MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Cơ sở Triết học của mối quan hệ giữa tự nhiên, con người và xã hội. Sự liên quan của nó đối với vấn đề môi trường. 2
I. Tính thống nhất vật chất của thế giới
I.1. Yếu tố tự nhiên
I.2. Yếu tố con người
I.3. Yếu tố xã hội
II. Sự tác động qua lại giữa tự nhiên - con người - xã hội 2
2
3
3
4
II.1. Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống tự nhiên - xã hội.
II.2. Sự phụ thuộc của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội.
II.3. Sự điều khiển một cách có ýýý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên 4
5
7
Chương II: Vấn đề môi trường sinh thái ở Việt Nam 10
I. Thực trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam và nguyên nhân của thực trạng đó.
II. Sự tác động của gia tăng dân số và phát triển kinh tế đối với môi trường sinh thái Việt Nam.
II.1. Sự tác động của gia tăng dân số đối với môi trường sinh thái ở Việt Nam.
II.2. Sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế xã hội và mục tiêu sinh thái. Việt Nam hướng tới phát triển bền vững. 10
15
15
16
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3693 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ sở Triết học của mối quan hệ giữa tự nhiên, con người, xã hội và vấn đề môi trường sinh thái ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến hành sản xuất của mỗi chế độ xã hội thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên cũng thay đổi.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất được thực hiện thông qua các cuộc cách mạng lực lượng sản xuất. Trong lịch sử phát triển của loài người cho đến nay đã trải qua ba cuộc cách mạng lực lượng sản xuất. Các cuộc cách mạng này không chỉ làm thay đổi và hoàn thiện dần bộ mặt của xã hội loài người, đưa sự phát triển của xã hội từ trình độ thấp lên trình độ cao dần, mà còn làm thay đổi không ngừng tính chất của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ nhất - tìm ra lửa, con người bắt đầu tự khẳng định mình như một chủ thể, còn tự nhiên là đối tượng để con người tác động. Con người chủ yếu hái, lượm, săn bắn những thứ có sẵn của tự nhiên. Đây là giai đoạn con người sống phụ thuộc vào tự nhiên, do vậy sinh quyển vẫn giữ nguyên vẻ thuần khiết hoang sơ vốn có của nó.
Cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ hai đã dẫn con người từ thời kỳ đồ đá sang nền văn minh nông nghiệp, với sự ra đời của công cụ bằng kim loại. Trong giai đoạn này con người đã bắt đầu khai thác tự nhiên một cách chủ động và tích cực hơn như khai thác đất để trồng trọt, thuần dưỡng động thực vật...song do công cụ lao động vẫn còn thô sơ, do vậy mà môi trường không co nhiều thay đổi đáng kể.
Cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ ba với sự ra đời của máy hơi nước đã đánh dấu bước chuyển của xã hội từ văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Với công cụ sản xuất là cơ khí máy móc, mức độ khai thác của con người ngày càng mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Ngày nay, con người đã đạt đến đỉnh cao trong sản xuất là nền đại công nghiệp cơ khí tự động hoá, nhưng dưới chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, thì con người coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống mà chủ yếu là đối tượng để khai thác, chiếm đoạt nhằm đạt được mục đích của mình.
Như vậy, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nền văn minh công nghiệp, biểu hiện ở trình độ phát triển cao của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, sự tiến bộ của xã hội cũng diễn ra nhanh chóng chưa từng thấy, và đồng thời với quá trình đó là sự đối lập ngày càng gay gắt giữa con người, tự nhiên, và sự suy thoái trầm trọng của môi trường.
II.3. Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên được thể hiện qua hoạt động có ý thức của con người. Song, “tất cả những gì thúc đẩy con người hành động phải thông qua đầu óc họ”, bởi vậy, mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, ngoài phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trước hết là việc nhận thức các quy luật và việc vận dụng nó trong hoạt động thực tiễn.
