vị vận chuyển, một số khác đến đổ rác trực tiếp tại bô rác gần nhất.
Tại các điểm hẹn, chất thải rắn từ xe đẩy tay sẽ được đưa lên các xe ép nhỏ (2-4 tấn) và đưa về trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, một số công nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe tải và xe ép lớn (từ 7-10 tấn) tiếp nhận chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn lấp
Lực lượng thu gom dân lập chiếm gần 60% lực lượng thu gom của toàn Thành phố, là lực lượng thu gom chủ yếu trong các đường nhỏ, đường hẻm mà xe cơ giới không vào được. Mặc dù còn nhiều mặt hạn chế trong công tác thu gom nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của lựclượng rác dân lập trong công tác bảo vệ môi trường cho Thành phố.
Đối với hệ thống thu gom rác công lập thì vấn đề tổ chức thu gom đã đi vào nề nếp, từng bước ổn định. Đây là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm duy trì các hoạt động thu gom rác khu vực công cộng, quét dọn đường phố. Còn với lực lượng thu gom rác dân lập do được hình thành một cách tự phát từ rất lâu nên lực lượng này thường làm việc một cách độc lập và thường không ký hợp đồng thu gom bằng văn bản với các hộ dân. Chính quyền địa phương hầu như không thể quản lý được lực lượng này, vì thế đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý chung của Thành phố.
Theo quyết định 88, từ đầu tháng 5.2009 bắt đầu tăng phí thu gom rác (hộ trong hẻm đóng 15.000 đồng/tháng, hộ mặt tiền đóng 20.000 đồng/tháng
b. Công tác quét dọn đường phố, vệ sinh công cộng
Hiện nay, công tác quét thu gom rác đường phố được thành phố phân cấp cho UBND quận, huyện thực hiện, Sở TNMT ban hành quy tringh kỹ thuật, quận huyện sẽ xác định diện tích được quét, sau đó xây dựng kế hoạch, kinh phí quét dọn báo cáo Sở Tài chính ghi vốn thực hiện.
Hình 6.3.Thu gom CTR ở thành phố Hồ CHí Minh
Việc quét dọn, thu gom rác đường phố trên địa bàn thành phố được thực hiện vào ban đêm, thời gian từ 18h-22h và kết thúc trước 6h sáng hôm sau. Đối với 1 số quận trung tâm như quận 1, 3, 10 được quét dọn ban ngày để đảm bảo mỹ quan chất lượng vệ sinh đường phố.
Diện tích quét thu gom rác đường phố toàn thành phố năm 2006 là 10,5 tỷ m2 với tổng chi phí là 113,1 tỷ đồng, năm 2007 là 9,5 tỷ m2 với tổng chi phí là 148,6 tỷ đồng.
4.1.3. Hệ thống trung chuyển và vận chuyển CTR đô thị
Công tác trung chuyển, vận chuyển rác do Công ty Môi trường đô thị thành phố, 22 công ty DVCI quận huyện và hợp tác xã công nông thực hiện.
Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện việc thu gom vận chuyển và xử lý rác của thành phố đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, mỹ quan đô thị, tiết kiệm chi phí, tiến tới xã hội hóa công tác này. Các quận/huyện: quận 1, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, các huyện Củ Chi, Cần Giờ được các cơ quan quận huyện bố trí kinh phí trực tiếp và quản lý; Tổ chức đấu thầu thực hiện như quận Tân Phú, Bình Tân; các quận huyện còn lại thành phố giao cho Sở TNMT nhận khoán và đặt hàng thông qua ký kết hợp đồng với Công ty MTĐT tổ chức thực hiện.
Công tác trung chuyển, vận chuyển rác về các BCL được thực hiện với khoảng 500 xe cơ giới (gồm: xe tải, xe ép kín, xe xúc rác) lấy rác ở 380 điểm hẹn, 46 bô rác , tổ chức trung chuyển đến 6 trạm ép kín (Quang Trung, Tống Văn Trân, Lê Đại Hành, Võ Thị Sáu, Phan Văn Trị, Thanh Đa) hoặc vận chuyển thẳng đến các nói xử lý với lực lượng gồm gồm 2500 lao động trực tiếp, 300 quản lý, kinh phí khoảng 300 ty đồng/năm.
