Tiểu luận Cơ sở lý luận về sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp trong quá trình công nghiệp ho

 

A. LỜI MỞ ĐẦU 1

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP. 2

1. Khái niệm 2

2. Đặc điểm của nguồn lao động: 2

II. XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤI KINH TẾ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG. 4

1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: 4

2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động: 6

3. Xu hướng biến đổi nguồn lao động nông nghiệp: 9

III. KHÁI NIỆM VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP. 11

1. Khái niệm hiệu quả: 11

2. Bản chất của hiệu quả: 11

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: 12

IV. SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VIỆT NAM. 14

1. Thực trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam 14

2. Phân bố nguồn lao động trong lao động nước ta: 16

3. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động nông nghiệp: 17

V. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA. 18

1. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý. 18

2. Phát triển nông nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn. 18

3. Nâng cao chất lượng lao động nông thôn. 19

4. Cải tiến tổ chức lao động. 20

5. Kết hợp chặt chẽ giữa thâm canh, khai hoang tăng vụ và đa dạng sản xuất nông nghiệp. 21

KẾT LUẬN 22

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ sở lý luận về sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp trong quá trình công nghiệp ho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông đều tập trung chủ yếu là vùng ven đô thị, vùng sâu, vùng xa hầu như chưa có chuyển đổi? Chính sách do sự phát triển chậm của công nghiệp và dịch vụ nông thôn nên trong suốt thời kỳ đổi mới nông nghiệp đã thu hút toàn bộ lực lượng tăng trưởng của dân số và lao động nông thôn. Thứ ba:Các thành phần kinh tế trong nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Kinh tế hộ có những bước phát triển nhưng từ nó chưa đủ để phát triển thành những hộ sản xuất lớn. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn xuất hiện xu hướng phát triển trang trại gia đình. Đây là quá trình phát triển tất yếu của kinh tế hộ, tạo điều kiện phát triển sản xuất tập trung và tiết tụ ruộng đất lao động được giải phóng khỏi nông nghiệp. Thúc đẩy sự phản công lao động. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đòi hỏi giải quyết một số vấn đề sau: Một là: Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp với công nghiệp chế biến sản phẩm, nhằm tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Phải thay thế cây trồng tập trung sản xuất, chất lượng tốt, năng suất cao phù hợp với yêu cầu chế biến. Vậy để các vùng tập trung sản xuất nông sản, bảo đảm cho công nghiệp chế biến đòi hỏi phải đổi mới kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, quy hoạch lại ruộng đất giẫy cỏ giới hoá các khâu nuôi trồng và thu hoạch. Hai là: Hộ nông dân phải mạnh dạn năng động có ý chí làm giầu, nghiên cứu thị trường đầu tư vào những ngành nghề mới, tránh tư tưởng bảo thủ... đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế môi trường thuỷ sản, hải sản. Nhằm tăng thu nhập cải thiện đời sống người nông dân, mở mang trí tuệ nâng cao khả năng tiếp thu kỹ thuật nuôi vào sản xuất. Muốn vậy, Nhà nước phải có chính sách khuyến khích đầu tư vốn, khoa học phổ biến mô hình chuyển đổi di chuyển từ trồng lúa, làm muối sang nuôi tôm. Chuyển lao động làm nông nghiệp sang lao động làm công nghiệp. Nhà nước cần hỗ trợ giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm mới tránh tình trạng sản phẩm chưa quen thị trường tiêu thụ gây thiệt hại cho nông dân làm nản lòng họ trong công cuộc chuyển đổi cơ cấu. Ba là: xây dựng chiến lược sản phẩm, lựa chọn công nghệ chế biến cho phù hợp, với nguồn nguyên liệu có được từ kết quả công việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tránh tình trạng làm tràn lan, gây bất ổn định sản xuất. Xã hội chính sách thị tuyến lấy thị trường làm cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Nhà nước có sự can thiệp cần thiết giá đầu vào để nông dân có lợi. Bốn là: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn bằng vốn ngân sách; vốn vay ngân hàng, nhằm xây dựng giao thông thuỷ lợi, cải tạo và xây dựng mạng lưới điện; cải tạo đồng ruộng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng; nuôi thuỷ sản; xây dựng các cơ sở chế biến theo công nghiệp tiên tiến tạo sản phẩm được thị trường chấp nhận chấm hoàn thiện hệ thống trường học kênh xá, và vấn đề quan trọng để đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại hoá. 2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động: Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đang diễn ra rộng khắp cả nước. Tuy nhiên nó gặp phải rất nhiều khó khăn như sự chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn còn rất chậm mang nặng tính tự phát chưa có được sự thống nhất chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương. Tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn lớn. Lao động công nghiệp chưa đáp ứng được sự đòi hỏi thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Số lao động công nghiệp chiếm 14 - 15%. Lực lượng lao động nông nghiệp chiếm 70% để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch nông thôn ta phải phát triển nhanh các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn. Trong những năm gần đây các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp tăng rất nhanh bình quân 8 - 10%. ở nông thôn có khoản 62,22% nông - lâm - ngư nghiệp 11,29%. Số hộ phi nông nghiệp và 26,49%. Số hộ kiêm khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống đang được đẩy mạnh. Cả nước có khoảng trên 1000 làng nghề. Những làng nghề này giải quyết phần lớn lao động nhàn rỗi ở nông thôn tăng thu nhập cải thiện đời sống nông thôn góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp. Trong 688 cơ sở sản xuất công nghiệp cả nước có khoảng 195 cơ sở đặt ở nông thôn (chiếm 28,3%) trong đó: chế biến nông sản 32,5%, xây dựng sản xuất vật liệu xây dựng 30,9%, công nghệp nhẹ 14,9%, viện cơ khí 12,8%, các cơ sở công nghiệp này thu hút lượng lớn lao động nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên do trình độ kỹ thuật người lao động quá thấp nên khó tiếp cận với sự sản xuất công nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động phụ thuộc và các tốc độ tăng dân số, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và sự biến đổi vật chất của lao động nông thôn. Theo điều tra và dự báo đến năm 2010 dân số nước ta vào khoảng 90 triệu người, dân nông thôn chiếm 60 triệu người số người bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều góc độ tăng mỗi năm khoảng 1,6 - 1,7 triệu người. Vấn đề việc làm ngày càng trở lên cấp thiết đối với người lao động. Tạo áp lực lớn cho nền kinh tế. Cùng sự tăng dân số ở nông thôn thì nhu cầu lao động trong nông thôn ngày càng giảm do diện tích đất giảm, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên nếu năng suất sản xuất nông nghiệp tăng các sản phẩm nông nghiệp ngày càng nhiều đáp ứng đầy đủ cho mọi dân dẫn đến lao động làm việc trong nông nghiệp không cần thiết, số lao động này sẽ được chuyển dịch vào các ngành nghề khác theo hai hướng: - Một bộ phận lao động chuyển dịch vào các thành phố, khu công nghiệp. - Một bộ phận được thu hút ngay vào các ngành nghề phi nông nghiệp tại nông thôn. Muốn đưa kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển ta phải tiến hành công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. Đây là quá trình tất yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong đó chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng sản xuất hàng hoá. Để thực