Mục lục
A. Lời nói đầu
B. Nội dung
I. KHÁI QUÁT VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
1. Kết hôn trái pháp luật
2. Hủy kết hôn trái pháp luật
II. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
2.1. Hậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân
2.2. Hậu quả pháp lý về việc chia tài sản
2.3. Hậu quả pháp lý về quan hệ giữa cha mẹ và con
III. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KẾTT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
1. Những vụ việc thực tế và cách giải quyết của Tòa án
2. Những vướng mắc, bất cập còn tồn tại và hướng hoàn thiện vấn đề kết hôn trái pháp luật ở nước ta
C. Kết luận
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9253 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Những vụ việc thực tế và cách giải quyết của Tòa án
2. Những vướng mắc, bất cập còn tồn tại và hướng hoàn thiện vấn đề kết hôn trái pháp luật ở nước ta
C. Kết luận
A. Lời nói đầu
Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội luôn được các nhà triết học, xã hội học, luật học nghiên cứu, là một hình thái đặc biệt của quan hệ con người, nó không chỉ phản ánh các giá trị của một chế độ xã hội nhất định mà còn là kết quả chung thể hiện sự tiến bộ, văn minh của quốc gia đó. Hôn nhân là cơ sở của gia đình , còn gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp chặt chẽ hài hòa lợi ích của mỗi công dân, Nhà nước và xã hội.
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình trong đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn dành sự quan tâm to lớn đối với vấn đề hôn nhân và gia đình.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, do ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu, ảnh hưởng xấu của chế độ hôn nhân gia đình tư sản, do ý thức pháp luật của quần chúng còn hạn chế, trình độ dân trí thấp, việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình ở nhiều địa phương còn nhiều hạn chế....đã khiến cho việc kết hôn trái pháp luật vẫn không ngừng tồn tại, đặc biệt là ở những vùng có dân trí thấp.
Vấn đề này là một hiện tượng nan giải, xảy ra khá phổ biến ở nước ta, là một vấn đề thực tế yêu cầu các nhà làm luật , áp dụng luật cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề, nhóm em xin lựa chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ hơn những vướng mắc còn tồn tại trong đời sống hôn nhân, đặc biệt là vấn đề kết hôn trái pháp luật. Mặc dừ đã cố gắng, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn.
B. Nội dung
I. KHÁI QUÁT VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
1. Kết hôn trái pháp luật
Về khái niệm, kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ, chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định, cụ thể là vi phạm một trong các quy định tại Điều 9, 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: ( NÓI CỤ THỂ VỀ KHOẢN 5 DIỀU 8). CỤ THỂ:
Điều 9. Điều kiện kết hôn
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.
Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính.
2. Hủy kết hôn trái pháp luật
Hôn nhân là cơ sở của gia đình, “là một trong những hành vi nhân loại mà xã hội quan tâm hơn cả nên cần phải được điều tiết bằng các đạo luật”, bởi lẽ “hậu quả của hôn nhân có liên quan đến tài sản, đến điều lợi của đôi bên vợ chồng, tất cả những gì liên quan đến cái gia đình mới lập, đến gia đình gốc của đôi bên, đến những việc mà hôn nhân phải tạo ra . . . thì đều liên quan đến các điều luật”. Vì vậy, hôn nhân phải tuân theo các điều kiện mà các đạo luật quy định về vấn đề hôn nhân đặt ra. Hôn nhân không tuân thủ các điều kiện đó thì đương nhiên nó đã không phù hợp với mối quan tâm chung của xã hội và vì vậy hôn nhân đó được coi là trái pháp luật (hay còn gọi là hôn nhân vô hiệu). Sự tồn tại của những quan hệ hôn nhân đó không những không đem lại những quyền lợi và lợi ích cho các cá nhân, cho xã hội mà nó còn xâm hại nghiêm trọng đến những quyền lợi và lợi ích đó. Vì vậy cần có những biện pháp chế tài cần thiết đối với những cá nhân đã xác lập hôn nhân trái pháp luật. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định căn cứ của việc kết hôn trái pháp luật và biện pháp hủy hôn nhân trái pháp luật chính là nhằm thực hiện biện pháp chế tài đó, bảo đảm kỷ cương xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp xử lý đối với những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn nhắm bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
II. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
Khi Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, những hậu quả pháp lý đương nhiên se xảy ra và cần giải quyết là:
2.1. Hậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân:
Về nguyên tắc, khi hôn nhân bị coi là trái pháp luật thì Nhà nước không thừa nhận hai người trong quan hệ hôn nhân là vợ, chồng. Do đó, kể từ thời điểm các bên bắt đầu chung sống cho đến khi Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì hai người chưa từng phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng hợp pháp, nghĩa là giữa hai bên không phát sinh về quyền và nghĩa vụ về nhân thân như vợ, chồng hợp pháp. Vì vậy, "khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ, chồng" (Khoản 1 Điều 17) Kể từ ngày quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì hai người phải chấm dứt cuộc sống chung trái pháp luật đó.
