Tiểu luận Con người và vấn đề phát triển nguồn nhân lực thời kỳ hậu khủng hoảng

Một đặc điểm quan trọng của thị trường lao động tác động đến phát triển nguồn nhân lực nước ta hiện nay là cung cầu lao động bất cân đối. Tình trạng thất nghiệp còn khá cao, trong giai đoạn 2000-2008, bình quân mỗi năm có khoảng 900 nghìn người thất nghiệp. Năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 4,5%, nông thôn 1,45%. Tình trạng thừa nhân lực lao động phổ thông, lao động kỹ năng thấp và thiếu lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đang rất phổ biến. Giải quyết vấn đề quan hệ giữa nhân lực phổ thông và nhân lực chuyên môn kỹ thuật cao phụ thuộc vào trình độ phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo và tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, đặc biệt là sự tăng trưởng, phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sử dụng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng tri thức cao, có đóng góp quan trọng trong thu nhập của quốc gia và thúc đẩy các ngành khác phát triển.

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3539 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Con người và vấn đề phát triển nguồn nhân lực thời kỳ hậu khủng hoảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu ăn, mặc, ở; nhu cầu tái sản xuất xã hội; nhu cầu tình cảm; nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần. Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Nhu cầu sinh học phải được "nhân hóa" để mang giá trị văn minh con người, và đến lượt nó, nhu cầu xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống nhất với nhau, hoà quyện vào nhau để tạo thành con người viết hoa, con người tự nhiên - xã hội. Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người. Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội". Trên cơ sở vận dụng phép biện chứng duy vật Mác đã khảo sát bản chất con người bắt đầu từ hoạt động thực tiễn, từ trong hoàn cảnh xã hội lịch sử - cụ thể. Khi vạch ra bản chất con người Mác đặc biệt nhấn mạnh “trong tính hiện thực”, bởi vì luận điểm xuất phát của Mác là luận điểm cho rằng xét về thực chất, quá trình hình thành và phát triển đời sống con người là hoạt động sản xuất, hoạt động thực tiễn của con người. Còn các quá trình tư tưởng- tinh thần là sự thể hiện của đời sống thực tiễn mang tính khách quan của con người. Luận điểm này chỉ rõ bản chất con người là bản chất được xem xét “trong tính hiện thực” cụ thể, không phải là bản chất loài trừu tượng thoát ly tính lịch sử, tính xã hội. Để nhận thức đúng đắn về con người, về bản chất con người, mối quan hệ: Tự nhiên – Con người – Xã hội (lịch sử) thì phải xem xét con người với tư cách là con người hiện thực, con người với cuộc sống tộc loại, với đời sống xã hội hiện thực của nó, với sự phát triển lịch sử của nó, thông qua những hành động lịch sử và các mối quan hệ của nó. Do vậy, cá nhân được xem xét trong định nghĩa này là những cá nhân trong hiện thực, là những cá nhân đang hoạt động trong giới hạn, tiền đề và những điều kiện vật chất nhất định, tức là cá nhận trong hoạt động thực tiễn. Thực tiễn là đặc điểm cơ bản của con người hiện thực. Chỉ có nắm vững điều này mới giải thích đúng bản chất con người. Con người nói chung chung không tồn tại trong cuộc sống hiện thực. “Bản chất con người là tổng hòa nhựng quan hệ xã hội” – Luận điểm này cho thấy con người là một thực thể có tính loài. Đặc tính “loài” của con người hiện thực tức là tính người. Tính người bao gồm toàn bộ các thuộc tính vốn có của con người, trong đó có ba thuộc tính cơ bản nhất đó là thuộc tính tự nhiên, thuộc tính xã hội và thuộc tính tư dưy, trong ba thuộc tính ấy thì thuộc tính nào là thuộc tính bản chất con người? Như chúng ta đã biết bản chất của mọi sự vật là sự tổng hợp những mặt, những yếu tố, những thuộc tính tất nhiên vốn có bên trong sự vật, quy định sự vận động phát triển của sự vật đó. Tổng họp không phải là tổng cộng giản đơn các thuộc tính của sự vật mà tổng hợp chính là thuộc tính đặc trưng giữ vai trò chi phối các thuộc tính cơ bản của sự vật đó. Trong ba thuộc tính cơ bản của con người thì thuộc tính tự nhiên của con người là cái đặc trưng và bản năng vốn có của sinh vật tự nhiên, là điều kiện sinh lý để loài người sinh tồn và phát triển, nó đóng vai trò là cơ sở vật chất của thuộc tính xã hội và thuộc tính tư duy, nhưng thuộc tính tự nhiên chỉ biểu thị mặt nguồn gốc và lien hệ giữa con người với các sinh vật khác, nó chưa nói lên được sự khác nhau căn bản giữa con người và con vật vì thế nó không phải là thuộc tính bản chất của con người. Còn