hiện thành công, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ, toàn diện, trên tất cả mặt đời sống xã hội bằng một số giải pháp sau: Thứ nhất: tăng vốn đầu tư cho nông thôn. Tuy vốn đầu tư cho nông thôn không lớn so với các ngành kinh tế khác nhưng Nhà nước chưa đáp ứng được. Việc đầu tư cho ngành nghề chưa được quan tâm đúng mức tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu. Nhà nước cần tạo môi trường để thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư phát triển làng nghề. Thực hiện chính sách tín dụng lãi suất cho vay tới hộ gia đình, cá nhân, chủ doanh nghiệp. Tổ chức cá nhân có khả năng tạo việc làm để nâng cao lợi nhuận cho chủ đầu tư, mở mang lành nghề. Thực hiện chính sách thuế ưu đãi, khuyến khích người ta làm nghề tiểu thủ công nghiệp, thực hiện miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất. Kích thích họ mở mang sản xuất thu hút lao động nông nghiệp vào làm việc, tạo điều kiện cho họ đào tạo nghề ở nông thôn. Thứ hai: đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng giảm ở trong nông nghiệp tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông -lâm - ngư theo hướng đa canh, đa dạng hoá vật nuôi cây trồng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất góp phần tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu tại chỗ như mía, đường cà phê, rau quả... Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như sản xuất vật liệu, thủ công mỹ nghệ dệt ma. Khôi phục và phát triển làng nghề các ngành dịch vụ. Thứ ba: thúc đẩy hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng lao động nông thôn. Số người mù chữ trong nông thôn còn nhiều trên 10%, số người có trình độ kỹ thuật còn ít khoảng 5%. Điều này cơ cấu quá trình phát triển kinh tế nông thôn, ta cần phải mở rộng và đa dạng hoá kết hợp đào tạo với khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng mạng lưới đào tạo sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Đào tạo lao động phục vụ phát triển ngành nghề phi nông nghiệp. Cần quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn nông thôn phát triển các hình thức đào tạo lao động linh động phù hợp nhu cầu học tập của nông dân. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn tham gia vào trình tiết xuất khẩu lao động. Thứ tư: Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn, đẩy mạnh quá trình các cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp chế biến dịch vụ ở nông thôn... nhằm chuyển bộ phận lao động nông nghiệp, sau lao động phi nông nghiệp giải quyết quan hệ giữa các trung tâm ở nông thôn với các trung tâm ở nông thôn với các trung tâm ở trung ương và nước ngoài tạo điều kiện trung tâm ở nông thôn phát triển nó sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu lao động. 3. Xu hướng biến đổi nguồn lao động nông nghiệp: Trong giai đầu của quá trình kinh tế đất nguồn lao động của tất cả các nước chiếm phần lớn tổng lao động xã hội. Đóng góp phần lớn vào tổng sản phẩm quốc hội. Khi thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nguồn lao động này có xu hướng chuyển đổi lao động trong sản xuất nông nghiệp sang lao động các ngành phi nông nghiệp. Quá trình diễn ra theo hai hướng sau: Giai đoạn bắt đầu quá trình công nghiệp hoá, các nước chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Sản xuất nông nghiệp từ tự cung cấp sang sản xuất nông nghiệp. áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất nên năng suất lao động nông nghiệp tăng cao, sản phẩm ngày càng có xu hướng dư thừa, chất lượng cao dẫn đến lao động lao động nông nghiệp không có việc làm. Cùng với sự phát triển của các ngành nghề mới. Thu hút lao động nông nghiệp vào nhưng do tốc độ tăng dân số ở cao, việc phát triển ngành nghề mới không đáp ứng được nhu cầu việc làm ở nông thôn do đó thời kỳ này tỷ trọng nông nghiệp giảm tương đối nhưng số lượng lao động tuyệt đối càng tăng lên. Quá trình