Như vậy, nếu trước khi Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, hai bên đã thực hiện các quyền và nghĩa vụ về nhân thân như quan hệ giữa vợchồng với nhau,thì khi có quyết định của Tòa án về hủy việc kết hôn trái pháp luật, các bên phải chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về nhân thân với nhau. Tuy nhiên, trong thực tế việc các bên thực sự chấm dứt quan hệ nhân thân với nhau sau khi bị hủy hôn nhân trái pháp luật rất khó thực hiện. Bởi lẽ, quan hệ nhân thân giữa các bên là quan hệ tình cảm, là lợi ích về tinh thần. Việc Tòa án quyết định họ phải chấm dứt cuộc sống chung không có nghĩa là họ chấm dứt luôn mối quan hệ tình cảm( trừ trường hợp người bị lừa dối, cưỡng ép mà tự nguyện từ bỏ hôn nhân trái pháp luật). Vì vậy, rất nhiều trường hợp khi Tòa án đã hủy việc kết hôn trái pháp luật nhưng các bên vẫn duy trì mối quan hệ tình cả, vẫn yêu thương chăm sóc lẫn nhau. Thiết nghĩ, đối với những trường hợp này, pháp luật cần có những chế tài cụ thể thì quyết định hủy hôn trái pháp luật của Tòa án mới có hiệu lực thi hành trong thực tế.
2.2. Hậu quả pháp lý về việc chia tài sản
Khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: " Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con".
Do hai người kết hôn trái pháp luật nên giữa họ không phát sinh quan hệ vợ chồng. Vì vậy, tài sản mà họ tạo ra trong thời gian chung sống không phải là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
Nếu những người trong hôn nhân trái pháp luật có tài sản riêng thì khi Tòa án hủy hôn nhân của họ, tài sản riêng của ai vẫn thuộc về người ấy. Tuy nhiên người có tài sản riêng phải chứng minh tài sản đó là của riêng mình. Nếu người đó không chứng minh được tài sản là của riêng mình thì tài sản đó được coi tài sản chung và được đem chia. Như vậy, đối với tài sản riêng thì giải quyết giống như trường hợp vợ chồng ly hôn.
Dung: Tôi cũng xin nói thêm về vấn đề này là:Việc căn cứ vào "công sức đóng góp của mỗi bên" để chia tài sản chung trong việc hủy hôn nhân trái pháp luật hoàn toàn khác với việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là không dựa trên nguyên tắc" lao động trong gia đình được coi như lao động sản xuất". Cho nên, khi chia tài sản trong trường hợp hủy hôn nhân trái pháp luật, người phụ nữ thường là người phải chịu thiệt thòi , nhất là khi họ phải mang thai, nuôi con, làm nội trợ chăm sóc gia đình...Chính vì vậy, khi chia tài sản chung, cần ưu tiên bảo vệ quyền lơi chính đáng của phụ nữ và con.
Vậy còn Hậu quả pháp lý về quan hệ giữa cha mẹ và con thì sao? Xin mời bạn..... sẽ nói rõ hơn cho chúng ta hiểu về vấn đề này.
Bạn.....:
Quan hệ giữa cha mẹ và con được pháp luật hôn nhân và gia đình quy định không phụ thuộc vào hôn nhân của cha, mẹ có hợp pháp hay không, còn tồn tại hay chấm dứt. Vì vậy, hai người kết hôn trái pháp luật tuy không phải là vợ chồng nhưng vẫn là cha và mẹ của con chung. Khi Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì" quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn"( Khoản 2 Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).