Bãi chôn lấp
Xe ép > 4T và Xe tải < 7T
Xe tay,
thùng 660L
Xe ép > 4Tấn + Xe tay + Thùng 660L
Xe ép > 4Tấn
Xe container
Xe ép > 4Tấn
Xe tay Thùng 660L
CTR ĐT
Điểm hẹn
TTT
ép rác kín
Bô trung chuyển rác (hở)
Xe ép > 4Tấn
Sơ đồ tổng hợp hệ thống thu gom, vận chuyển CTR ĐT của TP.HCM
CTR được thu gom từ nguồn thải bằng các loại xe đẩy tay, thùng 660L, xe lam, xe ba gác tự chế… tập trung đến các điểm hẹn, chuyển lên các xe ép (trên 4 tấn) chở về trạm ép rác kín hoặc hở tùy theo từng địa phương, tại trạm trung chuyển sẽ được phân loại và thu lại các thành phần có khả năng tái chế, phần còn lại sẽ được xe contianer (hoặc xe ép lớn trên 4 tấn) đưa đến BCL.
Hình 7.1. xe chung chuyển rác thải tại thành phố Hồ Chí Minh
Để tránh tình trạng kẹt xe vào thời điểm ban ngày, CTR được thu gom vào ban đêm hoặc vàolúc sáng sớm. Khi áp dụng phương pháp thu gom thủ công thì chất thải rắn được đặt vô các thùng bằng plastic hoặc các loại thùng giấy và được đặt dọc theo đường phố để thu gom. Việc thu gom chất thải thông thường được thực hiện bởi 1 nhóm có 3 người, trong một vài trường hợp có thể đến 4 người: gồm 1 tài xế từ 2 đến 3 người mang rác từ các thùng chứa trên lềđường nơi thu gom đổ vào xe thu gom rác.
Phương tiện thu gom rác hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi địa bàn sử dụng phương tiện thu gom khác nhau, có khi một địa bàn sử dụng cùng lúc nhiều loại phương tiện tùy vào mức độ tiện dụng và tổ chức thu gom sử dụng. Các loại phương tiện tại TPHCM rất đa dạng, chủ yếu là các loại xe thô sơ, điển hình như các loại xe đẩy tay, xe ba gác đạp, ba gác máy, xe lam. Ngoài ra còn có các loại xe khác như xe tải, xe công nông cải tiến, xe máy cày cải tiến,… Chính các phương tiện thu gom thô sơ này đã không bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường, gây bốc mùi, để rơi vải rác dọc đường vận chuyển.
Theo số liệu của Phòng Quản lý chất thải rắn vào năm 2005, TPHCM có tổng cộng 3675 xe thu gom các loại như xe thùng 660L, xe ba gác đạp, ba gác máy, xe lam,… Dung tích chứa của các phương tiện này đều bị lực lượng thu gom tận dụng tối đa, thậm chí quá tải do phần lớn các phương tiện đều bị cơi nới cao lên. Các loại phương tiện như xe lam, lavi, xe ba gác máy (do lực lượng rác dân lập sử dụng),…có khả năng thu gom rác với khối lượng lớn gấp 1,5 – 2 lần so với các loại thùng 660L và vận tốc vận chuyển cũng nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường nên các phương tiện này thường không bảo đảm vệ sinh môi trường trong khi thu gom.
Đa số lực lượng thu gom công lập sử dụng phương tiện thu gom là xe thùng 660L thu gom chủ yếu trên các tuyến đường chính, còn các phương tiện như xe ba gác, xe lam được lực lượng dân lập sử dụng thu gom trên các đường nhỏ, các hẻm trong Thành phố. Ngoài xe thùng 660L có cấu trúc như nhau trên toàn địa bàn Thành phố và được thiết kế dành riêng cho việc thu gom CTR, các loại phương tiện còn lại đều do người thu gom cải tiến từ các loại xe mà không qua kiểm định của cơ quan chức năng.