Hoạt động sản xuất ra của cải của con người là hoạt động chinh phục tự nhiên. Hoạt động này có thể làm giới tự nhiên biến đổi theo hai hướng. Nếu con người tác động vào giới tự nhiên đúng quy luật của nó thì con người tạo ra “thiên nhiên thứ hai” hài hoà đối với sự phát triển của xã hội. Ngược lại, nếu con người bất chấp quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong tự nhiên thì sự nghèo nàn đi của giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội là điều tất yếu. Ph.ăngghen đã nhắc nhở: “Không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì, cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần thiên nhiên trả thù lại chúng ta”. Con người tàn phá giới tự nhiên bao nhiêu thì con người phải gánh chịu hậu quả bấy nhiêu. “Chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược đi thống trị một dân tộc khác... tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác.”
Việc nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và sử sụng những quy luật đó một cách có hiệu quả vào những hoạt động thực tiễn của xã hội, mà quan trọng nhất là vào lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất vừa là tiền đề, vừa là từng bước thực hiện việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên. Để làm được điều đó, trước hết cần thay đổi nhận thức của con người về mọi phương diện thuộc lĩnh vực mối quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau giữa con người (xã hội) và tự nhiên. Từ sự thay đổi về nhận thức, con người sẽ có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sinh thái vì sự sống của con người và sự phát triển lâu bền của xã hội.
CHƯƠNG 2.
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở VIỆT NAM
Môi trường sinh thái là một trong những vấn đề cấp toàn cầu của thời đại. Nó là mối quan tâm, lo lắng của toàn nhân loại. Mỗi một quốc gia trên thế giới không chỉ mang những sắc thái riêng về văn hoá mà cả về sinh thái. Và Việt Nam với tư cách là một thành viên của thế giới, chúng ta cũng có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chung, mà cụ thể ở đây là vấn đề môi trường sinh thái. Để có thể làm được được điều đó trước hết chúng ta phải xuất phát từ thực tiễn đất nước mình. Với những cơ sở lý ýluận đã nêu ở phần trên, tôi muốn vận dùng để xem xét vấn đề môi trường sinh thái của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Bởi vì môi trường sinh thái của Việt Nam cũng có những nét đặc thù, không giống hoàn toàn với một nước nào, để từ đó có cái nhìn tổng quát về thực trạng, tìm ra nguyên nhân và có những phương sách giải quyết phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
I. Thực trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam và nguyên nhân của thực trạng đó.
Vấn đề môi trường sinh thái là vấn đề thuộc lĩnh vực quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa con người, xã hội và tự nhiên. Do đó khi xem xét về vấn đề môi trường sinh thái của một quốc gia, không thể chỉ chú ýýý đến các điều kiện thiên nhiên, mà còn phải đặc biệt quan tâm đến chế độ chính trị, đến điều kiện kinh tế - xã hội và cả truyền thống văn hoá.
Đối với nước ta, khi xem xét hiện trạng và đặc điểm của môi trường sinh thái cần phải xuất phát từ mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình tác động qua lại của con người và tự nhiên trong điều kiện của một nước còn chậm phát triển, nhưng lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố hiện đại như kỹ thuật, công nghệ kinh tế thị trường, và cả những yếu tố truyền thống văn hoá dân tộc như quan niệm của con người về tự nhiên, về mối quan hệ của họ với tự nhiên. Chính các quan niệm đó là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên các các mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng thiên nhiên trong điều kiện hiện nay ở nước ta.