thuộc tính tư vì thế nó không phải là thuộc tính bản chất của con người. Còn thuộc tính tư duy của con người (ngôn ngữ, tư duy, lý tính…,) là hiện tượng riêng có ở loài người, song nó cũng không phải là thựoc tính bản chất vì nó kông có ý nghĩa chi phối đối với các thuộc tính khác. Chỉ có thuộc tính xã hội là thuộc tính chế ước và quy định thuộc tư duy và thuộc tính tự nhiên của con người, khiến cho dấu ấn xã hội được in đậm, thấm sâu vào nội dung của các thuộc tính đó. Bởi so tác động của thuộc tính xã hội mà các nhu cầu tự nhiên ở con người đã bị xã hội hóa và ý thức, ngôn ngữ.v.v.. của con người là sản phẩm của xã hội, mang tính xã hội. Theo quan điểm của triết học Mác, tồn tại con người là tồn tại mang tính tự nhiên, con ngưồi là bộ phận của tự nhiên, là sản phẩm cao nhất trong quá trình phát triển của tự nhiên. Cùng với đó, con người còn là một thực thể xã hội. Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội và do vậy yếu tố sinh học trong mỗi con người không phải tồn tại bên cạnh yếu tố xã hội mà chúng hòa quyện vào nhau tồn tại trong yếu tố xã hội. Do đó, bản tính tự nhiên của con người được chuyển vào bản tính xã hội và được cải biến trong đó. Con người là một thực thể hiện thực, thực thể sinh học – xã hội và trong tính hiện thực ấy, “bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Quan hệ xã hội đây được hiểu là tổng thể những quan hệ mà con người đã có, đang có và trong chừng mực nào đó nó còn bao hàm cả những quan hệ trong tương lai. Các quan hệ xã hội của loài người bao gồm hai loại quan hệ: Quan hệ vật chất (quan hệ sản xuất) và quan hệ tư tưởng (quan hệ chính trị, pháp luật, đạo đưc…) trong đó quan hệ vật chất quy định quan hệ tư tưởng. Chỉ có đặt con người trong tổng hòa các quan hệ xã hội đó để tiến hành khảo sát, tổng hợp thì mới có thể năm bắt được toàn diện bản chất con người. Bản chất con người không phải là cái gì nhất thành bất biến mà luôn vận động, phát triển cùng với sự vận động phát triển, biến đổi của hoàn cảnh sống, với những biến đổi của thời đại, gắn liền với phương thức sản xuất ra của cải vật chất. Chính vì vậy mà thời đại nào thì sản sinh ra con người của thời đại ấy. Bản chất con người vừa phản ánh cái chung của sự phát triển xã hội loài người, vừa phản ánh cái riêng của mỗi thời đại lịch sử, và vì vậy, con người có bản chất chung xuyên suốt mọi thời đại. Đặc tính chung này do bản năng sinh vật, những nhu cầu, lợi ích của con người quy định. Nhưng cái chung lại được thể hiện thông qua cái riêng. Do vậy trong xã hội có giai cấp, bản chất của con người mang tính giai cấp, thể hiện trong xã hội có giai cấp con người ta có quyền sở hữu khác nhau đối với tư liệu sản xuất và do đó có sự khác nhau về lợi ích vật chất, tư tưởng, đạo đức, tác phong … của giai cấp. Vì bản chất con người mang tính chất giai cấp nhất định cho nên cái gọi là con người trừu tượng, siêu giai cấp không tồn tại. Bản chất chung được hiểu là tính người, tính nhân loại – là cái chung nằm trong tính giai cấp – tức cái riêng. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội nhưng con người bao giờ cũng là con người riêng biệt, con người cụ thể ứng với những thời đại, những giai đoạn lịch sử nhất định, với từng tập đoàn người. Đồng thời nó cũng mang bản chất chung của nhân loại, phát triển trong toàn bộ lịch sử loài người. Mỗi cá nhân từ khi sinh ra buộc phải tiếp nhận những quan hệ xã hội đã có và đang có, quá trình con người lớn lên, trưởng thành, nắm bắt văn hóa xã hội hòa nhập vào xã hội, hòa nhập vào các quan hệ xã hội, quá trình xã hội hóa ấy chính là quá trình hình thành bản chất con người. Tổng hòa các quan hệ xã hội tạo thành bản chất con người, không những là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa con người và con vật mà còn là cơ sở để phân biệt giữa cá nhân với cá nhân trong cộng đồng, bởi vì mỗi cá nhân do hoạt động thực tiễn của họ khác nhau cho nên quan hệ xã hội của họ khác nhau. Tổng hòa các quan hệ xã hội không những cho phép giải thích bản chất cộng đồng của loài người mà còn giải thích được bản chất đặc thù của cá nhân trong cộng đồng đó. Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội...) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người. Song, ở con người, mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện những nhu cầu sinh vật ở con người cũng đã mang tính xã hội. Quan niệm bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội mới giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh vật ở con người. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh. Song, điều quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội. C.Mác đã khẳng định: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục... cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục". Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen cũng cho rằng: "Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu". Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên. Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình. Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người. Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Do vậy, bản chất con người, trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp. Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người. Mặc dù là "tổng hoà các quan hệ xã hội", con người có vai trò tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo. Thông qua đó, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp. Có thể nói rằng, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng (mặc dù không trùng khớp) với sự vận động và biến đổi của bản chất con người. Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất. Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người. Quan niệm về sự giải phóng con người. Xuất phát từ quan điểm duy vật về con người, coi bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, triết học Mác đã lấy tư tưởng “vì con người và giải phóng nhân loại” và “xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt” làm tư tưởng nền tảng để xây dụng học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin về xã hội nói chung, về xã hội cộng sản chủ nghĩa nói riêng. Một trong những đặc trưng cơ bản nhất của chế độ xã hội mới mà giai cấp vô sản có sứ mệnh xây dựng thành công là giải phóng con người, giải phóng nhân loại. Trong quan niệm của triết học Mác mục tiêu cao nhất của chế độ xã hội mới là phát triển con người toàn diện, “tạo nên những con người mới”-những con người “có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển toàn diện của mình”. Nói đến vấn đề giải phóng con người, giải phóng nhân loại, trong triết học Mác đã phân biệt rõ sự khác nhau giữa “giải phóng chính trị” và “giải phóng con người”. Giải phóng chính trị là sự giải phóng con người thoát khỏi sự khép kín về đảng cấp, về địa vị, về vị trí của con người trong xã hội, là sự thừa nhận bản chất phổ biến của con người, thừa nhận bản tính của con người trái với tất cả sự khác biệt hiện thực, xuyên suốt sự tồn tại hiện thực của con người. Từ quan niệm ấy về giải phóng chính trị các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã đi đến kết luận rắng một thời đại mới về nguyên tắc trong sự phát triển của con người chỉ có thể bắt đầu nhờ giải phóng con người. Chỉ bằng cách giải phóng con người, chúng ta mới khắc phục được tính phân đôi, tính độc lập giữa nhà nước chính trị và xã hội công nhân, giữa công nhân trừu tượng của nhà nước với thành viên hiện thực của xã hội công dân, giữa con người với tư cách thực thể loài với con người với tư cách là cá nhân ích kỷ. Sự giải phóng con người là con đuờng, là phương thức thực hiện đúng đắn bản chất loài của con người. Nhờ giải phóng ấy, con người sẽ nhận thức được và tổ chức hoạt động của mình với tư cách hoạt động xã hội, và sẽ không còn tách hoạt động ấy ra khỏi đời sống hiện thực của mình dưới dạng một hoạt động độc lập. Giải phóng con người là xóa bỏ sự đối lập giữa con người cá nhân với người công dân trừu tượng, việc xóa bỏ ấy chỉ có thể thực hiện được bằng hoạt động tích cực của con người. Đó là cuộc đấu tranh nhằm mục đích xóa bỏ sự tha hóa của con người. Cơ sở cho sự tha hóa của con người chính là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất gắn liền trực tiếp với chế độ tư bản chủ nghĩa. Bởi thế, việc xóa bỏ chế độ tư hữu ấy là tiền đề cơ bản cho việc xóa bỏ mọi tha hóa của con người, cho sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng xã hội. Lực lượng thực hiện này là giai cấp vô sản. Chương II Phát triển nguồn nhân lực thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu I. Một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007- 2008, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi trở lại, có tốc độ phát triển mới. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn, kỹ thuật, nhân tài cho doanh nghiệp vẫn rất nghiêm trọng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, ngành nghề vẫn đang được Chính phủ và các ngành, doanh nghiệp hết sức quan tâm. Yêu cầu đặt ra của phát triển nguồn nhân lực thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu thể hiện ở các mặt dưới đây: Một là, Tăng trưởng kinh tế của Việt nam sẽ tăng cao trong các năm tới, tốc độ tăng GDP của Việt Nam năm 2008 là 5,6%, năm 2009 là 5,28%, năm 2010 là 6,78% và dự báo các năm sau đó tăng lên trên 7 % - 12%. Như vậy, với sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, nhu cầu nhân lực chuyên môn, kỹ thuật trong các ngành kinh tế sẽ tăng lên nhanh chóng, từ đó đặt ra yêu cầu phải đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kịp thời, đáp ứng cho thị trường lao động trong điều kiện mới. Hai là, Tái cấu trúc doanh nghiệp và cơ cấu nền kinh tế phù hợp, thích ứng với điều kiện kinh doanh đầy biến động của kinh tế thế giới, sự phát triển của kinh tế tri thức và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết trong các năm tới. Đặc biệt, quá trình tái cấu trúc có tác động thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghệ cao, do sự gia tăng nhanh quy mô và chất lượng hoạt động của các ngành này. Trong đó, có sự gia tăng nhanh nhân lực chuyên môn, kỹ thuật của các ngành công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm chính xác cao, xây dựng, vật liệu xây dựng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dệt may, da gầy, du lịch… Đồng thời, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và công nghiệp hoá thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta sau khủng hoảng sẽ được thúc đẩy trên bình diện quốc gia, vùng, địa phương, sản phẩm và doanh nghiệp. Trong đó, chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang dịch vụ, công nghiệp, từ khu vực phi chính thức sang các ngành, lĩnh vực có năng suất lao động cao hơn là trọng tâm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ phải thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng, đáp ứng được cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.       Ba là, Sau thời kỳ khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đã phục hồi dần, các thị trường cho hoạt động xuất, nhập khẩu được mở rộng. Khả năng hội nhập, kết nối nền kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và toàn cầu càng chặt chẽ, toàn diện. Vị thế, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngành và nền kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, các yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực của các ngành sản xuất, kinh doanh hướng vào xuất khẩu và nhân lực cho xuất khẩu nhân lực, đòi hỏi phải được cải thiện nhanh chóng.   Bốn là, Ngoài ra, một trong những nhân tố tác động đến nguồn nhân lực doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu là có sự di chuyển, biến động mạnh. Một bộ phận lớn doanh nghiệp có tỷ lệ lớn nhân lực chuyên môn, kỹ thuật rời khỏi doanh nghiệp. Theo thuyết quản trị nhân lực hiện đại thì thậm chí trong thời kỳ không có khủng hoảng kinh tế vẫn có “các dòng nhân lực chảy qua doanh nghiệp” đòi hỏi các doanh nghiệp phải có công cụ quản lý phù hợp, theo phương pháp “quản trị dòng” (FM - Flow Management). Đặc biệt, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các dòng này trở nên mạnh mẽ hơn. Do đó, sau khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp phải có kế hoạch, chính sách nhân lực phù hợp để thu hút, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực mới, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh. Năm là, Nhân tố di cư của nhân lực nông thôn cũng có tác động đến phát triển nguồn nhân lực hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thực tế cho thấy, tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu lớn hơn là đối với thị trường lao động thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm, nơi có tăng trưởng kinh tế cao và nơi nhanh chóng hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tại các doanh nghiệp khu vực này, ngoài nguồn nhân lực tại chỗ còn sử dụng một tỷ lệ lớn (50 - 60%) nhân lực từ nông thôn di cư tới. Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, một bộ phận lớn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp này cũng mất việc làm, về quê trở thành thất nghiệp. Do đó, đào tạo lại nghề nghiệp cho lao động nông thôn sau thời kỳ khủng hoảng là rất cần thiết. II. Đặc điểm nguồn nhân lực thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu Trên tổng thể hiện nay, nguồn nhân lực của Việt Nam có quy mô lớn. Kết quả điều tra dân số năm 2009 cho thấy dân số nước ta là 86 triệu người với tháp dân số trẻ, bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 63% (54 triệu người), tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động là 2,5%/năm, lao động độ tuổi 20-39 chiếm tỷ lệ 50%. Đây là yếu tố thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, mở rộng