Như vậy, khi hai người còn chung sống, họ cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con chung. Khi quan hệ giữa họ bị buộc phải chấm dứt , họ không thể cùng nhau nuôi dạy con chung nhưng mọi quyền và nghĩa vụ của họ đối với con chung vẫn được đảm bảo.
Việc hủy kết hôn trái pháp luật, vấn đề con chung được giải quyết như khi vợ chồng ly hôn là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Vì vậy vấn đề cần đặt ra là giao con chưa thành niên cho ai trực tiếp chăm sóc? người không được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng sẽ có những quyền và nghĩa vụ gì ? Tòa án nhân dân phải căn cứ vào điều kiện thực tế của các bên đương sự và căn cứ vào các quy định pháp luật để giải quyết cho hợp tình hợp lý. ( Căn cứ vào Điều 92, 93,và 94 Luật Hôn nhân gia đình):
Điều 92 luật hôn nhân và gia đình quy định:. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, dù hai người trong hôn nhân trái pháp luật không phải là vợ chồng nhưng họ cùng là cha mẹ của con chung nên họ vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ là cha mẹ đối với con chung. Việc tòa án hủy hôn nhân trái pháp luật không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con nên quyền lợi của con chung vẫn được đảm bảo, tọa điều kiện cho đứa trẻ phát triển bình thường cả về thể chất lẫn tình thần để có thể trở thành công dân có ích cho xã hội.
Từ những hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật cho thấy biện pháp hủy nhân trái pháp luật có phần cứng rắn hơn biện pháp xử ly hôn, hậu quả mà các bên kết hôn trái pháp luật phải gánh chịu nặng nề hơn so với trường hợp các bên kết hôn hợp pháp xin ly hôn, cụ thể là trong quan hệ tài sản. Điều đó thể hiện rõ tính cưỡng chế của Nhà nước đối với các trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn.
III. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KÊT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
1. Những vụ việc thực tế và cách giải quyết của Tòa án
Với mục tiêu xây dựng mô hình gia đình văn hóa mới, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình đã đặc biệt quan tâm đến việc quy định những chuẩn mực pháp lý để bảo đảm cho mục tiêu đó được thực hiện. Trong đó, các điều kiện kết hôn được coi là yếu tố cơ bản góp phần hình thành gia đình tiến bộ, dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững, là động lực để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Tuy nhiên, xuất phát từ một số các đặc điểm kinh tế, xã hội khác nhau nên các điều kiện kết hôn vẫn chưa được tuân thủ triệt để. Hiện tượng kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn vẫn xảy ra ở hầu hết các địa phương với những mức độ và nguyên nhân khác nhau. Trong đó là tập trung chủ yếu là vi phạm về độ tuổi kết hôn, vi phạm sự tự nguyện kết hôn , vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng và vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn, xảy ra chủ yếu tại các địa bàn vùng thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và các tỉnh miền núi, Tây Nguyên như Lai Châu , Sơn La, Đắc Lắc, Kon Tum, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Long An, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang, Sông Bé, Thanh Hóa...
Nhìn chung, tình hình kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn xảy ra phổ biến với số lượng lớn trên khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nếu so sánh với tình hình vi phạm pháp luật nói chung thì sự vi phạm các quy định của Luật hôn nhân gia đình chiếm tỉ lệ lớn hơn cả, đặc biệt là vi phạm điều kiện kết hôn. Một số vụ án điển hình xảy ra gần đây về vấn đề này mà nhóm đã tìm hiểu được là:
- Vụ án thứ nhất:
Mãn hạn tù, bà Vân mới biết ở nhà ông Hải đã ly hôn xong với bà và đăng ký kết hôn với bà Dung... Và dù ông Hải đã lâm bệnh chết nhưng vì… danh dự nên bà Vân vẫn đâm đơn kháng cáo việc ông Hải xin ly hôn bà.
Theo bà Hoàng Thị Vân trình bày, bà kết hôn cùng ông Hải từ năm 1975, vợ chồng chung sống hòa thuận và đã có với nhau 2 người con… Đến cuối năm 1990, do vi phạm pháp luật, bà Vân bị Tòa án Quân sự cấp cao xử phạt 20 năm tù và thi hành án tại Trại giam số 5 - Yên Định (Thanh Hóa). Sau 15 năm thi hành án, do cải tạo tốt, tháng 9/2005, bà Vân được giảm án và ra tù trước thời hạn.