Lãnh thổ Việt Nam kéo dài suốt sườn Đông và sườn Nam Bán đảo Đông Dương, chiếm một phần lớn diện tích bán đảo này và nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam A. Việt nam nằm trên vòng đai địa hoá Thái Bình Dương, cho nên giàu các mỏ kim loại, đặc biệt thiếc, chì, kẽm, nhôm. Do ảnh hưởng của kiến tạo địa chất, trên lãnh thổ Việt Nam hình thành nên những vùng đất đỏ màu mỡ. Việt Nam là một góc của lục địa Châu A, vừa nối tiếp với bờ Đông Dương vừa nối tiếp với bờ Nam lục địa, vị trí ấy cho Việt Nam là nơi gặp gỡ của các loài động vật từ Trung Hoa xuống, từ Ân Độ sang làm cho lớp động thực vật thêm phong phú. Hơn thế nữa khí hậu Việt Nam lắm mưa nhiều nắng, lượng nhiệt trung bình cao lại được kết hợp với một độ ẩm trung bình lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiện tốt để sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch. Phần nào đó chính sự ưu đãi này của thiên nhiên đã đem đến cho người nông dân những suy nghĩ thiển cận và một nếp làm ăn tự do tuỳ tiện, hết củi thì vào rừng chặt cây lấy gỗ, không có thức ăn thì vào rừng bẻ măng, xuống sông ra đồng bắt tôm, cá... Song khi người dân biết đưa kỹ thuật vào khai thác thiên nhiên, thì việc hồi phục của thiên nhiên không còn là dễ dàng nữa. Kỹ thuật hiện đại cộng với nếp nghĩ, nếp làm của người nông dân đã làm cho tài nguyên thiên nhiên mau chóng bị cạn kiệt, môi trường sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng.
Từ ngày đổi mới, cả nước bước vào nền kinh tế thị trường, cơ chế thị trường đã có tác động đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Môi trường sinh thái là một trong những lĩnh vực chịu sức ép nặng nề nhất trước sự tấn công của kinh tế thị trường. Nếu như trước đây hơn chục năm, môi trường sinh thái chỉ mới gánh chịu hậu quả của việc áp dụng kỹ thuật trên cái nền sản xuất nhỏ, thì nay, còn chịu thêm sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường. Vì lợi nhuận, lợi ích trước mắt con người ta sẵn sàng phá trụi đi những gì thiên nhiên có được qua hàng trăm năm thậm chí hàng ngàn năm. Hàng bao cánh rừng già đã bị triệt phá để lấy gỗ xuất khẩu, để rồi lũ lụt cứ liên miên khắp cả ba miền Bắc - Trung - Nam, hàng trăm loại động vật quý hiếm vẫn bị săn bắn trái phép, người ta vẫn cứ khai thác và sử dụng một cách bừa bãi tài nguyên, trong tình trạng tài nguyên ngày càng cạn kiệt...
Hiện trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam vô cùng phức tạp và đa dạng. Sự phức và đa dạng này bị quy định bởi tính phức tạp và đa dạng của trình độ phát triển của xã hội ta hiện nay. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, ở Việt Nam đang đồng thời tồn tại các nền văn minh trước nông nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp và thậm chí có những yếu tố của văn minh hậu công nghiệp. Xét về hình thái kinh tế - xã hội, chúng ta có một kiến trúc thượng tầng và ý thức xã hội khá phát triển, nhưng cơ sở hạ tầng và tồn tại xã hội đang còn ở trình độ thấp; có một chế độ chính trị ở mức tiên tiến, nhưng điều kiện kinh tế - xã hội còn ở kém phát triển. Tất cả những điều đó được phản ánh một cách rõ nét qua hiện trạng môi trường sinh thái và quy định đặc điểm của nó.
Việt Nam tuy có những nét đặc thù về môi trường sinh thái song vấn đề sinh thái của nước ta cũng không nằm ngoài những vấn đề môi trường của thế giới, đó là sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và những vấn đề ô nhiễm môi trường sống. Nếu như ở các nước phát triển, hậu họa sinh thái là do sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, do sự phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp, thì ở Việt nam hậu họa sinh thái lại do sự kết hợp sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng nặng nề của nếp nghĩ, nếp làm của những người sản xuất nhỏ và lối sống công nghiệp còn chưa hoàn thiện.