Tùy vào từng địa phương và khối lượng phát thải tại nguồn mà có thể vận chuyển thẳng đến TTC và BCL mà không cần qua các điểm hẹn, như là thu gom rác tại các chợ lớn, chợ đầu mối, rác sinh hoạt từ các bệnh viện, khách sạn…
4.1.4.Hiện trạng xử lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh
Chôn lấp (landfilling) là hành động đổ chất thải vào khu đất đã được chuẩn bị từ trước . qua trình chôn lấp bao gồm cả công tác giám sát chất thải chuyển đến thải bỏ , nén bỏ, nén ép chất thải và lắp đặt các thiết bị giám sát chất lượng môi trường xung quanh . Chôn lấp là phương pháp thải bỏ kinh tế và chấp nhận được về mặt môi trường .hiện tại CTR ở thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu được xử lý bằng hình thức chôn lấp.
Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm lượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả các kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu quan trọng trong chiến lược quản lý thống nhất chất thải rắn. Một bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được gọi là bãi chôn lấp hợp vệ sinh khi được thiết kế và vận hành sao cho giảm đến mức thấp nhất các tác động đến sức khỏe cộng đồng và môi trường. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế và vận hành có lớp lót đáy, các lớp che phủ hàng ngày và che phủ trung, có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ, hệ thống thu gom và xử lý khí thải, được che phủ cuối cùng và duy tu,bảo trì sau khi đóng bãi chôn lấp.
4.2. Quản lý, phân loại, lưu trữ và xử lý chất thải rắn tại nguồn
Quản lý và phân loại, lưu trữ và xử lý chất thải rắn tại nguồn trước khi thu gom là khâu thứ hai trong sáu khâu của hệ thống quản lý chất thải rắn. Vì khâu này ảnh hưởng đáng kể đến đặc tính của chất thải, đến hoạt động của các khâu tiếp theo, đến sức khỏe cộng đồng và quan điểm của quần chúng về việc vận hành hệ thống quản lý chất thải rắn, nên việc hiểu rõ các yếu tố liên quan đến khâu này có ý nghĩa quan trọng.
4.2.1 Quản Lý, Phân Loại Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Các Hộ Gia Đình
Có nhiều cách phân loại nhà ở khu dân cư, tuy nhiên, phân loại theo số tầng là cách phù hợp nhất đối với mục đích quản lý và phân loại chất thải rắn ở các hộ gia đình. Theo cách phân loại này, nhà thấp hơn 4 tầng được gọi là nhà thấp tầng, nhà từ 4 đến 7 tầng được gọi là trung bình và nhà cao hơn 7 tầng được gọi là nhà cao tầng. Các nhà thấp tầng còn có thể phân thành căn hộ riêng, dãy các căn hộ riêng và căn hộ nhiều gia đình.
Nhà Thấp Tầng Loại Căn Hộ Riêng
Dân cư ở các căn hộ riêng thấp tầng có trách nhiệm mang chất thải rắn và vật liệu tái sinh đến các thùng chứa đặt trong hoặc gần nhà. Loại thùng chứa sử dụng tùy thuộc vào quy định về phân loại chất thải, có nơi quy định phân loại theo yêu cầu của nhà máy thu hồi vật liệu, có nơi yêu cầu phân loại theo mục đích xử lý,… Đối với một số hệ thống thu gom, chất thải hỗn hợp được chứa trong các thùng chứa tùy ý, không theo một tiêu chuẩn cụ thể nào. Ở những hệ thống khác, chất thải hỗn hợp được chứa trong các thùng có bánh xe. Trong cả hai hệ thống này, cư dân có trách nhiệm mang thùng chứa rác đến lề đường nơi thu gom.
Đối với những hệ thống có phân loại chất thải, phần chất thải rắn còn lại sau khi đã tách riêng những thành phần có khả năng tái sinh tái sử dụng, được chứa trong những thùng chứa quy định. Ở một số khu dân cư, máy ép được dùng để làm giảm thể tích chất thải thu gom. Chất thải sau khi ép được chứa trong các thùng hoặc túi nhựa hàn kín. Cư dân có trách nhiệm mang thùng chứa rác và thùng chứa chất thải đã tách riêng để tái sinh tái sử dụng đến lề đường nơi thu gom chất thải.