này dài hay ngắn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số của mỗi nước. ở Thái Lan nông nghiệp chiếm 25,1% GDP giai đoạn 1972 - 1986 xuống 19%, năm 1982 - 1986, năm 1996 là 11% trong đó tỷ lệ đóng góp của ngành nghề phi nông nghiệp tăng đáng kể. ở Malaixia đóng góp nông nghiệp từ 20,8% năm 1995 xuống còn 12%, năm 1990, khi đó đóng góp ngành chế tạo từ 19,7% năm 1995 tăng đến 48,5% năm 1996. Tuy số lao động nông nghiệp tăng từ 5,74 triệu người lên 7,9 triệu người. Nhưng tỷ lệ so với các ngành khác giảm mạnh ở Inđônêxia năm 1985 - 1996 tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp tăng bình quân 2,7% phi nông nghiệp 7,8% GDP trong nông nghiệp từ 22% còn 16% năm 1996, thời gian này ngành chế tạo tăng từ 14,6% lên 30,5% trong đó đóng góp của ngành này trong GDP đang giảm nhưng nông nghiệp lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn là mức ngành quan trọng của ngành kinh tế tại Philippin. Đóng góp của nông nghiệp vào GDP giảm từ 30% năm 1996 còn 20% năm 1998. Tuy nhiên nông nghiệp đóng góp đáng kể vào nền kinh tế chiếm khoảng 9,3% tổng lợi nhuận xuất khẩu, 8,6% tổng ngân sách nhập khẩu vào 42% tổng việc làm. Đài loan là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, với thời gian dài. Năm 1952 nông nghiệp chiếm 35,9% công nghiệp chiếm 18% dịch vụ chiếm 46,1% trong tổng GDP. Dân cư nông nghiệp có khoảng 4257 ngàn người chiếm 52,4% dân số Đài Loan đến năm 1970, nông nghiệp chỉ còn 17,5% trong GDP dân số nông nghiệp tăng lên 5.997 ngàn người và chếm 40,9%. Đài Loan kết thúc giai đoạn I phải mất 20năm. Nước ta đang ở giai đoạn I, tỷ trọng nông nghiệp đang có xu hướng giảm từ 72% năm 1993 xuống 68,64% năm 1998 nhưng số lượng lao động còn tăng lên, từ 20.482,9 lao động lên 25.302 ngàn lao động. Giai đoạn 2. Nền kinh tế các nước đã đạt đến trình độ cao, công nghiệp phát triển mạnh, dân số bắt đầu giảm mạnh, năng suất lao động nông nghiệp và năng suất lao động xã hội đạt đến trình độ hiện đại. Số lao động dư thừa trong nông nghiệp đựơc công nghiệp và dịch vụ thu hút hết. Thu nhập người lao động trong nông nghiệp cao. Giai đoạn này số lượng lao động giảm của tương đối và tuyệt đối. Bảng: Vai trò của nông nghiệp trong nước trong kinh tế 5 năm 1997 Nước US$GDP/người LĐ.NN trong tổng LĐ(%) GDP NN trong tổng GDP (%) Tăng GDP NN (%)90 - 97 Malaixia 4370 16 13 1,9 Thái lan 2960 50 11 3,6 Philippin 1160 42 21 1,9 Inđônêxia 1080 44 16 2,8 Việt Nam 290 69 27 5,2 III. Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lao động nông nghiệp. 1. Khái niệm hiệu quả: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả và chi phí. Mối tương qua ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện cho kết quả chi phí. Hiệu quả phản ánh độ khai thác các yếu tố đầu tư, có nguồn lực tự nhiên là phương thức quản lý. 2. Bản chất của hiệu quả: - Hiệu quả là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế, nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có tong hoạt động kinh tế. - Hiệu quả là mối tương quan so sánh về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. - Hiệu quả là vấn đề trung tâm nhất củ mọi quá trình kinh tế, có liên quan đến tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. - Hiệu quả đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên sản xuất tức là giảm chi phí tối đa trên một giai đơn vị sản phẩm tạo ra. 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: Thực chất đánh giá hiệu quả lao động là đánh giá năng suất lao động. Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian; hoặc bằnglượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động cá nhân được xác định bừng lượng lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động doanh nghiệp được phản ánh gián tiếp thông qua chỉ tiêu giá thành sản phẩm. a. Chỉ tiêu đánh giá tăng năng suất lao động bằng hiện vật. W = Trong đó: W: Mức năng suất lao động của một công nhân Q: Tổng sản lượng tính bằng hiện vật T: Tổng số công này Ưu điểm chỉ tiêu này: Biểu hiện mức NSLĐ một cách cụ thể, chính xác. không chịu sự ảnh hưởng của sự biến động về giá cả, có thể so sánh mức NSLĐ giữa cs doanh nghiệp theo một loại sản phẩm được sản xuất ra. Nhược điểm chỉ tiêu này: Chỉ dùng tính cho một loại sản phẩm nhất định, không dùng làm chỉ tiêu tổng hợp cho nhiều loại sản phẩm, không dùng tính cho thành phẩm. b. Chỉ tiêu đánh giá NSLĐ bằng tiền (giá trị) W = Trong đó W: Mức NSLĐ của một công nhân (tính bằng tiền) Q:Tổng sản lượng (tính bằng tiền) T: Tổng số công nhân Ưu điểm: Dùng được tính cho các loại sản phẩm khác nhau, phạm vi sử dụng rộng rãi, dùng so sánh mức NSLĐ giữa các doanh nghiệp sản xuất, giữa các ngành với nhau. Nhược điểm: Không khuyến khích tiết kiệm vật tư, và dùng vật tư rẻ, có thể làm sai liệch mức NSLĐ của bản thân doanh nghiệp chỉ dùng trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi. c. Chỉ tiêu NSLĐ đánh giá bằng thời gian lao động. L = Trong đó L: Lượng lao động của chi phí (tính bằng đơn vị thời gian) T: Thời gian lao động đã hao phí Q: Số lượng sản phẩm Lượng lao động tính bằng tổng hợp chi phí thời gian lao động của các bước công việc, các chi tiết sản phẩm. Người ta chia thành. Lượng lao động công nghệ (Lnc) Lượng lao động chung (Lch) Lượng lao động sản xuất (Lsx) Lương lao động đầy đủ (L đđ) Lch = Lcn + Lpvq (lượng lao động phục vụ quá trình công nghệ) Lsx = Lcn + Lpvq + Lpvs (lương lao động phục vụ sản xuất) Lđđ = Lsx + Lqt Ưu điểm; Phương pháp cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm Nhược điểm: Tính toán phức tạp, không dùng để tính tổng hợp được NSLĐ bình quân của một ngành hay một doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau. IV. Sử dụng nguồn lao động nông thôn Việt Nam. 1. Thực trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2010 là giải quyết việc làm nâng cao mức sống cho người lao động. Để đạt được mục tiêu này ta phải làm rõ thực trạng sử dụng lao động nông thôn trong thời gian qua. Trong năm gần đây tình trạng thất nghiệp ở nông thônv Việt Nam rất nghiêm trọng tỷ lệ chiếm 3 - 4% (năm 1989 là 3,25; năm 1999 là 3,9%. Theo số liệu năm 1998 về tình hình sử dụng lao động ở một số vùng như sau: vùng Đông Nam Bộ số người lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở vùng nông thôn là 32,36%. Nếu đánh giá mức độ người thiếu việc làm: nhóm trên 50% tỷ lệ này 59,83% tiếp đến mức 30 - 50% tỷ lệ 36,32% và thiếu việc làm ở dưới 30% chiếm 3,85%. ở tây nguyên tỷ lệ lao động chiếm việc làm ở nông thôn là 35,59%, thiếu việc làm dưới 3 tháng là 21,67% và từ 3 - 6 tháng là 21,67%, thiếu việc làm trên 6 tháng chiếm 4,97%. ở Bắc Trung Bộ tỷ lệ thiếu việc làm của dân số trong độ tuổi lao động là 43,68%. Mức thiếu dưới 30% chiếm 68,98%, thiếu từ 30 - 50% chiếm 23,19% và thiếu việc làm trên 50% chiếm 7,82%. Theo số liệu Bộ thương binh xã hội năm 1998 số dân thiếu việc làm trong nông thôn là 8219498 người chiếm 28,19% tổng số lao động. Trong đó nữ có 382616 người chiếm 12,85% so với số người thiếu việc làm và bằng 26,19% tổng số lao động nữ đủ 15 tuổi. Số người làm việc ở nhóm 15 - 24 tuổi chiếm 24,03% nhóm 25 - 34 chiếm 28,24% thấp nhất nhóm 60 tuổi trở lên là 15,76%. Xét theo cơ cấu kinh tế tỷ lệ lao động thiếu việc làm được xác định như sau: Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp có 6991718 người chiếm 85,06%, ngành công nghiệp chế biến có 327013 người chiếm 3,98%, ngành thương nghiệp và xửa chữa chiếm 296802 người, ngành xây dựng là 168395 người chiếm 2,05%, thuỷ sản có 118329 người chiếm 1,44% còn lại là các ngành khác chiếm từ 0,1 - 1%. Xét thời gian sử dụng lao động ta thấy có số lượng thời gian khá lớn chưa được sử dụng nhiều cuộc điều tra cho thấy chỉ có 18% người lao động làm việc 210 ngày/1năm còn lại làm việc dưới 2000 ngày công/1năm trong đó 21% chỉ làm 90ngày/1năm