Nước ta có những ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện địa lý tự nhiên. Song, trong hàng chục năm qua, với số tài nguyên sẵn có, một mặt chúng ta chưa biết khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm dẫn đến sự nghèo dần và cạn kiệt tài nguyên đó, và mặt khác còn gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn nữa, sự phát triển của xã hội ta hiện nay vẫn chưa vượt khỏi trình độ của nền văn minh nông nghiệp, do đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất đai, các nguồn nước,có một giá trị đặc biệt quan trọng đối với sự sống con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Rừng không chỉ là kho tài nguyên thiên nhiên phong phú, mà còn là kho tư liệu sống vô giá. Rừng giữ nước, bảo vệ độ phì nhiêu, màu mỡ của đất đai, rừng điều hoà khí hậu, tiêu thụ khí độc cacbonic sản xuất ôxy làm trong sạch khí quyển, chống ô nhiễm môi trường... Việt Nam đã từng có thể được gọi là đất nước của rừng. Tổng diện tích đất rừng nguyên thủy theo tài liệu của WWF-1989 chiếm tới 332.116 km có nghĩa toàn bộ diện tích cả nước đều được rừng che phủ. Rừng Việt Nam không chỉ nhiều mà còn đa dạng về chủng loại và rất phong phú về động, thực vật. Ơ nước ta có nhiều kiểu rừng khác nhau như rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới, rừng khộp, rừng lá kim, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng thường xanh, lá rộng á nhiệt đới, v.v.. Ngày nay, rừng Việt Nam đã và đang bị phá hoại nặng nề. Chất lượng rừng tiếp tục bị suy giảm, rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn còn bị tàn phá nghiêm trọng. Rừng giàu, rừng kín, rừng nguyên sinh chỉ còn chiếm khoảng 13% trong khi rừng nghèo và rừng tái sinh chiếm tới 55% tổng diện tích rừng. Các vụ cháy U Minh Thượng, U Minh Hạ và nhiều nơi khác đã và đang làm suy giảm diện tích rừng và chất lượng rừng ở nước ta. Nguyên nhân đưa đến thảm cảnh của rừng Việt Nam hiện nay có nhiều, nhưng tựu trung có hai nguyên nhân chủ yếu: do chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hoá học, và do lối suy nghĩ thiển cận và sự kém hiểu biết của những người sản xuất nhỏ trong điều kiện dân số tăng nhanh, việc mở rộng canh tác để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho một dân số quá đông lại tăng nhanh, việc duy trì lối sống du canh, du cư của một số dân tộc ít người, cộng với việc đưa kỹ thuật hiện đại vào khai thác rừng bừa bãi, lãng phí vì mục đích trước mắt của một số ít người là nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sự tàn phá rừng ở nước ta hiện nay.
Gắn liền với rừng là tính đa dạng sinh học. Việt Nam là một trong mười quốc gia có đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất trên thế giới với các hệ sinh thái đặc thù, nhiều giống, loài đặc hữu có giá trị khoa học và kinh tế cao và nhiều nguồn gen quý hiếm. Một số loài động vật lần đầu tiên trên thế giới được phát hiện ở Việt Nam như Sao la, Mang lớn, Mang Trường Sơn, Mang Pù hoạt, Bò sừng xoắn, Cầy Tây Nguyên... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đa dạng sinh học ở nước ta bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai dẫn tới làm thu hẹp nơi cư trú của các giống loài; khai thác và đánh bắt quá mức, tình trạng buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm; ô nhiễm môi trường. Trong gần 5 thập kỷ qua, diện tích rừng ngập mặn đã giảm 80%, khoảng 96% các rạn san hô đang bị đe dọa huỷ hoại nghiêm trọng, nhiều giống loài hoang dã đã vĩnh viễn biến mất.
Sự cạn kiệt rừng và sự suy giảm nghiêm trọng của đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay thực sự là vấn đề kinh tế và sinh thái nhức nhối và cấp bách nhất. Sự mất mát nhanh chóng của rừng đã đưa đến những hậu quả hết sức tiêu cực cho môi trường sinh thái như làm biến đổi khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, bồi lắng, xói mòn đất, làm ảnh hưởng xấu đến các công trình kinh tế và năng lượng, trực tiếp đe doạ cuộc sống của hàng triệu con người.