Khu Nhà Thấp Tầng Và Trung Bình
Phương pháp xử lý và phân loại chất thải rắn tại các khu nhà thấp tầng và trung bình cũng tương tự như các phương pháp áp dụng cho những căn hộ thấp tầng riêng lẻ, tuy nhiên, những phương pháp này có thể thay đổi đôi chút tùy thuộc vào vị trí lưu trữ chất thải và phương pháp thu gom. Các vị trí lưu trữ chất thải có thể là tầng hầm, ngoài trời và đặc biệt là có máy ép rác. Các hệ thống xử lý và phân loại chất thải tái sinh và không tái sinh ở những khu nhà thấp tầng và trung bình được trình bày trong Bảng 5.2.
Bảng 5.1 Các phương án thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu dân cư từ các căn hộ riêng lẻ trong trường hợp không có và có phân loại chất thải tại nguồn
STT
Phương án thu gom
Ghi chú
01
Không phân loại chất thải tại nguồn
a
Thùng chứa quy định; thu gom ở lề đường; thu gom riêng rác vườn.
Phân loại chất thải được thực hiện ở nhà máy thu hồi vật liệu.
b
Tất cả các loại thùng chứa; thu gom ở
lề đường; thu gom riêng rác vườn.
Phân loại chất thải được thực hiện ở nhà máy thu hồi vật liệu.
02
Phân loại chất thải tại nguồn
a
Thu gom ở lề đường; giấy báo được bó thành bó; thu gom riêng rác vườn.
Xe thu gom theo quy định với thùng chứa giấy báo riêng; giấy báo được bỏ riêng tại nhà máy thu hồi vật liệu hoặc nhà máy thu hồi giấy.
b
Thu gom ở lề đường; các thành phần chất thải phân loại được chứa trong ba thùng nhựa thiết kế đặc biệt; thu gom riêng rác vườn.
Một thùng dùng chứa giấy báo, một thùng chứa thủy tinh và nhựa, và một thùng dùng chứa lon nhôm và lon thiếc; thủy tinh, nhựa, nhôm, và lon thiếc được phân loại ở nhà máy thu hồi vật liệu.
c
Thu gom ở lề đường với 4 thùng chứa riêng các thành phần chất thải đã tách loại.
Một thùng dùng chứa giấy và caron không bị nhiễm bẩn, một thùng chứa vật liệu tái sinh bao gồm các thùng nhựa, thủy tinh, lon nhôm và thiếc; một thùng chứa rác vườn; và một thùng dùng chứa các thành phần còn lại; các thành phần riêng biệt sẽ được phân loại tại nhà máy thu hồi vật liệu.
d
Thu gom ở lề đường với một thùng chứa quy định và hai túi nhựa; thu gom riêng rác vườn.
Một túi nhựa, màu hoặc trong suốt, để chứa tất cả giấy carton, tạp chí, thư từ, và tất cả những loại giấy khác không bị nhiễm bẩn; một túi nhựa khác dùng chứa các vật liệu tái sinh kác bao gồm chai nhựa, thùng nhựa, chai lọ thủy tinh, lon nhôm và lon thiếc; những vật liệu khác được chứa trong thùng; các thành phần chất thải được tách riêng tại nhà máy thu hồi chất thải.
e
Thu gom ở lề đường với 3 túi nhựa trong suốt hoặc kín và một thùng chứa; thu gom riêng rác vườn. Túi nhựa và các vật liệu khác được thu gom cùng xe thu gom; rác vườn được thu gom bằng xe riêng.
Một túi nhựa chứa tất cả các loại giấy và carton không bị nhiễm bẩn, một túi chứa các vật liệu tái sinh bao gồm thùng nhựa, thủy tinh, lon nhôm và lon thiếc; một túi chứa rác vườn; các chất thải còn lại được chứa trong thùng; các thành phần chất thải sẽ được phân loại ở nhà máy thu hồi vật liệu.
f
Các phương án từ 2a đến 2e nhưng rác vườn được chứa trong bao nhựa và thu gom cùng xe thu gom các chất thải khác.