Trở về địa phương sau một thời gian, bà Vân mới biết, ở nhà ông Hải đã ly hôn xong với bà và đăng ký kết hôn với bà Hoàng Thị Dung, sinh 1953, ở thôn Thâm Tý, xã Bảo Cường, huyện Định Hóa (Thái Nguyên).
Bà Vân cho rằng việc kết hôn giữa ông Hải và bà Dung là trái luật. Mặc dù ông Hải đã lâm bệnh và chết nhưng theo bà Vân là vì… danh dự nên ngày 23/7/2007 vẫn đâm đơn kháng cáo việc ông Hải xin ly hôn bà tại TAND thành phố Thái Nguyên lên TAND tỉnh Thái Nguyên xét xử lại, đồng thời yêu cầu tuyên hủy giấy chứng nhận đăng ký kết hôn số 03 cấp ngày 14/1/1999 của UBND phường Hương Sơn, TP Thái Nguyên giữa ông Phạm Vĩnh Hải và bà Hoàng Thị Dung.
Còn về phía người liên quan - bà Hoàng Thị Dung cho biết - sau một thời gian quen biết, bà kết hôn với ông Hải từ đầu năm 1999… Sau 7 năm chung sống, đến năm 2006, ông Hải mắc bệnh hiểm nghèo, bà Dung đã đưa ông Hải từ TP Thái Nguyên về nương tựa nhà mẹ đẻ tại xã
Bảo Cường, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên). Tại đây bà Dung tiếp tục chăm sóc, chữa trị cho ông Hải. Song, do bệnh nặng nên ông Hải đã chết vào cuối năm 2006.
Theo bà Dung, bà rất bất ngờ khi bà Vân cho rằng việc kết hôn giữa bà và ông Hải vi phạm nghiêm trọng về Luật Hôn nhân và Gia đình và đâm đơn khởi kiện yêu cầu hủy giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bà với ông Hải.
Bà Dung khẳng định, trước khi kết hôn, bà có biết ông Hải đã ly hôn bà Hoàng Thị Vân và đã có trích lục án của TAND TP Thái Nguyên cấp cho ông Hải. Sau đó bà Dung và ông Hải đăng ký kết hôn tại UBND phường Hương Sơn, TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Theo đó, bà Dung không nhất trí với yêu cầu hủy đăng ký kết hôn giữa bà và ông Hải.
Sau khi tiếp nhận đơn kháng cáo của bà Vân về việc ông Hải xin ly hôn bà Vân, ngày 25/12/2007, TAND tỉnh Thái Nguyên đã xét xử phúc thẩm và tại bản án số 51/2007 - LHPT đã tuyên hủy bản án ly hôn sơ thẩm số 27/LHST ngày 19/8/1994 của TAND TP Thái Nguyên và đình chỉ giải quyết án ly hôn giữa ông Hải và bà Vân, với lý do ông Hải đã chết, quyền và nghĩa vụ hôn nhân không được thừa kế.
Như vậy, theo bà Vân, khi bản án sơ thẩm của TAND TP Thái Nguyên quyết định việc ly hôn giữa ông Hải và bà không còn giá trị pháp lý thì đồng nghĩa với việc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn giữa ông Hải và bà Dung được UBND phường Hương Sơn chứng nhận cũng không còn giá trị pháp lý theo luật định.
Theo đó, bà Vân làm đơn khởi kiện, yêu cầu TAND huyện Định Hóa tuyên hủy giấy chứng nhận đăng ký kết hôn số 03 cấp ngày 14/1/1999 của UBND phường Hương Sơn, TP Thái Nguyên giữa ông Hải và bà Dung.
Ngày 29/4/2009, TAND huyện Định Hóa đã tổ chức buổi họp giải quyết việc dân sự về việc bà Vân yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông Hải và bà Dung. Luật sư Lê Đức Bẩy (Văn phòng luật sư 19/8, Hải Phòng) - người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo yêu cầu của bà Vân - cho rằng: Hôn nhân giữa ông Hải và bà Dung là trái pháp luật, vi phạm điều cấm kết hôn của Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000. Luật sư Bẩy cũng cho rằng, bản án phúc thẩm đã hủy án sơ thẩm thì đương nhiên quan hệ vợ chồng giữa ông Hải và bà Vân tồn tại và hợp pháp.