Rừng có mối quan hệ chặt chẽ với đất đai, cũng như đối với rừng, người dân Việt Nam quan niệm “ tấc đất, tấc vàng”. Vốn đất đai nước ta không phải là ít, với hơn 33 triệu ha, đất đai Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới, nhưng tính bình quân đất canh tác theo đầu người thuộc vào loại thấp nhất của thế giới, vì 3/4 diện tích đất đai là đồi núi. Ngoài hai vùng châu thổ lớn là châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long có đất canh tác tốt, còn các vùng khác, chất lượng đất đai nói chung kém, thiếu các thành phần hoá chất cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây. Sự giảm nhanh chóng độ che phủ rừng đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đất đai. Thoái hoá đất là xu thế phổ biến trên toàn lãnh thổ nước ta từ đồng bằng đến trung du, miền núi do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ; khô hạn và sa mạc hoá, ngập úng, lũ; trượt, sạt lở đất; mặn hoá, phèn hoá,v.v.. Thoái hóa đất dẫn đến nhiều vùng đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác và làm tăng diện tích đất bị hoang mạc hoá. Diện tích đất canh tác ở nước ta ngày càng giảm, ước tính mỗi năm ở nước ta bị mất khoảng 74.000 ha đất canh tác. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do sự suy giảm nhanh chóng độ che phủ rừng, đất canh tác bị chiếm dụng vào những mục đích phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp không chỉ bị thu hẹp về diện tích mà còn bị ô nhiễm. Tệ lạm dụng hoá chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp, canh tác không đúng kỹ thuật đã và đang gây ô nhiễm và suy thoái nhiều vùng đất trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó một số vùng đất bị nhiễm độc chất độc da cam, điôxin do hậu quả của chiến tranh.
Việc giảm sút về mặt số lượng lẫn chất lượng đất, cũng như sự ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang đụng chạm đến những vấn đề quan trọng nhất của xã hội như năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, sức khoẻ của con người. Do đó đòi hỏi chung ta cần có những giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề trên.
Đất gắn liền với nước, gắn liền với sự sống. Đất, nước không chỉ là hai nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá, mà còn là hai yếu tố quan trọng bậc nhất của sự sống. Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng 2000 mm/năm, gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình của vùng lục địa trên Thế giới . Là một nước nhiệt đới ẩm gió mùa, lắm mưa, lại có một hệ thống sông ngòi dày đặc, vấn đề nước, lẽ ra, không có gì đáng lo ngại và đáng bàn. Thế nhưng ngày nay, nước ngọt, sạch không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà còn là vấn đề sinh thái - xã hội gay cấn. Nguồn nước ngọt, sạch hiện nay ở nước ta rất khan hiếm, bị thu hẹp và giảm chất lượng do bị ô nhiễm bởi nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh hoạt không được xử lý đã và đang thải trực tiếp ra các dòng sông. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD (yêu cầu ôxy cho quá trình hoá sinh), COD (yêu cầu ôxy cho phản ứng hoá học), tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Chất lượng nước có thể được coi như vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất ở các thành phố của Việt Nam. Các bệnh tật nảy sinh từ việc sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh, bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em Việt Nam. Bởi vậy, đây thật sự là một vấn đề sinh thái xã hội rất đáng lo ngại.
Bên cạnh sự thiếu hụt và giảm sút chất lượng của nước ngọt thì nước mặn ở Việt Nam cũng đang là một vấn đề cần được quan tâm. Đó chính là vấn đề ô nhiễm biển ở nước ta hiện nay. Nước ven biển đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Hàm lượng các chất hữu cơ, kim loại nặng, hoá chất bảo vệ thực vật ở một số nơi vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng dầu trong nước biển có xu hướng tăng nhanh do xảy ra nhiều sự cố tràn dầu.