Rác vườn chứa trong túi được đặt ở một phía của xe thu gom và sau đó được tháo dỡ thủ công tại điểm đổ.
Chứa ở tầng hầm/thu gom bên lề đường. Thu gom chất thải của các khu chung cư thấp tầng và trung bình ở lề đường là phương án thông dụng. Với hệ thống này, các khu chung cư phải được thiết kế sao cho có một phòng ở tầng hầm hoặc một khu vực riêng để chứa chất thải. Thùng chứa chất thải để tái sinh thường đặt trong hoặc gần khu vực chứa chất thải rắn. Người dân sẽ mang chất thải đến đổ ở những thùng chứa thích hợp. Nhân viên quản lý khu chung cư có trách nhiệm chuyển các thùng chứa đến lề đường nơi thu gom
5-2
chất thải. Ở một số nơi, nhân viên có trách nhiệm thu gom chất thải và vật liệu tái sinh
đặt bên ngoài cửa các căn hộ hoặc phòng chung của mỗi tầng.
Lưu trữ ngoài trời/thu gom bằng thiết bị cơ khí. Ở nhiều căn hộ thấp tầng và trung bình, các thùng chứa lớn được đặt bên ngoài khu nhà ở, nơi có rào chắn. Các thùng chứa lớn này được đổ vào các xe thu gom có trang bị thiết bị cơ khí. Những thùng chứa chất thải tái sinh thường đặt ở gần hoặc trong khu vực chứa rác. Người dân mang chất thải và những vật liệu tái sinh đến khu vực chứa rác và đổ vào các thùng tương ứng theo quy định. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên quản lý chung cư có trách nhiệm mang các thùng chứa đến nơi thu gom. Cũng tương tự như trên, nhân viên có nhiệm vụ thu gom chất thải và vật liệu tái sinh ở bên ngoài cửa, lối đi của các căn hộ hoặc phòng chung của mỗi tầng.
Bảng 5.2 Các phương án thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu dân cư ở khu nhà thấp tầng, trung bình và cao tầng trong trường hợp có và không phân loại chất thải tại nguồn
STT
Phương án
Ghi chú
1
Không phân loại chất thải tại nguồn
a
Thùng chứa kích thước chuẩn chứa trong khu vực phục vụ hoặc bên ngoài trời trong khu vực có rào chắn riêng biệt
Chủ hộ, người dân, nhân viên thu gom có trách nhiệm mang chất thải đến lề đường nơi thu gom. Việc phân loại chất thải sẽ được thực hiện tại nhà máy thu hồi vật liệu.
b
Thùng chứa lớn, kích thước chuẩn, đổ bằng thiết bị cơ khí, đặt ở tầng hầm hoặc ngoài trời trong khu vực có rào chắn riêng biệt.
Nếu cần thiết, nhân viên thu gom phải đổ thùng chứa rác. Việc phân loại chất thải sẽ được thực hiện tại nhà máy thu hồi vật liệu.
c
Chất thải được đặt bên ngoài mỗi căn hộ hoặc trong khu vực quy định của mỗi tầng; ở những căn hộ cao tầng mới có trang bị máng thu chất thải; các thùng chứa lớn và thiết bị xử lý (thiết bị đóng kiện,…) được đặt ở khu vực này cho đến khi thu gom, thường là ở tầng hầm của các nhà cao tầng.
Nếu cần thiết, nhân viên thu gom phải đổ thùng chứa rác. Việc phân loại chất thải sẽ được thực hiện tại nhà máy thu hồi vật liệu.
2
Phân loại chất thải tại nguồn
a
Phương án 1a và 1c như trên, các thành phần đã phân loại chứa trong các thùng chứa cổ điển hoặc thiết kế đặc biệt được đặt ở tầng hầm hoặc ngoài trời trong khu vực có rào chắn riêng biệt.
Cư dân hoặc nhân viên thu gom mang thùng chứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cơ sở hệ thống quản lý chất thải rắn.doc