Còn luật sư Hoàng Thị Hạnh - cộng tác viên trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thái Nguyên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người liên quan là bà Dung - có quan điểm rằng: Việc kết hôn giữa bà Dung với ông Hải là hoàn toàn hợp pháp bởi lẽ trước khi kết hôn 2 người đã có sự tìm hiểu kỹ, ông Hải có đầy đủ điều kiện kết hôn và đã được UBND phường Hương Sơn chứng nhận.
Theo đề nghị của luật sư Hạnh, không cần thiết hủy việc kết hôn giữa bà Dung và ông Hải, bởi lẽ ông Hải đã chết, quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân không được thừa kế theo quy định.
Đồng quan điểm với luật sư Bảy, đại diện VKSND khẳng định, do bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật nên hôn nhân giữa ông Hải và bà Dung là trái pháp luật. Vị đại diện VKSND cũng đề nghị, chấp nhận đơn yêu cầu của bà Vân hủy việc hôn nhân trái pháp luật giữa ông Hải và bà Dung.
Tuy nhiên, theo nhận định của TAND huyện Định Hóa thì hiện tại bà Vân và bà Dung đều người vợ… hợp pháp của ông Hải (?!). Vì danh dự, bà Vân đã có yêu cầu hủy hôn nhân giữa ông Hải và bà Dung. Việc này là không cần thiết bởi ông Hải đã chết, quyền và nghĩa vụ không được thừa kế. Theo đó, TAND huyện Định Hóa đã ra quyết định số 01 ngày 29/4/2009 không chấp nhận đơn yêu cầu của bà Vân hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông Hải và bà Dung. Đồng thời đình chỉ việc giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật của bà Vân.
Không chấp nhận quyết định của TAND huyện Định Hóa, bà Vân tiếp tục kháng cáo... Tại quyết định kháng nghị giải quyết việc dân sự số 01 ngày 29/4/2009 của TAND huyện Định Hóa theo thủ tục phúc thẩm của VKSND huyện Định Hóa ngày 5/5/2009 khẳng định quyết định số 01 ngày 29/4/2009 của TAND huyện Định Hóa là không có cơ sở. Vì vậy cần phải chấp nhận yêu cầu của bà Vân hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông Hải và bà Dung…
Tiếp nhận đề nghị của VKSND huyện Định Hóa, sau đó TAND tỉnh Thái Nguyên mở phiên họp giải quyết việc kháng cáo đối với giải quyết việc dân sự số 01 ngày 29/4/2009 của TAND huyện Định Hóa bị kháng cáo và đã ra quyết định hủy quyết định giải quyết việc dân sự số 01 và chuyển hồ sơ vụ việc cho tòa cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
- Vụ việc thứ 2:
Sùng Seo Di và Lý Thị Tâu kết hôn năm 2001, khi đó Sùng Seo Di (nam) 13 tuổi và Lý Thị Tâu (nữ) 18 tuổi. Việc kết hôn của họ được tiến hành theo tục lệ của người H’Mông thông qua người làm mối và sự đồng ý của cha mẹ, được già làng công nhận. Sau khi cưới, chị Tâu về nhà anh Di chung sống cùng với bố mẹ chồng. Cuộc sống của hai người bình thường trong 2 năm thì bắt đầu phát sinh mâu thuẫn. Di thường đánh đập chị Tâu và đuổi đánh Tâu ra khỏi nhà vì cho rằng Tâu già hơn mình nên không thể là vợ mình. Hai người đã có một con chung nhưng cháu đã chết. Tuy bị đánh đập nhưng chị Tâu vẫn chung sống với bố mẹ chồng. Năm 2004 không thể chịu đựng được nữa, chị Tâu đã làm đơn xin ly hôn. Sau khi thụ lý đơn xin ly hôn của chị Tâu, Tòa án nhân dân huyện Bắc Hà đã nhận định: Khi kết hôn Sùng Seo Di mới 13 tuổi (thiếu 7 tuổi mới đủ tuổi kết hôn). Một đứa trẻ 13 tuổi chưa thể có những hiểu biết cần thiết trong cuộc sống vợ chồng và chưa thể hiểu rõ trách nhiệm làm chồng vì vậy cuộc sống có bình thường trong 2 năm đầu chung sống thì cũng chưa thể kết luận rằng Sùng Seo Di đã hiểu rõ và ý thức được trách nhiệm của mình đối với vợ và gia đình. Xét trên cơ sở thực tế cuộc sống hai bên và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm điều kiện kết hôn nên Tòa án nhân dân huyện Bắc Hà trong bản án số 09/DSST-2004 đã áp dụng Điều 9,10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa Sùng Seo Di và Lý Thị Tâu.