Cùng với việc ô nhiễm môi trường biển là sự suy giảm của hệ sinh thái biển. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km với nhiều hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù và đa dạng sinh học cao. Trong những năm gần qua, do khai thác quá mức và sử dụng các biện pháp đánh bắt mang tính huỷ diệt làm cho các nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm nghiêm trọng. Việc nuôi trồng thuỷ sản ven biển tràn lan đi liền với nạn phá rừng ngập mặn đã làm suy thoái mạnh các hệ sinh thái ven biển.Chỉ trong vòng 20 năm qua, diện tích rừng ngập mặn ở nước ta giảm hơn một nửa. Hậu quả là lũ quét, triều cường, sóng biển dẫn tới sạt lở ờ biển làm cho các loài sinh vật bị mất nơi cư trú và suy giảm mạnh về chủng loại và số lượng. Phát triển công nghiệp trên bờ và dọc các lưu vực sông lớn cũng đang làm cho bờ biển nước ta bị ô nhiễm, có nơi tới mức nghiêm trọng. Nhiều rạn san hô bị chết, hiện tượng thuỷ triều đỏ xuất hiện ở một số nơi. Những hiện trạng nêu trên đã, đang và sẽ đe doạ tới môi trường biển và đa dạng sinh học ven bờ.
Trong các yếu tố của môi trường sống, không khí được coi là yếu tố quan trọng nhất. Một người có thể nhịn ăn tối đa trong 50 ngày, nhịn uống trong 5 ngày, nhưng nhịn thở không thể qua 5 phút. Thế mới thấy không khí cần cho sự sống như thế nào. Không khí thì không thiếu nhưng để có bầu không khí trong lành, phù hợp với sức khoẻ con người là vấn đề cả thế giới quan tâm. Vấn đề ô nhiễm không khí ở nước ta đã có song nhìn chung chưa đến mức nguy hiểm, vì quá trình công nghiệp hoá đô thị hóa chưa phát triển mạnh. Chất lượng không khí nói chung vẫn còn khá tốt, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi. Hiện tượng ô nhiễm không khí chủ yếu tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp và các khu dân cư, mà nguyên nhân chủ yếu là do chất thải sinh hoạt và do chất thải của các phương tiện giao thông, vận tải. Việc gia tăng các phương tiện giao thông đang gây ô nhiễm ở nhiều nơi. Tại một số nút giao thông lớn, nồng độ khí CO khá cao, trực tiếp gây hại đến sức khoẻ của người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, nhiều vụ cháy rừng lớn trong thời gian gần đây đã làm suy giảm chất lượng không khí và gây ra một số hiện tượng tự nhiên không bình thường khác.
Khi nói đến các nguồn tài nguyên chúng ta không thể không kể đến các nguồn tài nguyên không tái tạo như các loại khoáng sản , nhiên liệu hoá thạch, các vật liệu xây dựng... Các nguồn tài nguyên khoáng sản này ở nước ta chỉ đa dạng chứ không giàu, trữ lượng thấp. Một số khoáng sản của chúng ta đã bị cạn kiệt mà nguyên nhân chủ yếu không phải là phục vụ cho sản xuất công nghiệp, mà do sự khai thác không hợp lí và sử dụng lãng phí trong quá trình chế biến. Các khoáng sản quýy hiếm như vàng, bạc, đá quý - một tài nguyên vô giá của quốc gia, nhưng lại đang bị tư nhân khai thác một cách bừa bãi, điều này đã dẫn đến việc đánh mất các tài sản quốc gia và phá hoại vùng sinh thái tự nhiên. Hiện nay, dầu mỏ và than đá là hai nguồn nguyên liệu còn khá phong phú, đó là nguồn tài lực quan trọng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển đất nước, nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí và kịp thời. Một vấn đề lớn đặt ra trong lĩnh vực sinh thái là phải làm thế nào ngăn chặn và làm giảm đến mức tối thiểu độ ô nhiễm cho môi trường sinh thái trong quá trình khai thác, chế biến các loại tài nguyên khoáng sản này.