bình quân 4-5h/1ngày. Năm 1998 tỷ lệ thời gian lao động ở khu vực nông thôn giảm đáng kể so với năm 1997 từ 72,9% năm 1997 xuống còn 70,88% năm 1998. Tây nguyên là vùng có tỷ lệ sử dụng cao nhất 78,35% tiếp đến là Đông nam bộ 76,10%. Duyên Hải nam trung bộ 73,67% Đồng bằng sông hồng 73,42% Đồng Bằng Sông Cửu Long 73,11%... Cơ cấu thời gian lao động giành cho trồng trọt chiếm tỷ lệ 66,74%. Tính chung ở nông thôn thời gian lao động nhàn rỗi chưa được sản xuất tương đương với 1,2 tỷ ngày công hay tương đương với khảng trên 5 triệu người chưa có việc làm. Năng suất lao động là một chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng lao động ở nông thôn. Theo số liệu năm 1986 năng suất lúa bình quân từ 28,1 tạ/ha tăng lên 40,8/ha năm 1999. Bình quân một năm năng suất lúa tăng 0,/8tạ/ha. Ngành trồng trọt chiếm 75% giá trị tổng sản lượng, trong đó lúa là cây trồng chính. Do vậy năng suất lúa là nhân tố chính làm tăng sản lượng nông nghiệp, sản lượng lúa nước ta năm 1986 từ 16 triệu tấn lên 19,2 triệu tấn năm 1990 đạt 29,1 triệu tấn năm 1998 đạt 31 triệu tấn... Sản lượng lúa tăng nhanh là do mở rộng diện tích canh tác và đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy sản lượng lương thực tăng ngày càng cao nhưng số lượng lao động trong nông nghiệp cũng cao lên hiệu quả sử dụng lao động không cao, năng suất lao động nông nghiệp chỉ bằng 9% năng suất lao động của các ngành công nghiệp. Khoảng cách này ngày càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp thấp kém. Hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào năng suất đất đai và số lượng lao động được sử dụng, nó tuân theo quy luật lợi nhuận giảm dần. Trong giai đoạn phát triển, năng suất đất tăng lên do việc sử dụng phân bón và sau đó sẽ giảm dần. Hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn này của quá trình phát triển nông nghiệp với các yếu tố khác không đổi sự thay đổi của một lao động nông nghiệp sẽ làm tăng sản lượng đến mức nào đó dù tăng lao động nhưng sản lượng vẫn không thay đổi, nó đã giải thích sự chậm chạp của tăng năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian qua. 2. Phân bố nguồn lao động trong lao động nước ta: Sự phân bố nguồn lao động trong nội bộ nguồn lao động nông nghiệp là chưa hợp lý, phần lớn lao động tập trung vào ngành trồng trọt đặc biệt trồng lúa là chính được tập trung vào vùng đồng bằng châu thổ, ven đường quốc lộ, việc sử dụng lao động chưa hợp lý, chưa có tổ chức đã gây lãng phí. Các công cụ máy móc chưa được sử dụng có hiệu quả khó đưa được cơ giới vào sản xuất nông nghiệp vì lẽ đó năng suất lao động thấp thu nhập vào đời sống sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Năm 1998 ngành trồng cây lương thực chiếm 72,97% tổng diện tích gieo trồng cả nước riêng cây lúa chiếm 62,9% đồng bằng sông cửu long chiếm 87,6% cây lương thực, lúa chiếm 85,81%, đồng bằng sông hồng với 82,7% cây lương thực, lúa chiếm 73,1%. Số lượng lao động hoạt động trong sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả chưa lớn, một số vùng có tỷ lệ lớn như tây nguyên đã hình thành những trang trại sản xuất cây công nghiệp như cà phê, cao su, hạt điều... Sự phân bố lao động qua đào tạo ở các vùng cũng có sự khác biệt đáng kể. Phần lớn lao động qua đào tạo tập trung ở các vùng đồng bằng sông hồng, đông năm bộ. Hai vùng tây bắc và tây nguyên có tỷ lệ qua đào tạo thấp, theo số liệu điều tra cứ 1000 lao động nông thôn có 57 người qua đào tạo trong đó chỉ có 4,4 người được đào tạo về chuyên ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Tình trạng này chưa được cải thiện các cơ sở và số học sinh theo học ngành này còn rất khiêm tốn, lao động nông nghiệp vẫn sản xuất vào canh tác theo kinh nghiệm của trường, năng suất thấp, lao động thiếu kiến thức cơ bản để áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. 3. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động nông nghiệp: Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội. Theo số liệu thống kê năm 2001 tỷ lệ này là 70% Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chiến lược phát triển đến 2010 giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội còn 18 - 19%. Đây là một mục tiêu lớn vì quỹ đất nông nghiệp không lớn, mức bình quân quỹ đất trên dân cư thuộc nhóm nước thấp nhất trên thế giới. Giai đoạn 2001 - 2010 tỷ lệ tăng dân số cả nước ở mức 1,7%, tỷ lệ người lao động bước vào độ tuổi lao động bình quân 1,4 triệu người, hàng năm trên cả nước số người không có việc làm tăng thêm khoảng 0,3 triệu người. Năm 1998 thời gian lao động chưa được sử dụng ở nông thôn là 28,9% tương đương với dư thừa 7,2 triệu lao động. Tình trạng này báo động mức độ thiếu việc làm ở nước ta ngày càngcao, việc làm cho người lao động đang là vấn đề ngắn gọn của đất nước. Mặc dù với sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong thời gian qua đã làm cho mức độ đói nghèo của dân số đã giảm nhưng mức giảm chưa đáng kể. Nghèo đói: năm 1995 chỉ còn 24% và 19,2% năm 1996. Tình hình phân hoá giàu nghèo trong bộ phận dân chủ ngày càng tăng, người giàu thì ngày càng giàu còn người nghèo càng nghèo đi? vào năm 1995 sự chênh lệch giữa người có thu nhập cao nhất và người thu nhập thấp nhất là 6,8 lần thì năm 1997 tăng 7,3 lần. Trên đâyb là những vấn đề cập thiết. Cần được giải quyết. Nhằm thực hiện một cách hiệu quả phần còn lại lao động và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Chúng ta cần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở đảm báo an ninh lương thực, đưa nền công nghiệp vào sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá cấy trồng vật nuôi phát triển công nghiệp có khả năng xuất khẩu thu ngoại tệ về đáp ứng vốn cho phát triển nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp nông thôn làm giảm các hộ sản xuất nông nghiệp thay đổi bộ mặt nông thôn, tiếp tục phục hồi các ngành nghề truyền thống. Ngành nghề thủ công. tăng cường tiết kiệm để tạo đầu tư, tạo lực thu hút lực lao động trong nông thông làm ra sản phẩm tiêu dùng phục vụ dân cư nông thôn. V. các giải pháp chủ yếu sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong nông nghiệp nước ta. 1. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý. Đối với một nước mà tỉ lệ lao động nông nghiệp lớn như nước ta thì xây dựng một cơ cấu kinh tế đóng dấu, đồng bộ, quy hoạch, chiến lược phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý và có hiệu quả trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế của cả nước. Lựa chọn mô hình cơ cấu kinh tế có hiệu quả để đem lại cho nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, có sức cạnh t ranh trên thị trường, xác định đúng vai trò của từng ngành kinh tế quốc dân, từng vùng kinh tế, thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội phù hợp và đòi hỏi của từng giai đoạn phát triển - xác định đúng mối quan hệ tỉ lệ giữa các vùng kinh tế ngành kinh tế quốc dân. Các quan hệ tỉ lệ này phải thể hiện mức đầu tư về mức lao động vai trò quan trọng khác nhau của các ngành, vùng các thành phần kinh tế trong quá trìnhot kinh tế - xã hội từng giai đoạn phát triển. Mở rộng phát triển các ngành công nghiệp, tiêu thụ công nghiệp giao thông vận tải.. thu hút những người lao động trong nông nghiệp đảm bảo cho nông nghiệp ngày càng có hiệu quả. Phân phối sức lao động giữa nông nghiệp với các ngành khác.Đảm bảo cơ cấu hợp lý để đưa cho nông nghiệp phát triển theo đúng định hướng. Việc rút bớt lao động nông nghiệp sang các ngành khác tuỳ thuộc vào việc năng suất cao năng suất lao động nông nghiệp. 2. Phát triển nông nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong doanh nghiệp có vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế nông thôn, về các doanh nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29949.doc
Tài liệu liên quan