cầu lao động trên thị trường lao động và đảm bảo việc làm cho người lao động. Hơn nữa, nguồn nhân lực nông thôn có tỷ lệ lớn, dân số nông thôn 62 triệu người, chiếm khoảng 70% dân số cả nước. Số việc làm trong khu vực nông nghiệp năm 2008 chiếm tỷ lệ 52% việc làm của cả nước nhưng chỉ tạo ra 22,1% GDP. Đặc điểm rõ nét nữa của nguồn nhân lực là chất lượng thấp, đến năm 2008 tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp tiểu học trở xuống còn 15%, số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học mới có 25% lực lượng lao động. Trong khi đó, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực còn thấp, năm 2009 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 36,4% lực lượng lao động (công nhân kỹ thuật có bằng trở lên 22,37%). Đó là chưa kể đến các hạn chế khác của nguồn nhân lực như thể lực người lao động chưa đáp ứng được cho các nghề có điều kiện làm việc sử dụng các loại hình máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế; kỷ luật công nghệ, tác phong công nghiệp, chuyên nghiệp và khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường lao động chưa cao, chưa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế; trình độ ngoại ngữ, tin học của nguồn nhân lực thấp...          Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tới nguồn nhân lực của nhiều ngành, các doanh nghiệp cắt giảm nhân lực (trong 2 năm 2007, 2008 đã có trên 300 nghìn lao động mất việc làm), hoàn thiện tổ chức lao động, đồng thời đó cũng là thời gian mà các doanh nghiệp cơ cấu lại nguồn nhân lực và bộ máy quản lý phù hợp với điều kiện kinh doanh mới. Do quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp và sự phát triển mới của sản xuất, kinh doanh nên sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động trở lại, hướng vào các tiêu chuẩn nhân lực khắt khe, để đáp ứng ngay được cho yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc tuyển dụng của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu lao động có chuyên môn, kỹ thuật. Cụ thể, ở một số ngành: -  Ngành du lịch hiện nay có 234 nghìn lao động trực tiếp và 510 nghìn lao động gián tiếp nhưng chất lượng lao động hiện tại đang có những bất cập nhất định. Số lao động qua đào tạo từ sơ cấp trở lên mới chiếm tỷ lệ 57%. Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng lao động của ngành là 25 nghìn lao động/năm. Nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật của ngành là rất lớn, trong khi trên thị trường lao động khan hiếm nhân lực qua đào tạo du lịch, đặc biệt là ở trình độ cao đẳng, đại học trở lên, do hệ thống đàotạo còn mỏng. - Tác động của khủng hoảng đến nguồn nhân lực ngành may rất lớn, do ngành này sản xuất, kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với thị trường toàn cầu. Trong khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp đã giảm đến 50% sản lượng và tương ứng với đó là cắt giảm nhân lực. Sau khủng hoảng, tình trạng không tuyển dụng được nhân lực cho ngành may là rất bức xúc, khủng hoảng thiếu hụt nghiêm trọng. Nguồn cung không đủ cầu nên các doanh nghiệp phải tuyển những người có tay nghề thấp và lao động chưa có nghề để đào tạo dẫn đến tăng chi phí của doanh nghiệp. Trong khi đó, dệt may là ngành gia công, sử dụng công nghệ thấp, tiền lương thấp càng tác động đến khả năng phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may. Trong 10 năm tới, ngành dệt may cần tuyển dụng thêm 50 nghìn kỹ sư công nghệ, 5 nghìn cán bộ quản lý và hàng vạn công nhân dệt may cho các chương trình đầu tư mở rộng dệt may, chưa kể phải tuyển dụng lao động thay thế những người rời khỏi doanh nghiệp do nhu cầu cá nhân, nghỉ hưu… Do đó, việc thực hiện các biện pháp tăng cường đào tạo nhân lực cho ngành dệt may phải được triển khai trên diện rộng và đồng thời với đó là các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo. - Cũng như ngành dệt may, ngành da giầy là ngành sản xuất kinh doanh sử dụng phần lớn nguyên vật liệu nhập từ thị trường thế giới và đa số dùng để xuất khẩu. Do đó, tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu lên ngành da giầy rất lớn. Hiện nay, ngành này vẫn gặp nhiều khó khăn do hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lượng vốn FDI giảm sút, cầu hàng hoá trên thị trường thế giới giảm,… Ngoài ra, ngành da giầy còn đối mặt với các thách thức như bị EU cắt ưu đãi thuế quan, bị áp thuế chống bán phá giá kéo dài thêm 15 tháng (từ tháng 12/2009). Mặc dù vậy, sa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCon người và vấn đề phát triển nguồn nhân lực thời kỳ hậu khủng hoảng.doc
Tài liệu liên quan