Một loại ô nhiễm nữa mà chúng ta cũng cần phải quan tâm hiện nay là vấn đề ô nhiễm môi trường xã hội. Đó là sự lan tràn các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, rượu chè, cờ bạc...mà hậu quả không những làm băng hoại thuần phong mỹ tục, đạo đức và tác động tiêu cực đến cấu trúc sinh học của con người như gây ra bệnh tật , sự biến đổi gen theo hướng tiêu cực cho các thế hệ tiếp theo... Bởi vậy, ngăn chặn và xoá bỏ các tệ nạn xã hội là một trong những biện pháp quan trọng hướng đến sự phát triển lâu bền của xã hội loài người.
II. Sự tác động của gia tăng dân số và phát triển kinh tế đối với môi trường sinh thái ở Việt Nam
II.1. Sự tác động của gia tăng dân số đối với môi trường sinh thái ở Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến ô nhiễm môi trường là sự phát ttiển của gia tăng dân số quá nhanh so với nhịp điệu phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam là một trong số các quốc gia đông dân trên thế giới. Tính đến năm 2001, dân số nước ta gần 79 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 2 ở Đông Nam A.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 dân số nước ta chỉ có 24-25 triệu người thì ngày nay (2001) dân số đã tăng lên 79 triệu người, nghĩa là, tăng gấp 3,3 lần trong vòng 56 năm. Tỷ lệ gia tăng dân số những năm gần đây tuy có giảm hơn so với những năm 80 trở về trước song vẫn còn cao (2,2%/năm). Cơ cấu dân số trẻ chưa đủ tuổi lao động chiếm 39,55%, trong độ tuổi lao động chiếm 52,83%. Như vậy, cứ 100 người lao động phải nuôi thêm 83 người khác. Mật độ dân số cao và cơ cấu dân số trẻ đã và đang gây một sức ép hết sức nặng nề cho nền kinh tế, và gây ra những khó khăn lớn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội cấp thiết như công ăn việc làm, học hành, chăm sóc sức khoẻ...
Sự gia tăng dân số nhanh không chỉ liên quan chặt chẽ với vấn đề kinh tế - xã hội, mà thực chất nó còn là vấn đề sinh thái - xã hội gây cấn. Trong các vấn đề môi trường sinh thái cấp thiết hiện nay ở nước ta như vấn đề mất rừng, giảm lượng đất đai canh tác, ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước ngọt, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường xã hội... đều có nguyên nhân từ sự tăng dân số nhanh so với sự phát triển còn chậm chạp của điều kiện kinh tế - xã hội.
II.2. Sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế - xã hội và mục tiêu sinh thái. Việt Nam hướng đến phát triển bền vững.
Mục tiêu phát triển của xã hội loài người mà hiện nay nhiều nước đang hướng tới đó là sự phồn thịnh về kinh tế, sự công bằng về xã hội và sự trong sạch về môi trường sinh thái.
Nước ta tuy là một nước nông nghiệp lạc hậu, đang mới bắt đầu công nghiệp hoá, song tình hình môi trường sống của chúng ta đã có nhiều vấn đề tiêu cực không kém gì các nước đã có nền công nghiệp phát triển. Bởi vậy, việc chủ động đặt vấn đề kết hợp mục tiêu kinh tế - xã hội và mục tiêu sinh thái ngay từ bây giờ là rất cần thiết.
Mục tiêu kinh tế - xã hội theo nghĩa chung nhất là sự phát triển kinh tế xã hội, đó là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu hướng chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Mục tiêu sinh thái là sự khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện môi trường sống.
Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau, môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho cho sự cải tạo đó, nhưng cũng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên. Mặt khác, môi trường tự nhiên cũng đồng thời tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. Sự kết hợp giữa hai mục tiêu đó là sự kết hợp giữa hai xu hướng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V7845n 2737873 mi tr4327901ng sinh thi 7903 Vi7879t Nam.doc