Từ những vụ án trên, cho thấy rằng sự vi phạm điều kiện kết hôn trong trường hợp này là hết sức nghiêm trọng.Điều này không những cho thấy việc kết hôn trái pháp luật là một tình trạng hêt sức phổ biến trong giai đoạn hiện nay, mà còn cho thấy sự nhùng nhằng trong việc giải quyết vấn đề này của Tòa án. Đây là một thực trạng mà chúng ta cần kịp thời khắc phục và giải quyết.
2. Những vướng mắc, bất cập còn tồn tại và hướng hoàn thiện vấn đề kết hôn trái pháp luật ở nước ta
- Biện pháp hủy kết hôn trái pháp luật rất ít được áp dụng trên thực tế mặc dù các trường hợp kết hôn trái pháp luật chiếm số lượng tương đối lớn. Từ đó cho thấy có rất nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật nhưng lại không bị Tòa án xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
- Luật hôn nhân và gia đình hiện hành còn mang tính nguyên tắc chung, cô đọng. Các quy định về hôn nhân trái pháp luật và biện pháp xử lý còn thiếu cụ thể nên khó thực hiện trong thực tế. Các hướng dân của ngành Tòa án trong công tác xét xử đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật còn mang tính chất định hướng, rất dễ bị vận dụng tùy tiện. Hơn nữa, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được ban hành trong những năm đầu thời kỳ hội nhập với thế giới nên nhiều quy định của Luật chưa phù hợp với sự vận động của các quan hệ hôn nhân và gia đình, với sự giao lưu kinh tế trong điều kiện mở cửa và hòa nhập quốc tế. Vì vậy, việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng của Luật hôn nhân và gia đình và hệ thống các văn bản pháp luật về hôn nhân gia đình là một đòi hỏi cấp thiết. Trước tình hình đó, việc ban hành Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện nay nhằm bảo đảm sự đồng bộ, ăn khớp của Luật hôn nhân và gia đình với Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan, tạo ra hệ thống pháp luật thống nhất, bổ sung các quy định mới cụ thể hơn, dễ hiểu và dễ áp dụng trong thực tiễn để củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, chống ảnh hưởng xấu của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản, hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
-Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật hôn nhân – gia đình cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở các vùng hải đảo và đồng bào dân tộc thiểu số. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình cần được quan tâm thường xuyên và lâu dài. Đồng thời, cần tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện Luật hôn nhân và gia đình, đặc biệt là xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm các quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Để làm tốt công tác này cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công tác pháp luật một cách triệt để hơn nữa.
Kết luận
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, hôn nhân là cơ sở của gia đình, còn gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp chặt chẽ, hài hòa lợi ích của mỗi công dân, Nhà nước và xã hội. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có yên ấm hòa thuận thì xã hội mới lành mạnh. Chính vì thế, việc bình ổn và bảo vệ các quan hệ hôn nhân gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng là vô cùng quan trọng và cần thiết. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là căn cứ đảm bảo nguyên tắc thực hiện nghiêm túc, đồng thời xây dựng khung pháp lý giải quyết các trường hợp kết hôn trái pháp luật.
Hiện tượng kết hôn trái pháp luật dẫn đến đời sống hôn nhân có những biểu hiện không lành mạnh làm xấu đi những quan hệ trong đời sống gia đình và nhân cách của chủ thể quan hệ hôn nhân, và phần nào đó còn là nguyên nhân ngăn cản sự nghiệp xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới ở nước ta, làm ảnh hưởng xấu đến kỷ cương và sự phát triển chung của xã hội.
Nghiên cứu đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật. nhóm em đã tiếp cận vấn đề dưới góc độ lý luận và thực tiễn, phân tích các trường hợp vi phạm cụ thể và đường lối giải quyết các trường hợp kết hôn trái pháp luật . Từ đó, đề xuất một số biện pháp bảo đảm việc gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật.doc